Vùng KTTĐMT là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta với 2.788.403 ha đất tự nhiên, chiếm 8,42% diện tích tự nhiên toàn quốc, bao gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 13030’ đến 16045’ vĩ độ Bắc và từ 107001’ đến 109018’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và nước CHDCND Lào.
Nằm vào trung độ của khu vực miền Trung, trên các trục giao thông chính xuyên quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không), có hệ thống cảng biển, sân bay, là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và các quốc gia láng giềng phía Tây như Nam Lào, Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan. đã tạo cho vùng KTTĐMT có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vai trò đầu mối trung chuyển quan trọng mang ý nghĩa quốc gia tới các nước trong khu vực và trên thế giới.
171 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Đất đai - nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, địa bàn phân bố và nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng, giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lại phụ thuộc vào sự đầu tư, hướng khai thác sử dụng của con người.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 18) quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai hiện hành quy định: “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất” là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ đã lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước.
Theo hướng đó, ngay từ cuối năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT), bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đến nay quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Để đáp ứng các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành Trung ương tiến hành lập quy hoạch đồng bộ theo từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó việc phân bổ bố trí quỹ đất cho các mục đích sử dụng giữ vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất của vùng. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng KTTĐMT với đối tượng nghiên cứu bao gồm toàn bộ quỹ đất đai theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐMT theo phương pháp:
1). Trên cơ sở các kết quả về:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, tiềm năng đất đai của vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng.
- Dự báo dân số của vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng đến năm 2020.
- Chiến lược, quy hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực (nông, lâm nghiệp, thủy sản; đô thị, giao thông, thủy lợi) của cả nước đến năm 2020.
- Định mức sử dụng đất đối với các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao.
- Mối quan hệ về sự chuyển dịch giữa nguồn vốn đầu tư toàn xã hội - tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ với sự chuyển dịch diện tích đất qua các giai đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010, 2001 - 2010 cũng như quy luật biến động sử dụng đất trong thời kỳ 1996 - 2005...
2). Từ đó tính toán, tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực đến năm 2010 và 2020.
3). Sau khi đối soát với kết quả điều tra thực tiễn và khả năng đáp ứng từ quỹ đất đai, tiến hành cân đối giữa các mục đích sử dụng, đề xuất các chỉ tiêu định hướng, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 2020, trong đó:
- Cơ bản đảm bảo quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh trong vùng đã được Chính phủ phê duyệt.
- Có sự điều chỉnh một số loại đất đạt tiêu chuẩn đối với các tỉnh dự báo thấp hơn so với định mức cũng như cân đối phù hợp với các chỉ tiêu sử dụng đất của vùng được tổng hợp từ các tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước đã được Quốc hội phê duyệt.
- Có tính đến mối quan hệ, tính liên kết trong toàn vùng, liên vùng đối với một số lĩnh vực như: các khu kinh tế (Chân Mây - Lăng Cô - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội), các khu đô thị, trung tâm thương mại (Huế - Đà Nẵng - Vạn Tường - Quy Nhơn), các khu du lịch (Cố đô Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Mỹ Khê - Non Nước - Hội An - Mỹ Sơn - Sa Huỳnh - Quy Nhơn)…
Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc tuân thủ các quy định theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới Luật (như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường...), Quy hoạch sử dụng đất vùng KTTĐMT còn được xây dựng dựa trên những văn bản, tài liệu sau:
1). Các văn bản, tài liệu liên quan về đất đai:
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước (đã được Quốc hội phê duyệt).
- Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010; kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của các tỉnh trong vùng đã được phê duyệt.
- Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2000 và kiểm kê đất đai năm 2005; Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996 - 2000 và 2001 - 2005 của các tỉnh trong vùng.
2). Các văn bản, tài liệu liên quan khác:
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.
- Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị (ban hành kèm Quyết định phê duyệt số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005).
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005 của cả nước, các vùng kinh tế.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của cả nước.
- Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004).
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ - Duyên hải Trung bộ và vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020 (đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006).
- Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006).
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 139/2006/QĐ-TTg ngày 16/6/2006).
- Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai (Quyết định phê duyệt số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004).
- Các văn bản, tài liệu liên quan đến việc thành lập và xây dựng các khu kinh tế Chu Lai, Chân Mây - Lăng Cô, Nhơn Hội (Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 25/7/2003, Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006...).
- Kết quả dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý - kinh tế và 61 tỉnh/thành phố Việt Nam 1999 - 2024.
- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998).
- Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005).
- Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006).
- Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam (Quyết định phê duyệt số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004).
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002).
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002).
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000).
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010 (Quyết định phê duyệt số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005).
- Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 (Quyết định phê duyệt số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002).
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của các tỉnh trong vùng.
- Các kết quả nghiên cứu trên địa bàn vùng KTTĐMT và các tỉnh trong vùng đã được phê duyệt trong thời gian qua...
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Phần 2 - Tình hình quản lý, sử dụng đất và tiềm năng đất đai.
Phần 3 - Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
Phần 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Vùng KTTĐMT là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta với 2.788.403 ha đất tự nhiên, chiếm 8,42% diện tích tự nhiên toàn quốc, bao gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 13030’ đến 16045’ vĩ độ Bắc và từ 107001’ đến 109018’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và nước CHDCND Lào.
Nằm vào trung độ của khu vực miền Trung, trên các trục giao thông chính xuyên quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không), có hệ thống cảng biển, sân bay, là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và các quốc gia láng giềng phía Tây như Nam Lào, Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan... đã tạo cho vùng KTTĐMT có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vai trò đầu mối trung chuyển quan trọng mang ý nghĩa quốc gia tới các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2. Địa hình, địa mạo
Vùng KTTĐMT có địa hình đa dạng, phức tạp, ngoài việc bị chia cắt bởi khu vực đèo Hải Vân, nhìn chung dáng địa hình của vùng nghiêng dần từ Tây sang Đông với hình thái một dải hẹp uốn theo hình vòng cung ôm sát đường bờ biển, nhiều nhánh núi ngang nhô ra sát biển, chia cắt dải đồng bằng thành nhiều cánh đồng nhỏ, hình thành 4 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi trung bình và núi cao: có độ cao trung bình trên 700 m với độ dốc trên 250. Đây là tiểu vùng nằm ở phía Tây của vùng và phía Đông của dãy Trường Sơn Nam, địa hình bị chia cắt mạnh, đất đai chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng, đất mùn trên núi và đất xói mòn trơ sỏi đá với thảm thực vật chủ yếu là rừng, song do độ dốc lớn nên đất đai ở khu vực này thường bị xói mòn, rửa trôi.
- Địa hình núi thấp: có độ cao từ 300 - 700 m, độ dốc từ 15 - 250 và được phân bố thành những dải đất hẹp, chuyển tiếp giữa vùng núi trung bình và vùng gò đồi, chạy dọc hướng Bắc - Nam, lượn theo vòng cung của dãy Trường Sơn. Phần lớn đất đai thuộc nhóm đất đỏ vàng với thảm thực vật chủ yếu là rừng và một phần được che phủ bởi các loại cây công nghiệp lâu năm.
- Địa hình gò đồi: là địa hình trung du đồi thoải chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi và thường có độ cao dưới 300 m, độ dốc từ 8 - 150. Đất đai phần lớn thuộc loại đất nâu vàng trên phù sa cổ với thảm thực vật bao gồm các loại cây ăn quả, hoa màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Địa hình đồng bằng: có đặc điểm tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về phía Đông ra tới biển, độ dốc < 30 và từ 3 - 80 với thảm thực vật chính là các loại cây trồng nông nghiệp hàng năm. Ngoài các dải đất ven biển, phần lớn diện tích thuộc khu vực bồi đắp phù sa của hệ thống các sông (như sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn...) hình thành nên nhóm đất phù sa. Tuy nhiên, do hệ thống đê điều, điều kiện bồi lắng phù sa của các con sông... nên các khu vực ngoài đê cốt đất thường cao hơn vùng trong đê và hình thành nên các loại đất phù sa khác nhau. Ngoài ra trong tiểu vùng này còn có một số nhóm đất khác như đất mặn, đất phèn, đất cát...
Với sự phong phú của địa hình, mức chênh lệch độ cao khá lớn giữa các khu vực đã tạo điều kiện cho vùng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Song do địa hình hẹp, dốc nên thường xảy ra các hiện tượng lũ lụt, xói mòn mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trong vùng.
1.3. Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên khí hậu của vùng có sự biến động và phân hoá mạnh mẽ theo mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 năm sau. Bên cạnh đó, do có sự chia cắt bởi khu vực đèo Hải Vân nên chế độ khí hậu của vùng có nhiều đặc điểm riêng biệt với sự hình thành các tiểu vùng khí hậu mang các đặc trưng khác nhau, cụ thể như sau:
- Tiểu vùng phía Bắc đèo Hải Vân (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 21 - 250C và thấp dần về phía miền núi (thấp hơn khoảng 30C so với đồng bằng ). Đây là một trong những khu vực có lượng mưa lớn nhất nước ta, trung bình trên 3.030 mm/năm, có nơi hơn 4.500 mm (Nam Đông, A Lưới), tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, trong đó tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.
- Tiểu vùng phía Nam đèo Hải Vân (bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định):
+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 - 260C, song có sự chênh lệch giữa các khu vực theo hướng tăng dần về phía đồng bằng (trung bình 25 - 270C), thấp dần về phía miền núi (trung bình 20 - 230C), đồng thời có xu hướng tăng dần về phía Nam của vùng (trung bình 26 - 270C). Tổng tích ôn trung bình dao động từ 9.000 - 9.5000C và có xu hướng biến thiên thuận theo nhiệt độ giữa các khu vực.
+ Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.900 - 2.400 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm tới 70 - 75% tổng lượng mưa cả năm), trong đó tháng 10, 11 có lượng mưa lớn nhất, đạt 500 - 600 mm; trong khi vào mùa khô lượng mưa rất thấp, nhất là các tháng 3, 4 lượng mưa đạt dưới 50 mm. Theo khu vực, lượng mưa có xu hướng tăng dần từ khu vực đồng bằng (trung bình 1.800 - 2.000 mm) lên miền núi (trên 2.500 mm) nhưng giảm dần từ phía Bắc (2.000 - 2.500 mm) về phía Nam vùng (1.700 - 2.000 mm).
- Ngoài ra, chế độ khí hậu của vùng còn có một số yếu tố khác mang đặc điểm khá tương đồng trong toàn vùng, đó là:
+ Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 85% và phụ thuộc vào sự phân hóa mùa trong năm, trong đó vào mùa mưa độ ẩm cao 80 - 85%, mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%, có nơi dưới 75%.
+ Gió mùa Tây Nam khô, nóng bắt đầu thổi từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3 m/s, có khi lên tới 7 - 8 m/s. Ngoài ra ở khu vực phía Bắc đèo Hải Vân còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 - 6 m/s.
+ Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, trung bình một năm có 1 - 3 cơn bão.
Nhìn chung, với chế độ nhiệt, lượng ánh sáng khá phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quang hợp phát triển của cây trồng cũng như là cơ sở cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống phù hợp với từng khu vực trên địa bàn vùng. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung và phân hoá theo mùa cũng như sự khác biệt lượng mưa giữa các khu vực... có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vùng. Vì vậy việc bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng phù hợp với chế độ mưa trên từng địa bàn cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nhất là ở những khu vực chưa có công trình thuỷ lợi. Ngoài ra, các yếu tố khí hậu bất lợi khác như bão, gió mùa Tây Nam khô nóng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
1.4. Thuỷ văn, nguồn nước
Vùng KTTĐMT có mạng lưới sông suối tương đối phát triển, phân bố với mật độ khá cao, trung bình từ 0,5 - 1,2 km/km2, chủ yếu bắt nguồn và chảy trong phạm vi nội vùng với hướng chảy từ Tây sang Đông. Nhìn chung hệ thống sông suối thường ngắn và dốc, bao gồm các sông chính như: sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, sông Nông (Thừa Thiên - Huế); sông Hàn (Đà Nẵng); Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ (Quảng Nam); Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Nhuệ, Trà Câu (Quảng Ngãi); Lại Giang, La Tinh, sông Côn, sông Hà Thanh (Bình Định)...
Do điều kiện yếu tố độ dốc địa hình nên chế độ thủy văn của các sông đa phần mang đặc điểm: vào mùa mưa dòng chảy lớn ở thượng nguồn, nước lũ dồn về nhanh trong khi đoạn hạ lưu độ dốc nhỏ, cửa sông cạn, hẹp, do vậy khả năng thoát lũ chậm, thường gây lũ lụt ở đồng bằng (nhất là khi trùng với thời kỳ triều cường); trong khi vào mùa khô dòng chảy nhỏ, gây khô hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt. Vì vậy, mặc dù phần lớn các khu vực trong vùng có thể tự cân đối được nguồn nước thông qua hệ thống công trình thuỷ lợi, hồ chứa..., nhưng biện pháp trữ nước thông qua hệ thống hồ chứa vẫn là một vấn đề cần được quan tâm nhiều, nhằm hạn chế lũ lụt trong mùa mưa cũng như giải quyết yêu cầu về nước trong mùa khô.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Toàn vùng hiện có 2.788.403 ha đất tự nhiên, trong đó đã khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích 2.073.700 ha (chiếm 74,37% diện tích tự nhiên). Phần diện tích còn lại 714.703 ha (chiếm 25,63% diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng (636.252 ha, chiếm 89% tổng đất chưa sử dụng).
Về thổ nhưỡng, đất đai của vùng được chia làm 14 nhóm đất với diện tích 2.686.923 ha (diện tích điều tra), cụ thể như sau:
- Nhóm đất cát: Diện tích 101.346 ha, chiếm 3,63% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế (38.385 ha), Quảng Nam (33.655 ha), Bình Định (13.570 ha) và được phân thành 3 loại đất:
+ Đất cồn cát và bãi cát trắng vàng: chủ yếu ở Quảng Nam và Bình Định.
+ Đất cát biển Glây: tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Đất cát điển hình: phân bố tập trung ở Bình Định.
Nhìn chung, nhóm đất cát thường phân bố thành các dải hẹp dọc bờ biển và các cửa sông theo hướng Đông - Đông Nam, là phần tiếp giáp giữa bậc thềm phù sa cổ và trầm tích biển. Đất có đặc tính dễ di động theo gió, ít chua, nghèo mùn, mức độ phân giải hữu cơ mạnh, hàm lượng đạm, lân dễ tiêu, lân tổng số rất thấp. Ngoài những khu vực có điều kiện tưới hiện đang được sử dụng trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nơi đất thấp có thể trồng lúa, còn lại phần lớn diện tích là chưa sử dụng.
- Nhóm đất phù sa: Có 252.838 ha, chiếm 9,07% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở Quảng Ngãi (98.158 ha), Quảng Nam (50.738 ha) và Bình Định (61.611 ha), bao gồm 7 loại đất:
+ Đất phù sa được bồi: phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu của các sông thuộc Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định.
+ Đất phù sa không được bồi: phân bố tiếp giáp với đất phù sa được bồi, chủ yếu ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
+ Đất phù sa ngòi suối: phân bố thành từng dải hẹp ven các sông, suối nhỏ tập trung ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.
+ Đất phù sa