Sau gần bốn năm thực hiện cơ chế “một cửa” ở cấp xã từ ngày 01/01/2005 và hai năm thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”,đến thời điểm hiện nay, ở hầu khắp các tỉnh thành trong phạm vi cả nước đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” từ cấp trung ương đến cấp xã.
So với các tỉnh thành trong cả nước, Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương triển khai sớm và đồng bộ mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” ở cả ba cấp chính quyền. Riêng đối với mô hình “một cửa” cấp xã, ở Hà Nội đã có nhiều phường triển khai trước ngày 01/01/2005, trong đó có phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ. Mặc dù gặp không ít khó khăn khi đóng vai trò tiên phong nhưng bộ phận “một cửa” của UBND phường Yên Phụ đã thu được một số kết quả nhất định đặc biệt việc thực hiện cơ chế "một cửa" của uỷ ban nhân dân phường đã được tổ chức, công dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, góp phần cơ bản giải quyết được nhiều vấn đề về thủ tục hành chính cho người dân.
Qua thời gian 2 tháng thực tập tại UBND phường Yên Phụ, em đã được tìm hiểu về hoạt động của UBND phường nói chung đặc biệt là hoạt động của bộ phận “ Tiếp nhận hồ sơ hành chính” của UBND phường. Em nhận thấy vấn đề cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “một cửa liên thông” có ý nghĩa rất lớn đối với người dân và cơ quan hành chính, tuy nhiên quy trình giải quyết thủ tục hành chính còn một số điểm chưa được hiệu quả. Vì vậy em chọn đề tài báo cáo thực tập là: “ Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại UBND phường Yên Phụ - quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội”. Thông qua báo cáo thực tập, em xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính” tại UBND phường Yên Phụ.
Trong quá trình thực tập tại UBND phường Yên Phụ, em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các bác lãnh đạo, các anh chị cán bộ, công chức làm việc tại UBND phường và các thầy cô phụ trách đoàn thực tập số 12. Đồng thời,em cũng nhận được sự hướng dẫn tận tình khi viết báo cáo thực tập của cô giáo – Ths. Nguyễn Thị Hà – Giảng viên khoa văn bản và công nghệ hành chính. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các bác, các anh chị làm việc tại UBND phường Yên Phụ, các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 12 và Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.
37 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8297 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần bốn năm thực hiện cơ chế “một cửa” ở cấp xã từ ngày 01/01/2005 và hai năm thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”,đến thời điểm hiện nay, ở hầu khắp các tỉnh thành trong phạm vi cả nước đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” từ cấp trung ương đến cấp xã.
So với các tỉnh thành trong cả nước, Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương triển khai sớm và đồng bộ mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” ở cả ba cấp chính quyền. Riêng đối với mô hình “một cửa” cấp xã, ở Hà Nội đã có nhiều phường triển khai trước ngày 01/01/2005, trong đó có phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ. Mặc dù gặp không ít khó khăn khi đóng vai trò tiên phong nhưng bộ phận “một cửa” của UBND phường Yên Phụ đã thu được một số kết quả nhất định đặc biệt việc thực hiện cơ chế "một cửa" của uỷ ban nhân dân phường đã được tổ chức, công dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, góp phần cơ bản giải quyết được nhiều vấn đề về thủ tục hành chính cho người dân.
Qua thời gian 2 tháng thực tập tại UBND phường Yên Phụ, em đã được tìm hiểu về hoạt động của UBND phường nói chung đặc biệt là hoạt động của bộ phận “ Tiếp nhận hồ sơ hành chính” của UBND phường. Em nhận thấy vấn đề cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “một cửa liên thông” có ý nghĩa rất lớn đối với người dân và cơ quan hành chính, tuy nhiên quy trình giải quyết thủ tục hành chính còn một số điểm chưa được hiệu quả. Vì vậy em chọn đề tài báo cáo thực tập là: “ Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại UBND phường Yên Phụ - quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội”. Thông qua báo cáo thực tập, em xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính” tại UBND phường Yên Phụ.
Trong quá trình thực tập tại UBND phường Yên Phụ, em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các bác lãnh đạo, các anh chị cán bộ, công chức làm việc tại UBND phường và các thầy cô phụ trách đoàn thực tập số 12. Đồng thời,em cũng nhận được sự hướng dẫn tận tình khi viết báo cáo thực tập của cô giáo – Ths. Nguyễn Thị Hà – Giảng viên khoa văn bản và công nghệ hành chính. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các bác, các anh chị làm việc tại UBND phường Yên Phụ, các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 12 và Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ UBND PHƯỜNG YÊN PHỤ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý:
Phường Yên Phụ là đơn vị hành chính nằm ở phía Đông Nam quận Tây Hồ, được tách ra từ quận Ba Đình từ năm 1996, có vị trí cụ thể như sau:
Phía Đông giáp phường Ngọc Thuỵ - quận Long Biên.
Phía Đông Nam giáp sông Hồng.
Phía Tây Bắc giáp phường Quảng An và phường Tứ Liên.
Phía Nam giáp phường Phúc Xá, Trúc Bạch và Thụy Khuê.
Theo bản đồ địa giới hành chính 364/CT tổng diện tích theo địa giới hành chính của phường Yên Phụ là 149,7700 ha.
2. Dân cư:
Phường Yên Phụ được chia thành 80 tổ dân phố thuộc 16 khu dân cư quản lý 4500 hộ với khoảng 24.000 nhân khẩu và đặc biệt là nơi tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các khu tập thể.
3. Tình hình kinh tế – xã hội của Phường:
- Về thu chi ngân sách: Hàng năm Phường thu Ngân sách trên địa bàn Phường hàng năm trên 5 tỷ đồng và tổng chi Ngân sách trên địa bàn là trên 4 tỷ.
- Công tác An ninh - Quốc phòng: tình hình An ninh Chính trị của Phường được đảm bảo ổn định, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết, Bầu cử
- Về kinh tế: Toàn phường có trên 500 hộ kinh doanh, hàng năm tổng các hộ kinh doanh nộp ngân sách nhà nước trên 1.500.000.000 đồng.
- Văn hoá xã hội: Yên Phụ là một vùng in đậm nét truyền thống văn hoá dân tộc với 2 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng: Chùa Trấn Quốc, Đình Yên Phụ.
Yên Phụ cũng là một vùng đất địa linh và đặc biệt là lễ hội rước kiệu Đình Yên Phụ diễn ra hàng năm, khách thập phương đến thăm viếng có khi tới hàng vài nghìn người song tình hình an ninh trật tự vẫn bảo đảm. Khách hành hương được tôn trọng tự do tín ngưỡng, không có hiện tượng mê tín dị đoan.
- Về nhà đất và trật tự xây dựng đô thị
Do tốc độ đô thị hóa ở Phường diễn ra mạnh mẽ nên vấn đề về nhà đất và TTXD luôn là vấn đề phát sinh nhiều, phức tạp nhất. Riêng năm 2008 đã có 108 Hồ sơ chuyển Quận để xét cấp Giấy chứng nhận QSD đất, có 86 trường hợp xây dựng trong đó: có phép 44, sai phép 3, không phép 41.
Tóm lại, phường Yên Phụ là một địa bàn có dân số đông nhất so với 7 Phường còn lại của quận Tây Hồ(chiếm 2/3 dân số của Quận). Kinh tế xã hội chỉ mới có sự phát triển đáng kể trong 5 năm gần đây, nhất là khi có Quyết định quy hoạch của Thành phố xây dựng Quận Tây Hồ là trung tâm của Thành Phố Hà Nội trong tương lai. Mặt khác địa hình của Phường là nằm vùng ven đê sông Hồng khá phức tạp do có nhiều dân di cư cư ngụ. Tất cả những vấn đề trên đặt ra nhiệm vụ quản lý khá nặng nề cho cấp Chính quyền Phường
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA UBND PHƯỜNG YÊN PHỤ
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Để quản lý và điều hành mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội diễn ra thuận lợi và tuân thủ đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào Nghị định 121/2003/NĐ - CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định 114/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Vì vậy, ngay tại kỳ họp đầu tiên Hội đồng nhân dân phường khoá 2004 - 2009 đã bầu ra 5 ủy viên của UBND phường bao gồm:
- Chủ tịch: Phụ trách chung và phụ trách khối nội chính.
- 02 Phó chủ tịch: trong đó một Phó Chủ tịch phụ trách mảng kinh tế - trật tự xây dựng đô thị và nhà đất, một Phó Chủ tịch phụ trách văn hoá - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
- 02 Uỷ viên: trong một Uỷ viên phụ trách Công an (Trưởng Công an Phường), một Uỷ viên phụ trách khối Quân sự (Chỉ huy Trưởng Quân sự phường).
Ngoài ra trong bộ máy của UBND phường Yên Phụ còn có các cán bộ chuyên môn để giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Chủ tịch
UBND phường
Phó Chủ tịch
(KT- ĐT)
Uỷ viên
Quân sự
Uỷ viên
Công an
Phó Chủ tịch
(VH-XH)
Thanh tra xây dựng
Địa chính
Đô thị
Văn phòng
Tư pháp-Hộ tịch
DS-GĐ-TE
Thương binh-Xã hội
Lao động-Việc làm
Văn hoá thông tin
Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND phường Yên Phụ được biểu diễn theo sơ đồ :
Bên cạnh cán bộ chuyên môn còn có: Cán bộ LĐTBXH, cán bộ DSGĐ&TE, văn thư, giao thông đô thị. Để giải quyết thủ tục hành chính, tháng 10/2004 bộ phận “Tiếp nhận hồ sơ hành chính”được thành lập bao gồm có 03 cán bộ, công chức chuyển từ các bộ phận chuyên môn sang phụ trách và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/2004.
2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND Phường
- UBND Phường tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; thảo luận tập thể quyết định theo đa số các vấn đề được quy định theo Luật tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND phường.
- Cách thức giải quyết công việc của UBND Phường:
2.1. UBND Phường họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số tại phiên họp UBND về các vấn đề
- Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng 5 năm và hàng năm, kế hoạch quản lý đầu tư, quy hoạch xây dựng các công trình trọng điểm tại địa phương để trình HĐND Phường, UBND quận Tây Hồ quyết định.
- Chương trình công tác hàng năm của UBND Phường, các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND Phường, các văn bản của cấp trên trước khi trình HĐND Phường, UBND Quận.
- Kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và mỗi cá nhân thành viên UBND Phường hàng năm.
- Những vấn đề khác mà Pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND Phường hoặc những vấn đề Chủ tịch UBND Phường thấy cần thiết đưa ra tập thể.
- Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp UBND được, theo quyết định của Chủ tịch UBND Văn phòng UBND Phường gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên UBND Phường nhất trí thì Văn phòng UBND Phường tổng hợp trình Chủ tịch UBND quyết định và báo cáo UBND Phường tại phiên họp gần nhất.
2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND Phường
- Chủ tịch UBND Phường là người đứng đầu UBND Phường, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của UBND Phường, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo theo quy định tại điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; đồng thời cùng UBND Phường chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước Đảng ủy, HĐND Phường và UBND quận Tây Hồ.
- Chủ tịch UBND Phường triệu tập, chủ trì các phiên họp và các hội nghị khác của UBND Phường, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó Chủ tịch chủ trì thay; bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của UBND Quận, Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND Phường.
- Căn cứ vào các văn bản của UBND Quận, Nghị quyết Đảng ủy, HĐND Phường và tình hình thực tiễn của địa phương, xây Chương trình công tác năm, quý, tháng của UBND Phường.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên UBND Phường và các cán bộ, công chức khác thuộc UBND Phường, các đồng chí lãnh đạo Khu dân cư, Tổ trưởng dân phố trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung công việc, những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa bàn; những vấn còn có ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch và ủy viên UBND Phường.
- Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền UBND Phường và thẩm quyền Chủ tịch UBND theo quy định của Pháp luật.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của phường, hoạt động của UBND với Đảng ủy, HĐND Phường và UBND quận Tây Hồ.
- Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp phường; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu về các đề xuất của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác của UBND; tạo điều kiện các đoàn thể hoạt động hiệu quả.
- Tổ chức việc tiếp công dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân theo quy định của Pháp luật.
3. Mối quan hệ công tác của UBND phường
3.1. Quan hệ với UBND Quận và cơ quan chuyên môn cấp quận
UBND Phường và Chủ tịch UBND Phường chịu sự chỉ đạo của UBND Quận, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND Quận.
UBND Phường chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp quận trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn phường, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp quận trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của UBND Phường. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan.
UBND Phường bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu theo dõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của UBND quận, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp quận, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của UBND Quận.
UBND Phường giữ mối liên hệ chặt chẽ với các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể quần chúng nhân dân thuộc Quận tranh thủ giúp đỡ về chuyên môn trên từng lĩnh vực, tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn phường, mở rộng mối quan hệ tốt với các đơn vị đóng trên địa bàn phường, quận và giáp ranh.
3.2. Quan hệ với Đảng uỷ, HĐND, MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp phương
- Quan hệ giữa UBND Phường với Đảng uỷ: UBND phường chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ phường trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của UBND Quận; chủ động đề xuất với Đảng uỷ phương hướng nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương; có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng uỷ những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền.
- Quan hệ giữa UBND với HĐND: UBND Phường chịu sự giám sát của HĐND Phường, chịu trách nhiệm các Nghị quyết của HĐND, báo cáo trước HĐND Phường; phối hợp với thường trực HĐND chuẩn bị nội dung các kỳ họp HĐND, tiếp thu giải quyết các ý kiến của cử tri, xây dựng các đề án chỉ tiêu phát triển KT - XH của địa phương từng giai đoạn trình HĐND xem xét, quyết định.
- Quan hệ giữa UBND với MTTQ: UBND Phường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UB.MTTQ và các đoàn thể nhân dân các Khu dân cư, tổ dân phố trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân; trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên địa bàn Phường. Tạo điều kiện thuận lợi để UB.MTTQ và các Đoàn thể nhân dân tổ chức, động viên nhân dân, giám sát các hoạt động của chính quyền. Định kỳ 03 tháng một lần, tập thể UBND với thường trực UB.MTTQ và trưởng các đoàn thể nhân dân họp để thông báo tình hình hoạt động của UBND Phường.
- Quan hệ giữa UBND Phường với Cụm trưởng và Tổ trưởng dân phố:
Chủ tịch UBND Phường phân công các thành viên UBND theo dõi, nắm tình hình các khu dân cư. Hàng tuần các thành viên UBND có trách nhiệm báo cáo trước UBND Phường tại cuộc họp giao ban về tình hình cụ thể của Khu dân cư do mình theo dõi.
Các đồng chí lãnh đạo Khu dân cư, tổ dân phố phải thường xuyên liên hệ với HĐND, UBND Phường để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của UBND Quận và của HĐND - UBND Phường, kịp thời báo cáo tình hình mọi mặt của Khu dân cư và tổ dân phố.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN “ TIẾP NHẬN HỒ SƠ HÀNH CHÍNH”
1. Chức năng, nhiệm vụ
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, từ ngày 01/10/2004, UBND phường Yên Phụ đã triển khai áp dụng cơ chế “ một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính. Bộ phận “ một cửa” tại UBND phường được thành lập với tên gọi bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính” với những chức năng, nhiệm vụ sau:
- Là đầu mối giao dịch hành chính giữa công dân, tổ chức với UBND phường.
- Tiếp nhận hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức đề nghị giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của UBND phường; Chuyển cho cấp có thẩm quyền giải quyết; trả kết quả cho công dân, tổ chức sau khi đã giải quyết.
- Cơ chế “ một cửa” được áp dụng trong các lĩnh vực sau: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực
2. Nguyên tắc hoạt động
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân.
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND PHƯỜNG YÊN PHỤ
I. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính
1. Khái niệm quy trình giải quyết thủ tục hành chính
1.1. Thủ tục hành chính
Trong thực tiễn hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo một trình tự nhất định mà pháp luật quy định nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Khoa học quản lý gọi đó là thủ tục quản lý hành chính nhà nước hay thủ tục hành chính.
Hiện nay trong nghiên cứu khoa học vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính. Tuy nhiên có thể đưa ra quan niệm đang được thừa nhận rộng rãi như sau: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với công dân, tổ chức( Theo giáo trình “thủ tục hành chính”, trang 7, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội năm 2007). Trong báo cáo này, khái niệm trên là cơ sở để chúng ta tiếp cận và phân tích thực tiễn quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND phường Yên Phụ.
1.2. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính
- Quy trình là thuật ngữ được sử dụng khi nói về một loạt liên tục các hoạt động theo trình tự thống nhất, hợp lý với các bước phải tuân theo một cách thứ tự, lần lượt( do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành) bắt buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện đúng khi tiến hành.( Theo Từ điển thuật ngữ hành chính, trang 159, Viện nghiên cứu hành chính – Học viện Hành chính, Hà nội năm 2002)
- Quy trình giải quyết thủ tục hành chính là trình tự các bước phải tuân theo một cách lần lượt, thứ tự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và mang tính bắt buộc đối với các chủ thể khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính.
2. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
2.1. Khái niệm và bản chất của cơ chế “một cửa”
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là đấy mạnh cải cách hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá. Để thủ tục hành chính phát huy hiệu quả cần xây dựng một cơ chế thích ứng. Việc nghiên cứu, áp dụng cơ chế “một cửa” trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính là một giải pháp có nhiều ưu điểm và cần thiết được hoàn thiện.
Cơ chế “một cửa” được hình thành nhằm thay thế cơ chế “nhiều cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan công quyền với nhau và giữa các cơ quan công quyền với công dân, tổ chức.
Theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/04/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính ở địa phương, cơ chế “ một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là bộ phận “ tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.
Bản chất của cơ chế “một cửa”: Nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, tập trung giải quyết các dịch vụ hành chính vào một đầu mối thống nhất. Khi tổ chức, công dân có nhu cầu liên hệ với cơ quan nhà nước chỉ cần đến một đầu mối duy nhất để nộp hồ sơ cần thiết theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng và nhận kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền cũng chính tại nơi đó.
2.2. Mô hình “một cửa” ở cấp xã
Mô hình “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính ở cấp xã được triển khai đồng loạt từ ngày 01/01/2005 trên phạm vi cả nước và có hai hình thức tổ chức bộ phận “ một cửa” như sau:
Hình thức thứ 1:
Tổ chức, công dân
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
(Công chức văn phòng- thống kê)
Công chức chuyên môn theo từng lĩnh vực
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch cấp xã
Theo hình thức thứ 1 thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ có một đến hai người, thường là công chức văn phòng – thống kê và một cán bộ khác làm nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, sau đó chuyển đến công chức chuyên môn để xử lý, trình lãnh đạo uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định, rồi chuyển lại cho công chức văn phòng – thống kê tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để hoàn trả cho tổ chức, công dân.
Hình thức thứ 2:
Tổ chức, công dân
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
- Công chức văn phòng- thống kê
- Công chức tư pháp- hộ tịch
- Công chức địa chính- xây dựng
Chủ tịch cấp xã hoặc Phó chủ tịch cấp xã
Ở hình thức thứ 2: Các công chức chuyên môn thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế "một cửa" được bố trí trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, dưới sự điều hành trực tiếp của chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã. Tổ chức, công dân trực tiếp nộp hồ sơ cho công chức phụ trách lĩnh vực để họ tiếp nhận và xử lý, xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo uỷ ban nhân dân cấp xã, sau đó trả kết quả cho công dân hoặc tổ chức. Những công việc đòi hỏi có thời gian nghiên cứu giải quyết thì viết giấy hẹn để trả lại cho tổ chức, công dân theo quy định về thời gian được niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa liên thông”
3.1. Khái niệm cơ chế “ một cửa liên thông”
Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc ban hành