Đề tài Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa và sự vận dụng quy luật này trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nền sản xuất hàng hoá trong quá trình hoạt động và phát triển của nó luân chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế.Quy luật kinh tế là những mối liên hệ nhân quả,tất yếu,bản chất ,thường xuyên,lặp đi lặp lại của các quá trình kinh tế khách quan.Quy luật kinh tế hoạt động ở mỗi phương thưcsanr xuất hợp thành một hệ thống có tác động chi phối hoạt động của phương thức sản xuất đó.do đó việc nắm bắt các quy luật kinh tếco ý nghĩa hết sức quan trọng,nhất là trong điều kiện hiện nay khi đất nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong khuân khổ tiểu luận này tôi tôI xin được phân tích quy luật giá trị hàng hoá trong nền sản xuất hàng hoá và sự vận dụng quy luật này trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. QLGT là quy luật hoạt động trong các phương thức sản xuất có sản xuất và lưu thông hàng hoá.QLGT là một quy luật kinh tế nên có biểu hiện thông qua hoạt động kinh tế của con người,thông qua sự vận động của các phạm trù kinh tế,các hình thức kinh tế cũng như quá trình kinh tế cụ thể nhất định.mặt khác cũng mang tính lịch sử nên chỉ xuất hiện ,tồn tại dựa trên những cơ sở kinh tế xá định.có thể nói QLGT là những kiến thức cơ bản và kháI quát nhất trong sản xuất kinh doanh.hiểu một cách đầy đủ về QLGT,chúng ta mới có tri thức để áp dụng chúng vào trong điều kiện thực tiễn hiện nay.

pdf16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10785 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa và sự vận dụng quy luật này trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU Nền sản xuất hàng hoá trong quá trình hoạt động và phát triển của nó luân chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế.Quy luật kinh tế là những mối liên hệ nhân quả,tất yếu,bản chất ,thường xuyên,lặp đi lặp lại của các quá trình kinh tế khách quan.Quy luật kinh tế hoạt động ở mỗi phương thưcsanr xuất hợp thành một hệ thống có tác động chi phối hoạt động của phương thức sản xuất đó.do đó việc nắm bắt các quy luật kinh tếco ý nghĩa hết sức quan trọng,nhất là trong điều kiện hiện nay khi đất nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong khuân khổ tiểu luận này tôi tôI xin được phân tích quy luật giá trị hàng hoá trong nền sản xuất hàng hoá và sự vận dụng quy luật này trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. QLGT là quy luật hoạt động trong các phương thức sản xuất có sản xuất và lưu thông hàng hoá.QLGT là một quy luật kinh tế nên có biểu hiện thông qua hoạt động kinh tế của con người,thông qua sự vận động của các phạm trù kinh tế,các hình thức kinh tế cũng như quá trình kinh tế cụ thể nhất định.mặt khác cũng mang tính lịch sử nên chỉ xuất hiện ,tồn tại dựa trên những cơ sở kinh tế xá định.có thể nói QLGT là những kiến thức cơ bản và kháI quát nhất trong sản xuất kinh doanh.hiểu một cách đầy đủ về QLGT,chúng ta mới có tri thức để áp dụng chúng vào trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Vì thời gian cũng như những hiểu biết có hạn trong khuôn khổ đề tài này tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót.tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy là : PGS – TS Vũ Văn Hân – giảng viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – người dã trực tiếp giảng dậy tôi trong suất thời gian qua để tôi hiểu sâu sắc hơn về đề tài : “quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá và sự vạn dụng quy luật này trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”. Em xin chân thành biết ơn thầy! 2 3 NỘI DUNG QLGT VÀ VAI TRÒ CỦA QLGT TRONG NỀN KTHH 1. VỊ TRÍ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ: . Trong nền sản xuát hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu ,sản xuất là việc riêng của từng người ,cho nên ho hoạt động hoàn toàn tự do,không bi một sức mạnh nào rang buộc.sự thực, mọi hoạt động của họ trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu thông,đều bị QLGT,quy luật của sản xuất và trao đổi hàng hoá chi phối. Trong nền kinh tế hàng hoá ,hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp ,những người sản xuất hàng hoá tư nhân,riêng lẻ xuất ra.những chủ thể sản xuất hàng hoá cạnh tranh với nhau. Mỗi người đều tự mình sản xuất độc lập không phụ thuộc vào người khác,vừa lo cạnh tranh giữ vững và mở rộng địa vị của mình trên thị trường. Tuy nhiên trên thị trường, những người sản xuất hàng hoá là bình đẳng với nhau. Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì quyền lực của thị trường đối với người sản xuất càng mạnh. Quyền lực này tồn tại khách quan, độc lập và chi phối họ. Lực lượng khách quan đó chính là những quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá mà trước hết đó chính là QLGT. QLGT quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phảI tién hành trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay hao phí lao động xã hội cần thiết. điều đó có nghĩa là : giá trị hàng hoá do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá tạo nên và lươnmgj giá trị của hàng hoá cá biệt phảI phù hợp với lượng lao động xã hội tất yếu đẻ làm ra loại hàng hoá đó. Nói cách khác : hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá phảI phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết, lực lượng lao động dành cho một nghành sản xuất nào đó phảI phù hợp với nhu cầu xã hội. Người sản xuất muốn làm ăn có lãI thì ắt hẳn phảI sản xuất ra hàng hoá có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Nừu không ,hàng hoá của người đó sẽ không được đại bộ phận người tiêu dùng chấp nhận Bên cạnh đó , trao đổi phảI được tiến hành theo nguyên tắc ngang giá. đó là yêu cầu của QLGT. QLGT buộc mọi người sản xuất và trao đổi hàng hoá phảI tuân theo mệnh lệnh của giá cả trên thị trường. chỉ co thông qua sự vận động lên xuống của giá 4 cả thị trường mới thấy được sự hoạt động của QLGT. vỉ giá trị là cơ sở của giá cả ,nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hopá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố như : cạnh tranh cung, cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó.sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của QLGT. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà QLGT phát huy tác dụng. Giá cả thị trươpngf lên xuống một cách tự phát , xoay chung quanh giá trị , là sản phảm của nền kinh tế tự do cạnh tranh, biểu hiện sự tác động của QLGT trong điều kiện sản xuất và trao đổi hang hoá tư nhân. 2. YÊU CẦU CỦA QLGT : Trong nền sản xuất hang hoá giản đơn: hàng hoá được làm ra phục vụ nhu cầu cá nhân. vì vậy lưu thông và buôn bán không phải là mục đích của người sản xuất.sản phẩm làm ra, được đem ra trao đổi cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu cá nhân, không phải nhu cầu của xã hội VD : 1kg thịt cừu đổi lấy 5kg lúa mạch. Đó là những sản phẩm cá nhân. ở đây người ta quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hoá .”mỗi người sở hữu trao đổi hàng hoá để thoả mãn nhu cầu ca nhân . Anh ta muốn đổi hàng hoá của mình lấy một háng hoá khác hợp với sở thích mà không cần quan tâm xem hàng hoá của mình đối với người sở hữu hàng hoá kia có một giá trị có ích gì hay không”.(C.Mac) Trong lền sản xuất hàng hoá TBCN: hàng hoáđược làm ra để phục vụ cho nhu cầu xã hội . sản phẩm sản xuất ra không đơn thuần để trao đổi mà để buôn bán và lưu thông .Mục đích của lền sản xuất là phục vụ nhu cầu xã hội . với người sở hữu hàng hóa ,bất cứ hàng hoá nào cũng là vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hoá khác . Nhưng vì tất cả mọi người đều ở trong trường hợp như vậy cho lên không có một hàng hoá nào la vật ngang giá chung cả .Giá trị tương đối của hàng hoá không có một hình thức chung nào làm cho hàng hoá có thể coi là số lượng giá trị đươc đem so sánh với nhau . hàng hoá được đem là vật ngang giá chung là kết quả của hành vi xã hội.một hàng hoá đặc biẹt đã được tách riêng ra và được dung để cho các hàng hoá 5 khác biểu hiện giá trị của mình ,hàng hoá đó là tiền tệ. Giá trị hàng hoá được biểu hiện ra bằng tiền được gọi là giá cả hàng hoá . trong nền kinh tế XHCN,tiền tệ cũng được dùng làm tiêu chuẩn giá cả.ở Viêt Nam tiêu chuẩn giá cả là “Đồng” (VNĐ) Trong nền sản xuất hàng hoá XHCN : hang hoá đều có giá trị , số lượng lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị đó.chỉ trong giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản ,sản xuất hàng hoá ,QLGT và tiền tệ mới tiêu vong. Về các hình thức chuyển hoá của QLGT thì co thể chia làm 2 loại, theo thời gian. Thứ nhất là trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh : QLGT chuyển hoá thành quy luật giá cả sản xuất . thứ hai là trong giai đoạn CNTB độc quyền : QLGT chuyển hoá thành quy luật giá cả độc quyền cao. 3. NHỮNG TÁC DỤNG CỦA QLGT : - QLGT điều tiết sản phẩm và lưu thông hàng hoá Điều tiết sản phẩm hàng hoátức là điều hoà , phân bổ các yếu tố xuất giữa các nghành,các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của QLGT thông qua sự biến động của quy luật cung cầu . nếu ở ngành nào đó cung nhỏ hơn cầu ,giá cả hàng hoá sẽ nên cao hơn giá trị , hàng hoá bán chạy, lãi cao ,thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. ngược lại khi cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ giảm xuống , hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn.tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao hơn. còn trường hợp cung và cầu trên thị trường cân bằng nhau, tức là giá cả bằng với giá trị, sản xuất vừa khít với nhu cầu của xã hội, thì hết sức hiếm và ngẫu nhiên . Như vậy là theo mệnh lệnh của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống quanh giá trị mà có sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác , do đó quy mô sản xuất của ngành đó mở rộng. Việc điều tiêt tư liệu sản xuất và sức lao động trong từng lúc có xu hướng phù hợp với yêu cầu của xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sản xuất. đó là biểu hiện vai trò điều tiết của 6 QLGT. Nhưng sản xuất trong điều kiện chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do vô chính phủ sẽ dãn đến những tỉ lệ cân đối hình thành một cách tự phát đó chỉ là hiện tượng tạm thời và thường xuyên bị phá vỡ, gây ra những lãng phí to lớn về của cải xã hội. QLGT không chỉ điều tiết sản xuất hàng hoá mà còn điều tiết cả lưu thông hàng hoá . giá cả hàng hoá hình thành một cách tự phát thoe quan hệ cung cầu. Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, nhưng giá cả cũng có tác dụng khơi thêm luồng hàng, thu hút những luồng hàng từ nơI giá thấp đến nơi giá cao, làm cho lưu thông hàng hoá thông suất. Vì thế lưu thông hàng hoá cũng do QLGT điều tiết thông qua sự lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị . Như vậy sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá. - QLGT kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí xã hội của hàng hoá thì ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao. Ngươi sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phai hạ thấp hao phí lao dộng cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy họ phải luân tìm cách cải tiến kỹ thuật, cảI tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Như vậy QLGT đã thúc đẩy sản xuất phát triển. - QLGT thực hiện sự lựa chọ tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo. Trên thị trường các hàng hoá có giá trị cá bịêt khác nhau đều phải trao đổi theo giá trị xã hội. Cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa những người cùng sản xuất, kinh doanh 7 một loại sản phẩm . cạnh tranh vừa là môi trường vừa là dộng lực của sự phát triển. Do đó trong quá trìng sản xuất và trao đổi hàng hoá không tránh khỏi tình trạng một số người sản xuất phát tài, làm giàu, còn một số người khác bị phá sản. những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao , trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phi lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi hoặc gặp ruỉ ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó. Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn sự tác động của QLGT dẫn đến kết quả là một số ít người mở rộng dần kinh doanh, thuê nhân công và trở thành nhà tư bản, còn một số lớn người khác bị phá sản dần, trở thành những người lao động làm thuê.thế là sự hoạt động của QLGT dẫn tới sự phân hoá những người sản xuất hàng hoá, làm cho quan hệ sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa phát sinh. Lê –Nin nói : “ …nền tiểu sản xuất thì từng ngày, từng giờ, luôn luôn đẻ ra chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, một cách tự phát và trên quy mô rộng lớn”. Trong nền sản xuất hàng hoá tu bản chủ nghĩa, QLGT cũng tác động hoàn toàn tự phát “sau lưng’’ những người sản xuất, hoàn toàn ngoài ý muốn của nhà tư bản. chỉ trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, do chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chiếm địa vị thống trị, con người mới có thể nhận thức và vận dụng QLGT một cách có ý thức để phục vụ lợi ích của mình. Tóm lại, QLGT một mặt chi phối sự lựa chọn tự nhiên,đào thải các yếu tố kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển, măt khác nó phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM . 1. thực trạng việc vận dụng QLGT và vai trò của QLGT trong nèn kinh tế ở nước ta trong thời gian qua. 8 Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xã định là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. -Thời gian trước đổi mới : Trong thời kỳ trước đổi mới , chunbgs ta đã có cách hiểu không đúng về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng,bình đẳng xã hội,do đó việc vận dụng QLGT cũng có những thiếu sót. Trước năm 1986nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp. Nhà nước nhận thức, tính toán và lợi dụng tác dụng của QLGT trong thực tiễn lãnh đạo nền kinh tế một cách có kế hoạch (kế hoạch hoá mang tính chất mệnh lệnh). điều này là rất cứng nhắc và mang nhiều yếu tố chủ quan,vô hình chung đã phủ nhận tính khách quan của QLGT. Cụ thể : trước đổi mới ở nước ta thực hiện cơ chế hai giá : giá cả theo kế hoạch và giá cả trên thi trường tự do. Giá cả theo kế hoạch thấp hơn rất nhiều so với giá cả trên thị trường tự do. Nói chung giá cả đó gần như không có quan hệ gì với giá trị hàng hoá,cũng như không tương quan đến cung,cầu hàng hoá,nên mọi sự tính toán hiệu quả đều sai lệch. Bao cấp qua giá là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt lớn của ngân sách, do đó dẫn đến lạm phát. Việc phân phối lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành kinh tế quốc dân không phảI tiến hành dựa trên sự lên xuống của giá cả thị trường chung quanh giá cả sản xuất. Trong thời kỳ này chúng ta đã có cách hiểu không đúng về công bằng và bình đẳng xã hội, đồng nhất công bằng với biùnh đẳng, dẫn đến chính sách bình quân trong phân phối. chính sự bất công đó tăng dần lên đến mức làm cho người lao động thờ ơ với sở hữu xã hội, không quan tâm đến kết quả lao động. Và hậu quả là đã làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, năng động của xã hội. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, nghèo đói. - Thời gian sau đổi mới : 9 Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không ngoài mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. đảng ta luôn luôn khẳng định mục tiêu : “tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dan chủ văn minh, vững bước đI lên xã hội chủ nghĩa”.và QLGT đã được nhà nước vận dụng vào kế hoạch hoá mang tính định hướng. Nhà nước phảI tính toán, vận dụng QLGT vào việc xây dựng kế hoạch dựa trên tình hình định hướng giá cả thị trường.do giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện riêng của giá trị nhưng hệ thống giá cả trong nền kinh tế hàng hoá còn chịu sự tác động của các quy luật khác như quy luật cung – cầu , quy luật cạnh tranh… Nhà nước sử dụng hệ thống giá cả để quy định tỷ lệ phân phối vốn cho các ngành, việc phân phối đó căn cứ vào nhu cầu phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân. Các chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ phảI tính đến giá trị và tương quan giữa cung – cầu . trong phân phối : lấy phân phối theo lao động làm cơ sở . hình thức tiền tệ của tiền lương là phương tiện để kiểm tra mức độ lao độngvà mức độ trr công trong xã hội. 2. KẾT QUẢ VÀ VAI TRÒ - Tình hình kinh tế nước nhà thời gian qua Tình hình kinh tế nước ta thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng mừng cụ thể: + về tăng trưởng kinh tế : Sau 5 năm thợc hiện đổi mới kinh tế chủ yếu nhờ các biện pháp giảI phóng sức lao động trong nước và mở cửa nền kinh tế , tận dụng nguồn lực bên ngoài,từ năm 1991 đến nay nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình 7,67% hàng năm từ 1991 -1999 và đạt xấp xỉ 7,0% giai đoạn 2000 – 2002, mức kỷ lục là 9,45% năm 1995. từ năm 1998, tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là yếu kém về cơ cấu và thể chế như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu á (nổ ra đầu tiên ơ Thai Lan năm 1997). 10 Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong những năm đâu 1990, Viêt Nam đã khá thành công trong viẹc kiềm chế và kiểm soát làm phát. chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)giảm từ 67,5% năm 1991 xuống còn 0,1% năm 1999 . từ năm 1996, lạm phát dao động ở mức một con số góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế đã có chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP vẫn còn chiếm 24,3% trong khi đóng góp của khu vực công nghiệp – xây dựng là 36,6% và của khu vực dịch vụ là 39.1% từ mức 23,5% và 36% tương ứng của năm 1991. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế cũng có những chuyển dịch đáng lưu ý là : sau thời kỳ suy giảm kinh tế từ năm 1986 đến 1991 tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước tăng nhanh từ 29,25% năm 1991 lên 39,2% năm 1993 sau đó giữ ổn định khoảng trên 40% từ 1994 – 1999, trong khi đó tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước GDP liên tục giảm từ 70,75% năm 1991 xuống còn 49,4%năm 1999. tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân vãn còn lớn và chưa được khai thác cao cho tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân tập trung chủ yếu ở sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp, sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ với quy mô nhỏ và rất nhỏ. Từ năm 1994 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có vai trò ngày càng tăng trong phát triển kinh tế VIỆT NAM . mặc dù từ năm 1998 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh ,tỉ trọng của khu vực này GDP vẫn tăng chiếm 9,82% năm 1998 và 10,4% năm 1999 Việt Nam dã trảI qua thập kỉ 90 của thế kỉ xx vói những thành tựu khá ấn tượng về phát triển kinh tế , đồng thời xuất hiện những vấn đề mới đe doạ tới sự phát triển bền vững . tăng trưởng kinh tế với tốc độ tương đối cao và giá cả ổn định là những tiền đề thuận lợi cho công cuộc đổi mới trọng giai đoạn tới cũng như cho việc giảI quyết các vấn đề xã hội nổi cộm như việc làm thất nghiệp ngèo đói + về vấn đề đầu tư và tiết kiệm: Tổng vốn đàu tư toàn xã hội, giai đoạn 1990-2000đạt khoảng 682,880 tỷ đồng, tăng liên tục từ 6,747 tỷ đồng năm 1990 lên68,018 tỷ đồng năm 1995 và 120,600 tỷ năm 2000 (giá hiện hành) . Tổng đầu tư xã hội so vói GDP cũng tăng nhanh, từ 15,1% năm 1991 lên 28,3% năm 1997- là mức cao nhất trong cả giai đoạn . 11 Từ năm 1998, khi khủng hoảng tài chính châu á nổ ra , tỷ lệ này có xu hướng giảm chỉ còn 26,3% năm 1999, là một trong nhưng nguyên nhân chính làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu tăng trở lại với mức 4,8% của năm 1999, nhưng tổng đầu tư xã hội ước tính chỉ đạt khoảng27,2% so với GDP. Trong cơ cấu vốn đầu tư, vốn của tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài ngày cangy chiếm tỷ trọng lớn. Vốn đầu tư của tư nhân trong nướckhông những ở mức thấp mà còn tăng chậm, kết hợp với su hướng giảm của FDI đã ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế, từ đó gây sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tiết kiệm trong nước trên GDP tăng từ 2,9% năm 1990 lên 18,2% năm 1995, năm 1996 có giảm nhẹ và từ 1997 trở đI liên tục tăng . Trong cả thập kỉ 90, tỷ lệ tiết kiệm/GDP tăng liên tục, kích thích đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều
Luận văn liên quan