Đề tài Quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân

Là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật hầu hết các nước ghi nhận và bảo vệ trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền con người trong đó có quyền nhân thân trong Hiến pháp 1992 - văn bản pháp lí có hiệu lực pháp lý cao nhất, cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự 2005 và hàng loạt các văn bản, nghị định hướng dẫn liên quan. Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị tinh thần liên quan tới con người trong xã hội.Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm 28 Điều luật: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37; quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51) Pháp luật dân sự có những quy định khá cụ thể và chi tiết về các quyền nhân thân của cá nhân. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi các quyền của cá nhân phải ngày càng được coi trọng hơn. Trong khi đó, pháp luật điều chỉnh các vấn đề về quyền nhân thân gặp phải những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng kịp thời được nhu cầu xã hội. Tình trạng quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là đáng phổ biến và đang ngày một gia tăng. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “ Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự 2005” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào những tri thức cơ bản về quyền nhân thân của cá nhân, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền nhân thân của cá nhân

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Tài liệu tham khảo A- PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v… Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật hầu hết các nước ghi nhận và bảo vệ trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền con người trong đó có quyền nhân thân trong Hiến pháp 1992 - văn bản pháp lí có hiệu lực pháp lý cao nhất, cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự 2005 và hàng loạt các văn bản, nghị định hướng dẫn liên quan. Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị tinh thần liên quan tới con người trong xã hội.Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm 28 Điều luật: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37; quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51) Pháp luật dân sự có những quy định khá cụ thể và chi tiết về các quyền nhân thân của cá nhân. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi các quyền của cá nhân phải ngày càng được coi trọng hơn. Trong khi đó, pháp luật điều chỉnh các vấn đề về quyền nhân thân gặp phải những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng kịp thời được nhu cầu xã hội. Tình trạng quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là đáng phổ biến và đang ngày một gia tăng. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “ Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự 2005” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào những tri thức cơ bản về quyền nhân thân của cá nhân, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền nhân thân của cá nhân II.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 1. Mục tiêu , nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như làm rõ nội dung , ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân; chỉ ra những điểm phù hợp với đời sống xã hội và những điều phải bổ sung các quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Dân sự Việt Nam về quyền nhân thân của cá nhân . Đồng thời giúp các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp liên quan tới quyền nhân thân của cá nhân Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được các mục tiêu đề trên, tác giả phải hoàn thành các nhiệm vụ sau : Trình bày và làm rõ các quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành Tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện các quy định về quyền nhân thân của cá nhân Đánh giá những điểm còn hạn chế, thiếu sót của pháp luật Dân sự về quyền nhân thân của cá nhân. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Dân sự về quyền nhân thân 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về quyền nhân thân đối với cá nhân Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ một bài luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau : Khái quát về quyền nhân thân trong bộ luật dân sự; phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về quyền nhân thân; nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng các quy định về quyền nhân thân; từ đó rút ra những hạn chế, thiếu sót cần bổ sung của pháp luật và nêu ra phương hướng hoàn thiện pháp luật 3. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận, nghiên cứu đề tài được dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về con người, quyền con người, cụ thể chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tức là xem xét quyền nhân thân của cá nhân trong trạng thái vận động, phát triển, trong mối quan hệ với những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở các thời kỳ lịch sử Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để phân tích, tổng hợp các quan điểm, các quy định của pháp luật và thực tiễn từ đó rút ra những kết luận, đánh giá và giải pháp Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá …. B- PHẦN NỘI DUNG I. Sự phát triển các quy định của pháp luật về quyền nhân thân Qua mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, pháp luật Việt Nam nói riêng, pháp luật dân sự nói chung có những bước tiến bộ không ngừng trong việc quy định và đảm bảo cho cá nhân được hưởng các quyền nhân thân do Nhà nước quy định. Trước năm 1986, các quy định về quyền nhân thân của cá nhân chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc, được đề cập tại các bản hiến pháp, được cụ thể hoá trong một số văn bản dưới luật. Năm 1986, Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo tiền đề đem lại cho đất nước ta những thành tựu vô cùng quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của người dân dần ổn định, tình hình trật tự trị an xã hội được đảm bảo… Để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới, Quốc hội đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992 đã kế thừa những quy định của bản hiến pháp trước đây, trong đó có các quy định về quyền nhân thân.Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về các quyền nhân thân của cá nhân, bao gồm các quy định từ Điều 26 đến Điều 47. Ngoài quy định chung về quyền nhân thân (Điều 26) và bảo vệ quyền nhân thân (Điều 27), BLDS năm 1995 đã quy định quyền nhân thân cụ thể, bao gồm 19 điều : quyền về họ tên, quyền về hình ảnh, quyền về nơi cư trú …. Bộ luật dân sự năm 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự của chủ thể, trong đó có quyền nhân thân. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, bên cạnh những ưu điểm thì Bộ luật dân sự năm 1995 còn bộc lộ nhiều hạn chế. Xuất phát từ lí do đó, Bộ luật dân sự sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005. So với các quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 có một số sửa đổi, bổ sung, cụ thể: - Có những quan hệ dân sự nhưng bản chất là quan hệ hành chính được quy định trong Bộ luật dân sự 1995 nhưng không được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 mà để pháp luật hành chính quy định. Ví dụ như Bộ luật dân sự năm 2005 đã bỏ các quy định liên quan đến đăng kí hộ tịch, các quy định này do pháp luật hành chính quy định cụ thể (thủ tục đăng kí khai sinh, khai tử, kết hôn…). - Bộ luật dân sự 2005 đã quy định khá cụ thể một số quyền nhân thân mà bộ luật dân sự 1995 không có. Chẳng hạn như, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền được khai sinh, quyền được khai tử là quyền nhân thân của cá nhân (Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về khai sinh (Điều 55) và khai tử (Điều 60) Thủ tục thực hiện quyền này sẽ do pháp luật hành chính quy định. - Hiện nay, nhu cầu về mô, cơ, tạng… người là rất lớn. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có những bước tiến thử nghiệm thành công trong việc ghép các bộ phận cơ thể người, góp phần đem lại sự sống cho nhiều người. Hiến tặng mô, cơ…là quyền của người hiến tặng, đồng thời việc được nhận mô, cơ, tạng…là quyền của người nhận. Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, Bộ luật dân sự năm 2005 lần đầu tiên đưa vào một số quyền nhân thân liên quan đến đạo đức sinh học, đó là các quyền: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36). - Hầu hết các quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền xác định dân tộc (Điều 28), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32), quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), quyền bí mật đời tư (Điều 38)… Với việc ghi nhận về các quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 2005 có thể thấy rằng pháp luật dân sự Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Đây là sự khẳng định và ghi nhận đồng thời là cơ sở pháp lí quan trọng cho cá nhân trong việc thực hiện các quyền của mình. Các quyền nhân thân của cá nhân được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2005 thể hiện sự tôn vinh của pháp luật đối với các giá trị đích thực của con người, điều này đúng với bản chất của Nhà nước ta: Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đó cũng là sự thể hiện mục đích của pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng: Vì con người, lấy con người là trung tâm. II. Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân 1. Khái niệm quyền nhân thân Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa tới nay, khi nói đến quyền nhân thân người ta liên tưởng ngay tới các quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm: danh dự, danh tiếng, danh hiệu….Một xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì con người ngày càng được quý trọng bấy nhiêu, và do đó quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy định đầy đủ ,rõ ràng hơn Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam thuật ngữ “quyền nhân thân” ra đời khá muộn mằn. Bộ luật dân sự 1995 là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập tới quyền nhân thân , đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyền con người. Kế thừa những quy định của bộ luật dân sự 1995 về quyền nhân thân, Điều 24 bộ luật dân sự 2005 có quy định về khái niệm quyền nhân thân như sau : “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” .Việc quy định này khá chung chung, không đi vào cụ thể nên chúng ta có thể định nghĩa quyền nhân thân như sau : - Theo nghĩa khách quan : Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó nội dung quy định rõ cho các cá nhân có quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình - Theo nghĩa chủ quan : Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác 2. Đặc điểm của quyền nhân thân Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân mà không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Quyền nhân thân có các đặc điểm sau đây: 2.1 Quyền nhân thân là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt. Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của các cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người. Dưới góc độ pháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến của quan hệ dân sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người và hướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân. Sở dĩ nói quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các quyền khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình). 2.2 Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân. Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phân biệt giới tính, tôn giáo, giai cấp… Chúng ta thấy quyền nhân thân có một sự khác biệt cơ bản với quyền tài sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả năng hưởng những quyền như nhau. Nguyên tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có những quyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực tế. Lợi ích của quyền nhân thân là được quy định như một thực tế chứ không phải là sự quy định mang tính hình thức. 2.3 Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản. Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi. Vì không phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền. Về mặt pháp lí, chúng ta cần phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân. Ví dụ: Một người sáng tạo ra một sáng chế hay giải pháp hữu ích. Sáng chế hay giải pháp hữu ích do con người sáng tạo nên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân “Quyền tự do sáng tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị kinh tế. 2.4 Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do pháp luật qui định. Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác thì quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân. Ví dụ, người này không thể đổi họ tên cho người khác và ngược lại hoặc một người không thể uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền tự do đi lại của mình và mình nhận quyền tự do kết hôn của người khác. Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền này cho người khác và cũng không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả). Mặc dù vậy thì có những yếu tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được, ví dụ: Quyền đứng tên tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vệ của tác phẩm. 2.5 Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định. Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừa nhận. Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã hội… mà quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau. Quyền nhân thân là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó. III. Các quy định của pháp luật về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền nhân thân từ điều 24 tới điều 51. Ngoài hai điều luật quy định khái quát về quyền nhân thân (điều 24) và bảo vệ quyền nhân thân( điều 25), các điều luật còn lại quy định về nội dung các quyền nhân thân cụ thể. Dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân, tác giả chia các quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 thành 5 nhóm sau đây: 1. Các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, các quyền nhân thân của cá nhân luôn đặt trong mối tương quan giữa những mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân đó với tư cách là một thành viên trong gia đình với các chủ thể có liên quan trong mối quan hệ gia đình; giữa các cá nhân đó với tư cách là một thành viên trong xã hội với các chủ thể khác với mục đích không chỉ bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đó mà còn đảm bảo khi cá nhân đó thực hiện các quyền nhân thân của mình không ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình và lợi ích chung của xã hội. Các quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bao gồm : Quyền kết hôn (Điều 39); Quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình ( Điều 41), Quyền ly hôn (Điều 42); Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44) Một là : Về quyền kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của chủ thể không thể chuyển giao cho người khác. Quyền kết hôn là quyền nhân thân không gắn với tài sản. Pháp luật đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân, nhưng cá nhân chỉ có thể thực hiện quyền tự do này khi đáp ứng một số điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Theo quy định của luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì các chủ thể có thể thực hiện quyền tự do kết hôn khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn như về độ tuổi ( nam từ 20 trở lên; nữ từ 18 trở lên) ; có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp cấm kết hôn (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời….) Những quy định này hạn chế năng lực pháp luật kết hôn của cá nhân. Bởi khi thực hiện quyền kết hôn trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng tới các chủ thể trong mối quan hệ khác, cũng như đi ngược với truyền thống, phong tục và đạo đức xã hội Hai là : Về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Điều 40 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” Như vậy, quyền bình đẳng của vợ và chồng là quyền nhân thân gắn liền với vợ chống mà không thể chuyển giao cho người khác. Đây là quyền và đồng thời cũng là nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với nhau. Quyền được hưởng sự chung thủy của chồng hoặc vợ đối với mình là một quyền nhân thân rất trừu tượng. Do vậy, khi vợ, chồng nghi ngờ vợ hoặc chồng mình có hành vi không chung thủy thường có những hành vi để người còn lại thực hiện nghĩa vụ chung thủy đối với mình. Tuy nhiên, hành vi đó có thể làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người còn lại. Hoặc khi vợ chồng rõ ràng vi phạm nghĩa vụ chung thủy, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì người kia có quyền yêu cầu chấm dứt sự vi phạm đó, có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đó là phương thức hữu hiệu để bảo vệ quyền nhân thân Những quyền nhân thân giữa vợ chồng luôn có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, khi một quyền bị lạm dụng hoặc xâm phạm thì kéo theo các quyền nhân thân khác cũng bị ảnh hưởng theo Ba là : Về quyền ly hôn Điều 42 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.” Quyền ly hôn đặt trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình là quyền nhân thân gắn với vợ chồng và không thể chuyển giao cho người khác. Bản thân vợ hoặc chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án chấm
Luận văn liên quan