Đề tài Quy hoạch môi trường du lịch Phú Quốc đến năm 2020

Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Ngày 9/11/2005 Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao vào năm 2020. Đây là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực. Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh về thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng. Tuy nhiên, với điều kiện thiên nhiên hiện tại Phú Quốc còn là một hòn đảo hoang sơ, điều kiện hạ tầng cơ sở cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái còn rất hạn chế nói gì đến việc trở thành một trung tâm thương mại của khu vực. Vì vậy làm gì để Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch vào năm 2020 như mục tiêu đề ra đang được bàn thảo tích cực. Phát triển đảo Phú Quốc cần một định hướng tổng thể tập trung trên nhiều lĩnh vực và mọi nguồn lực từ du lịch đến thương mại dịch vụ và xây dựng hạ tầng cơ sở. Nhưng việc cần làm trước mắt là huyện Phú Quốc phải phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan của tỉnh để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông, sân bay, cảng du lịch, điện, nước, bưu chính viễn thông. nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với đề tài “Quy hoạch môi trường du lịch huyện đảo Phú Quốc đến năm 2020” nhóm chúng em xin đưa ra phương án quy hoạch và đưa ra một số kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch và phát triển đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ khu vực

doc139 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch môi trường du lịch Phú Quốc đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Ngày 9/11/2005 Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao vào năm 2020. Đây là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực. Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh về thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng. Tuy nhiên, với điều kiện thiên nhiên hiện tại Phú Quốc còn là một hòn đảo hoang sơ, điều kiện hạ tầng cơ sở cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái còn rất hạn chế nói gì đến việc trở thành một trung tâm thương mại của khu vực. Vì vậy làm gì để Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch vào năm 2020 như mục tiêu đề ra đang được bàn thảo tích cực. Phát triển đảo Phú Quốc cần một định hướng tổng thể tập trung trên nhiều lĩnh vực và mọi nguồn lực từ du lịch đến thương mại dịch vụ và xây dựng hạ tầng cơ sở... Nhưng việc cần làm trước mắt là huyện Phú Quốc phải phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan của tỉnh để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông, sân bay, cảng du lịch, điện, nước, bưu chính viễn thông... nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với đề tài “Quy hoạch môi trường du lịch huyện đảo Phú Quốc đến năm 2020” nhóm chúng em xin đưa ra phương án quy hoạch và đưa ra một số kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch và phát triển đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ khu vực 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu. Quy hoạch môi trường du lịch Phú Quốc nhằm quản lý khoa học và tạo điều kiện phát triển bền vững. 2.2. Nội dung nghiên cứu. Khảo sát thu thập số liệu về tài nguyên nhiên nhiên, những tiềm năng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc Khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng môi trường, đánh giá nhận xét. Hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện tới năm 2020 Xác định và đánh giá dự báo tác động của từng thành phần dự án khi thực hiện quy hoạch đến vấn đề môi trường liên quan Phương án quy hoạch cụ thể Đề xuất các giải pháp tổng hợp về bảo vệ môi trường trước và sau quy hoạch. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài báo cáo sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thu thập xử lý dữ liệu: Các dữ liệu cần thiết về điều kiện môi trường, và các bản đồ số hóa sẽ được xác lập nhằm xác định các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của huyện và phục vụ cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo xu hướng phát triển các ngành nghề, dự báo tải lượng các nguồn ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn), dự báo xu hướng biến đổi môi trường phục vụ cho việc phân vùng phục vụ quy hoạch môi trường. 3.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường chiến lược. Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới môi trường từ các hoạt động kinh tế, các khu đô thị, khu dân cư tới phát triển du lịch khu vực. 3.4. Đề xuất không gian môi trường đặc trưng của từng khu vực: Quản lý chất lượng môi trường đối với từng khu vực, nhằm hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động phát triển tại mỗi khu vực 3.5. Phương pháp ý kiến chuyên gia. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC 1.1. Tài nguyên du lịch Phú Quốc Ñaûo Phuù Quoác laø hoøn ñaûo lôùn nhaát cuûa nöôùc ta thuoäc tænh Kieân Giang naèm trong vuøng bieån Taây coù toaï ñoä ñòa lyù töø 10o00’30’’ ñeán 10o00’00’’ vó ñoä Baéc vaø 103o50’30’’ ñeán 104o05’13’’ kinh ñoä Ñoâng. Ñaûo laø phaàn chính cuûa huyeän ñaûo Phuù Quoác vôùi dieän tích töï nhieân 563 Km2 Cách TP. Rạch Giá 120km và Hà Tiên 45km đường biển. Thiên nhiên đã dành cho Phú Quốc nhiều ưu đãi, có địa hình độc đáo, gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động vật, thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp, như Bãi Trường, Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Thơm,…Xung quanh đảo Phú Quốc còn 26 đảo lớn nhỏ, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phần lớn các bãi biển trên đảo Phú Quốc có chất lượng cao, điển hình là bãi Khem, bãi Sao, bãi Rạch Tràm, bãi Vũng Bầu…có tiềm năng trở thành những khu du lịch sinh thái chất lượng cao. Ngoài ra, còn có hơn 14 bãi biển đẹp của Phú Quốc được xếp vào các loại 2, 3, 4 với khả năng thu hút khách du lịch quốc tế hay khách du lịch loại trung và đại chúng. Quần đảo An Thới nằm ở phía nam đảo Phú Quốc. Có 15 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc theo hướng tây nam. Biển rất trong và sâu, có nơi sâu tới 30m. Các hòn Thơm, hòn Dăm, hòn Dứa, hòn Rọi, hòn Buồm, hòn Đụng, hòn Mấy Rứa, hòn Kim Quy…đều được cây cối che phủ với nhiều loại thực vật sinh sống. Quần đảo An Thới như chiến hạm cho vùng biển này, gần như yên tĩnh quanh năm. 1.1.1 Nghề chế biến nước mắm Phú Quốc Là nghề có truyền thống lâu đời và khả năng mang lại lợi nhuận cao cho gia đình, địa phương. Tận dụng nguyên liệu có sẵn, khí hậu, thỗ nhưỡng nơi đây người dân đảo đã tạo ra loại sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế lẫn văn hóa xã hội. 1.1.2 Tài nguyên di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại trung tâm xã Gành Dầu Nhà lao Cây Dừa tại An Thới Dinh Cậu tại Dương Đông Đình thần Dương Đông Chùa Sư Môn Giếng Gia Long Tảng đá Ngai Vua Mộ Hoàng tử Cảnh Dấu giày vua Gia Long Mũi Ông Đội Lăng mộ bà tướng Lê Kim Định 1.1.3 Tài nguyên lễ hội Ba dân tộc ở Phú Quốc là Kinh – Hoa – Khmer đều có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, bản sắc văn hóa thể hiện qua kiến trúc các ngôi chùa, miếu, qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, lê hội, trong trang phục, ẩm thực và các loại hình nghệ thuật. Hoạt động lễ hội trong cộng đồng Kinh – Hoa – Khmer cùng tham gia tổ chức, sinh hoạt hòa nhập cộng đồng. cũng giống như các tỉnh khác ở ĐBSCL, chỉ có người Kinh và người Hoa tổ chức lễ tết và mùa xuân, người Khmer tổ chức các lễ hội từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Các lễ hội của người Kinh Lễ hội Nguyễn Trung Trực Lễ hội kỷ niệm Tao đàn Chiêu Anh Các – huyện Hà Tiên Lễ hội Kỳ Yên – Đình Nam Thái – An Biên Lễ hội Nghinh Ông xã Lại Sơn – Kiên Hải Lễ hội của người Hoa Các lễ hội của người Hoa thường chú trọng vào phần lễ. Thường thì người dân đến để cúng các vật phẩm như: heo quay, bánh trái (bánh bò, bánh bao nhân mặn – ngọt, bánh lá liễu, bánh hẹ …), nhang đèn. Trong số lễ hội của các dân tộc, đáng chú ý là Lễ vía các vị thần của dân tộc Hoa. Người Hoa khi sang Việt Nam làm ăn, thường tụ họp nhau thành từng bang tùy thuộc từng quê quán dân tộc, như bang Triều Châu, bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông, mỗi bang đều xây dựng chùa thờ một vị thần của quê hương mình. Ngày vía thần của bang mình, từng bang tổ chức cúng tế ngay trong ngôi chùa của bang và mời các bang khác đến dự. Việc làm này vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa là dịp để những người đồng hương cso dịp gặp gỡ, giao hiếu với nhau sau một năm làm ăn vất vả. Các lễ hội của người Khmer Lễ hội Chôlchnămthmây của dân tộc Khmer còn gọi là lễ chịu tuổi tức là lễ Tết đón mừng năm mới (Theo Phật lịch) của người Khmer. Lễ hội này thường được tổ chức vào các ngày 13 - 14 – 15 tháng 4 dương lịch. Món ăn truyền thống trong ngày tết Chôlchnămthmây là bánh tét, bánh ngọt, hoa quả. Trong lễ mừng năm mới Chôlchnămthmây, ngoài những lễ nghi truyền thống của dân tộc như: lễ rước Mahascan (đại lịch thiên văn), lễ dâng hương quả, lễ đắp núi cát, đắp núi lúa, gạo, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu cho ông bà quá cố. Đồng bào vẫn còn duy trì được nhiều trò chơi dân gian. Đặc biệt trong tất cả các chùa đều có tổ chức múa hát Roomvông trong suốt ba ngày lễ. Lễ Đôlta của người Khmer giống như ngày lễ Vu Lan, ngày tưởng nhớ, báo hiếu ông bà, cha mẹ, họ hàng. Lễ này thường đựơc tổ chức vào ngày 30 tháng 8 âm lịch hàng năm, thường được tổ chức ở chùa. Lễ hội Okombok: lễ hội này còn được gọi là” Lễ hội cúng trăng” hay “ Đút cốm dẹt”. Mỗi năm cứ vào ngày 15/10 âm lịch, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ hội lớn này để cúng Mặt Trăng. Lễ hội Okombok cũng chính là lễ hội Văn hóa – Thể thao lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer. Ngày nay lễ hội này không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Khmer vui chơi mà còn là lễ hội chung vui cho tất cả các dân tộc trong tỉnh cùng tham dự. Các lễ vật cúng như cốm dẹt, dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, bánh kẹo …Đồng bào phật tử tập hợp lại xung quanh sân chánh điện, chờ khi mặt trăng lên tới đỉnh thì mọi người đều khấn vái để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng. Sau “lễ nuốt cốm” mọi người quây quần ăn uống vui chơi, ca hát, nhảy múa. Cùng với nghi lễ, các chùa tổ chức thả đền gió và đèn nước. Đặc biệt thả đèn nước với nghi lễ long trọng. 1.1.4 Tài nguyên danh lam thắng cảnh Các danh lam thắng cảnh tự nhiên tại Phú Quốc có khá nhiều như Đá bàn, Suối Tiên, …Các khu vực tự nhiên này cần được giữ gìn trong trạng thái tự nhiên, không cần xây dựng thêm các công trình kiến trúc tại khu vực này, ngoại trừ các công trình dịch vụ cần thiết nhất cho khách du lịch Các cảnh quan khác xen giữa biển và các mũi núi cần khái thác trên cơ sở tạo các điểm thưởng ngọan nằm tại khu vực đỉnh cao của đường hậu cần du lịch Khu vực đỉnh cao Núi Chùa trên dãy hàm Ninh có độ cao khoảng 560m với diện tích đất tương đối bằng phẳng khoảng 30 – 40 ha. Từ đỉnh núi này có thể quan sát các khu vực khác nhau của đảo cũng như có tầm nhìn xa tới khu vực biển đảo xung quanh. Tại đây có khả năng khai thác thành điểm nhìn quan sát cho khác du lịch đồng thời tận hưởng không khí mát mẻ trên đỉnh núi cao này. 1.1.5 Tài nguyên hàng hóa phục vụ du lịch - Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng không nơi nào sánh kịp. Người dân Phú Quốc bảo tồn nghề trồng tiêu không những vì mục đích kinh tế mà còn có giá trị lớn về văn hóa, du lịch. Tiêu là một đặc sản địa phương và là món quà độc đáo với khách du lịch gần xa. - Ở vùng biển Phú quốc có nhiều Hải Sâm mà nhân dân gọi là “Đồn Đột” hoặc “Đột ngậu”, Hải Sâm là món hải sản được ưa thích vì có độ dinh dưỡng cao, một loại thực phẩm cao cấp. Thường những ngư dân chài lưới đánh bắt được loài Đột trắng, đây là loài thường sống ở các bãi biển, nước sâu từ ba đến bốn sải tay. Săn bắt con Đồn đột, gọi là “lặn đột” có đặc điểm riêng. - Nước mắm Phú Quốc như đã nói trên là loại nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc, nó là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm Phú Quốc, có truyền thống trên 200 năm. - Nấm tràm có nhiều ở Phú Quốc  và có thể làm món gà luộc xúp nấm hoặc chọn cá rựa, cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm. - Gỏi cá trích đã trở thành là món ăn mang đậm hương vị của vùng biển đảo Phú Quốc được nhiều người ưa thích, bởi nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Món ăn dân dã này còn được xem là món ăn đặc sản của Phú Quốc, được nhiều thực khách biết đến. Điều này đã góp phần làm phong phú nét đẹp văn hóa ẩm thực biển đảo Phú Quốc. 1.1.6 Tài nguyên đa dạng sinh học Diện tích khoảng 37.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 33.000 ha. Tổng diện tích 31.422 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha. Vườn Quốc gia Phú Quốc là nơi tập trung 3 luồng thực vật di cư gồm hệ thực vật Mã Lai - Inđonexia, Hymalaya - Vân Nam, Quỳ Châu (Trung Quốc) và hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện. VQG Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều loài động thực vật, cảnh quan, địa hình có ý nghĩa về mặt khoa học, giáo dục, du lịch giải trí. Theo kết qủa điều tra thống kê được khoảng 530 loài thực vật bậc cao gồm 118 họ và 365 chi, có 155 loài cây dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa bệnh hiểm nghèo) và 23 loài phong lan (có một loài mới ghi nhận tại Việt Nam) đã được phát hiện. Khu hệ động vật cũng khá đa dạng với 26 loài thú, 84 loài chim và 29 loài bò sát. San hô ở Phú Quốc có tổng diện tích hơn 470 ha với khoảng 260 loài. Ngoài ra, trong vùng san hô Phú Quốc còn có hơn 150 loài cá cảnh, 48 loài động vật thân mềm, 25 loài da gai và có hơn 50 loài rong biển. Khu vực này có 42 loài được ghi vào sách Đỏ trong đó có 11 loài tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, 20 loài quý hiếm, 8 loài bị đe dọa và 3 loài nguy cấp. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Chiếm khoảng 75% tổng diện tích đảo Phú Quốc, đã và đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ mực nước ngầm và điều hoà khí hậu quanh năm mát mẻ trên đảo. Phú Quốc hiện có trên 40.000ha rừng, trong đó 31.422ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ. 1.2. Tài nguyên môi trường kinh tế xã hội: a. Nông nghiệp: Nông nghiệp được xác định là ổn định với khỏang 6.600 ha với các loại cây trồng theo hướng sạch, chất lượng cao, trong đó có thể hình thành một số trang trại phục vụ du lịch. Phú Quốc đang có hơn 200 ha rau màu. Mấy năm qua nông dân trồng rau trên đảo được Trung tâm Khuyến Nông Kiên Giang tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên với hơn 120.000 dân huyện đảo và đông đảo khách lữ hành, tạm trú thường xuyên khoảng 30.000 người Phú Quốc vẫn thiếu rau trầm trọng, ước tính lúc cao điểm tăng hơn 60-70% so với mức cung hiện thời. Đơn cử mỗi loại rau cải ngọt, hễ ở trong đất liền giá 4.000-6.000 đ/kg thì tại Phú Quốc giá cao hơn gấp đôi, thậm chí lúc khan hàng hơn 12.000-14.000 đ/kg. b. Lâm nghiệp: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Chiếm khoảng 75% tổng diện tích đảo Phú Quốc, đã và đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ mực nước ngầm và điều hoà khí hậu quanh năm mát mẻ trên đảo. Phú Quốc hiện có trên 40.000 ha rừng, trong đó 31.422 ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ. Trong phần đất rừng có thể hình thành những vườn hoa lan, vườn chim, vườn xương rồng, vườn thú chăn thả hươu sao, đà điểu để tạo thành những sản phẩm du lịch đa dạng, kinh doanh cây cảnh (Bonsai) cỡ nhỏ và diện tích siêu nhỏ cho khách du lịch làm lưu niệm c. Thủy hải sản: Ngoài những thế mạnh phát triển du lịch, vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang) còn có tiềm năng rất lớn trong phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn và chế biến hải sản. Một trong những lợi thế của Phú Quốc là có ngư trường rộng với 120 km bờ biển, nhiều eo vịnh và đảo nhỏ, môi trường và nguồn nước trong sạch, khí hậu ôn hòa. Ðó là những yếu tố thuận lợi và thích hợp để thả nuôi các loại cá lồng bè trên biển như lồng bè cá mú, cá bốp và lồng chìm ốc hương... Ðặc biệt, vùng biển Phú Quốc còn được đánh giá có trữ lượng hải sản rất lớn, nhưng mới chỉ khai thác đạt sản lượng hơn 70 nghìn tấn/năm. Là vùng biển có đa dạng các loài hải sản cá tôm, ốc, ghẹ, trong đó rất nhiều tài nguyên quý mang lại giá trị kinh tế cao như cá bốp, cá thu, cá mú, bào ngư, mực ống trứng, hải sâm, ngọc trai tự nhiên... song, do quá trình khai thác ồ ạt những năm qua, nên ngọc trai và các loài hải sản quý trên vùng biển Phú Quốc đang ngày càng khan hiếm.  d. Tài nguyên biển: Ngư trường phú Quốc là một trong những ngư trường lớn ở phía nam với trữ lượng ước tính là 0,5 triệu tấn. Năm 2009, Phú Quốc khai thác khoảng 65.000 tấn chiếm khoảng 25 % sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy – hải sản toàn tỉnh Kiên Giang. e. Tài nguyên nước Với lượng mưa lớn và diện tích lưu vực khoảng 456 km2 (78% diện tích đảo). Phú Quốc có nguồn nước mặt phong phú, mật độ sông suối cao (0,42 kh/km2) Phần lớn sông suối Phú Quốc đều bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh. - Dài nhất là rạch Cửa Cạn bắt nguồn từ núi Chùa, nhánh chính dài 28,75 km, lưu vực 147 km2 - Rạch Dương Đông bắt nguồn từ núi Đá Bạc, chiều dài nhánh chính 18,5 km2, diện tích lưu vực 105 km2. - Rạch Đầm chiều dài 14,8 km, diện tích lưu vực 49 km2 Ngoài ra Phú Quốc còn có nhiều rạch nhỏ. 1.3. Văn hóa tôn giáo Phú Quốc: Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Trên đảo có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền bắc vào năm 1954. Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp. 1.4. Cơ sở hạ tầng: 1.4.1 Giao thông vận tải + Khối lượng vận chuyển: đạt 600 ngàn tấn hàng hóa, 1.530 ngàn lượt khách, trong đó đường bộ đạt 1.300 lượt khách, đường biển tăng 83,33 %. Vận chuyển hàng không hàng năm có mức tăng khá cao. + Giao thông đường thủy: là tuyến giao thông chính nối liền Phú Quốc với 2 cảng chính là An Thới và Dương Đông. + Đường bộ: đã hình thành mạng lưới đường bộ nối liền các xã trên đảo. Các phương tiện xe 4 bánh hiện nay có thể đi lại dễ dàng. Tuyến phía Nam nối thị trấn Dương Đông và An Thới qua Hàm Ninh dài 25 km đã được nhựa hóa. Các tuyến khác mới cấp phối. Tuyến ven biển phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc đang triển khai xây dựng. + Đường không: sân bay dân sự tại Dương Đông có 1 đường băng dài khoảng 1,4 km chỉ cho phép những máy bay nhỏ hoạt động. Hiện nay, mỗi ngày có từ 4 – 5 chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Phú Quốc và mỗi tuần có 3 chuyến từ Rạch Giá tới Phú Quốc. Sân bay hiện nay đang được nâng cấp. 1.4.2. Khu dân cư đô thị Phú Quốc có 2 đô thị là Dương Đông và An Thới. Các đô thị này là các điểm dân cư hình thành lâu đời nhất tại Phú Quốc. Trung tâm Dương Đông là thị trấn huyện lị của huyện đảo. Thị trấn An Thới là thị trấn dịch vụ giao thông, đánh bắt hải sản của khu vực phía Nam đảo. Hệ thống dân cư nôn thôn bao gồm Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Dương, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu. các trung tâm phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây trên cơ sở xây dựng tập trung các bến cá, chợ và các công trình dịch vụ cấp xã như trường học, trạm y tế, bưu điện, … CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG PHÚ QUỐC Hiện trạng tài nguyên Phú Quốc Hiện trạng tài nguyên đất Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang Đất đai đảo Phú Quốc khoảng 56.300 ha, chiếm khoảng 95% diện tích toàn huyện đỏ. Đất đai huyện đảo Phú Quốc được chia ra như sau: Nhóm đất cát có 11.044 ha, chiếm 18.6%; trong đó đất cát biển trắng vàng có 5.640 ha, đất cát biển tầng mặt giàu mùn có 5.033 ha và đất cồn cát trắng có 271 ha. Nhóm này phân bố ven biển, tập trung nhiều nhất là khu vực phía Tây và Đông Nam. Nhóm đất phù sa có 1.177 ha chiếm 1.98% phân bố chủ yếu ở địa hình thấp trũng thuộc các xã Dương Tơ, Hàm Ninh, An Thới và Cửa can. Nhóm đát xám có 10.322 ha chiếm 17.4 %, trong đó đất xám trên đá ma acid và đá cát có diện tích 4.020 ha phân bố trên địa hình cao, dốc nhẹ (<8%) và đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 6.352 ha phân bố ở khu vực địa hình thấp. Loại này có thể trồng các loại cây hàng năm hoặc chuyển đổi sang mục đích xây dựng. Nhóm đất đỏ vàng có 36.678 ha chiếm 61.85%. Nhóm đất này phân bố trên các dạng địa hình đồi núi khắp tất cả các xã trong huyện. Sông suối có 84 ha chiếm 0.14 % Bảng 1: Phân b