Đề tài Quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình

 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài : Hiện nay cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, Thái Bình đang cố gắng vươn mình phát triển để theo kịp các tỉnh bạn về mọi mặt. Nhờ tận dụng những nguồn lực và thế mạnh sẵn có và áp dụng những quyết định, chính sách, biện pháp đúng đắn đã đưa Thái Bình từ một tỉnh thuần nông trở thành một thành phố có nền công nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây cùng với tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ cơ cấu các ngành đã có sự thay đổi, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đang tăng dần. Thu nhập cá nhân ngày càng tăng cao nên nhu cầu đi lại của người dân càng lớn. Mặt khác việc giao lưu đi lại giữa tỉnh và các vùng lân cận ngày càng mở rộng do hạ tầng giao thông được cải thiện và nhu cầu giao lưu tăng cao, điều này thể hiện qua số lượng doanh nghiệp đăng ký mở tuyến vận tải hành khách cũng như số chuyến lượt vận tải hành khách ngày càng nhiều. Mặc dù người dân có điều kiện để mua sắm phương tiện cơ giới cá nhân phục vụ nhu cầu đi lại của bản thân nhưng không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu đi lại, đặc biệt là nhu cầu đi lại ở cự ly trung bình và xa (liên huyện, liên tỉnh). Hiện nay cả tỉnh Thái Bình chỉ có một bến xe khách liên tỉnh với diện tích hạn chế trong khi đó số lượng các chuyến xe đi và đến trong ngày không ngừng tăng lên đặc biệt hiện nay lại có thêm 5 tuyến buýt đăng ký hoạt động tại bến càng làm cho bến xe trở lên chật hẹp dẫn đến tình trạng lộn xộn và khó kiểm soát gây mất an ninh trật tự. Bên cạnh đó phải kể tới việc bố trí các công trình công cộng ngay sát bến xe như trường học, doanh trại quân đội, nhà văn hoá càng làm cho vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an tòan giao thông khu vực bến xe hiện nay trở thành nhức nhối. Chính vì những lý do đó mà việc xây dựng một bến xe mới có khả năng đáp ứng nhu cầu về bến bãi đối với hành khách và phương tiện liên tỉnh, đáp ứng các yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn giao thông là điều hết sức cần thiết. Thành phố Thái Bình đã có quy hoạch chung xây dựng mới 2 bến xe khách là bến xe khách Thái Bình và bến xe phía Đông. Để triển khai quy hoạch này, việc trước mắt là tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho các bến xe, làm căn cứ cho bước thiết kế xây dựng, lập dự án đầu tư và thi công xây dựng, đưa vào khai thác bến xe khách Thái Bình.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Nhằm lập quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là: - Hành khách và phương tiện đi đến các bến xe khách hiện tại của tỉnh Thái Bình. - Các bến xe hiện tại và đặc điểm hiện trạng khu đất quy hoạch bến xe tỉnh Thái Bình. -Nhu cầu đi đến các bến xe khách tỉnh Thái Bình. Phạm vi nghiên cứu: Đây là lĩnh vực quy hoạch chi tiết xây dựng một công trình giao thông tĩnh, là bước kế tiếp để thực hiện quy hoạch chung xây dựng thành phố. Đồ án là sự kết hợp giữa quy hoạch chi tiết xây dựng một khu đất (ngành xây dựng) với quy hoạch giao thông tĩnh (ngành Giao thông vận tải). Vì vậy, phạm vi nghiên cứu giới hạn như sau: - Không gian nghiên cứu: Địa giới tỉnh Thái Bình và toàn bộ các tỉnh thành Việt Nam - Không gian lập quy hoạch chi tiết: 5 ha đất dành cho quy hoạch bến xe tại TP. Thái Bình. - Thời gian nghiên cứu lập quy hoạch: 2008-2020.  Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Mục đích: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng mới bến xe khách Thái Bình nhằm từng bước triển khai đề án quy hoạch chung xây dựng thành phố, thực hiện chủ trương thay thế bến xe trung tâm hiện tại bằng một bến xe hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng bến xe của người dân và đạt các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự xã hội. Mục tiêu: Đề thực hiện mục đích trên các mục tiêu cụ thể là: - Nghiên cứu hiện trạng và mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng bến xe khách cũng như các yêu cầu về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội của bến xe trung tại TP. Thái Bình; - Nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng TP. Thái Bình và xác định quỹ đất, vị trí lập quy hoạch chi tiết bến xe khách thành phố; - Nghiên cứu hiện trạng quỹ đất dự kiến xây dựng bến xe khách thành phố; - Xác định các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và tính toán công nghệ làm căn cứ quy hoạch chi tiết bến xe; - Lập và lựa chọn phương án quy hoạch chi tiết; - Sơ bộ xác định mức vốn đầu tư. - Xác định ảnh hưởng của bến xe thành phố đến môi trường.  Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ nghiên cứu hiện trạng và định hướng phát triển, các quy hoạch đã phê duyệt, căn cứ lý thuyết về quy hoạch giao thông tĩnh và các quy định trong quy hoạch chi tiết xây dựng xác định và lựa chọn phương án thích hợp quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình, tức là nghiên cứu nhu cầu thực tế, căn cứ lý thuyết và các quy định để xây dựng phương án giải quyết vấn đề. Để nghiên cứu hiện trạng, số liệu đầu vào được thu thập bằng các phương pháp sau: + Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu các tài liệu sẵn có : Sách giáo khoa, sách tham khảo, các số liệu thống kê từ những năm trước và các tài liệu tham khảo khác. + Số liệu thứ cấp: Khảo sát thu thập số liệu tại hiện trường như điều tra , khảo sát bằng cách đếm số lượng xe, hành khách ra vào bến. + Xử lý số liệu bằng các phần mềm ứng dụng như Ecxel, Word, AutoCad.  Nội dung đề tài nghiên cứu: Kết cấu của đề tài gồm mở đầu, kết luận và 3 chương: Phần mở đầu: Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch giao thông và quy hoạch bến xe khách. Chương II: Các căn cứ lập quy hoạch chi tiết bến xe khách Thái Bình. Chương III: Quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình. Kết luận và kiến nghị

docx122 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5691 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ iii Bảng biểu: iii Hình vẽ iv Sơ đồ iv Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch giao thông và quy hoạch bến xe khách 4 Tổng quan về quy hoạch GTVT đô thị 4 Các khái niệm 4 Mục đích ý nghĩa của quy hoạch GTVT đô thị 5 Mối quan hệ giữa quy hoạch GTVT và các loại hình quy hoạch khác 6 Nội dung của quy hoạch GTVT đô thị 6 Quy trình quy hoạch GTVT 8 Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 9 Mục đích của việc quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 9 Nội dung cơ bản của một phương án quy hoạch giao thông tĩnh 9 Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông tĩnh 9 Các bước quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 10 Tổng quan về quy hoạch bến xe ôtô khách 11 Khái niệm, đặc điểm,chức năng, vai trò và phân loại bến xe khách 11 Các bộ phận chức năng của bến xe 13 Quy trình hoạt động của bến xe ôtô khách 14 Các yêu cầu cơ bản khi xác định vị trí bến xe 17 Quy hoạch bến xe ôtô khách. 18 Chương II: Các căn cứ lập quy hoạch chi tiết bến xe khách Thái Bình 22 Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình 22 Khái quát về tỉnh Thái Bình 22 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 25 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 29 Quy hoạch GTVT và quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình 29 Hiện trạng hệ thống đường giao thông 29 Tình hình vận tải 31 Định hướng quy hoạch GTVT của tỉnh 32 Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình 38 Nhận xét chung về hiện trạng tỉnh Thái Bình 39 Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình 40 Vị trí và quy mô các bến xe hiện có trên địa bàn tỉnh 40 Nhận xét , đánh giá chung thực trạng các bến xe trong tỉnh 41 Quy hoạch các bến xe khách trong Thành phố 42 Dự báo nhu cầu đi đến của phương tiện và hành khách tại bến xe khách thành phố Thái Bình 42 Điều tra nhu cầu đi lại của hành khách tại bến xe Thái Bình 42 Dự báo lưu lượng hành khách đến bến xe khách Thái Bình 47 Các định mức kinh tế kỹ thuật trong quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách 53 Chương III: Quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình 59 Sự cần thiết phải xây dựng mới bến xe khách Thái Bình 59 Mục tiêu, yêu cầu khi lập quy hoạch 59 Mục tiêu quy hoạch 59 Yêu cầu quy hoạch 59 Vị trí và đặc điểm khu đất lập quy hoạch bến xe khách Thái Bình 60 Vị trí hiện tại của khu đất đã xây dựng bến xe 60 Vị trí, đặc điểm của khu đất quy hoạch bến xe. 61 Các căn cứ lập quy hoạch 62 Các căn cứ pháp lý 62 Các số liệu đầu vào lập quy hoạch 62 Tính toán công nghệ cho bến xe khách Thái Bình 66 Tính toán sức chứa nhà ga và số vị trí đón trả khách 66 Tính toán diện tích xây dựng cho bến xe khách 68 Quy hoạch mặt bằng và tổ chức luồng phương tiện, hành khách ra vào bến 77 Xác định nhu cầu vốn đầu tư 78 Nhu cầu vốn đầu tư và trang thiết bị xây dựng. 78 Phương án huy động vốn 79 Xác định ảnh hưởng của bến xe lên môi trường xung quanh 80 Kết luận và kiến nghị 81 Tài liệu tham khảo 82 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng biểu: Bảng 1.1. Phân loại bến xe 13 Bảng 2. 1. Quy mô GDP các ngành giai đoạn 1995 - 2007 25 Bảng 2.2. Nhịp độ tăng trưởng GDP 26 Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 - 2007 27 Bảng 2.4. Tổng hợp dân số, thu nhập bình quân đầu người 28 Bảng 2.5.Sản lượng vận tải hàng hoá năm 2000-2007 31 Bảng 2.6.Sản lượng vận tải hành khách năm 2000-2007 32 Bảng 2.7.Danh mục một số cầu lớn được đầu tư xây dựng 33 Bảng 2.8.Danh mục bến cảng dự kiến xây dựng 34 Bảng 2.9. Định hướng phát triển giao thông đường bộ thành phố 36 Bảng 2.10.Các công trình trong giai đoạn đến năm 2010 37 Bảng 2.11.Hiện trạng các bến xe khách trong tỉnh. 40 Bảng 2.12. Kết quả điều tra thực tế ( đã quy đổi ra xe tiêu chuẩn 30 chỗ) 43 Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 44 Bảng 2.14. Hành khách vận chuyển của bến xe, GDP bq/ đầu người qua các năm 51 Bảng 2.15. Dự báo lưu lượng hành khách và phương tiện vào bến 52 Bảng 2.16. Tiêu chẩn từng loại bến xe khách 53 Bảng 2.17. Quan hệ giữa sức chứa và công suất nhà ga (bến xe) 55 Bảng 2.18. Khả năng thông qua của các vị trí 56 Bảng 2.19. Các khu chức năng của bến theo sức chứa bến 57 Bảng 2.20. Các chỉ tiêu tính toán 58 Bảng 2.21: Kết quả dự báo HK và PT đi, đến bến xe khách liên tỉnh Thái Bình năm 2020 65 Bảng 3.1. Tiêu chuẩn tính toán số vị trí đón trả khách 67 Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích các khu chức năng của bến 74 Bảng 3.3.Nhu cầu vốn đầu tư và trang thiết bị xây dựng 78 Hình vẽ: Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh thái bình 23 Hình 2.2. Biểu đồ gia tăng dân số qua các năm 24 Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu GDP giữa các ngành giai đoạn 1995-2007 25 Hình 2.4. Nhịp độ tăng trưởng GDP 26 Hình 2.5.Biểu đồ cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995-2007 27 Hình 2.6. Biểu đồ tăng trưởng GDP/ người/năm 28 Hình 2.7. Biểu đồ sản lượng vận tải hàng hóa 31 Hình 2.8. Biểu đồ sản lượng vận chuyển hành khách 32 Hình 2.9.Hiện trạng xe buýt đỗ trong bến 41 Hình 2.10.Hiện trạng các xe đỗ không đúng quy định 42 Hình 2.11. Biểu đồ biến động luồng hành khách đến theo thời gian 45 Hình 2.12. Biểu đồ biến động luồng hành khách đi theo thời gian 45 Hình 2.13. Biểu đồ biến động luồng phương tiện đi theo thời gian 46 Hình 2.14. Biểu đồ biến động luồng phương tiện đến theo thời gian 46 Hình 3.1. Vị trí hiện tại của bến xe khách Thái Bình 60 Hình 3.2. Vị trí quy hoạch của bến xe khách Thái Bình 61 Hình 3.3. Đặc điểm khu đất lập quy hoạch 62 Hình 3.4. Sơ đồ bố trí các khu chức năng trong bến 78 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch 6 Sơ đồ 1.2. Nội dung của quy hoạch hệ thống GTVT đô thị 7 Sơ đồ 1.3. Quy trình quy hoạch cổ điển 8 Sơ đồ 1.4. Quy trình quy hoạch 8 Sơ đồ 1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông tĩnh đô thị 10 Sơ đồ 1.6. Thứ tự các bước trong quy hoạch giao thông tĩnh 11 Sơ đồ 1.7. Các khu chính của bến xe. 13 Sơ đồ 1.8. Các bộ phận chính của nhà ga 14 Sơ đồ 1.9. Các công việc trong bến 15 Sơ đồ 1.10. Quy trình tổ chức cho xe xuất bến 15 Sơ đồ 1.11. Quy trình tổ chức cho phương tiện vào bến 16 Sơ đồ 1.12. Quy trình tổ chức cho hành khách đi từ bến 16 Sơ đồ 1.13. Quy trình tổ chức hành khách đến bến 16 Sơ đồ 1.14. Các bước lập quy hoạch bến xe 21 Phần mở đầu Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài : Hiện nay cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, Thái Bình đang cố gắng vươn mình phát triển để theo kịp các tỉnh bạn về mọi mặt. Nhờ tận dụng những nguồn lực và thế mạnh sẵn có và áp dụng những quyết định, chính sách, biện pháp đúng đắn đã đưa Thái Bình từ một tỉnh thuần nông trở thành một thành phố có nền công nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây cùng với tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ cơ cấu các ngành đã có sự thay đổi, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đang tăng dần. Thu nhập cá nhân ngày càng tăng cao nên nhu cầu đi lại của người dân càng lớn. Mặt khác việc giao lưu đi lại giữa tỉnh và các vùng lân cận ngày càng mở rộng do hạ tầng giao thông được cải thiện và nhu cầu giao lưu tăng cao, điều này thể hiện qua số lượng doanh nghiệp đăng ký mở tuyến vận tải hành khách cũng như số chuyến lượt vận tải hành khách ngày càng nhiều. Mặc dù người dân có điều kiện để mua sắm phương tiện cơ giới cá nhân phục vụ nhu cầu đi lại của bản thân nhưng không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu đi lại, đặc biệt là nhu cầu đi lại ở cự ly trung bình và xa (liên huyện, liên tỉnh). Hiện nay cả tỉnh Thái Bình chỉ có một bến xe khách liên tỉnh với diện tích hạn chế trong khi đó số lượng các chuyến xe đi và đến trong ngày không ngừng tăng lên đặc biệt hiện nay lại có thêm 5 tuyến buýt đăng ký hoạt động tại bến càng làm cho bến xe trở lên chật hẹp dẫn đến tình trạng lộn xộn và khó kiểm soát gây mất an ninh trật tự. Bên cạnh đó phải kể tới việc bố trí các công trình công cộng ngay sát bến xe như trường học, doanh trại quân đội, nhà văn hoá càng làm cho vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an tòan giao thông khu vực bến xe hiện nay trở thành nhức nhối. Chính vì những lý do đó mà việc xây dựng một bến xe mới có khả năng đáp ứng nhu cầu về bến bãi đối với hành khách và phương tiện liên tỉnh, đáp ứng các yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn giao thông là điều hết sức cần thiết. Thành phố Thái Bình đã có quy hoạch chung xây dựng mới 2 bến xe khách là bến xe khách Thái Bình và bến xe phía Đông. Để triển khai quy hoạch này, việc trước mắt là tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho các bến xe, làm căn cứ cho bước thiết kế xây dựng, lập dự án đầu tư và thi công xây dựng, đưa vào khai thác bến xe khách Thái Bình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Nhằm lập quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là: Hành khách và phương tiện đi đến các bến xe khách hiện tại của tỉnh Thái Bình. Các bến xe hiện tại và đặc điểm hiện trạng khu đất quy hoạch bến xe tỉnh Thái Bình. -Nhu cầu đi đến các bến xe khách tỉnh Thái Bình. Phạm vi nghiên cứu: Đây là lĩnh vực quy hoạch chi tiết xây dựng một công trình giao thông tĩnh, là bước kế tiếp để thực hiện quy hoạch chung xây dựng thành phố. Đồ án là sự kết hợp giữa quy hoạch chi tiết xây dựng một khu đất (ngành xây dựng) với quy hoạch giao thông tĩnh (ngành Giao thông vận tải). Vì vậy, phạm vi nghiên cứu giới hạn như sau: Không gian nghiên cứu: Địa giới tỉnh Thái Bình và toàn bộ các tỉnh thành Việt Nam Không gian lập quy hoạch chi tiết: 5 ha đất dành cho quy hoạch bến xe tại TP. Thái Bình. Thời gian nghiên cứu lập quy hoạch: 2008-2020. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Mục đích: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng mới bến xe khách Thái Bình nhằm từng bước triển khai đề án quy hoạch chung xây dựng thành phố, thực hiện chủ trương thay thế bến xe trung tâm hiện tại bằng một bến xe hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng bến xe của người dân và đạt các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự xã hội. Mục tiêu: Đề thực hiện mục đích trên các mục tiêu cụ thể là: Nghiên cứu hiện trạng và mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng bến xe khách cũng như các yêu cầu về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội của bến xe trung tại TP. Thái Bình; Nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng TP. Thái Bình và xác định quỹ đất, vị trí lập quy hoạch chi tiết bến xe khách thành phố; Nghiên cứu hiện trạng quỹ đất dự kiến xây dựng bến xe khách thành phố; Xác định các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và tính toán công nghệ làm căn cứ quy hoạch chi tiết bến xe; Lập và lựa chọn phương án quy hoạch chi tiết; Sơ bộ xác định mức vốn đầu tư. Xác định ảnh hưởng của bến xe thành phố đến môi trường. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ nghiên cứu hiện trạng và định hướng phát triển, các quy hoạch đã phê duyệt, căn cứ lý thuyết về quy hoạch giao thông tĩnh và các quy định trong quy hoạch chi tiết xây dựng xác định và lựa chọn phương án thích hợp quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình, tức là nghiên cứu nhu cầu thực tế, căn cứ lý thuyết và các quy định để xây dựng phương án giải quyết vấn đề. Để nghiên cứu hiện trạng, số liệu đầu vào được thu thập bằng các phương pháp sau: + Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu các tài liệu sẵn có : Sách giáo khoa, sách tham khảo, các số liệu thống kê từ những năm trước và các tài liệu tham khảo khác. + Số liệu thứ cấp: Khảo sát thu thập số liệu tại hiện trường như điều tra , khảo sát bằng cách đếm số lượng xe, hành khách ra vào bến. + Xử lý số liệu bằng các phần mềm ứng dụng như Ecxel, Word, AutoCad... Nội dung đề tài nghiên cứu: Kết cấu của đề tài gồm mở đầu, kết luận và 3 chương: Phần mở đầu: Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch giao thông và quy hoạch bến xe khách. Chương II: Các căn cứ lập quy hoạch chi tiết bến xe khách Thái Bình. Chương III: Quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe khách Thái Bình. Kết luận và kiến nghị CHƯƠNGI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG VÀ QUY HOẠCH BẾN XE KHÁCH Tổng quan về quy hoạch GTVT đô thị Các khái niệm Quy hoạch giao thông vận tải: Quy hoạch giao thông vận tải đô thị là việc tổ chức không gian mạng lưới giao thông đô thị cùng các công trình có liên quan, thích ứng với chủng loại phương tiện vận tải, phù hợp với quy hoạch không gian kiến trúc, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu vận chuyển của đô thị trong một thời kỳ nhất định. Quy hoạch chi tiết Là cụ thể hóa mục tiêu ý đồ của quy hoạch tổng thể đô thị bằng cách phân bố hạng mục công trình, xác định hình khối, không gian và các mối quan hệ giữa các công trình, chức năng, không gian quy hoạch và kiến trúc trong khu vực cụ thể, trong sự thống nhất chung của quy hoạch tổng thể đô thị. Đối tượng lập quy hoạch chi tiết xây dựng: Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao,khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hóa, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị. Căn cứ lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê duyệt. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được phê duyệt. Kết quả điều tra, khảo sát và các số liệu, tài liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chất, hiện trạng kinh tế, văn hóa, xã hội và các số liệu, tài liệu khác có liên quan. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa, khả năng sử dụng quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến phát triển. Xác định tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế; nội dung cải tạo và xây dựng mới. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; xác định các chỉ tiêu cho từng lô đất về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đấ, tầng cao công trình; vị trí, quy mô các công trình ngầm. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện. Thiết kế đô thị: Nội dung của thiết kế đô thị trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của nghị định 08/2005/NĐ-CP. Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị. Mục đích ý nghĩa của quy hoạch GTVT đô thị Mục đích của quy hoạch GTVT đô thị là sắp xếp một cách bền vững các yếu tố cấu thành hệ thống GTVT đô thị để thỏa mãn tối đa nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng tăng. Mặt khác khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần được chú ý đó là quy hoạch hệ thống giao thông vận tải trong đô thị, công tác này được thực hiện nhằm mục đích là đảm bảo sự giao lưu trong nội đô, giữa nội đô với bên ngoài nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tin cậy đạt trình độ hiện đại và văn minh ngang tầm với sự phát triển của đô thị. Các mục đích này được cụ thể hóa như sau: Về mạng lưới giao thông:Phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh tạo ra sự giao lưu hợp lý trong toàn bộ đô thị để đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển. Về vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được phải tương xứng với quy mô đô thị. Sự phát triển về tổ chức GTVT phải đảm bảo tương xứng với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đô thị và đạt hiệu quả về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trườngvà góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương đô thị làm giảm tối đa thiệt hại do nạn ùn tắc giao thông, tai nạn… Nhằm đạt được các mục đích trên thì việc quy hoạch phát triển GTVT đô thị phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Quy hoạch GTVT đô thị phải được tiến hành theo một quy hoạch thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển của đô thị. Quy hoạch phát triển GTVT đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên thông và bền vững. Quy hoạch GTVT đô thị phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường tổng hợp. Mối quan hệ giữa quy hoạch GTVT và các loại hình quy hoạch khác Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch Quy hoạch kiến trúc đô thị Quy hoạch không gian đô thị Quy hoạch GTVT đô thị Quy hoạch công nghiệp và các ngành sản xuất khác  Quy hoạch về du lịch Mối quan hệ trực tiếp Mối quan hệ gián tiếp Nội dung của quy hoạch GTVT đô thị Tùy theo mục đích mà nội dung của quy hoạch GTVT đô thị có thể khác nhau nhưng xét về mặt tổng quát thì nội dung quy hoạch GTVT đô thị có thể mô phỏng theo sơ đồ như sau: Sơ đồ 1.2. Nội dung của quy hoạch hệ thống GTVT đô thị ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG GTVT ĐÔ THỊ Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Quy hoạch vận tải đô thị Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh Mạng  Thiết  Quản  Vận tải  VTHK  Vận tải  Các cơ   lưới  kế nút  lý giao  HKCC  cá nhân  hàng  sở công   đường  giao  thông    hóa  trình    thông      phục vụ   Nghiên cứu khả thi Quy trình quy hoạch GTVT - Theo truyền thống quy trình quy hoạch cổ điển được thực hiện theo 4 bước: Sơ đồ 1.3. Quy trình quy hoạch cổ điển Điều tra xuất hành O-D, điều tra hiện trạng giao thông, điều tra theo xe trên tuyến VTCC, điều tra kinh tế-xã hội… Phân tích và dự báo xuất hành Phân phối giao thông trên mạng lưới đường Xây dựng, điều chỉnh và đánh giá phương án quy hoạch mạng lưới đường - Theo bài giảng quy hoạch giao thông vận tải của TS.Khuất Việt Hùng ( viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải) thì quy trình quy hoạch GTVT gồm các bước sau: Sơ đồ 1.4. Quy trình quy hoạch Định hướng quy hoạch Phân tích vấn đề quy hoạch Xác định phương án quy hoạch So sánh và ra quyết định Thực hiện và kiểm soát tác động Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị Khái niệm giao thông tĩnh Giao thông tĩnh là bộ phận của hệ thống GTĐT phục vụ phương tiện và hành khách trong thời gian không ( hay tạm dừng) hoạt động ( chờ đợi, nghỉ ngơi, bảo dưỡng sửa chữa...). Các yếu tố trong giao thông tĩnh Đó là hệ thống các ga hàng hóa và hành khách của các phương thức vận tải ( các ga đường sắt, các bến cảng thủy, ga hàng không, các nhà ga vận tải ôtô ) các bãi đỗ xe, gara, các điểm chung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến, các điểm cung cấp nhiên liệu. Mục đích của việc quy hoạch giao thông tĩnh đô thị Đảm bảo an toàn giao thông, giảm tắc nghẽn Đảm bảo việc phát triển bền vững đô thị trong tương lai Tạo cảnh quan thông thoáng cho đô thị Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của hệ thống GTĐT -Là công cụ để điều tiết và phân bố luồng giao thông. Nội dung cơ bản của một phương án quy hoạch giao thông tĩnh Xác định tổng nhu cầu giao thông tĩnh. Xác định tổng diện tích hoặc không gian dành cho giao thông tĩnh. Xác định vị trí của các công trình giao thông tĩnh. Xác định cơ cấu của hệ thống giao thông tĩnh. Định dạng các khu chức năng cơ bản của các công trình giao thông tĩnh. - Định dạng về kiến trúc của các công trình giao thông tĩnh. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông tĩnh Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm: nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhân tố ảnh hưởng gián tiếp. Nhân tố ảnh hưởng gián tiếp gồm quy mô, dân số đô thị, mức sống của người dân. Nhân tố trực tiếp gồm số lượng, kết cấu phương tiện, không gian, thời gian, phương pháp bảo quản, kiến trúc công trình xây dựng. Nó được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông tĩnh đô thị Quy mô đô thị  Dân số và mật độ dân số GDP, mức độ phát triển kinh tế xã hội Hhhhhh Số lượng, kết cấu phương tiện vận tải Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp  Hệ thống giao thông tĩnh đô thị  Đặc trưng của mạng lưới đường