Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời, truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét tinh xảo, độc đáo, hoàn mỹ. Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập trung sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo tạo nên những sản phẩm có bản sắc riêng.
39 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 6633 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lá lục bình, lá buông, bẹ chuối, lá dừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời, truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét tinh xảo, độc đáo, hoàn mỹ... Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập trung sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo tạo nên những sản phẩm có bản sắc riêng.
Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây Lục bình, bẹ chuối, lá Buông,... cho đến nay vẫn là nghề thủ công truyền thống, về bản chất nghệ thuật hàng thủ công mỹ nghệ là vô cùng tinh tế và được truyền dạy rộng rãi. Các sản phẩm rất đa dạng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp,...... Hiện nay, những mặt hàng đang được ưa chuộng là: giỏ sách, bàn ghế, lọ hoa, rèm cửa,...
Từ những yêu cầu trên, việc lựa chọn công nghệ và dây chuyền thiết bị PTBV áp dụng cho các HTX sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và các HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ lá lục bình, lá buông, bẹ chuối, lá dừa là hết sức cần thiết.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ LÁ LỤC BÌNH, LÁ BUÔNG, BẸ CHUỐI, LÁ DỪA
I.1. Một số vấn đề về sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN)
1. Khái niệm về sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống là mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống là mặt hàng có quy trình sản xuất thủ công là chủ yếu, được truyền từ đời này qua đời khác, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ và thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
2. Một số yêu cầu đối với sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ:
Đối với mỗi sản phẩm, để được xếp vào“mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống” cần mang những đặc điểm sau:
+ Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta:
Quá trình phát triển của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống này luôn gắn với những thăng trầm trong lịch sử của xã hội Việt Nam. Những kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được đúc rút và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành một nghề tồn tại độc lập, thậm chí thay thế cho nghề nông ở những làng nghề này.
+ Được sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề:
Sự ra đời của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống lúc đầu là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình, đồng thời giải quyết lao động dư thừa, nhàn rỗi giữa các mùa vụ. Sau xuất hiện những gia đình chuyên làm nghề thủ công và sản phẩm của họ phục vụ trực tiếp cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của dân trong làng. Song đa phần những gia đình này vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nào đó. Tính tới năm 2005, cả nước có tới 2017 làng nghề, trong đó làng nghề ở Bắc Bộ chiếm tới 63%, đặc biệt vùng châu thổ sông Hồng chiếm tới 43% số làng nghề trên toàn quốc.
+ Có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề:
Việc sản xuất mỗi mặt hàng thủ công truyền thống đều có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, có kỹ thuật tinh xảo làm hạt nhân để phát triển. Mỗi làng nghề thường có một ông Tổ nghề là người truyền bí quyết, kỹ thuật nghề. Phương thức dạy nghề chủ yếu là truyền nghề, kèm cặp của người thợ cả đối với thợ học việc.
+ Công nghệ sản xuất mang tính thủ công:
Việc sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Cho tới nay vẫn chỉ có một số mặt hàng có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn sản xuất. Nhưng có thể nói, chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ công truyền thống. Đặc biệt là thủ công mỹ nghệ chính là ở lao động thủ công, ở tâm hồn và sự sáng tạo của người thợ được thể hiện trong chính mỗi sản phẩm.
+ Độc đáo và tiêu biểu của Việt Nam:
Mỗi sản phẩm thủ công là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ, nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, nơi công sở Các sản phẩm đều là sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Hàng thủ công truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Mang vóc dáng dân tộc, quê hương và chứa đựng trong nó những ảnh hưởng văn hóa tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc.
I.2. Một số vấn đề về nguyên liệu sản xuất sản phẩm TCMN
1. Lục Bình:
Cây bèo tây xuất xứ từ châu Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905, do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo tây. Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình. Phù bình vì nó nổi trên mặt nước.
Cây bèo tây mọc cao khoảng 30 cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung dài, hẹp. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Ba lá đài giống như ba cánh. Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến 1m. Sang hè cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Có 6 nhụy, gồm 3 dài 3 ngắn. Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn, quả nang. Dò hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá. Cây bèo tây sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kinh rạch. Một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần. Sống ở cả trên cạn và dưới nước. Cây bèo tây có công dụng sản xuất sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế.
Hình 1.1: Cây lục bình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
2. Bẹ Chuối:
Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa; trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây thật, trong khi "thân" chính của nó là một "thân giả". Thân giả của một số loài có thể cao tới 2–8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Ngoài việc trồng và bán chuối trái, những năm gần đây, người dân còn lột phơi và bán bẹ chuối, cho thu nhập đáng kể. Sau khi chuối trổ, chặt buồng bán, bà con tận dụng được cây chuối bằng cách lột thành từng bẹ, phơi khô rồi bán. Một cây chuối bình quân lột được 15 đến 20 bẹ, những cây to có thể lên 25 bẹ. Những nhà có diện tích chuối nhiều sẽ có thu nhập thêm vài triệu đồng từ nguồn bẹ chuối khô. Được biết, sau khi mua gom được số lượng lớn, thương lái sẽ dùng xe tải chở bẹ chuối bán cho các cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ để đan lát, chế biến thành sản phẩm mỹ nghệ rồi xuất khẩu.
Hình 1.2: Nguyên liệu bẹ chuối
3. Lá Buông:
Cây buông, còn gọi là cây sóng lá, thuộc họ cọ, phát triển tốt ở một số khu vực với những điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp ở vùng Đông Nam Á. Cây buông ưa nắng nhưng lại chỉ sống ở những nơi có độ ẩm tương đối cao (từ 80% trở lên) và rất khó nhân giống. Mặt khác, chu kỳ sinh trưởng của cây kéo dài, từ khi quả chín đến khi nảy mầm có thể từ 4 - 5 năm. Vì vậy, ngay ở Việt Nam, cây buông cũng chỉ mọc tập trung và phát triển tốt ở một số khu vực thuộc các tỉnh như Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận và Khánh Hòa. Tuổi thọ trung bình của cây buông thường kéo dài từ 15 - 25 năm. Hàng năm, mỗi cây buông có thể cho từ 4 - 8 búp lá (đây là sản phẩm chính của cây). Giai đoạn cho sản phẩm thường kéo dài từ 10 - 15 năm. Nếu bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, thời gian cho sản phẩm có thể kéo dài đến 20 năm. Mỗi búp buông của một cây trưởng thành có thể nặng từ 10 - 20kg, dài từ 1 - 4m.
Hình 1.3: Cây buông
Cây buông cung cấp hai bộ phận có giá trị sử dụng độc đáo và giá trị kinh tế cao, đó là bẹ lá và búp lá. Bẹ lá là hai phần mép của một tàu lá buông trưởng thành, bề rộng từ 2 - 5cm, có độ cứng và độ đàn hồi tốt, bền với thời tiết, nhiệt độ và rất bền về cơ học. Bẹ buông có thể sử dụng để chế tác một số sản phẩm mỹ nghệ và gia dụng rất có giá trị như muỗng, đũa Tuy nhiên, búp lá buông mới là bộ phận tạo ra sản phẩm có giá trị nhất. Các tàu lá non mới ra khoảng 3 - 4 tháng, khi tươi có màu xanh nhạt nõn chuối, khi phơi khô có màu trắng sữa, là nguyên liệu để sản xuất hàng trăm sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cao như chiếu, giỏ xách, mũ, khay, thảm
Hình 1.4: Lá buông
4. Lá Dừa:
Dừa nước là loài duy nhất trong họ Cau sinh sống trong đầm lầy. Loài dừa nước, duy nhất trong chi Nypa, sinh trưởng tại miền nam châu Á và bắc Úc. Hoá thạch của phấn hoa dừa nước đã được xác định niên đại đến 70 triệu năm về trước. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25–30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi.
Dừa nước mọc trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Dừa nước rất thường gặp dọc theo bờ biển và các cửa sông đổ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ Bangladesh tới các hải đảo Thái Bình Dương. Loài dừa nước có thể sống còn qua một thời kỳ khô ráo ngắn hạn.
Lá dừa nước được dùng nhiều nhất vào việc chầm lá để lợp nhà, làm rổ rá, rất phổ thông ở những vùng Nam Bộ Việt Nam và nhiều địa phương của các nước lân cận. Lá dừa nước thật non còn dược dùng để làm giấy vấn thuốc lá. Ở Việt Nam, nông dân ngày nay mới chỉ sử dụng trái dừa nước để ăn và lá để lợp nhà hay làm củi. Phải đến năm thứ 4 hoặc thứ 5 cây mới đơm hoa cho trái. Thời gian này sẽ kéo dài đến năm thứ 55 trở lên, nghĩa là mỗi cây dừa nước có thể khai thác liên tục trên 50 năm.
Lá dừa: Mỗi cây trưởng thành thường mang 25-40 tàu lá. Mỗi tàu lá trưởng thành có chiều dài trung bình 4-6m, được chia làm 2 phần:
- Phần cuống: Là phần không có lá chét, lồi ở mặt dưới, bằng hoặc hơi lõm ở mặt trên. Phía đáy phình rộng và dẹt hơn ôm chắc lấy thân cây.
- Phần mang lá: Mang khoảng 90-200 lá chét mỗi bên, phần lá chét ở 2 bên không đối xứng nhau hoàn toàn (chênh nhau khoảng 5-10 lá chét). Khi tàu lá rụng sẽ để lại sẹo trên thân cây trơn nhẵn. Đỉnh sinh trưởng liên tục sản xuất lá, 14-18 lá/1 năm. ở những nơi đất đai cằn cỗi, việc sản xuất lá khó khăn và chậm hơn. Tuổi thọ trung bình của mỗi tàu lá là 5 năm: 2.5 năm kể từ khi hình thành đến khi xuất hiện, và 2.5 từ khi xuất hiện đến khi khô-rụng. Những tàu lá khô sẽ mất thời gian rụng lâu hơn bình thường nếu cây bị khô hạn, thiếu nước.
Hình 1.6: Lá dừa
I.3. Sản xuất sản phẩm TCMN tại một số nước
Tại một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.. đã xây dựng các phong trào thi đua phát triển nghề thủ công truyền thống nói chung trong đó có nghề thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cây Lục Bình, Bẹ Chuối, ...... Hiện tại, Nhật Bản và Thái Lan đã có phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, đem lại nhiều lợi thế cho người sản xuất và xuất khẩu ra thế giới. Tại Nhật Bản đang thúc đẩy phát triển các sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi vùng. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, ngành nghề thủ công truyền thống Nhật Bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng: một số ngành tiểu thủ công nghiệp đi lên CNH (chiếm ưu thế); một số khác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống. Trong khi đó hàng thủ công TTCN truyền thống Nhật Bản mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phải hàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào các ngành sản xuất hiện đại hoá ... Tại Thái Lan, Chính phủ hỗ trợ để mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao, chủ yếu hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Tại một số nước phát triển ở châu Á khác như Đài Loan, ...do có tiềm lực về kinh tế, nên hầu hết các cơ sở sản xuất đều có điều kiện để đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại và đồng bộ theo quy mô sản xuất công nghiệp để có thể tự động kiểm soát các yếu tố kỹ thuật như thiết kế kiểu dáng, mẫu mã và đặc trưng của từng loại hàng sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm sản xuất công nghiệp lại không được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo xu thế hiện nay, người tiêu dùng đang rất ưa chuộng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất theo phương thức thủ công truyền thống do các sản phẩm này thường có các họa tiết và mẫu mã tinh xảo, đây chính là điểm mạnh của công nghệ sản xuất thủ công truyền thống.
I.4. Một số sản phẩm TCMN nghệ từ Lục bình, bẹ chuối, lá Buông
1. Túi bèo bồng làm từ cây Lục Bình, nguyên liệu tự nhiên, được làm thủ công bằng tay:
Hình 1.6: Sản phẩm TCMN từ lục bình
2. Sản phẩm TCMN làm bằng bẹ chuối được làm thủ công bằng tay:
Hình 1.7: Đan bẹ chuối
3. Sản phẩm TCMN làm bằng lá buông được làm thủ công bằng tay:
Hình 1.8: Đan lá buông
Hình 1.9: sản phẩm từ buông
4. Sản phẩm TCMN làm bằng lá dừa được làm thủ công bằng tay:
Hình 1.10: Sản phẩm mỹ nghệ từ lá dừa
I.2. Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây Lục Bình, Bẹ Chuối, Lá Buông,..
I.2.1. Quy trình công nghệ
Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây Lục Bình, Bẹ Chuối, Lá Buông là một nghề thủ công truyền thống, cha truyền con nối, học nghề từ gia đình từ dòng họ vì vậy cho đến ngày nay quy trình công nghệ thực hiện chủ yếu là thủ công nhưng cũng chính vì làm bằng tay nên hàng sản xuất của Việt nam rất được các nước ưa chuộng, mỗi sản phẩm có những sắc thái riêng mang bản sắc, sự khéo tay, óc thẩm mỹ của từng người làm ra nó, đó chính là kỹ thuật và con người, chiếm 80% cấu thành của công nghệ.
Cho đến nay, tại các HTX và làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây Lục Bình, Bẹ Chuối, Lá Buông vẫn sản xuất các sản phẩm TCMN có chất lượng, quy trình công nghệ như sau:
Xử lý nguyên liệu
Tạo khung, đan sản phẩm
Nhuộm màu
Kiểm tra, xử lý sản phẩm
Đóng thùng
Phơi, sấy sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm
Chuẩn bị nguyên liệu
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ
Để có được sản phẩm có chất lượng cao thì chủ yếu lại nhờ kinh nghiệm và sự khéo léo của người thợ đan lát, vì vậy các công đoạn còn lại chủ yếu là thực hiện bằng phương pháp thủ công, phương pháp này chiếm tới 80% của công nghệ.
Quá trình thực hiện, để tạo mẫu chỉ có một số hộ có kỹ thuật và có vốn là thực hiện được, khâu kiểm tra đóng gói là do các đơn vị bao tiêu thực hiện, HTX và người làm nghề chỉ làm công đoạn sản xuất ra các sản phẩm theo đơn đặt hàng.
I.2.2. Dây chuyền thiết bị
Do đặc thù là nghề sản xuất thủ công truyền thống, vì vậy các thiết bị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây Lục Bình, Bẹ Chuối, Lá Buông bao gồm:
Máy cắt nguyên liệu;
Máy ép nguyên liệu;
Lò xử lý(nếu có);
Thiết bị vi tính để tạo mẫu hoặc vẽ bằng tay trên giấy;
Khung (khuôn tạo hình sản phẩm);
Kim đan, kim móc;
Dao, kéo;
Đóng thùng,..
I.2.3. Quy mô và phương thức sản xuất
Hiện nay, do hạn chế về tài chính nên hầu hết các HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ theo từng phường, xã và theo từng địa phương. Công nghệ và thiết bị sản xuất vẫn chủ yếu là công truyền thống, hiệu suất sử dụng thấp. Kỹ thuật và phương thức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính vì vậy không đáp ứng được những hợp đồng có số lượng lớn. Chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư, cải tiến thiết bị sản xuất nhằm tăng hiệu quả cho việc sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao tạo thế cạnh tranh trong xuất khẩu.
I.2.4. Đánh giá chung
Do tiềm lực về kinh tế còn hạn chế, mặt khác chưa nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành, công nghệ sản xuất của HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây Lục Bình, Bẹ Chuối, Lá Buông vẫn chủ yếu là công nghệ thủ công, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất thấp. Đây là một tồn tại lớn đối với các HTX hiện nay, vì trong khu vực này có lực lượng lao động dồi dào, nhưng quy mô sản xuất lại rất nhỏ, tổng giá trị sản phẩm thấp, vì vậy mà hầu hết các HTX chưa có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có một số HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ những nguyên liệu này đã có những bước phát triển mạnh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã viên, từng bước phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu ra thế giới.
II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ LÁ LỤC BÌNH, LÁ BUÔNG, BẸ CHUỐI, LÁ DỪA
II.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Phần lớn nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây Lục bình, bẹ Chuối, lá Buông, .... được thu mua từ nhiều địa phương khác nhau. Nguyên liệu tươi sau khi cắt được đem đi phơi nắng từ 2 đến 3 ngày, sau đó được bó nhỏ lại để đem đi xông hưu huỳnh. Quá trình xông hưu huỳnh được thực hiện trong thời gian khoảng 12 giờ. Nguyên liệu sau khi xông Lưu Huỳnh lại được đem đi phơi nắng hoặc đưa vào buồng sấy để sấy rồi mới đưa vào để đan.
Hình 2.1: Chuẩn bị nguyên liệu lục bình
Hình 2.2: Phơi nguyên liệu tươi
Hình 2.3: Nguyên liệu khô
Hình 2.4: Nguyên liệu lá buông
Hình 2.5: Lá dừa
II.2. Xử lý nguyên liệu
Để có được những sản phẩm có độ tinh xảo, đẹp mắt, công đoạn xử lý nguyên liệu là quan trọng nhất. Lục bình vớt từ dưới sông lên hoặc trồng phải có độ dài tối thiểu 50cm, gốc phải trắng, không dính phèn. Trước khi đem phơi khô phải cắt bỏ toàn bộ rễ, lá sau đó mới sơ chế.
Ngoài việc sử dụng nguyên liệu chọn lọc từ những cọng lục bình bảo đảm chất lượng để làm nên những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị, toàn bộ gốc, thân, rễ, lá của cây lục bình còn được sử dụng để làm vật liệu trồng nấm, làm phân bón hữu cơ rất tốt. Quy trình công nghệ:
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ xử lý lục bình
Nguyên liệu
Máy cắt( cắt gốc, lá ngọn,..)
Buộc bó nhỏ đem phơi, sấy
Sản phẩm
Hình 2.6: Nguyên liệu sau khi xử lý
Hình 1.9: Đan lá buông
Hình 2.7: Nguyên liệu
Đối với lá buông, bẹ chuối cũng được xử lý tương tự như lục bình để tạo nguyên liệu cho các quy trình tiếp theo. Đối với là dừa thì không phơi sấy, lá để tươi có độ dẻo để tạo hình sản phẩm.
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ xử lý lá dừa
Nguyên liệu
Tách lá nhỏ
Buộc bó nhỏ
Sản phẩm
II.3. Tạo khung, đan sản phẩm
- Tạo khuôn đan: Khuôn đan được làm bằng tre, trúc hoặc bằng thép và được đưa qua hệ thống sơn tĩnh điện để sơn. Tùy theo đơn đặt hàng mà khuôn đan sản phẩm có hình dáng khác nhau.
Sơ đồ 2.4: Quy trình công nghệ tạo khuôn đan
Nguyên liệu (thép, sắt,..)
Uốn, tạo hình
Sơn tĩnh điện
Khung đan
Hình 2.8: Khung thép
Hình 2.9: Đan bẹ chuối
Sơ đồ 2.5: Quy trình công nghệ tạo khuôn đan trúc, tre
Nguyên liệu(tre, trúc,..)
Máy trẻ trúc, tre
Nan trúc, tre
Khuôn đan
- Đan sản phẩm: Nguyên liệu sau khi đã được xử lý được người thợ đan thành nhiều các sản phẩm khác nhau tùy theo từng đơn đặt hàng.
Kỹ thuật đan lục bình thường đa dạng, có ba kiểu đan cơ bản. Kiểu thứ nhất là đan hạt gạo, hay còn gọi là đan mắt na, kiểu thứ hai là đan xương cá và kiểu thứ ba là đan rối, hay còn gọi là đan nhện. Mỗi kiểu đan thích hợp với mỗi loại sản phẩm khác nhau. Thí dụ như kiểu xương cá thường được ứng dụng để đan thảm, còn đan kệ để báo và tạp chí, người ta chỉ sử dụng kiểu đan hạt gạo. Riêng đối với các loại sản phẩm đan khung, người ta có thể đan theo kiểu hạt gạo hay đan rối đều được, trong đó, kiểu đan rối có vẻ đẹp hơn nhưng cũng khó thực hiện hơn. Đến nay, kiểu đan này mới chỉ phổ biến ở vùng Cái Bè của Tiền giang, còn ở các địa phương của Vĩnh Long chủ yếu ứng dụng hai kiểu đan hạt gạo và đan xương cá.
Hình 2.10: Đan bẹ chuối
Hình 2.12: Đan lát các sản phẩm từ cây Lục Bình
Hình 2.11: Đan lục bình
Hình 2.13: Đan lục bình
Hình 2.14: Đan lá dừa
Hình 1.15: Đan lá buông
Sơ đồ 2.6: Quy trình công ng