Đề tài Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức

Công vụ, nhiệm vụ là những hoạt động mang tính Nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Là hoạt động Nhà nước có tính chất thường xuyên, liên tục, do đội ngũ công chức chuyên nghiệp tiến hành Cán bộ, công chức khác về cơ bản so với các đối tượng lao động khác trong xã hội vì họ phải thực hiện những công vụ, nhiệm vụ nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp của nhà nước Các nguyên tắc trong thi hành công vụ - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật - Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân - Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát - Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả - Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ

pdf22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5242 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------- Môn học: LUẬT HÀNH CHÍNH Đề tài: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Ths. Luật sư LÊ MINH NHỰT NHÓM: 05 1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh 2. Lưu Tấn Bảo 3. Lê Thị Cẩm Hằng 4. Hồ Thị Minh Thảo 5. Lê Thị Hồng Thắm LỚP: VB2 – Luật kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010 Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 2 MỤC LỤC A- NỘI DUNG I- KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm Công vụ : 1.2. Khái niệm cán bộ, công chức II- NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC: 2.1 Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức. 2.2 Nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn cán bộ, công chức: 2.3. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức: B- VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN 1- Luật cán bộ công chức 2- Nghị định 06/2010/NĐ-CP về Quy định những người là công chức 3- Nghị định của chính phủ về Chế độ công chức dự bị 4- Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010của chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức 5- Nghị định 35/2005/NĐ-CP Về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức ngày 17/03/2005 Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 3 I- KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Công vụ : Công vụ, nhiệm vụ là những hoạt động mang tính Nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Là hoạt động Nhà nước có tính chất thường xuyên, liên tục, do đội ngũ công chức chuyên nghiệp tiến hành Cán bộ, công chức khác về cơ bản so với các đối tượng lao động khác trong xã hội vì họ phải thực hiện những công vụ, nhiệm vụ nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp của nhà nước Các nguyên tắc trong thi hành công vụ - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật - Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân - Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát - Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả - Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ 1.2. Khái niệm cán bộ, công chức 1.2.1.Cán bộ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 4 Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; Theo điều 61 luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Phân biệt cán bộ và công chức:  Điểm giống nhau : là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cùng có các quyền, nghĩa vụ chung như trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tụy với nhân dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam  Điểm khác nhau : CÁN BỘ CÔNG CHỨC Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tổ Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản lý, vào các ngạch, bậc khác nhau để thực hiện Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 5 chức chính trị-xã hội các cấp công việc mang tính chuyên môn, nghiệp vụ Có khả năng bao quát với tư duy, năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chính trị Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức vụ, ngạch, bậc, vị trí việc làm 1.2.2. Công chức: Căn cứ vào khoản 2 và 3 điều 4 của luật CBCC 2008, công chức được định nghĩa : - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 6 Cụ thể hơn tại điều 32 của luật CBCC 2008 và nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những người là công chức bao gồm: - Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; - Công chức trong cơ quan nhà nước; - Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; - Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Nhìn chung căn cứ để xác định công chức là: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 cũng cụ thể hóa vị trí công tác và phân loại công chức như sau: Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam: - Ở Trung ương: Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 7 Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập. - Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh): Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy. Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. - Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện): Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh. Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước : Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 8 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập : Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ. Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện : - Ở cấp tỉnh: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 9 chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân. - Ở cấp huyện: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân; Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân : Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 10 Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân: Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội: - Ở Trung ương: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức chính trị – xã hội); Người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị – xã hội. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 11 - Ở cấp tỉnh: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức tương đương. - Ở cấp huyện : Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức tương đương. Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập : Đơn vị sự nghiệp công lập nói tại Nghị định này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 12 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị – xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Công chức cấp xã: Công chức tại khoản 3 điều 4 bao gồm: Trưởng Công an. Chỉ huy trưởng Quân sự. Văn phòng - thống kê. Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã). Tài chính - kế toán. Tư pháp - hộ tịch. Văn hóa - xã hội. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 13 II/ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC: 2.1 Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức. 2.1.1 Bầu cử cán bộ: Bầu cử thường được áp dụng trong trường hợp Nhà nước cần trao cho công dân đảm nhiệm một chức vụ nhất định trong một thời gian nhất định (theo nhiệm kỳ). Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong hệ thống các cơ quan Nhà nước được thực hiện theo quy định của Hiến Pháp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và các văn ban pháp luật khác. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khi thôi giữ chức vụ được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành nghề chuyên môn của mình và được đảm bảo các chế độ, chính sách với cán bộ, công chức. 2.1.2 Tuyển dụng công chức: Tuyển dụng được thực hiện trong trường hợp Nhà nước trao cho công dân một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc tuyển dụng công chức do cơ quan tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông quant thi tuyển hoặc xét tuyển. Điều 36: Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức 1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 14 b) Đủ 18 tuổi trở lên; c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. 2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức: a) Không cư trú tại Việt Nam; b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức 1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. 2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. 3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức. Điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức 1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. 2. Bảo đảm tính cạnh tranh. 3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. 4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. Chương V: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GVHD: Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Trang 15 Điều 39. Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức 1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý. 2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn
Luận văn liên quan