Trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng, việc phát hành các giấy tờ có
giá ra đời muộn hơn so với hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng
(TCTD). Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là
giải pháp huy động vốn khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói
chung và tổ chức tín dụng nói riêng. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của Các TCTD được quy định tại Quyết
định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành
giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng và Thông tư số 16/ 2009/TT-
NHNN ngày 11 tháng 8 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều quy chế phát
hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD ban hành kèm theo quyết định số
số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hang nhà nước.
Có thể nói, các quy định trong hai văn bản trên đã được kế thừa được
những quy định hợp lí từ các văn bản pháp lí đã ban hành, hơn nữa hai văn
bản này còn có sự thay đổi bổ sung cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế
của đất nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng trong xu thế hội
nhập và phát triển của thế giới.
Trong bài viết của mình em sẽ cố gắng đi vào tìm hiểu chế độ pháp lí về
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD theo pháp luật hiện hành ở
Việt Nam. Qua đó có thể đưa ra những đánh giá nhận xét về các quy định
hiện hành của pháp luật về hoạt động phát hành giấy tờ có giá.
Do thời gian tìm hiểu, và vốn kiến thức có hạn, vì thế bài viết này của em
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung và ngôn ngữ chuyên
ngành. Vì vậy, em mong được sự đánh giá của các thầy cô để bài viết của em thêm phần hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy chế pháp lí của hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng, việc phát hành các giấy tờ có
giá ra đời muộn hơn so với hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng
(TCTD). Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là
giải pháp huy động vốn khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói
chung và tổ chức tín dụng nói riêng. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của Các TCTD được quy định tại Quyết
định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành
giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng và Thông tư số 16/ 2009/TT-
NHNN ngày 11 tháng 8 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều quy chế phát
hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD ban hành kèm theo quyết định số
số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hang nhà nước.
Có thể nói, các quy định trong hai văn bản trên đã được kế thừa được
những quy định hợp lí từ các văn bản pháp lí đã ban hành, hơn nữa hai văn
bản này còn có sự thay đổi bổ sung cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế
của đất nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng trong xu thế hội
nhập và phát triển của thế giới.
Trong bài viết của mình em sẽ cố gắng đi vào tìm hiểu chế độ pháp lí về
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD theo pháp luật hiện hành ở
Việt Nam. Qua đó có thể đưa ra những đánh giá nhận xét về các quy định
hiện hành của pháp luật về hoạt động phát hành giấy tờ có giá.
Do thời gian tìm hiểu, và vốn kiến thức có hạn, vì thế bài viết này của em
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung và ngôn ngữ chuyên
ngành. Vì vậy, em mong được sự đánh giá của các thầy cô để bài viết của em thêm phần hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
B/ NỘI DUNG
I/ Khái quát chung về giấy tờ có giá
1/ Một số khái niệm
Vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu là nguồn vốn huy động
nên hoạt động huy động vốn là hoạt động kinh doanh quan trọng trong các
nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Phát hành giấy tờ có giá là
một trong những hình thức để các TCTD tiến hành huy động vốn. Các giấy
tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là công cụ vay nợ trên thị trường tiền
tệ thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi trong
đó TCTD cam kết trả gốc lãi cho người mua sau một thời gian nhất định.
Theo pháp luật hiện hành quy định giấy tờ có giá do TCTD phát hành là
chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác
định nghĩa vụ phải trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người
mua (Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD được ban hành
kèm theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 07/2008/QĐ-NHNN ngày
24 tháng 3 năm 2008 ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước
của tổ chức tín dụng).
Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm: Giấy tờ có giá ngắn
hạn (thời hạn dưới 1 năm như kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (thời hạn
từ 1 năm trở lên như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có
giá dài hạn khác).
Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành có thể thể hiện dưới hình thức
chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là các loại giấy tờ có giá ghi danh (ghi tên
người sở hữu) hoặc vô danh (không ghi tên người sở hữu). Hình thức chứng
chỉ ghi danh áp dụng đối với người mua là cá nhân, hình thức chứng chỉ vô
danh áp dụng đối với người mua là cá nhân và tổ chức. Hình thức ghi sổ áp
dụng đối với người mua là tổ chức có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng
phát hành. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, TCTD phát hành phải cấp chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua.
Pháp luật còn quy định cụ thể về người mua giấy tờ có giá, theo đó người
mua giấy tờ có giá bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo
quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các tổ chức cá nhân hoạt động ở
Việt Nam và không họat động tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với người mua
giấy tờ có giá là tổ chức, cá nhân nước ngoài, TCTD chỉ được phép phát
hành giấy tờ có giá ghi danh. Và tỷ lệ sở hữu giấy tờ có giá của tổ chức cá
nhân nước ngoài không hoạt động tại việt Nam trong lần phát hành sơ cấp
tuân theo quy định của NHNN và các văn bản có liên quan trong từng thời kì.
Bản chất giấy tờ có giá cũng là một loại chứng khoán ghi nợ và việc các
tổ chức tín dụng được phép phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn
một cách công khai trong dân chúng nên khi nó được chào bán ra công chúng
thì phải tuân theo các quy định hiện hành về chứng khoán và thị trường
chứng khoán cùng các văn bản có liên quan. Việc chào bán này phải được
đăng kí theo hướng dẫn của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Pháp luật ngân hàng còn quy định cụ thể về các yếu tố của giấy tờ có giá,
theo đó bất kì một tổ chức tín dụng nào phát hành giấy tờ có giá đều phải có
các yếu tố sau:
- Tên tổ chức tín dụng phát hành.
- Tên gọi giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn
hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu...).
- Mệnh giá.
- Thời hạn.
- Ngày phát hành.
- Ngày đến hạn thanh toán.
- Lãi suất; Phương thức trả lãi; Thời điểm, địa điểm trả lãi.
- Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá
- Ghi rõ là giấy tờ có giá ghi danh hoặc vô danh.
Trường hợp là giấy tờ có giá ghi danh ghi rõ: Tên tổ chức, số giấy
phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua
giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức); Tên, số chứng minh nhân dân
hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá (nếu người mua là cá
nhân).
- Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi phải ghi rõ: Thời hạn
chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu.
- Đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phải ghi rõ: Điều
kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số
lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và
trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền.
- Chữ ký của Tổng Giám đốc hay người được uỷ quyền và các chữ ký
khác do tổ chức tín dụng quy định.
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành.
- Các điều kiện, điều khoản về chuyển nhượng, chiết khấu, cầm cố
giấy tờ có giá tại chính tổ chức tín dụng phát hành; Xử lý đối với các trường
hợp rủi ro, các trường hợp không được thanh toán.
Ngoài các yếu tố trên, TCTD phát hành có thể quy định thêm các nội
dung, ghi chú, chỉ dẫn khác liên quan đến giấy tờ có giá.
Đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ, các yếu tố trên
được ghi vào trong giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Đối với trường hợp giấy tờ có giá trả lãi theo định kì, phiếu trả lãi kèm
theo giấy tờ có giá phải có các các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê
– ri, mệnh giá), lãi suất, số tiền được lĩnh, kì hạn tính lãi.
Tất cả các giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức chứng chỉ phải
được thiết kế và in ấn đảm bảo khả năng chống giả cao.
Pháp luật quy định cụ thể về vấn đề thủ tục phát hành và thanh toán giấy
tờ có giá, về lãi suất, thanh toán gốc lãi, theo đó thủ tục phát hành và hành
toán giấy tờ có giá do tổ chức quy định với phù hợp với đặc điểm, mô hình
quản lí của tổ chức tín dụng đảm bảo việc phát hành và thanh toán giấy tờ có
giá được chính xác và an toàn.
- Về lãi suất của giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành. Theo đó lãi
suất của giấy tờ có giá quy định và phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo
hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho TCTD. Lãi suất của giấy tờ có
giá có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất có điều chỉnh.
+ Lãi suất cố định là lãi suất không thay đổi được áp dụng suốt thời hạn
của giấy tờ có giá.
+ Lãi suất có điều chỉnh định kì là lãi suất tthay đổi định kì theo thị
trường do TCTD thỏa thuận với người mua khi phát hành.
-Việc trả lãi cũng có thể được thực hiện theo nhiều cách, cụ thể như: Trả
lãi trước, trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán, trả lãi theo định kì.
+ Trả lãi trước: là việc bán giấy tờ có giá thấp hơn mệnh giá và người
mua được thanh toán số tiền bằng mệnh giá khi đến hạn thanh toán.
+ Trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán: là việc thanh toán một lần khi
đến hạn thanh toán cùng với tiền gốc( mệnh giá).
+ Trả lãi theo định kì: là việc trả lãi căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kì 6
tháng hoặc 1 năm đối với các giấy tờ có giá dài hạn.
Với quy định trên của pháp luật thì việc lựa chọn mức lãi suất và việc trả
lãi như thế nào là điều rất quan trọng của các TCTD. Nó vừa phải đảm bảo
việc cạnh tranh được với các TCTD khác để huy động vốn vay của quần
chúng, mặt khác lại vừa phải tính toán đến khả năng lợi nhuận và an toàn
trong kinh doanh của mình.
Pháp luật cũng quy định việc thanh toán lãi và gốc của TCTD. Theo đó
TCTD phải thanh toán tiền gốc cho người mua giấy tờ có giá khi giấy tờ có
giá đến hạn thanh toán. Việc thanh toán trước hạn giấy tờ có giá do TCTD tự
quyết định phù hợp với quy định quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn cho hoạt
động của TCTD. Riêng đối với công ty cho thuê tài chính chỉ được thanh
toán tiền gốc trước hạn đối với giấy tờ có giá đã có thời hạn thực tế tối thiểu
bằng thời hạn thấp nhất được phép huy động.
Các loại giấy tờ có giá do TCTD phát hành được chuyển nhượng quyền
sở hữu dưới các hình thức mua, bán, tặng, cho. Trao đổi, thừa kế hoặc người
sở hữu giấy tờ có giá có thể dùng là vật cầm cố…
Giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu theo quy định hiện hành
của pháp luật về chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá.
Chiết khấu giấy tờ có giá là việc TCTD mua giấy tờ có giá khác của
người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá khác đã được
chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
2/ Những đặc trưng cơ bản của phát hành giấy tờ có giá
+ Thứ nhất, về bản chất pháp lí:
Việc phát hành giấy tờ có giá của TCTD ra công chúng thực chất là một
hành vi vay tiền của khách hàng chứ không phải là hành vi bán giấy tờ có giá
cho khách hàng. Có thể khẳng định như vậy vì trong quan hệ giao dịch này,
TCTD không hề có quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nó dự định
phát hành nên không thể đóng vai trò là người bán. Mặt khác trước khi giấy
tờ có giá được chuyển giao cho khách hàng sở hữu như một chứng thư xác
nhận quyền chủ nợ và TCTD cũng chưa nhận được nguồn vốn tiền tệ do
khách hàng chuyển giao thì các chứng từ này thực chất chưa có giá trị thực
tế, nghĩa là không thể hoán đổi chúng thành tiền hay các tài sản khác có giá
trị tương đương với số tiền ghi trên mệnh giá của chứng thư. Điều đó chứng
tỏ chỉ khi nào khách hàng chấp nhận đổi chứng thư đó với TCTD bằng số
tiền tương đương mệnh giá của chứng thư này mới thực sự có giá trị và mới
phản ánh đúng tên gọi của nó “giấy tờ có giá” hay “ tư bản giả”.
+Thứ hai ,về đối tượng của giao dịch:
Không phải là các giấy tờ có giá do TCTD phát hành là đối tượng của
giao dịch “phát hành giấy tờ có giá” mà chính là các khoản tiền vốn do khách
hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng với điều kiện ngân hàng
phải hoàn trả sau một thời hạn nhất định, kèm theo khoản lãi theo thỏa thuận.
Về lí thuyết tuy không phải là đối tượng của giao dịch nhưng các chứng thư
này được coi là hình thức pháp lí của giao dịch, đồng thời là chứng cứ chứng
minh quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên trong quan hệ giao dịch, mặt
khác xét về phương diện kinh tế thì các chứng thư này cũng được coi là một
loại “tiền ngân hàng” nhưng không phải là tiền do ngân hàng trung ương
phát hành mà là tiền được tạo ra bởi TCTD trong quá trình huy động vốn,
thông qua chức năng tạo tiền của TCTD
+ Thứ ba, về tư cách pháp lí:
Khi phát hành các giấy tờ có giá để vay nợ của khách hàng, TCTD là
người vay hay người mắc nợ, còn khách hàng mua giấy tờ có giá có tư cách
là người cho vay hay chủ nợ của TCTD. Mặc dù có tư cách của một người
cho vay nhưng do giao dịch này được TCTD và khách hàng xác lập, thực
hiện thông qua một hợp đồng cho vay có thời hạn cho vay xác định nên về
nguyên tắc khách hàng cho vay không thể rút vốn về trước kì hạn như trong
trường hợp họ gửi tiền có kì hạn tại TCTD. Nếu muốn thu hồi vốn về trước
kì hạn, cách duy nhất là người sở hữu chứng từ (bên cho vay) kí hợp đồng
chuyển nhượng chứng từ đó cho người khác (có thể bán cho ngân hàng theo
phương thức chiệt khấu hoặc bán cho tổ chức cá nhân khác theo phương
thức thông thường trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán).
Qua những đặc trưng cơ bản trên của phát hành giấy tờ có giá, ta thấy
rằng phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là một loại hình giao dịch
vốn khá đặc biệt. Tính chất đặc biệt này còn được phản ánh cả trong cơ chế
hình thành quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch phát hành giấy tờ có
giá.
II/ Quy chế pháp lí của hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD
theo pháp luật hiện hành
1/ Đối tượng phát hành giấy tờ có giá
Theo điều 2 của quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 thì
đối tượng được phép phát hành giấy tờ có giá phải là các tổ chức tín dụng
được thành lâp và hoạt động theo luật tổ chức tín dụng bao gồm:
+ Các tổ chức tín dụng Nhà nước
+ Các tổ chức tín dụng cổ phần
+ Quỹ tín dụng nhân dân trưng ương
+ Các tổ chức tín dụng liên doanh
+ Các tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng
tại nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
Riêng công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thì, loại giấy tờ có
giá và thời hạn giấy tờ có giá được phép huy động thực hiện theo quy định
hiện hành về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính và cho thuê tài
chính.
Qua quy định này cho ta thấy, pháp luật quy định cho hầu hết các đối
tượng là TCTD được thành lập và hoạt động theo luật tổ chức tín dụng,
được phép phát hành giấy tờ có giá. Bên cạnh đó thì các công ty tài chính và
công ty cho thuê tài chính cũng được phép phát hành giấy tờ có giá. Tuy
nhiên, giấy tờ có giá mà công ty cho thuê tài chính được phép phát hành chỉ
chỉ là các giấy tờ có thời hạn trên 12 tháng.
2/ Về mệnh giá của giấy tờ có giá do TCTD phát hành
Mệnh giá là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trong giấy có giá phát hành
theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đối
với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
Mệnh giá của giấy tờ có giá ngắn hạn được in sẵn và theo thỏa thuận của
tổ chức tín dụng phát hành đối với người mua.
Pháp luật quy định mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn có thể phát hành
bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ. Nếu phát hành bằng đồng Việt
Nam theo hình thức chứng chỉ tối thiểu là một trăm ngàn đồng, bằng ngoại tệ
phát hành theo hình thức chứng chỉ tối thiểu là một trăm đô la Mỹ hoặc ngoại
tệ khác tương đương. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số
của mệnh giá tối thiểu. Pháp luật không quy định mệnh giá tối thiểu của giấy
tờ có giá ngắn hạn như trong giấy tờ dài hạn. Về mệnh giá tối thiểu của giấy
tờ dài hạn trong quyết định 07/2008/QĐ-NHNN này có sự thay đổi so với
quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN. Trong quyết định 02/2005 mệnh giá nhỏ
nhất của giấy tờ có giá dài hạn là một triệu đồng còn trong quyết định 07/
2008 chỉ là một trăm ngàn đồng. Hơn nữa, về mệnh giá tối đa của giấy tờ dài
hạn cũng không được quy định, mệnh giá tối đa của giấy tờ dài hạn sẽ do
TCTD tự quy định. Trong khi đó, tại quyết định 02/2005 thì mệnh giá tối đa
của giấy tờ có giá dài hạn là một tỷ đồng.
Việc quy định mệnh giá tối thiểu của giấy tờ có giá dài hạn trong quyết
định 07/2008 chỉ là 100 ngàn đồng, nhưng trong khi đó trong quyết định 02/
2005 mệnh giá nhỏ nhất của giấy tờ có giá dài hạn là một triệu đồng, theo em
việc quy định mệnh giá tối thiểu như quyết định số 02/2005 là không hợp lí,
nếu quy định mệnh giá tối thiểu như vậy là quá cao, sẽ bỏ mất một lượng
vốn nhàn rỗi lớn trong dân chúng đối với những người có thu nhập trung
bình, khá vẫn có tiền để mua giấy tờ có giá, tuy là không nhiều. Nhưng với
số lượng lớn sẽ là một con số đáng kể.
Bên cạnh đó việc quy định mệnh giá tối đa của quyết định số 02/2005 là
một tỷ đồng cũng là không phù hợp với thực tế, và việc quyết định số 07/
2008 không có quy định cụ thể về giá trị tối đa của giấy tờ có giá nên việc
quy định mệnh giá tối đa của giấy tờ có giá dài hạn có thể do các TCTD tự
quy định phù hợp với từng điều kiện của các TCTD.
3/ Về trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá của TCTD
3.1/ Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn
- Về điều kiện phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn của TCTD
Tổ chức tín dụng được phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn khi tuân thủ
đầy đủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của
Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các
tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
-Việc tổ chức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn
Tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn
hạn trong năm. Trước thời điểm phát hành từng đợt ít nhất là 3 ngày làm
việc, tổ chức tín dụng phải gửi Thông báo phát hành của đợt phát hành dự
kiến về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Thông báo phát hành
bao gồm các nội dung sau:
- Tên tổ chức tín dụng phát hành.
- Tên gọi giấy tờ có giá.
- Tổng mệnh giá của đợt phát hành.
- Phương thức phát hành.
- Hình thức phát hành.
- Địa điểm phát hành.
- Thời hạn giấy tờ có giá.
- Thời hạn phát hành.
- Lãi suất; Phương thức trả lãi; Thời điểm, địa điểm trả lãi.
- Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá.
- Các nội dung thông báo khác của tổ chức tín dụng phát hành.
3.2/ Phát hành giấy tờ có giá dài hạn
Việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn được pháp luật quy định phải
thực hiện theo trình tự sau:
+ Bước 1: Tổ chức tín dụng gửi hồ sơ đề nghị phát hành giấy tờ
có giá dài hạn của năm tài chính cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ
Chính sách tiền tệ).
+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét hồ sơ đề nghị phát
hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng.
+ Bước 3: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ
đề nghị phát hành của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có
văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với việc phát hành
giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá
dài hạn trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được Thống
đốc chấp thuận.
- Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận kế hoạch phát
hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính nhưng không tổ chức phát
hành phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trước thời điểm phát hành ít nhất 03 ngày làm việc, tổ chức tín
dụng gửi thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn của đợt phát hành dự
kiến về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm: tên tổ chức tín dụng phát
hành, tên gọi giấy tờ có giá (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn...), tổng
mệnh giá của đợt phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát hành,
địa điểm phát hành, thời hạn giấy tờ có giá, thời hạn phát hành, lãi suất,
phương thức trả lãi, thời điểm, địa điểm trả lãi, địa điểm thanh toán tiền
gốc giấy tờ có giá, các nội dung thông báo khác của tổ chức tín dụng phát
hành.
Thành phần hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị phát hành của năm tài chính;
+ Phương án phát hành của năm tài chính: nêu rõ mục đích phát hành,
phương án sử dụng vốn thu được từ phăt hành giấy tờ có giá dài hạn, tổng
mệnh giá phát hành, mệnh giá, tên gọi của giấy tờ có giá, đồng tiền phát
hành, địa điểm phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát hành, thời
hạn, lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả gốc và lãi, người mua giấy tờ
có giá, số lượng và thời gian dự kiến của từng đợt phất hành, các điều kiện
và điều khoản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua,
phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Hội đồng quản trị
thông qua;
+ Phương án phát hành trái phiếu để bổ sung vốn tự có của tổ chức
tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước phải được Bộ Tài Chính chấp