Đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưu chính, viễn thông (gọi chung cho các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện) là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội của mọi người dân, mọi tổ chức trong xã hội; là ngành có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Phát triển bưu chính, viễn thông đúng định hướng, theo quy hoạch là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ trước tới nay, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển theo chiều hướng tốt song chưa đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và các ngành khác, chưa toàn diện. Vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh nhiều nơi chưa có; các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm chất lượng các dịch vụ, các điểm kết nối chưa được hoàn chỉnh; cáp quang hoá trong truyền dẫn chưa đồng đều v.v, đặc biệt vẫn chưa có quy hoạch định hướng nên việc đầu tư để phát huy hết năng lực mạng cũng như tính ưu việt của toàn hệ thống phục vụ cho sự phát triển chung đang còn nhiều hạn chế. Ngành bưu chính viễn thông cần có sự quan tâm, ưu tiên phát triển trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược viễn thông như một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo để xây dựng các quy hoạch trong đó có quy hoạch về bưu chính, viễn thông, nhằm định hướng phát triển ngành bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển bưu chính viễn thông, phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH - Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2020; - Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010; - Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; - Căn cứ Thông tư số: 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; - Thông báo số: 197/TB-UBND ngày 22/8/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kontum về kết luận của đồng chí Đào Xuân Quý – PCT UBND tỉnh tại cuộc họp giải quyết một số đề nghị của Sở Bưu chính Viễn thông. - Công văn số 2488/UBND-XD ngày 28/11/2006 của UBND tỉnh Kon Tum thống nhất đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Kon Tum từ 2007-2010, định hướng đến năm 2020. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020; - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Kon Tum; - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII; III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời là cơ sở để Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh chỉ đạo phát triển bưu chính, viễn thông thống nhất, đồng bộ với quy hoạch của các ngành trong tỉnh, là cơ sở để Nhà nước xem xét quyết định đầu tư các dự án, các công trình bưu chính, viễn thông. Làm cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính, viễn thông lập kế hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh. Thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện thành công các dự án cấp thiết về bưu chính, viễn thông. Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam.

doc119 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐẦU TƯ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH KON TUM  ĐƠN VỊ TƯ VẤN VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG   MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 7 II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7 III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH 8 PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM 9 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9 1. Vị trí địa lý 9 2. Địa hình 9 3. Khí hậu 9 4. Sông ngòi 10 II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH 10 1. Dân số 10 2. Nguồn nhân lực 10 III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 11 1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007 11 1.1. Kinh tế: 11 1.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 12 2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 12 2.1. Kinh tế: 12 2.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 14 3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010 14 4. Định hướng phát triển của tỉnh 15 5. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 18 5.1. Thuận lợi 18 5.2. Khó khăn 18 PHẦN III. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 19 I. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH 19 1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ 19 2. Mạng vận chuyển Bưu chính 20 3. Dịch vụ Bưu chính 20 4. Nguồn nhân lực Bưu chính 21 II. HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG 22 1. Mạng chuyển mạch 22 2. Mạng truyền dẫn 23 2.1. Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh 23 2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh 23 3. Mạng ngoại vi 24 4. Mạng di động 24 5. Mạng Internet và VoIP 26 6. Nguồn nhân lực viễn thông 27 7. Dịch vụ Viễn thông 28 III. THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 30 IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM 31 1. Cơ chế chính sách chung của cả nước 31 2. Quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông tại Kon Tum 32 V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM 32 VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 34 PHẦN IV. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 35 I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH 35 1. Xu hướng đổi mới tổ chức ngành bưu chính 35 2. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế 35 3. Xu hướng phát triển các dịch vụ mới 35 4. Xu hướng ứng dụng khoa học và công nghệ 36 5. Dự báo phát triển đến năm 2020 37 II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG 37 1. Xu hướng công nghệ viễn thông của thế giới và Việt Nam 37 2. Xu hướng phát triển thị trường 39 3. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế 40 4. Xu hướng phát triển công nghệ 40 5. Xu hướng phát triển Viễn thông đến năm 2020 41 III. DỰ BÁO NHU CẦU CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM 41 1. Dự báo các dịch vụ bưu chính 42 2. Dự báo các dịch vụ viễn thông 42 PHẦN V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM 43 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG 43 II. QUY HOẠCH BƯU CHÍNH 44 1. Quan điểm phát triển 44 2. Mục tiêu 44 2.1. Dịch vụ công ích 44 2.2. Các chỉ tiêu phát triển 45 2.3. Phát triển dịch vụ 45 3. Quy hoạch Bưu chính 46 3.1. Mạng Bưu chính 46 3.2. Dịch vụ Bưu chính 47 3.3. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ bưu chính 49 3.4. Phát triển nguồn nhân lực 51 3.5. Phát triển thị trường chuyển phát thư 53 3.6. Tự động hóa mạng Bưu chính 54 III. VIỄN THÔNG 54 1. Quan điểm phát triển 54 2. Mục tiêu phát triển 55 3. Quy hoạch phát triển Viễn thông 56 3.1. Các phương án phát triển 56 3.2. Định hướng phát triển thị trường 68 3.3. Định hướng phát triển dịch vụ 68 3.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 69 3.5. Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích 70 IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN 2020 76 1. Bưu chính 76 2. Viễn thông 76 2.1. Định hướng phát triển dịch vụ 77 2.2. Định hướng công nghệ 77 2.3. Định hướng đầu tư 78 V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 79 1. Bưu chính 79 1.1. Đặc điểm của hoạt động bưu chính 79 1.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bưu chính 79 2. Viễn thông 80 2.1. Đặc điểm của hoạt động viễn thông 80 2.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch viễn thông 80 VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 81 VII. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 82 1. Khái toán đầu tư bưu chính 82 2. Khái toán đầu tư cho Viễn thông 84 2.1. Phương án 1 84 2.2. Phương án 2 88 2.3. Phương án 3 88 VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM 90 1. Các dự án phát triển Bưu chính 90 2. Các dự án phát triển Viễn thông và Internet 91 PHẦN VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 92 I. GIẢI PHÁP 92 1. Bưu chính 92 1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông 92 1.2. Giải pháp về đầu tư phát triển 93 1.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 94 1.4. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 95 1.5. Nhóm các giải pháp khác 97 2. Giải pháp Viễn thông 97 2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông 97 2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển 102 2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách 102 2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 104 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 106 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 PHẦN VII. PHỤ LỤC 111 PHỤ LỤC 1. KIẾN TRÚC MẠNG NGN 111 PHỤ LỤC 2. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH 113 PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 118 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưu chính, viễn thông (gọi chung cho các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện) là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội của mọi người dân, mọi tổ chức trong xã hội; là ngành có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Phát triển bưu chính, viễn thông đúng định hướng, theo quy hoạch là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ trước tới nay, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển theo chiều hướng tốt song chưa đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và các ngành khác, chưa toàn diện. Vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh nhiều nơi chưa có; các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm chất lượng các dịch vụ, các điểm kết nối chưa được hoàn chỉnh; cáp quang hoá trong truyền dẫn chưa đồng đều v.v, đặc biệt vẫn chưa có quy hoạch định hướng nên việc đầu tư để phát huy hết năng lực mạng cũng như tính ưu việt của toàn hệ thống phục vụ cho sự phát triển chung đang còn nhiều hạn chế. Ngành bưu chính viễn thông cần có sự quan tâm, ưu tiên phát triển trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược viễn thông như một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo để xây dựng các quy hoạch trong đó có quy hoạch về bưu chính, viễn thông, nhằm định hướng phát triển ngành bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển bưu chính viễn thông, phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH - Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2020; - Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010; - Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; - Căn cứ Thông tư số: 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; - Thông báo số: 197/TB-UBND ngày 22/8/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kontum về kết luận của đồng chí Đào Xuân Quý – PCT UBND tỉnh tại cuộc họp giải quyết một số đề nghị của Sở Bưu chính Viễn thông. - Công văn số 2488/UBND-XD ngày 28/11/2006 của UBND tỉnh Kon Tum thống nhất đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Kon Tum từ 2007-2010, định hướng đến năm 2020. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020; - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Kon Tum; - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII; III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời là cơ sở để Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh chỉ đạo phát triển bưu chính, viễn thông thống nhất, đồng bộ với quy hoạch của các ngành trong tỉnh, là cơ sở để Nhà nước xem xét quyết định đầu tư các dự án, các công trình bưu chính, viễn thông. Làm cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính, viễn thông lập kế hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh. Thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện thành công các dự án cấp thiết về bưu chính, viễn thông. Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam. PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới ở phía bắc Tây Nguyên. Nằm ở ngã ba Đông Dương có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi. Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp với hai nước Lào và Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai. Vì vậy, tỉnh Kon Tum có vị trí rất quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng đối với Vùng Tây Nguyên, Miền Trung và cả nước. Kon Tum có diện tích 9.661,7 km2 bao gồm 8 huyện và 1 thị xã. 2. Địa hình Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, bao gồm: Đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Độ cao trung bình ở phía Bắc từ 800-1.200m, phía Nam độ cao từ 500 - 550m. Phần lớn diện tích tự nhiên của Tỉnh nằm khuất bên sườn phía tây của dãy Trường Sơn Nam. 3. Khí hậu Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình phổ biến các nơi đạt 22 – 230C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78-87%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 - 90% lượng mưa hàng năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào các tháng mùa khô. 4. Sông ngòi Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông suối bắt nguồn từ phía bắc của tỉnh Kon Tum thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết bao gồm các hệ thống: Hệ thống thông đầu nguồn sông Ba: Bắt nguồn từ vùng núi Konklang (huyện Konplong), qua tỉnh Gia Lai, tỉnh Phú Yên và đổ ra biển Đông. Hệ thống sông Sê San: Hệ thống này bao gồm các con sông: Sông Đak Bla, Sông Đak Psi, Sông Pôkô. Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100.000 m3/ngày, nhất là từ độ sâu 60m – 300m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra ở huyện Đăk Tô, Konplong phát hiện được 9 điểm có nước khoáng nóng có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh. II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH 1. Dân số Dân số tỉnh Kon Tum năm 2007 là 389.745 người. Dân cư trong tỉnh phân bổ không đồng đều. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 40 người/km2. Trong đó khu vực thành thị 136.113 người (chiếm 34,92%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là 1,963%. Toàn tỉnh có 21 dân tộc. Trong đó, dân tộc kinh chiếm gần 47%, dân tộc Xơ Đăng 24%, dân tộc Bana chiếm 11,6%, dân tộc Giẻ Triêng 7,56%, dân tộc Gia Rai 5%, các dân tộc còn lại 4,84%. 2. Nguồn nhân lực Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân 199.045 người, trong đó lao động nông lâm nghiệp là 143.935 người, chiếm khoảng 72,31%. Đa số là lao động phổ thông, chưa được đào tạo cơ bản qua các trường cũng như các cơ sở sản xuất. Nguồn nhân lực là đồng bào ít người có trình độ dân trí còn khá thấp, chưa đủ sức và đáp ứng được cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007 1.1. Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2007 là 15,24%. Trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,97%, Công nghiệp – xây dựng tăng 35,85% và Dịch vụ tăng 13,26%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,46 triệu đồng (tương đương 461USD), đạt 106,5% so với kế hoạch, tăng 90 USD so với năm 2006. Diện tích trồng lúa cả năm đạt 96,68% so với kế hoạch; diện tích cao su tăng 2.504 ha; diện tích cây sắn tăng so với năm 2006 là 2.405 ha; bệnh lở mồm long móng đã xẩy ra làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển đàn gia súc của tỉnh. Tuy nhiên, đến 30/06/2007 dịch bệnh đã được khống chế và dập tắt; diện tích trồng rừng tăng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt khá (738,8 tỷ đồng) tăng 25,3% so với năm 2006. Một số sản phẩm tăng cao như: Sản phẩm từ sắn và tinh bột sắn, đường, gỗ xẻ, hàng mộc dân dụng xuất khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 là 1.532 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 34,3 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2006. Công tác xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt khá, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 100 nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, khảo sát và lập dự án đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực: Thuỷ điện, trồng rừng, trồng cao su, đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Măng Đen… Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 378,3 tỷ đồng, tăng 17,21% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: Thu nội địa (chưa tính thu xổ số kiến thiết) là 322,747 tỷ đồng; Thu xổ số kiến thiết quản lý qua ngân sách là 28 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương là 1.816 tỷ đồng. Trong đó: Chi ngân sách địa phương là 1.086 tỷ đồng; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương là 730 tỷ đồng. Chỉ số giá tiêu dùng tính đến hết tháng 11 năm 2007 là 109,62%. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn: 2.536,82 tỷ đồng, trong đó đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách là 871,17 tỷ đồng. Ngoài vốn cho đầu tư phát triển đã được bố trí từ đầu năm, số vốn được các Bộ, ngành bổ sung trong năm là 165 tỷ đồng. 1.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng Về giáo dục - đào tạo: Tiếp tục củng cố, nâng cao kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; loại hình bán trú dân nuôi xã, liên xã được quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả; Thực hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đặc biệt trong năm đã phối hợp với Đại học Đà Nẵng củng cố trường lớp, ổn định cho khoá học đầu tiên và thực hiện rà soát quy hoạch, cử 100 cán bộ các xã, phường, thị trấn để đào tạo tại Phân hiệu này. Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe: Được chú trọng quan tâm, tuy trong năm vẫn có một số địa phương xảy ra dịch sốt xuất huyết, nhưng không có trường hợp nào tử vong; Công tác phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường, cơ sở hạ tầng y tế được củng cố, kiện toàn; tiếp tục triển khai cuộc vận động tăng cường bác sỹ về công tác tuyến xã; tiếp tục thực hiện đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ. Tuy nhiên, chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu. Mạng lưới y tế thôn bản đã được hình thành nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Văn hoá: Đã tổ chức nhiều hoạt động về văn hoá, thể thao mừng các ngày kỷ niệm của đất nước, của tỉnh; Đẩy mạnh tuyên truyền bầu cử Quốc hội khoá XII. Đến cuối năm 2007, tổng số hộ nghèo ước giảm còn khoảng 22.520 hộ, chiếm tỷ lệ 26,5% (giảm 4,88% so với năm 2006). An ninh quốc phòng: Đã duy trì, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; an toàn giao thông đã đạt được tiến bộ đáng kể, tuy nhiên chưa vững chắc, tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn xẩy ra. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được xử lý có hiệu quả. Tổ chức thành công diễn tập PT07. 2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 2.1. Kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 636 tỷ đồng (giá 1994), tăng 14,42% cùng kỳ năm trước (gần bằng mức tăng của năm 2007). Trong đó, Nông – Lâm - Thuỷ sản tăng 9,59%, Công nghiệp – Xây dựng tăng 23,01%, Thương mại - dịch vụ tăng 11,97%. Trong điều kiện khó khăn do lạm phát, giá cả tăng cao, Chính phủ siết chặt chi tiêu và đầu tư công, nhưng tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sản lượng lương thực có hạt tăng 2,85%. Toàn tỉnh có 211 nghìn con gia súc, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2007. Tình hình dịch, bệnh trên cây trồng và vật nuôi được kiểm soát tốt. Sản lượng gỗ khai thác (tận thu) trên địa bàn đạt 17.000m3, giảm 7,7% cùng kỳ năm trước. Công nghiệp đạt kết quả khá, giá trị sản xuất đạt trên 298 tỷ đồng, tăng 10,61% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 1.014 tỷ đồng, tăng 40% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD, bằng 43% kế hoạch, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 triệu USD, bằng 32,6% kế hoạch. Thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn 6 tháng đầu năm là 273.830 triệu đồng (chưa tính thu sổ xố kiến thiết quản lý qua ngân sách là 18.000 triệu đồng), đạt 65,2% dự toán và tăng 57,4% so thực hiện cùng kỳ năm trước. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện 6 tháng 101.000 triệu đồng, tăng 77,8% so cùng kỳ năm trước; chi đầu tư từ Trung ương bổ sung có mục tiêu ước thực hiện 6 tháng 203.000 triệu đồng, đạt 38,6% kế hoạch. Chi thường xuyên ước 394.500 triệu đồng, đạt 47,5% dự toán và tăng 18,8% so thực hiện cùng kỳ năm trước. Việc mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đô thị được quan tâm đầu tư, xây dựng. Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp Hoà Bình, Sao Mai, Đăk La; một số hạng mục khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy hiệu quả; đang xúc tiến kêu gọi đầu tư khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla. Thị xã Kon Tum được đầu tư phát triển và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại III (miền núi). Nhiều thị trấn huyện lỵ được quy hoạch, chỉnh trang, xây dựng mới, góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo chung của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 89/97 xã, phường, thị trấn có đường giao thông, ô tô có thể đến trung tâm xã và một số thôn. Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường đô thị đã và đang được đầu tư nâng cấp. Mạng lưới điện đã đến 100% số xã với 90% số hộ được sử dụng điện. 2.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng Hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quan tâm giải quyết khá đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Về giáo dục - đào tạo: Công tác dạy và học được duy trì có nề nếp; chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tốt. Tuy nhiên, số học sinh bỏ học đến 31/3/2008 là 2.904 em (trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 75,55%). Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 năm 2008 được tổ chức nghiêm túc, an toàn và đạt kết quả khá (tỷ lệ giáo dục trung học phổ thông đỗ tốt nghiệp 75,96%, tăng 20,34%; tỷ lệ giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp 20,8%, tăng 14,38% so với lần 1 năm 2007). Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe: Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường; đưa vào sử dụng hệ thống chụp cắt lớp CT Scanner; triển khai thực hiện Đề án khám
Luận văn liên quan