Mức độ bóc lột lao động, sự chiếm đoạt lao động thặng dư và giá trị thặng dư, tăng lên đặc biệt là bằng cách kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Có nhiều nhân tố làm tăng cường độ lao động, những nhân tố này giả định tư bản bất biến phải tăng lên so với tư bản khả biến, do đó tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.
Khi các nhà tư bản áp dụng những phát minh, còn chưa được sử dụng phổ biến, thì họ tạm thời nâng giá trị thặng dư lên cao hơn mức chung của nó. Tuy là tăng lên tạm thời nhưng nó cứ luôn luôn lặp đi lặp lại mãi mãi. Việc này được coi là nguyên nhân kìm hãm sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận. Khối lượng giá trị thặng dư mà một nhà tư bản có một đại lượng nhất định, sản sinh ra là tỷ suất giá trị thặng dư nhân với số công nhân đã được thuê mướn theo tỷ suất ấy. vậy, với một tỷ suất giá trị thặng dư nhất định, khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào số công nhân, còn với một số công nhân nhất định thì khối lượng đó phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6133 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY LUẬT TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CÓ XU HƯỚNG GIẢM XUỐNG.
I. Những nguyên nhân cản lại sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận.
Từ trước tới nay, các nhà kinh tế học luôn băn khoăn là làm thế nào để giải thích được hiện tượng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, đã nhường chỗ cho vấn đề ngược lại: cụ thể là làm thế nào để giải thích được rằng tại sao sự giảm xuống ấy lại không nhiều hơn nữa hoặc không nhanh hơn nữa? Nhất định phải có những ảnh hưởng cản lại làm suy yếu và làm tê liệt tác dụng của quy luật phổ biến và làm cho nó chỉ mang tính chất là một xu hướng thôi. Vì vậy, sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận được gọi chung là xu hướng giảm xuống.
Tăng mức độ bóc lột lao động:
Mức độ bóc lột lao động, sự chiếm đoạt lao động thặng dư và giá trị thặng dư, tăng lên đặc biệt là bằng cách kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Có nhiều nhân tố làm tăng cường độ lao động, những nhân tố này giả định tư bản bất biến phải tăng lên so với tư bản khả biến, do đó tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.
Khi các nhà tư bản áp dụng những phát minh,… còn chưa được sử dụng phổ biến, thì họ tạm thời nâng giá trị thặng dư lên cao hơn mức chung của nó. Tuy là tăng lên tạm thời nhưng nó cứ luôn luôn lặp đi lặp lại mãi mãi. Việc này được coi là nguyên nhân kìm hãm sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận. Khối lượng giá trị thặng dư mà một nhà tư bản có một đại lượng nhất định, sản sinh ra là tỷ suất giá trị thặng dư nhân với số công nhân đã được thuê mướn theo tỷ suất ấy. vậy, với một tỷ suất giá trị thặng dư nhất định, khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào số công nhân, còn với một số công nhân nhất định thì khối lượng đó phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư.
Với một đại lượng tư bản nhất định, tỷ suất giá trị thặng dư có thể tăng lên mặc dù khối lượng giá trị thặng dư giảm xuống và ngược lại.
Hạ thấp tiền công xuống dưới giá trị của sức lao động
Những yếu tố của tư bản bất biến trở nên rẻ hơn:
Chính sự phát triển làm cho khối lượng tư bản bất biến tăng lên so với tư bản khả biến, đồng thời cũng làm cho giá trị của các yếu tố tư bản bất biến đó giảm xuống do sức sản xuất của lao động tăng lên, và do đó khiến cho giá trị của tư bản bất biến tuy vẫn không ngừng tăng lên, nhưng không tăng lên theo cùng tỷ lệ với khối lượng vật chất của nó.
Việc tư bản hiện có bị giảm giá trị do sự phát triển công nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên tác động, ngăn cản tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.
Nhân khẩu thừa tương đối:
Trong một nhà nước mà phương thức sản xuất tư bản càng phát triển, thì nhân khẩu thừa tương đối lại càng bộc lộ rõ rệt.
Nhân khẩu thừa tương đối dẫn đến tư bản khả biến chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tư bản, còn tiền công thì thấp hơn mức trung bình, thành thử cả tỷ suất giá trị thặng dư lẫn khối lượng giá trị thặng dư trong những ngành sản xuất này đều rất lớn. nhưng vì tỷ suất lợi nhuận chung được hình thành bằng cách san bằng các tỷ suất lợi nhuận giữa những ngành sản xuất cá biệt, nên chính nguyên nhân đẻ ra xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận.
Ngoại thương:
Tác dụng của ngoại thương là cho phép mở rộng quy mô sản xuất. Một mặt, nó thúc đẩy tích lũy nhanh, mặt khác nó cũng thúc đẩy tư bản khả biến giảm xuống so với tư bản bất biến và do đó, cũng thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.
Những tư bản đầu tư vào ngoại thương có thể đem lại một tỷ suất lợi nhuận cao hơn, vì trước hết ở đây diễn ra sự cạnh tranh với những hàng hóa được sản xuất ra trong những nước khác có điều kiện sản xuất ít thuận lợi hơn, do đó nước phát triển hơn bán được hàng hóa của mình cao hơn giá trị của chúng, mặc dù nước ấy bán rẻ hơn các nước cạnh tranh với họ. Tỷ suất lợi nhuận tăng lên vì lao động ở các nước phát triển được đánh giá như là lao động có tỷ trọng cao hơn, vì lao động đó không được trả công với tư cách là lao động có tỷ trọng cao hơn.
Nhưng chính ngoại thương đã thúc đẩy phương thức sản xuất TBCN phát triển ở trong nước xuất khẩu hàng hóa và do đó làm cho tư bản khả biến giảm xuống so với tư bản bất biến; mặt khác, nó gây ra tình trạng sản xuất thừa đối với nước ngoài. Và do đó, lại gây ra một tác dụng ngược về sau.
Tư bản cổ phần tăng lên:
Cùng với sự tiến triển của nền sản xuất TBCN, điều này đi đôi với việc tích lũy nhanh hơn, một bộ phận tư bản chỉ được kể là tư bản cho vay và được sử dụng làm tư bản đem lại đem lại lợi tức mà thôi.
Lợi nhuận = lợi tức + lợi nhuận đủ các loại + địa tô
Sự phối hợp giữa các loại riêng biệt này cũng không liên quan gì đến tỷ suất lợi nhuận chung. Điều đó có nghĩa là những tư bản ấy mặc dù được đầu tư vào trong các xí nghiệp sản xuất lớn, nhưng sau khi đã trừ hết mọi khoản chi phí, thì cũng chỉ đem lại những lợi tức lớn hay nhỏ mà người ta gọi là lợi tức cổ phần. Bởi vậy, những tư bản này không tham dự vào việc san bằng tỷ suất lợi nhuận chung, vì chúng có một tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình.
II. Những nhận xét chung về sự phát triển của các mâu thuẫn nội tại của quy luật
Như chúng ta dã biết tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện ra dưới hình thái tỷ suất lợi nhuận thì bao giờ cũng có vẻ thấp hơn thân tỷ suất giá trị thặng dư. Tỷ suất lợi nhuận chỉ có thể bằng tỷ suất giá trị thặng dư khi nào c = 0, nghĩa là khi nào toàn bộ tư bản đều bỏ vào tiền công cả. Tỷ suất lợi nhuận đang giảm xuống chỉ biểu hiện tỷ suất giá trị thặng dư đang giảm xuống trong trường hợp nếu tỷ số giữa giá trị của tư bản bất biến và khối lượng sức lao động vận dụng tư bản bất biến đó vẫn như cũ , hoặc nếu khối lượng sức lao động đó tăng lên so với giá trị của tư bản bất biến.
Sự giảm sút của tỷ suất lợi nhuận và sự tích lũy tăng nhanh chỉ là những biểu hiện khác nhau của cùng một quá trình, vì cả hai đều biểu hiện sự phát triển của sức sản xuất. Một mặt tích lũy thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận giảm xuống nhanh hơn, trong chừng mực nó gây ra sự tích tụ lao động trên quy mô lớn và đồng thời đẻ ra một cấu tạo cao hơn của tư bản. Mặt khác tỷ suất lợi nhuận giảm xuống lại đẩy nhanh sự tích tụ tư bản và sự tập trung tư bản bằng cách tước đoạt các nhà tư bản nhỏ, bằng cách tước đoạt nốt cả cái còn sót lại cuả những người sản xuất trực tiếp khi những người này còn có một chút gì đó để tước đoạt.
Mặt khác, nếu tỷ suất tăng giá trị của tổng tư bản, tỷ suất lợi nhuận là yếu tố kích thích đối với nền sản xuất của tư bản chủ nghĩa thì tỷ suất lợi nhuận giảm xuống sẽ lại làm cho sự hình thành các tư bản độc lập mới chậm lại, và lúc đó, hình như sự giảm xuống ấy đe dọa sự phát triển của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó tạo điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất thừa, đầu cơ, khủng khoảng, cho sự hình thành tư bản thừa bên cạnh tình trạng nhân khẩu thừa
Với một tỷ suất lợi nhuận nhất định, thì khối lượng lợi nhuận không phải bao giờ cũng tùy thuộc vào đại lượng tư bản ứng trước. Nhưng trong trường hợp đó,chính sự tích lũy lại do một bộ phận của khối lượng lợi nhuận này – bộ phận được chuyển hóa thành tư bản – quyết định. Nhưng vì bộ phận này được bằng lợi nhuận trừ đi phần thu nhập mà các nhà tư bản tiêu dùng, nên nó tùy thuộc không chỉ vào giá trị của khối lượng ấy, mà còn vào sự rẻ đi của các hàng hóa mà các nhà tư bản có thể mua với khối lượng lợi nhuận đó; những hàng hóa này một phần đi vào tiêu dùng của nhà tư bản, tức là vào thu nhập của nhà tư bản, một phần đi vào tư bản bất biến của hắn.
Như vậy tư bản được tích lũy tỷ lệ với khối lượng mà nó đã có, chứ không phải tỷ lệ với tỷ suất lợi nhuận. Nếu như ngày lao động rất dài thì mặc dù lao động có năng suất thấp, cũng vẫn có thể có được một tỷ suất lợi nhuận cao, miễn là nó dựa trên một tỷ suất giá trị thặng dư cao; có thể có được một tỷ suất lợi nhuận cao như vậy, mặc dù năng suất lao động thấp vì nhu cầu của công nhân rất ít ỏi, và do đó tiền công trung bình rất thấp. Như vậy tỷ suất lợi nhuận giảm xuống không phải vì công nhân bị bóc lột ít hơn, mà vì nói chung, lao động được sử dụng tương đối ít hơn so với tư bản được sử dụng.
III. Sự xung đột của việc mở rộng sản xuất và việc làm tăng thêm giá trị.
Sự phát triển sức sản xuất của lao động xã hội biểu hiện ra bằng hai cách: một là, biểu hiện trong đại lượng của các lực lượng sản xuất đã được tạo ra, trong giá trị và khối lượng của những điều kiện sản xuất, trong đó việc sản xuất mới được thực hiện, và trong đại lượng tuyệt đối của tư bản sản xuất đã tích lũy được; hai là, biểu hiện ở chỗ bộ phận của tư bản dùng để trả tiền công, thì tương đối nhỏ so với tổng tư bản, nghiã là trong khối lượng tương đối nhỏ của lao động sống cần thiết để tái sản xuất ra một tư bản nhất định và để làm cho tư bản đó tăng thêm giá trị, cần thiết để tiến hành sản xuất hàng loạt. Và điều đó cũng đòi hỏi phải có sự tích tụ tư bản.
Như ta đã biết tỷ suất lợi nhuận = =
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào giá trị thặng dư mà giá trị thặng dư lại do các yếu tố sau quyết định: một là, do tỷ suất của nó; hai là, do khối lượng lao động cùng một lúc được dùng theo tỷ suất ấy, hay nói một cách khác là do đại lượng cuả tư bản khả biến. Một mặt thì một trong những nhân tố đó – tỷ suất giá trị thặng dư – tăng lên; mặt khác thì nhân tố khác – số công nhân – lại giảm xuống ( một cách tương đối hay tuyệt đối ).
Trong chừng mực sự phát triển của sức sản xuất làm cho bộ phận lao động được trả công giảm bớt đi, thì nó làm cho giá trị thặng dư tăng lên; nhưng trong chừng mực mà nó làm giảm bớt tổng khối lượng lao động do một tư bản nhất định sử dụng, thì nó cũng làm giảm bớt nhân tố khác , tức là số công nhân mà cần phải nhân với tỷ suất giá trị thặng dư để có được khối lượng thặng dư.
Như vậy, với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, trong khi đó khối lượng lợi nhuận và khối lượng tư bản được sử dụng lại tăng lên. Với một tỷ suất đã cho sẵn thì khối lượng tuyệt đối của tư bản tăng lên nhiều hay ít, tùy thuộc vào đại lượng hiện tại của nó. Nhưng mặt khác, một khi đại lượng ấy đã cho sẵn, thì tỷ lệ tăng của tư bản, mức độ tăng của tư bản, lại tùy thuộc vào tỷ suất lợi nhuận. Sự tăng lên của sức sản xuất chỉ có thể trực tiếp làm tăng đại lượng giá trị của tư bản khi nào mà bằng cách nâng cao tỷ suất lợi nhuận, nó làm tăng thêm bộ phận giá trị của sản phẩm hàng năm được chuyển hóa trở thành tư bản.
Cùng với tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, thì khối lượng các tư bản cũng tăngg lên đồng thời cũng phát sinh ra các tình trạngtuw bản hiên có bị giảm giá trị, tình trạng đó ngăn cản không cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, và kích thích sự tích lũy giá trị tư bản tăng lên nhanh chóng hơn
Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, thì cấu tạo của tư bản cũng tăng lên: bộ phận khả biến giảm đi một cách tương đối so với bộ phận bất biến.
Những ảnh hưởng khác nhau đó khi thì phát sinh tác dụng cùng một lúc trong không gian, khi thì phát sinh tác dụng kế tiếp nhau trong thời gian, và cứ từng định kỳ một, sự xung đột giữa những nhân tố đối kháng lại được giải quyết bằng những cuộc khủng khoảng.
Như vậy ta có thể thấy mâu thuẫn là ở chỗ: phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa vốn có xu hướng làm cho lực lượng sản xuất phát triển một cách tuyệt đối, mà không kể gì đến giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị ấy, cũng không kể đến những quan hệ xã hội trong đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được tiến hành; nhưng mặt khác phương thức ấy lại có mục đích là bảo tồn giá trị tư bản hiện có và làm cho giá trị tư bản tăng thêm giá trị tới mức tối đa. Những phương pháp mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dùng để đạt được mục đích ấy, đồng thời kéo theo sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, sự giảm giá trị của tư bản hiện có và sự phát triển sức sản xuất của lao động bằng cách hy sinh những sức sản xuất đã được tạo ra.
Sự giảm giá có tính chất chu kỳ của tư bản hiện có – một phương sách cố hữu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa để ngăn cản tỷ suất lợi nhuận giảm xuống và thúc đẩy nhanh sự tích lũy giá trị tư bản hiện bằng cách hình thành tư bản mới, - làm rối loạn các quan hệ đã có, tức là quan hệ trong đó quá trình lưu thông và tái sản xuất tư bản được tiến hành, và vì thế nên thường kèm theo những sự đình đốn đột ngột và những cuộc khủng hoảng của quá trình sản xuất.
Đi đôi với sự phát triển của lực lượng sản xuất, việc tư bản khả biến giảm xuống một cách tương đối so với tư bản bất biến, kích thích nhân khẩu lao động tăng lên, đồng thời thường xuyên tạo ra nạn nhân khẩu thừa giả tạo. Đứng về mặt giá trị mà nói, sự tích lũy tư bản bị chậm lạido tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, do đó lại thúc đẩy nhanh hơn sự tích lũy các giá trị sử dụng, rồi chính sự tích lũy các giá trị sử dụng lại đẩy mạnh quá trình tích lũy xét về mặt giá trị.
Mặt khác thì việc bảo tồn và làm tăng thêm giá trị của tư bản dựa trên việc tước đoạt và bần cùng hóa đông đảo những người sản xuất, chỉ có thể diễn ra trong những giới hạn luôn luôn mâu thuẫn với những phương pháp sản xuất mà tư bản nhất thiết phải sử dụng để đạt được mục đích của bản thân nó và nhằm mở rộng sản xuất một cách vô hạn độ, biến sản xuất trở thành một mục đích tự thân, thúc đẩy sức sản xuất của xã hội của lao động phát triển một cách vô điều kiện.
IV. Thừa tư bản khi thừa lao động
Cái gọi là tình trạng thừa tư bản bao giờ cũng có ngụ ý thực chất là nạn thừa loại tư bản mà đối với nó, sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận không được bù lại bằng khối lượng lợi nhuận, hay là thừa những tư bản mà tự nó không có khả năng hoạt động độc lập và được trao cho những kẻ mà chỉ huy các ngành sản xuất lớn sử dụng dưới hình thức tín dụng. Nạn thừa tư bản này cũng bắt nguồn từ những điều kiện đẻ ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, và vì vậy, nó là một hiện tượng bổ sung cho nạn nhân khẩu thừa đó, mặc dù cả hai đều nằm ở hai cực đối lập nhau: một bên là tư bản để rỗi, một bên là nhân khẩu công nhân không có việc làm.
Sản xuất thừa tư bản sẽ là tuyệt đối nếu tư bản phụ thêm dùng để tiến hành sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng 0. Cho nên, nếu tư bản đã tăng thêm chỉ sản xuất ra một lượng giá trị thặng dư ngang hay thậm chí còn ít hơn trước khi nó tăng lên, thì lúc ấy sẽ có sản xuất thừa tư bản tuyệt đối, nghĩa là một lượng tư bản đã tăng thêm C + ΔC, sẽ sản xuất ra lợi nhuận không nhiều hơn hay thậm chí còn ít hơn trước khi tư bản C tăng thêm ΔC. Trong cả hai trường hợp, tỷ suất lợi nhuận chung đều giảm xuống mạnh và đột ngột, nhưng lần này là do một sự thay đổi trong cấu tạo của tư bản, nguyên nhân của sự thay đổi đó không phải là do sức sản xuất phát triển, mà là do giá trị tiền tệ của tư bản khả biến tăng lên và do tỷ lệ giữa lao động cần thiết giảm xuống một cách tương ứng.
Ví dụ: nếu một tổng tư bản 1000 đem lại một lợi nhuận là 100, và nếu sau khi tăng lên thành 1500, nó vẫn chỉ đem lại 100 thôi, thì trong trường hợp thứ hai này, 1000 sẽ chỉ đem lại có 200/3. Vậy là sự tăng thêm giá trị của tư bản cũ bị giảm đi một cách tuyệt đối. Tư bản = 1000, trong những điều kiện mới, không sinh lợi nhiều hơn một tư bản = 2000/3 trước đây.
Tỉ suất lợi nhuận giảm xuống không phải vì một cuộc cạnh tranh do sản xuất thừa tư bản gây ra, mà trái lại chính là vì những hoàn cảnh làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Các nhà tư bản cũ đang kinh doanh sẽ để cho bộ phận ΔC trong tay họ nằm rỗi ít nhiều để khỏi làm giảm giá trị của tư bản ban đầu của mịnh, hoặc là họ sẽ sử dụng ΔC để trút hậu quả của việc tư bản phụ thêm nhằm rỗi vào đầu những kẻ mới xông vào.
Bộ phận ΔC nằm trong tay những chủ mới sẽ lấn tư bản cũ để giành lấy một chỗ đứng, và nó sẽ thành công một phần nào trong việc đó bằng cách đẩy một bộ phận tư bản cũ vào tình trạng nằm rỗi, bắt tư bản này phải nhường chỗ cho mình và phải giữ địa vị của một tư bản phụ thêm chỉ được sử dụng một phần hoặc hoàn toàn không được sử dụng.
Nhưng mọi trường hợp, thế thăng bằng đều được phục hồi lại bằng cách để tư bản nằm rỗi và thậm chí thủ tiêu tư bản với một quy mô to hay nhỏ. Một bộ phận những tư liệu sản xuất, tư bản cố định và tư bản lưu động sẽ không hoạt động nữa, không phát sinh tác dụng với tư cách là tư bản nữa, một bộ phận những xí nghiệp đã bắt đầu phải đóng cửa. Hậu quả chủ yếu là các tư liệu sản xuất sẽ ngừng hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất, chức năng của chúng với tư cách là tư liệu sản xuất sẽ bị ngừng trong một thời gian dài hay ngắn.
Bộ phận tư bản chỉ đơn thuần tồn tại dưới hình thức những chứng khoán để sau này được chia một phần giá trị thặng dư hay lợi nhuận. Bộ phận đó bị giảm giá trị ngay lập tức khi những thu nhập mà người ta trông chờ vào bộ phận đó bị giảm xuống. Một bộ phận vàng và bạc hiện có bị đọng lại không được sử dụng và không còn làm chức năng tư bản nữa. Một bộ phận hàng hóa đang ở trên thị trường chỉ có thể hoàn thành được quá trình lưu thông và tái sản xuất của nó nhờ ở chỗ giá cả của chúng đã giảm xuống quá mức, tức là bằng cách giảm giá tị của tư bản mà bộ phận hàng hóa đó đại biểu. Quá trình tái sản xuất lệ thuộc vào những quan hệ giá cả nhất định đã được quy định trước, và tình trạng giá cả hạ xuống một cách phổ biến đã làm vho quá trình ấy bj đình đốn và rối loạn.
Sản xuất đình đốn ấy sẽ đẩy một bộ phận giai cấp công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp và do đó đẩy bộ phận công nhân đang có việc làm rơi vào những điều kiện khiến họ phải chịu nhận tiền công bị hạ thấp, thậm chí thấp hơn cả mức trung bình. Tình hình đó đã ảnh hưởng đến tư bản cũng giống như lúc tăng giá tị thặng dư tương đối hay tuyệt đối tăng lên khi tiền công vẫn giữ mức trung bình.
Mặt khác, tình trạng giá cả hạ xuống và sự cạnh tranh có thể kích thích mỗi nhà tư bản hại giá trị cá biệt cả toàn bộ sản phẩm cảu họ xuống thấp hơn giá trị chung của tổng sản phẩm ấy bằng cách sử dụng những máy móc mới, những phương pháp làm việc cải tiến, áp dụng những thủ thuật mới, nâng cao sức sản xuất của một số lượng lao động nhất định, hạ thấp tỷ lệ của tư bản khả biến so với tư bản bất biến, và nhờ đó mà thải bớt công nhân ra. Như vậy điều này đã tạo ra nạn nhân khẩu thừa giả tạo.
Tuy nhiên, sản xuất thừa tuyệt đối về tư bản cũng không phải là sản xuất thừa tuyệt đối nói chung, không phải là sản xuất thừa tuyệt đối về tư liệu sản xuất. Nó chỉ là sản xuất thừa về tư liệu sản xuất trong chừng mực mà những tư liệu sản xuất này phải làm chức năng tư bản, và do đó, phải sản sinh ra một giá trị phụ thêm theo tỷ lệ với sự tăng lên của giá trị tương ứng với khối lượng của chúng đã tăng lên.
Đó vẫn là sản xuất thừa, vì tư bản sẽ tỏ ra không có khả năng bóc lột lao động theo mức độ cần cho sự phát triển lành mạnh và bình thường của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, theo mức độ ít ra cũng làm cho khối lượng lợi nhuận tăng lên cùng với sự tăng thêm khối lượng tư bản được sử dụng, do đó, mức bóc lột ấy loại bỏ tình trạng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống theo cùng tỷ lệ tăng của tư bản, và nhất là loại bỏ tình trạng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống theo tỷ lệ nhanh hơn tỷ lệ tăng của tư bản.
Sản xuất thừa tư bản có ý nghĩa là sản xuất thừa những tư liệu sản xuất. Nạn sản xuất thừa tư bản đó luôn kèm theo nạn nhân khẩu thừ tương đối hoặc lớn hoặc nhỏ. Chính những hoàn cảnh đã làm tăng thêm sức sản xuất của lao động, tăng thêm khối lượng sản phẩm hàng hóa, mở rộng các thị trường, thúc đẩy tích lũy tư bản tăng lên nhanh chóng về khối lượng và giá trị, và làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống,. Chính những hoàn cảnh đó đã gây ra và đang thường xuyên gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, nạn thừa công nhân mà tư bản không sử dụng hết do mức độ bóc lột lao động thấp, mà chỉ với mức này thì họ mới có thể tìm được nơi sử dụng, hoặc ít ra là do tỷ suất lợi nhuận thấp mà công nhân có thể đem lại với mức bóc lột đó.
Nếu tư bản được đem xuất khẩu thí đó không phải vì nó tuyệt đối không có thể tìm được nơi sử dụng ở trong nước. Đó là vì ở nước ngoài, nó có thể được đầu tư bới một tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nhưng tư bản ấy là một tư bản thừa tuyệt đối so với nhân khẩu công nhân có việc làm, và nói chung là so với nước đó. Tư bản thừa này tồn tại như thế bên cạnh nhân khẩu thừa tương đối, và đó là thí dụ cho ta thấy rõ tư bản thừa và nhân khẩu thừa cùng tồn tại với nhau và quy định lẫn nhau như thế nào.
Mặt khác, sự giảm sút của tỷ suất lợi nhuận gắn liền với tích lũy, tất nhiên sẽ