Đề tài Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án Hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Về mặt nguyên tắc chung, khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại.Tuy nhiên vì là quy định đặc biệt vì vậy khi áp dụng vào thực tiễn không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án Hình sự theo yêu cầu của người bị hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Đặt vấn đề. Về mặt nguyên tắc chung, khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại.Tuy nhiên vì là quy định đặc biệt vì vậy khi áp dụng vào thực tiễn không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Giải quyết vấn đề. Khát quát chung. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự : Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó. Căn cứ để khởi Khái niệm về người bị hại : Theo khoản 1 điều 51 Bộ LuậtTố tụng Hình sự quy định :Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án Hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Pháp luật quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại điều 105 Bộ luật TTHS : “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại Khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.” (Khoản 1 Điều 105 BLTTHS). Ngoài ra tại khoản 2 cũng có những quy định liên quan đến khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đó là : + Trong trường hợp người khởi tố có yêu cầu rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ. + Nếu có căn cứ xác định việc rút đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại trái với ý muốn của họ do bị ép buộc cưỡng bức thì tuy người bị hại rút đơn yêu cầu những Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. + Người bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp do bị ép buộc cưỡng bức. + Tại khoản 3 điều 51 quy định khởi tố theo khoản 1 điểu 51 thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Ý nghĩa việc khởi tố vụ án Hình sự theo yêu cầu của người bị hại Về mặt nguyên tắc chung, khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Những trường hợp này nếu khởi tố vụ án, lợi ích về mặt xã hội thu được có thể không lớn mà còn có khả năng làm tổn thương thêm về mặt tinh thần cho người bị hại. Vì vậy, các nhà làm luật đã xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về mặt hình sự đối với hành vi phạm tội hay không. Với quy định đó, nhà làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về khởi tố theo yêu cầu người bị hại. Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại được quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Qua thực tiễn áp dụng, quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập, gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, thể hiện qua những nội dung sau: Thứ nhất :về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp người bị hại là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần Tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: "Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều... chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất". Theo quy định này, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất không thể trực tiếp thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án trước đó mà phải thông qua người đại diện. Quy định như trên chưa thực sự chặt chẽ và thuyết phục, vì về mặt nguyên tắc, người đã thành niên chỉ không được tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự khi người đó bị bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Thực tiễn, có những trường hợp một người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nhưng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ chỉ bị hạn chế một phần, nghĩa là họ vẫn có khả năng nhận thức nhất định về hậu quả của việc khởi tố hay không khởi tố vụ án cũng như ảnh hưởng của việc khởi tố vụ án đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Trong khi đó, luật tố tụng hình sự lại "tước" quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mang tính chất trực tiếp của họ mà buộc phải thực hiện thông qua người đại diện, mặc dù họ hoàn toàn có đủ khả năng nhận thức để tự thực hiện quyền này, đó rõ ràng là điều bất hợp lý. Vấn đề sẽ càng trở nên phức tạp hơn nếu quan điểm giữa người bị hại và người đại diện của họ không đồng nhất với nhau trong việc có yêu cầu khởi tố vụ án hay không hoặc có rút yêu cầu khởi tố vụ án hay không. Lúc này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của ai, của người bị hại hay yêu cầu của người đại diện của bị hại? Đây là những vấn đề phức tạp và bất cập phát sinh do quy định thiếu chặt chẽ và chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thứ hai : Về thời hạn yêu cầu khởi tố Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự không quy định thời hạn cụ thể mà trong đó người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố, nghĩa là họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án bất cứ lúc nào, không bị giới hạn về mặt thời gian. Nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự mà vì một lý do nào đó người bị hại chưa yêu cầu không tố, nhưng cũng không thể hiện ý chí là không yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án sẽ bị "treo" và chưa thể được giải quyết. Những trường hợp này Cơ quan điều tra không thể ra quyết định khởi tố vụ án vì chưa có yêu cầu khởi tố của người bị hại, cũng không thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì không có căn cứ. Mặt khác, theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự, thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm là 20 ngày, trường hợp đặc biệt có thể tới hai tháng. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp thuộc quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự, đã quá hai tháng nhưng người bị hại vẫn không có yêu cầu khởi tố vụ án, họ cũng không thể hiện ý chí từ bỏ quyền này. Hệ quả là Cơ quan điều tra không thể giải quyết vụ án và buộc phải chấp nhận vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự vì liên quan đến quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại. Thứ ba : Về thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự có liên quan đến quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về căn cứ, trình tự và thẩm quyền thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự khi quá trình điều tra xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan chưa dự liệu đến trường hợp thay đổi quyết định khởi tố vụ án có liên quan đến quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại, cụ thể: Trường hợp Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự về hành vi phạm tội thông thường, nhưng quá trình điều tra xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi tội phạm xảy ra và cần phải thay đổi quyết định khởi tố vụ án, nhưng tội phạm mới thay đổi này lại thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì giải quyết như thế nào? Quyết định khởi tố vụ án trước đó có hiệu lực nữa không, có cần lấy ý kiến của người bị hại về việc khởi tố vụ án không và nếu bị hại không có yêu cầu khởi tố vụ án thì có quyền đình chỉ việc giải quyết vụ án hay không? Ngược lại, nếu vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự nhưng quá trình điều tra xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra và cần thay đổi quyết định khởi tố vụ án, nhưng tội phạm mới thay đổi lại không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì yêu cầu khởi tố vụ án trước đó có còn giá trị nữa hay không, họ có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án trước đó hay không? Xét về bản chất, việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự là để xác định chính xác tội danh, nghĩa là xác định đúng bản chất của vụ án. Do đó nếu việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án sang tội danh mới mà tội danh này cần phải có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại thì cần lấy ý kiến của họ về việc có yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án hình sự hay không. Không thể cho rằng do sai lầm của cơ quan tiến hành tố tụng mà tước quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của họ, bởi quyền này đã được luật quy định và có liên quan mật thiết đến lợi ích về mặt tinh thần hoặc danh dự, nhân phẩm của họ. Ngược lại, nếu vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng quá trình điều tra xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi tội phạm xảy ra và cần thay đổi quyết định khởi tố vụ án, nhưng tội phạm mới khởi tố này không thuộc trường hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự, nghĩa là khởi tố vụ án không cần yêu cầu của người bị hại; trong trường hợp này, xét về bản chất đây là tội phạm thông thường, việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án chỉ là nhằm xác định lại đúng tội danh của cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, vụ án lúc này cần phải được tiến hành theo thủ tục thông thường, các điều kiện về yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại không còn tồn tại nữa, do đó người bị hại không có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trước đó. Thứ tư : Trường hợp người bị hại rút đơn yêu cầu khởi kiện. Trong trường hợp khi người bị hại xin rút yêu cầu (là yêu cầu khởi tố vụ án theo quy định tại Khoản 1 điều này) trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ (không phân biệt vụ án đó có một bị can hay nhiều bị can). Hiểu theo cách khác, trong một vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì khi người đã yêu cầu khởi tố đó rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án đó bị đình chỉ và đương nhiên tất cả các bị can đồng phạm trong vụ án đó cũng phải bị đình chỉ điều tra bị can, tức luật không cho phép người bị hại có sự lựa chọn chỉ xử lý TNHS với một (hay nhiều) bị can này mà không yêu cầu xử lý đối với một hay những bị can còn lại. Thứ năm : Đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội. Tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định "trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa". Nhưng tại Điều 217 quy định về trình tự phát biểu khi tranh tụng chỉ quy định "Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung Cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn..." chứ không có chỗ nào quy định thời điểm mà người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội. Mặc dù Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trong trường hợp này thì thì người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tranh luận theo trình tự thông thường, song hướng dẫn đó chưa giải đáp được những vướng mắc như quy định tại khoản 3 Điều 51 vì vấn đề đặt ra là họ trình bày lời buộc tội trước hay đại diện Viện kiểm sát trình bày lời buộc tội trước và bị cáo, Luật sư của bị cáo sẽ tranh luận đối với bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát hay với lời buộc tội của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại. Hoàn thiện pháp luật về vấn đề khởi kiện theo yêu cầu của người bị hại. Từ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hạitrên đây là những kiến nghị về sửa đổi Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau: Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại 1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người bị bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi. 2. Thời hạn yêu cầu khởi tố theo khoản 1 Điều này là 30 ngày, kể từ ngày xảy ra hành vi phạm tội. Quá thời hạn nêu trên, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người bị bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Quy định như trên một mặt nâng cao trách nhiệm, ý thức của người bị hại trong việc cân nhắc quyền yêu cầu khởi tố hay không khởi tố vụ án của mình; mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tránh việc vụ án bị “treo” không thể giải quyết được và tình trạng vi phạm pháp luật một cách “bất đắc dĩ” như trên. 3. Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại nhưng quá trình điều tra Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án mà tội danh mới khởi tố không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại khoản 1 Điều này thì vụ án được giải quyết theo thủ tục chung, người bị hại không có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trước đó. 4. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo thủ tục chung, nhưng quá trình điều tra Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án mà tội danh mới thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thông báo cho người bị hại biết việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án và quyền yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án hoặc đình chỉ vụ án của họ. Trong thời hạn 7 ngày, người bị hại có quyền yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án hoặc đình chỉ vụ án. 5. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước đến trước khi chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu có căn cứ xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức". Kết luận Việc quy định của pháp luật về quyền khởi tố theo yêu cầu của người bị hại xuất phát từ lợi ích của người bị hại, pháp luật cho phép họ có quyền định đoạt khởi tố hay không khởi tố.Tuy nhiên những quy định trên còn nhiều vướng mắc và thiếu sót cần sửa đổi và bổ xung nhằm hoàn thiện hơn nữa nhằm không chỉ giúp cho cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực và duy trì công lý mà còn bảo vệ lợi ích và trách nhiệm của người bị hại cũng như người bị khởi tố. Danh mục tham khảo. Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2003 Danh mục tham khảo. Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2003