Đề tài Quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc cũng như thực trạng tình hình thanh toán bằng séc ở nước ta hiện nay và đề xuất một số kiến nghị giải pháp

Có thể nói, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ và các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân cuối cùng đều được kết thúc bằng khâu thanh toán. Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán. Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian như Ngân hàng, Kho bạc nhà nước thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua trung gian thanh toán chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt nên có vai trò rất lớn. Việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thanh toán qua trung gian tạo thành chế độ dịch vụ thanh toán qua trung gian thanh toán. Chế độ dịch vụ thanh toán là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán thực hiện hoạt động dịch vụ thanh toán và các quy phạm pháp luật quy định hình thức, phương thức thanh toán qua trung gian thanh toán, các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán. Các quy phạm pháp luật về phương tiện thanh toán - bao gồm tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán khác - là một trong những bộ phận cấu thành chế độ dịch vụ thanh toán. Trong đó, séc là phương tiện thanh toán được phát triển ở nhiều nước trên thế giới và đang được nhà nước ta khuyến khích sử dụng. Việc minh bạch hóa quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc có vai trò thiết thực đối với việc mở rộng sự phát triển của phương tiện thanh toán này ở nước ta. Với tầm quan trọng đó, trong khuôn khổ bài viết này xin được khái quát quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc cũng như thực trạng tình hình thanh toán bằng séc ở nước ta hiện nay và đề xuất một số kiến nghị giải pháp.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc cũng như thực trạng tình hình thanh toán bằng séc ở nước ta hiện nay và đề xuất một số kiến nghị giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ  ĐẦU       Có  thể nói, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa và  dịch vụ và các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân cuối cùng đều được kết thúc bằng khâu thanh toán. Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán. Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian như Ngân hàng, Kho bạc nhà nước… thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua trung gian thanh toán chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt nên có vai trò rất lớn.       Việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thanh toán qua trung gian tạo thành chế độ dịch vụ thanh toán qua trung gian thanh toán. Chế độ dịch vụ thanh toán là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán  thực hiện hoạt động dịch vụ thanh toán và các quy phạm pháp luật quy định hình thức, phương thức thanh toán qua trung gian thanh toán, các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán.       Các quy phạm pháp luật về phương tiện thanh toán - bao gồm tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán khác - là một trong những bộ phận cấu thành chế độ dịch vụ thanh toán. Trong đó, séc là phương tiện thanh toán được phát triển ở nhiều nước trên thế giới và đang được nhà nước ta khuyến khích sử dụng. Việc minh bạch hóa quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc có vai trò thiết thực đối với việc mở rộng sự phát triển của phương tiện thanh toán này ở nước ta. Với tầm quan trọng đó, trong khuôn khổ bài viết này xin được khái quát quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc cũng như thực trạng tình hình thanh toán bằng séc ở nước ta hiện nay và đề xuất một số kiến nghị giải pháp. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN BẰNG SÉC Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Ở Việt Nam, chế độ thanh toán bằng séc hiện hành được thực hiện theo quy định của luật công cụ chuyển nhượng và các quy định cụ thể trong quyết định số 30/2006/QĐ-NHNNN của Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước ngày 11/07/2006 về việc Ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc. 1.Khái niệm: “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của ngân hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng” . Theo khoản 4 Điều 4 Luật công cụ chuyển nhượng Từ định nghĩa này ta có thể rút ra một số đặc điểm của séc. Thứ nhất, theo pháp luật hiện hành, tờ séc phải có các nội dung sau: Mặt trước séc phải có từ “SÉC” được in phía trên séc; số tiền xác định; tên và chữ ký của người ký phát. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc. Séc thiếu một trong các nội dung quy định trên thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người ký phát.ngoài các nội dung quy định trên, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh những nghĩa vụ pháp lý của các bên như: số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác. Trường hợp séc được thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của trung tâm thanh toán bù trừ séc. Thứ hai, séc được người ký phát phát hành để thanh toán trong các giao dịch mua bán hành hóa, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau;giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức,cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi séc đã được ký phát thì quan hệ trong thanh toán séc sẽ độc lập không phụ thuộc vào giao dịch là cơ sở để phát hành séc. Thứ ba, quan hệ thanh toán bằng séc là quan hệ khá phức tạp có nhiều loại chủ thể tham gia với tư cách khác nhau được pháp luật điều chỉnh bao gồm các quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc cung ứng, phát hành, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi khởi kiện về séc. Thứ tư, các quan hệ phát sinh trong thanh toán bằng séc được điều chỉnh bằng Luật công cụ chuyển nhượng và pháp luật có liên quan. Trong quan hệ thanh toán bằng séc có yếu tố nước ngoài, nếu có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các bên tham gia quan hệ thanh toán séc được thỏa thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế theo quy định của Chính phủ. Trường hợp séc được phát hành ở Việt Nam nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì séc phải được phát hành theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng. Nếu séc được phát hành ở nước khác nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của luật công cụ chuyển nhượng. Chủ thể tham gia thanh toán quan hệ bằng séc Tham gia quan hệ thanh toán bằng séc có thể có các loại chủ thể sau: Người ký phát là người lập và ký phát hành séc. Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo quy định của người ký phát. Người thụ hưởng là người được ký séc với tư cách của một trong những người sau đây: Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên xét theo chỉ định của người ký phát; hoặc là người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định của Luật công cụ chuyển nhượng; hoặc là người cầm giữ séc mà tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ. Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách ký tên trên séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo chi, hoặc người bảo lãnh... Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc. Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THANH TOÁN BẰNG SÉC 1. Một số quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc. 1.1 Cung ứng séc: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.  Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng cho tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc. Tổ chức cung ứng séc được tổ chức việc in séc trắng hoặc lựa chọn nơi in để ký hợp đồng in séc trắng trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và yếu tố chống giả của séc trắng do mình cung ứng cho người sử dụng. Trước khi séc trắng được in và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thông báo cho các bên liên quan về mẫu séc trắng của mình. Tổ chức cung ứng séc quy định điều kiện, thủ tục đối với việc bảo quản, sử dụng séc do mình cung ứng như: Số lượng séc trắng cung ứng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm phù hợp với nhu cầu và độ tin cậy trong thanh toán của từng đối tượng cụ thể; phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong lưu trữ, bảo quản, luân chuyển séc trắng và séc trong quá trình xử lý thanh toán trong nội bộ tổ chức cung ứng séc. Quy định về trách nhiệm trong việc bảo quản séc trắng và những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung ứng séc trắng... Theo quy định của pháp luật thủ tục cung ứng séc trắng thực hiện như sau: Khi có nhu cầu sử dụng séc,chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền lập giấy đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức cung ứng séc. Tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm kiểm tra điều kiện của người đề nghị cung ứng séc. Trước khi giao séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc trắng phải chịu trách nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: Số séc, tên người bị ký phát, tên người ký phát séc; địa điểm thanh toán; các yếu tố trên giải từ MICR (nếu có) và các nội dung khác trên tờ séc trắng nếu thấy cần thiết và để thuận tiện cho người sử dụng. Tổ chức cung ứng séc phải mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được cung ứng séc, số lượng và ký hiệu (số xê-ry, số séc) của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng  séc và yêu cầu người được cung ứng séc phải ký nhận vào sổ theo dõi. Người được cung ứng séc phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tính chính xác của các yếu tố trên tờ séc trắng được cung ứng, nếu thấy có sai sót phải báo cáo ngay để đổi lấy tờ séc khác. Sau khi đã nhận séc trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra. 1.2. Ký phát séc. Ký phát séc là việc người ký phát, ký và chuyển giao séc lần đầu cho người thụ hưởng. Chủ thể ký phát séc phải là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Người ký phát phải bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán có thể là số dư trên tài khoản thanh toán mà người ký phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thỏa thuận với người bị ký phát. Một số quy định về ký phát séc: Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng phải do người bị ký phát cung ứng nếu séc được lập trên tờ séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó. Số tiền thanh toán trên séc phải được ghi bằng số và bằng chữ. Số tiền được ghi bằng số và bằng chữ và phải khớp nhau, nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán. Cách thức ghi số tiền trên séc phải đúng quy định (cách viết hoa, cách viết không cách dòng…). Số tiền thanh toán trên séc được ghi trả bằng ngoại tệ phải theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối cụ thể: séc ghi trả bằng ngoại tệ được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định cảu pháp luật về quản lý ngoại hối nếu không được phép thu ngoại tệ thì số tiền ghi trên séc sẽ được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tịa thời điểm thanh toán trong trường hợp Ngân hàng thực hiện thanh toán Séc được ký phát để ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ như “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”…tùy theo trường hợp cụ thể. 1.3. Chuyển nhượng, nhờ thu sec 1.3.1. Chuyển nhượng Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng theo một trong các hình thức “ký chuyển nhượng” hoặc “chuyển giao”. Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng: Là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau sec và chuyển giao sec cho người nhận chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng được áp dụng đối với tất cả các loại sec (trừ sec không được chuyển nhượng). Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo 2 hình thức: ký để trống hoặc ký đầy đủ. Ký chuyển nhượng để trống : là việc người chuyển nhượng ký vào mặt sau của tờ sec và chuyển giao sec cho người nhận chuyển nhượng. Ký chuyển nhượng đầy đủ : là việc người chuyển nhượng ký vào sau tờ sec và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng. Chuyển nhượng bằng chuyển giao: Là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu sec cho người nhận chuyển nhượng bằng cách chuyển giao sec cho người nhận chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao được áp dụng đối với các loại sec sau: sec được ký phát trả cho người cầm giữ; séc chỉ có một chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống; séc có chuyển nhượng cuối cùng là ký chuyển nhượng để trống 1.3.2. Nhờ thu séc Để được thanh toán số tiền trên sec, người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng cách ký chuyển nhượng cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thoả thuận. Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh toán, người thu hộ có quyền chuyển giao sec đó cho người thu hộ khác để người thu hộ này xuất trình tờ sec. Người thu hộ chỉ có quyền thay mặt cho người chuyển giao để xuất trình séc, nhận số tiền ghi trên séc, chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu séc, truy đòi số tiền ghi trên séc đối với người ký phát và người chuyển giao séc trong trường hợp người thu hộ này đã thanh toán trước số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng và sec được nhờ thu bị người bị ký phát từ chối thanh toán. 1.4. Bảo đảm thanh toán séc Bảo đảm thanh toán séc là biện pháp duy trì khả năng cho người thụ hưởng được thanh toán số tiền ghi trên séc. Bảo đảm thanh toán séc bao gồm hai hình thức là bảo chi và bảo lãnh séc. ØBảo chi séc là việc người bị ký phát bảo đảm thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình theo quy định. Điều kiện để thực hiện bảo chi là: Tờ séc đã được điền đầy đủ thông tin, rõ ràng các yếu tố theo quy định; Người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản nhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc; Người ký phát yêu cấu đưcoj bảo chi tờ séc đó. Và người bị ký phát được từ chối bảo chi séc nếu tờ séc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định trên. Bảo chi được thực hiện theo thủ tục (trường hợp sử dụng tài khoản tiền gử để bảo đảm thanh toán séc) Người ký phát séc lập và nộp vào người bị ký phát “ủy nhiệm chi” và tờ séc đã ghi đầy đủ cá yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc. Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra các điều kiện để thức hiện bảo chi tờ séc theo quy định nếu đủ điều kiện thì ghi ngày, tháng, năm và ký tên đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “bảo chi” lên mặt trước của tờ séc. Giao tờ séc đã làm xong thủ tục bảo chi cho khách hàng. Khi đã bảo chi séc, người bị ký phát chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm khả năng thanh toán số tiền ghi trên séc đến hết thời hạn xuất trình của tờ séc. Sau thời hạn đó mà tờ séc vẫn chưa được xuất trình đòi thanh toán, người ký phát có quyền yêu cầu người bị ký phát chấm dứt việc tạm giữ hoặc phong tỏa số tiền dùng để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc đó. ØBảo lãnh séc là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tờ séc. Thủ tục bảo lãnh: Người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm. Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát. Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán. 1.5. Xuất trình và thanh toán séc 1.5.1. Xuất trình Việc xuất trình séc để thanh toán được coi là hợp lệ khi sec được người thụ hưởng (hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền), người thu hộ xuất trình sec đúng địa điểm, đúng thời hạn theo quy định. Nếu tờ sec được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát và người ký phát có đủ khả năng thanh toán để chi trả số tiền ghi trên sec: thì người bị ký phát có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó. Nếu tờ sec được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 6 tháng kể từ ngày ký phát: thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu họ không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ sec đó và người ký phát có đủ khả năng thanh toán. Trường hợp sec được xuất trình để thanh toán trước ngày ghi là đăng ký trên sec thì việc thanh toán chỉ được thực hiện kể từ ngày ký phát ghi trên sec. 1.5.2. Thanh toán Tiếp nhận và kiểm tra sec Người bị ký phát phải kiểm tra các yếu tố trên tờ sec để đảm bảo: Người yêu cầu được thanh toán là người thụ hưởng hợp pháp của tờ sec đó theo quy định Tờ sec được lập trên mẫu sec trắng do mình cung ứng và được điền đầy đủ các yếu tố theo quy định Tờ sec còn trong thời hạn xuất trình để thanh toán Chữ ký và dấu (nếu có) của người ký phát sec hoặc người được uỷ quyền ký phát sec khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát Không ký phát sec vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản đại diện ký phát sec Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng trên tờ sec Đối chiếu đảm bảo khớp đúng số sec, số tiền trên tờ sec với số tiền được kê trên bảng kê nộp sec Cộng lại tổng số tiền trên bảng kê nộp sec, số tiền bằng chữ phải khớp đúng với số tiền bằng số Các yếu tố khác theo quy định có liên quan Khi phát hiện có sai sót trong bảng kê sec thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì người bị ký phát phải yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế, nếu không có gì sai sót thì phải ký xác nhận về việc nhận sec theo yêu cầu của người thu hộ hoặc người thụ hưởng. Kiểm tra khả năng thanh toán của tờ séc và xử lý chính xác, an toàn Nếu số dư trên tài khoản, hoặc số dư cộng với hạn mức thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của người ký phát đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc: thì người bị ký phát ghi ngày, tháng năm thanh toán, ký tên rồi xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu khoản tiền mà người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát không đủ để chi trả cho toàn bộ số tiền ghi trên séc, người bị ký phát thông báo cho người ký phát về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu hoặc thông qua người thu hộ yêu cầu người bị ký phát tiến hành một trong hai phương thức sau: + Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc và trả lại tờ séc cho mình. + Thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc (tối đa bằng khoản tiền người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát) và lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với phần tiền còn lại chưa được thanh toán. - Trường hợp có nhiều tờ séc nộp cùng vào một thời điểm để đòi tiền từ một người ký phát mà khả năng chi trả của người này không đủ để thanh toán tất cả các tờ séc đó: thì thứ tự thanh toán séc được xác định theo ngày ký phát và theo thứ tự số séc đã được ký phát. Cụ thể, tờ séc có ngày ký phát trước sẽ được thanh toán trước và nếu các tờ séc có cùng ngày ký phát thì séc có số thứ tự nhỏ sẽ được thanh toán trước. Đình chỉ thanh toán séc: Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát, yêu cầu đình chỉ thanh toán khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán.
Luận văn liên quan