Đề tài Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng

Nằm trong kế hoạch và chương trình đào tạo của trường Đại học Ngoại thương, kỳ thực tập giữa khóa được xem như một cơ hội lớn cho sinh viên sau ba năm học có thể tiếp cận với môi trường thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp. Qua đó, so sánh được sự khác biệt giữa những kiến thức mang tính lý thuyết trên giảng đường với công việc thực tế của một nhân viên trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế. Từ đó, sinh viên có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này. Hiện tại ngành logistics ở Việt Nam có khoảng trên 2000 công ty với tốc độ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của đa số các công ty này còn nhỏ lẻ, chủ yếu đóng vai trò là vệ tinh cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, vì quy mô nhỏ lẻ nên có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, nhất là cạnh tranh về giá – thi nhau giảm giá nhưng thực tế lại không chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, đến 2012, chúng ta cam kết phải mở cửa 100% cho các công ty nước ngoài khai thác dịch vụ này. Đây chính là một thách thức rất lớn cho các công ty giao nhận trong nước.

pdf23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 16917 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU  Nằm trong kế hoạch và chương trình đào tạo của trường Đại học Ngoại thương, kỳ thực tập giữa khóa được xem như một cơ hội lớn cho sinh viên sau ba năm học có thể tiếp cận với môi trường thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp. Qua đó, so sánh được sự khác biệt giữa những kiến thức mang tính lý thuyết trên giảng đường với công việc thực tế của một nhân viên trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế. Từ đó, sinh viên có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này. Hiện tại ngành logistics ở Việt Nam có khoảng trên 2000 công ty với tốc độ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của đa số các công ty này còn nhỏ lẻ, chủ yếu đóng vai trò là vệ tinh cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, vì quy mô nhỏ lẻ nên có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, nhất là cạnh tranh về giá – thi nhau giảm giá nhưng thực tế lại không chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, đến 2012, chúng ta cam kết phải mở cửa 100% cho các công ty nước ngoài khai thác dịch vụ này. Đây chính là một thách thức rất lớn cho các công ty giao nhận trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa kết hợp với những kiến thức đã tìm hiểu được tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng, tôi quyết định chọn đề tài chính cho bài báo cáo thực tập giữa khóa lần này là “Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng”. Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này, sinh viên thực hiện đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc công ty Tân Cảng logistics và sự hướng dẫn tận tình của các anh chị nhân viên trong cơ quan. Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến tất cả mọi người đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập vừa qua. 2 Đồng thời, sinh viên thực hiện cũng xin gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc nhất đến các giảng viên trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã luôn theo sát và giúp đỡ tận tình để sinh viên có thể hoàn thành kỳ thực tập và báo cáo thực tập này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài dù đã cố gắng nhiều nhưng do hạn chế về kiền thức và thời gian, sự non nớt về kinh nghiệm nên những thiếu sót trong bài báo cáo này là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được những lời nhận xét góp ý của quý thầy cô, quý công ty cùng với người đọc báo cáo để báo cáo thực tập giữa khóa này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÂN CẢNG LOGISTICS I Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng – Tân Cảng logistics – được thành lập từ ngày 14 tháng 03 năm 2007 theo quyết định số 442/QĐ – TC –TCLĐ ngày 13 tháng 03 năm 2007 của Hội đồng quản trị công ty Tân Cảng Sài Gòn, là một đơn vị thành viên của công ty Tân Cảng Sài Gòn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động của công ty cổ phần. Công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng chính thức hoạt động và hạch toán kinh doanh độc lập từ ngày 01 tháng 04 năm 2007.  Tên công ty: Công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng  Tên tiếng Anh: Newport Logistics and Stevedoring Joint Stock Company  Tên viết tắt: Newport Log Co., Ltd  Vốn điều lệ: 205,000,000,000 đồng  Trụ sở chính: Đường Nguyễn Thị Định, Phường Cát Lái, Quận 2, TP.HCM  Mã số thuế: 0304875444  Điện thoại: +(84 8) 37422 234  Fax: +(84 8) 37423 027  Email: gnvt@saigonnewport.com.vn  Website: www.tancanglogistics.com.vn Với thương hiệu Tân Cảng Sài Gòn, công ty có một hệ thống khách hàng và bạn hàng lớn, từ đó tạo bước chuyển biến tốt trong công tác phát triển các loại hình dịch vụ của công ty. Các đối tác khách hàng của công ty như là: NYK Line, APL, OOCL,… Các công ty thành viên: Công ty cổ phần ICD Tân Cảng Cái Mép, Công ty cổ phần dịch vụ Tân Cảng Bến Thành, Công ty cổ phần vận tải Tân Cảng số hai, Công ty cổ phần ICD 128 – Hải Phòng, Công ty cổ phần cảng Cát Lái, Công ty cổ phần dịch vụ hạ tầng Á Châu, Công ty cổ phần đại lý và dịch vụ Tân Cảng số một. 4 II Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty Tân Cảng logistics 1. Chức năng, nhiệm vụ 1.1 Chức năng Ngành nghề kinh doanh:  Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, đường thủy nội địa.  Dịch vụ Logistics, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đại lý vận tải đường biển; dịch vụ xếp dỡ hàng hóa; dịch vụ khai thuê hải quan…  Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế; đại lý tàu biển; san lấp mặt bằng.  Xây dựng, sửa chữa công trình dân dụng, công trình phục vụ cảng biển, cảng sông; sửa chữa, đóng mới, mua bán container, rơ móc.  Mua bán cho thuê phương tiện, thiết bị xây dựng công trình thủy bộ, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, vận chuyển; mua bán máy móc thiết bị phục vụ cảng biển  Kinh doanh vận chuyển hành khách theo hợp đồng, theo tuyến cố định; kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế; kinh doanh bất động sản; đại lý kinh doanh xăng dầu. 1.2 Nhiệm vụ Dựa trên những chức năng chính của mình cùng với tình hình tổ chức nhân sự trong từng thời điểm nhất định, công ty luôn đề ra những nhiệm vụ, những kế hoạch hợp lý và linh hoạt đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động. Tuy nhiên, công ty đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát triển, cụ thể là:  Đảm bảo tổ chức hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ki, chịu trách nhiệm đối với khách hàng và trước pháp luật về những sản phẩm dịch vụ mà công ty cung ứng  Có những chiến lược và chính sách phát triển công ty phù hợp với chức năng và đặc điểm riêng của mình.  Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước và các cơ quan chức năng ban ngành như Chi cục Thuế, Chi cuc Hải Quan,… 5 Thêm vào đó, để cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp và có uy tín trên thế giới trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường như hiện nay, công ty cũng xác định đầu tư về con người bằng việc gửi nhân viên và cán bộ đi đào tạo chuyên môn, cùng với việc đẩy mạnh những dịch vụ trọn gói cho khách hàng – đây cũng là thế mạnh của chúng tôi. Nâng cao chất lượng dịch vụ là giải pháp then chốt để có thể cạnh tranh trên thị trường. Dịch vụ trọn gói bao gồm giao nhận và vận chuyển hàng đi nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ của Tân Cảng logistics 2. Cơ cấu tổ chức quản lý lao động nhân sự Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức hành chính Trưởng các bộ phận có nhiệm vụ chính là điều phối, quản lý và giám sát các hoạt động chuyên trách của phòng ban mình liên quan đến Hợp đồng dịch vụ đã ký kết với khách hàng, và phải báo cáo thường xuyên với giám đốc và phó giám đốc về tình hình hoạt động của bộ phận do mình quản lý. Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc và Phó giám đốc Ban kiểm soát Khối sản xuất Khối nghiệp vụ Phòng Logistics Phòng tài chính - kế toán Phòng Forwarder Phòng tổ chức - hành chính Phòng kĩ thuật vật tư Trung tâm điều hành Đội cơ giới I Đội cơ giới II Đội vận tải thủy 6 Phó giám đốc sẽ thay mặt giám đốc giám sát, hỗ trợ và đôn đốc hoạt động tổng thể của công ty, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh thay cho giám đốc, có biện pháp khích lệ tinh thần làm việc của các bộ phận chuyên trách. Giám đốc là người đại diện cho cả công ty trước pháp luật nên phải thường xuyên theo dõi những điều chỉnh và thay đổi trong đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. III. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của công ty Tân Cảng logistics Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một cuộc khủng hoảng của suy thoái kinh tế toàn câu vào năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút, vì vậy sản lượng container, hàng hóa thông qua cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh so với năm 2008, nhưng công ty đã cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn đó và đạt được những thành tựu đáng kể. Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2008 Quý I/2009 Năm 2009 Quý I/2010 Tổng doanh thu 358,988,806 70,652,745 529,673,999 111,139,928 Tổng chi phí 272,714,559 52,772,110 421,588,523 79,769,988 Tổng lợi nhuận trước thuế 81,274,246 16,137,230 108,458,858 28,154,172 Tổng lợi nhuận sau thuế 60,300,311 13,313,215 89,637,205 21,098,255 Quý I/2009 Quý I/2010 Doanh thu xếp dỡ container 33,695,229 58,934,769 Doanh thu dịch vụ vận tải bộ 5,421,856 14,991,318 Doanh thu dịch vụ depot 15,696,085 25,388,398 Doanh thu dịch vụ khác 6,742,576 8,032,812 Nhận thức được những khó khăn thách thức của tình hình kinh tế trong nước và thế giới vào năm 2009, công ty cổ phần Tân Cảng logistics đã triển khai nhiều 7 biện pháp để có thể hoàn thành được những kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra như sau: - Kiện toàn tổ chức, phân cấp quản lý phù hợp với yêu cầu mở rộng và phát triển công ty, phát huy tính năng động, chủ động, sang tạo của cán bộ công nhân viên công ty. - Đáp ứng tốt nhiệm vụ sản xuất của công ty trong điều kiện giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu biến động bất thường, không ổn định. - Đa dạng hóa và mở rộng ngành nghề kinh doanh phù hợp với chủ trương và các quy định hiện hành. - Từ đầu tháng 01/2009 công ty đã triển khai dịch vụ Freight Forwarder, dịch vụ khai thuê hải quan đã mang lại lợi nhuận và góp phần tạo uy tín, thương hiệu cho Tân Cảng logistics. - Từ đầu năm 2009, công ty đã chủ động hoàn thiện việc đầu tư nền bãi Depot 9 kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất của cảng Cát Lái và nhu cầu để container rỗng xuất nhập tàu của các hãng tàu, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác depot. - Nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, vận chuyển, năm 2009, công ty thuê thêm 12 xe nâng container và 10 xe đầu kéo từ công ty mẹ, tự đầu tư 01 xe nâng container làm cho doanh thu từ hoạt động xếp dỡ, vận chuyển tăng lên đáng kể. - Thành lập công ty cổ phần vận tải Tân Cảng số hai đảm nhiệm bộ phận vận chuyển container bằng đường thủy cho Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và triển khai dịch vụ vận chuyển container bằng sà lan tuyến TPHCM/Cái Mép – Đồng bằng sông Cửu Long. - Đầu tư xây dựng bến sà lan 75 Teus tại cảng Tân Cảng Cái Mép và hợp tác đầu tư bến sà lan 75 Teus tại cảng Cát Lái. - Hợp tác với Tổng công ty Bến Thành nghiên cứu đầu tư khai thác depot container rỗng tiếp giáp với cảng Cát Lái nhằm đáp ứng nhu cầu chứa container rỗng xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao của các hãng tàu. - Tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty và tạo nguồn cho các dự án triển khai trong thời gian tới. 8 Nhờ tất cả những nỗ lực phấn đấu trên, năm 2009, Tân Cảng logistics đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra:  Doanh thu và lợi nhuận trước thuế cao hơn 52% so với kế hoạch đặt ra.  Lợi nhuận sau thuế cao hơn 68,8% so với kế hoạch đặt ra. Còn so với năm 2008, doanh thu năm 2009 tăng 49,63% còn lợi nhuận sau thuế tăng 48,65%. Tổng lợi nhuận sau thuế quý I/2010 tăng 58,47% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân của sự gia tăng lợi nhuận sau thuế là do:  Tổng doanh thu, thu nhập thuần tăng: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 57,3%. Trong đó:  Doanh thu xếp dỡ container tại bãi tăng mạnh quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 74,9% là do từ tháng 06/2009 công ty có kí hợp đồng thuê them 06 xe nâng hàng và 07 xe nâng rỗng của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, tháng 12/2009 công ty đầu tư trang bị mới 01 xe nâng hàng Kalmar nhằm tăng năng lực xếp dỡ cho cảng Cát Lái; mặt khác sản lượng thông qua cảng Cát Lái quý I/2010 tăng mạnh so với quý I/2009 do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thông qua cảng Cát Lái tăng cao.  Doanh thu dịch vụ vận tải bộ quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 61,74% do sản lượng thông qua depot quý I/2010 tăng cao.  Doanh thu dịch vụ khác (dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ forwarder, dịch vụ hàng chuyển cảng…) quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 19,14%. - Doanh thu hoạt động tài chính quý I/2010 tăng 38,84% so với quý I năm 2009. - Tổng doanh thu, thu nhập thuần quý I/2010 so với cùng kì năm trước tăng 57,53%.  Tổng chi phí quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 52,6%; tốc độ tăng của chi phí tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là 4,93% là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận tăng. 9 PHẦN 2: PHÒNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG LOGISTICS I. Giới thiệu về phòng logistics Trưởng phòng: Lê Văn Cường Số lượng nhân viên: 19 Phòng logistics có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ logistics cho hàng xuất – nhập khẩu bao gồm:  Thủ tục thông quan hoàn chỉnh đối với tất cả các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm: hàng kinh doanh, hàng viện trợ, hàng dự án, hàng triển lãm, hàng quá cảnh, hàng tạm nhập – tái xuất, hàng tạm xuất – tái nhập, hàng phi mậu dịch.  Thực hiện thủ tục khai quan điện tử.  Phân loại hàng hóa.  Thủ tục giao nhận tại Cảng.  Giao nhận hàng hóa tại kho (Door to door).  Kiểm đếm container của tàu, kiểm đếm hàng hóa đóng vào container.  Kinh doanh kho bãi.  Đại lý thủ tục cho các hãng tàu.  Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia hàng lẻ nhập khẩu qua kho CFS. II. Nhiệm vụ sinh viên đã thực hiện tại công ty Tân Cảng logistics Trong quá trình kiến tập tại công ty Tân Cảng logistics, sinh viên đã được các anh chị trong công ty chỉ bảo tận tình về các công việc trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:  Nhận thông báo từ hãng tàu và lên hãng tàu để lấy lệnh giao hàng và đóng phí cho hãng tàu.  Làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan đầu tư số 02 Hàm Nghi, Quận I, TPHCM.  Nộp hồ sơ xin điều chỉnh manifest tại hải quan ở cảng Khánh Hội.  Đến cảng để hải quan kiểm hóa hàng xin nhập khẩu. 10 PHẦN 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG LOGISTICS VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG LOGISTICS I. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Tân Cảng Logistics  Đầu tiên, trước khi tàu cập cảng thì người giao nhận phải liên hệ với đại lý của mình ở nước ngoài hoặc là người nhận hàng để được cung cấp các thông tiên cần thiết về lô hàng bao gồm: thông tin về tàu và bản lược khai hàng hóa (Cargo manifest).Tiếp theo đó, người giao nhận cũng cần lấy vận đơn gốc và các chứng từ khác của hàng hóa.  Khi tàu cập cảng, hãng tàu sẽ gửi fax giấy báo hàng đến (Arrival note) cho công ty. Khi nhận giấy báo hàng đến, nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra xem số liệu trên giấy báo hàng đến có khớp với vận đơn, nếu đã chính xác thì làm giấy báo hàng đến gửi cho người nhận hàng (Consignee – C’nee). Sau đó, người giao nhận đã được sự ủy thác của chủ hàng sẽ mang thông báo hàng đến, giấy giới thiệu và vận đơn (bill of lading) - có thể là bản gốc hoặc bản sao tùy loại vận đơn - đến hãng tàu đóng các khoản phí liên quan và đổi lấy lệnh giao hàng. Hãng tàu sau khi nhận giấy giới thiệu sẽ kiểm tra xem đã có thông báo giao hàng hay chưa và kiểm tra các nội dung trong giấy báo hàng đến, với mỗi khách hàng sẽ nhận của hãng tàu ít nhất 03 bộ lệnh giao hàng. Khi nhận lệnh giao hàng, người giao nhận sẽ kiểm tra lại các thông tin trên lệnh giao hàng; lúc đó trên bộ lệnh sẽ có chữ PAID nghĩa là đã thu phí đủ và chữ kí của hãng tàu.  Sau khi nhận lệnh giao hàng, người giao nhận phải giúp cho chủ hàng làm thủ tục hải quan rồi đến kho để nhận hàng. Các bước để làm thủ tục hải quan gồm: Bước 1: Chuẩn bị chứng từ Bước 2: Mở tờ khai A. Với hàng nguyên container Bước 3: Đối chiếu manifest Bước 4: Chuyển bãi kiểm hóa 11 (2) (2) (1) (1) (1) Bước 5: Kiểm hóa Bước 6: Nhận lại tờ khai Bước 7: Thanh lý qua cổng B. Với hàng lẻ Bước 3: Kiểm hóa Bước 4: Nhận lại tờ khai Bước 5: Rút hàng Bước 6: Thanh lý qua cổng Bước 1: Chuẩn bị chứng từ Nhận viên giao nhận khai báo điện tử tại văn phòng công ty với các loại hình trừ hàng phi mậu dịch sau đó in tờ khai nhập khẩu hàng hóa và lấy số tiếp nhận ghi lên hồ sơ. Tiếp theo nhân viên giao nhận phải chuẩn bị bộ tờ khai bằng giấy bao gồm: Chuẩn bị chứng từ: - Khai báo điện tử và chuẩn bị bộ chứng từ giấy Mở tờ khai: - Nộp hồ sơ, chờ hải quan kiểm tra hồ sơ, phân luồng hàng hóa và tính thuế Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ Kiểm tra hồ sơ, tính thuế Trả thuế tại kho bạc nhà nước Kiểm hóa Trả hồ sơ 12 + 01 bộ tờ khai hải quan: 02 tờ khai gồm 01 bản lưu hải quan và 01 bản lưu người khai hải quan (có Phụ lục tờ khai nếu hàng nhiều), 02 Tờ khai GATT (có Phụ lục tờ khai GATT nếu hàng nhiều) + 01 giấy tiếp nhận tờ khai ( đối với hàng phi mậu dịch thì phải có thêm lệnh hình thức) + Giấy giới thiệu của công ty + 01 Bản sao Hợp đồng ngoại thương + Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc, 01 bản sao + Bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản gốc, 01 bản sao + Vận đơn đường biển (bill of lading): 01 bản sao, photo đủ 2 mặt và có dấu của hãng tàu. + Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin): bản gốc, số lượng liên gốc hải quan yêu cầu tùy vào từng loại C/O + Giấy phép kinh doanh + mã số thuế doanh nghiệp: 01 bản sao y + Các loại giấy phép chuyên ngành cần thiết tùy theo từng loại mặt hàng + Kiểm tra bộ chứng từ phải đủ và đúng + Kiểm tra tình hình nợ thuế của khách hàng Nhân viên giao nhận mang giấy giới thiệu đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng và trả các phụ phí. Nhân viên giao nhận tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phần dành cho người khai báo trong tờ khai hải quan. Nhân viên của công ty cũng tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan. Sau đó đại diện của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai. Bước 2: Mở tờ khai Nhân viên công ty nộp hồ sơ tại các quầy tiếp nhận hồ sơ: tự xếp hồ sơ vào nơi hải quan quy định phân luồng hàng hóa. 13 Nếu hàng để lựu lại cảng quá hạn 30 ngày thì phải làm biên bản phạt, đóng tiền phạt. Hải quan in danh sách nợ thuế, cưỡng chế, phiếu kiểm tra hình thức. Tùy vào quá trình nhập khẩu của khách hàng trong thời gian trước đó (về nợ thuế, cưỡng chế, vi phạm pháp luật…) và mặt hàng đang nhập mà doanh nghiệp có thể được xét miễn kiểm, ân hạn nộp thuế sau hay phải kiểm hóa xác suất, nộp thuế ngay. + Nếu doanh nghiệp có vi phạm các quy định về thuế thì sẽ không được phép mở tờ khai và sẽ được hải quan thông báo rõ lý do tại sao không được phép mở tờ khai. Tuy nhiên trên thực tế, có đôi lúc do lỗi cập nhật thông tin không thống nhất giữa kho bạc nhà nước với cục hải quan là do việc chuyển chứng từ từ kho bạc nhà nước về chi cục thuế hải quan phải mất cả tuần thậm chí vài tuần mới về đến nơi mà xảy ra tình trạng doanh nghiệp đã đóng thuế nhưng nhưng vẫn nhận được thông báo của hải quan là chưa đóng thuế nên vẫn bị cưỡng chế thì doanh nghiệp cần phải chứng minh cho hải quan thấy bằng biên lai nộp thuế thì việc mở tờ khai vẫn được tiếp tục. + Nếu doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì hải quan sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan về tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại hình nhập khẩu (bao gồm kinh doanh, đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập tái xuất, tái nhập). Nếu hồ sơ hợp lệ thì hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ thống máy tính. Sau đó, các thông tin này sẽ tự động được xử lý và đưa ra lệnh hình thức. Lệnh hình thức có mức độ khác nhau theo luồng xanh, vàng, của hàng hóa.  Luồng xanh: hàng hóa được ch
Luận văn liên quan