Đề tài Quy trình lắp đặt một trạm BTS

Công Ty TNHH TM&DV Viễn Thông Thiên Tú là công ty chuyên thi công lắp đặt các công trình viễn thông, sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng các trụ cột ănten, các sản phẩm cơ khí viễn thông. Cung cấp dịch vụ chăm sóc và các giải đáp các thắc mắc cho khách hàng qua tổng đài các mạng điện thoại di động như : Vinaphone, Mobiphone. Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế. Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ thông tin. Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và các thiết bị vô tuyến điện Mua bán vật tư, thiết bị ngành viễn thông : dây, cáp đồng, cáp quang, thiết bị đầu cuối, máy điện thoại, linh kiện điện thoại, máy fax, tổng đài điện thoại đến 36 số. Xây dựng dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng, thi công, lắp đặt các công trình ngành điện lực, tin học. Ðại lý dịch vụ bưu chính, Ðại lý dịch vụ viễn thông, cho thuê hạ tầng viễn thông: Nhà trạm, cột anten . Hoạt động dịch vụ liên quan đến cuộc gọi. Dịch vụ cung cấp thông tin lên mạng.

doc68 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình lắp đặt một trạm BTS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A. GIỚI THIỆU LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày, thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được. Nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội, giúp con người mau chóng nắm bắt các thông tin có giá trị về văn hóa, khoa học kĩ thuật, giáo dục…. Ngày nay, với nhu cầu ngày càng rất cao về thông tin của con người nên đòi hỏi những nhà cung cấp dịch vụ phải có những phương tiện hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng “mọi lúc, mọi nơi” mà họ cần. Hệ thống viễn thông ngày nay không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là hệ thống thông tin di động rất phổ biến ở mọi nơi, không còn giới hạn cho những người có thu nhập cao như trước kia mà ngày càng trở thành dịch vụ phổ cập cho mọi đối tượng. Trong hệ thống viễn thông, truyền dẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể nói là nền móng cho cả hệ thống. Do vậy, các công ty các công ty viễn thông được thành lập rất nhiều và có nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có công ty Thiên Tú – một công ty cung cấp dịch vụ uy tín chất lượng được các nhà phát triển dịch vụ tin tưởng và hợp tác lâu dài. Em đã thực tập ở công ty và có được nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc trong tương lai của bản thân. Với kiến thức và thời gian nghiên cứu, thực tập còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót trong bài báo cáo, kính mong đơn vị thực tập, thầy cô giáo trong khoa góp ý, chỉ bảo để bài hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Công Ty TNHH TM-DV Thiên Tú và các anh chị trong công ty cùng các thầy cô bộ môn đã trực tiếp hướng dẫn em tham gia thực tập để em có điều kiện tìm hiểu, tiếp xúc thực tế với các thiết bị viễn thông. Em xin chân thành cảm ơn. TP. Hô Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2010 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Đồng Trương Đại Thạch LỜI CẢM ƠN Nhờ sự phân công của nhà trường và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công Ty TNHHTM & DV Viễn Thông Thiên Tú đã tạo điều kiện cho người thực hiện đề tài thực tập tại Công Ty . Người thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty TNHHTM & DV Viễn Thông Thiên Tú , Khoa điện - điện tử Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, thầy Nguyễn Ngô Lâm và các anh/chị trong Công Ty đã tận tình giúp đỡ. Qua đề tài này người thực tập có thể hoàn thành tốt những nội dung thực tập và nắm được kiển thức chuyên môn tốt hơn. Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực tập. Rất mong nhận được những lời nhận xét cũng như là các ý kiến đóng góp. Xin chân thành cảm ơn ! Nhận Xét Của Công Ty TNHH Thiên Tú Lời nhận xét : Đánh giá kết quả thực tập : Xác nhận của đơn vị thực tập Đánh Giá Của Khoa Điện Tử Viễn Thông Lời nhận xét : Đánh giá kết quả thực tập : Xác nhận của khoa Thầy hướng dẫn MỤC LỤC Phần A : Giới Thiệu Lời nói đầu Nhận xét của công ty TNHH Thiên Tú Nhận xét của khoa điện tử viễn thông Mục lục Liệt kê bảng Liệt kê hình Phần B : Nội Dung CHƯƠNG 1 : Giới Thiệu Về CÔNG TY TNHH TM&DV VIỄN THÔNG THIÊN TÚ 1 Sự thành lập 1 Lĩnh vực kinh doanh 1 Các hoạt động khác 2 Hướng phát triển 2 CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MẠNG 3G 4 2.1. 3G là gì 4 2.2. Hướng phát triển của 3G dựa trên mạng có sẵn 6 2.2.1. Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA 6 2.2.2. Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ CDMA 2000 7 2.3. Tổng quan mạng WCDMA 9 2.3.1. Sơ đồ khối mạng WCDMA 10 2.3.2. Chức năng từng khối 10 2.4. Tương lai băng thông rộng bền vững cho Việt Nam 12 2.5. Dịch vụ 3G có những tiện lợi gì 13 2.6. Thiết bị sử dụng 3G 14 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ 16 3.1. Thủ tục nhận hang và mở kiểm 17 3.2. Kiểm tra, lặp phương án thi công 17 3.3. Lắp INDOOR 18 3.3.1. Dụng cụ và đồ nghề lắp BTS 18 3.3.2. Cơ sở hạ tầng 18 3.4. Lắp cầu cáp 18 3.5. Giới thiệu thiết bị 19 3.6. Lắp đặt thiết bị 27 3.6.1. Khoảng cách lắp đặt thiết bị chuẩn 27 3.6.2. Cách cố định thiết bị 28 3.6.2.1. Tủ BTS 28 3.6.2.2. Tủ Nguồn 28 3.6.2.3. Tổ hợp Acquy 28 3.6.2.4. Giá DDF và hộp Alarm 29 3.6.2.5. Bộ cảng báo ngoài 29 3.6.2.6. Giá truyền dẫn 29 3.7. Lắp phần OUDOOR 44 PHẦN C: KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 :TỔNG KẾT 51 PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 Phụ lục A: Từ viết tắt 52 Tài liệu tham khảo 56 Liệt kê hình Hình 2.1. Các thế hệ của hệ thống thông tin di động 6 Hình 2.2 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh sử dụng công nghệ WCDMA 6 Hình 2.3 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh CDMA 2000. 8 Hình 2-5 Cấu trúc tổng thể hệ thống UMTS/GSM 10 Hình 2-6 USB 3G 14 Hình 2-7 PCMCIA 3G 15 Hình 2-8 3G Router 15 Hình 3.1 : Tủ điện ac 19 Hình 3.2: Chống sét AC Proline 20 Hình 3.3 : Bảng điện AC& Bên trong Tủ nguồn Siemens 20 Hình 3.4 : Tủ nguồn Lorain & Tủ BTS In-Cell 20 Hình 3.5 :Tủ nguồn VORTEX 21 Hình 3.6 : Bên trong tủ nguồn VORTEX mới 21 Hình 3.7 : Dàn Acqui Halogen 22 Hình 3.8 : Tủ nguồn VPRS 600 22 Hình 3.9 : Cách bố trí thang cáp và thiết bị trong phòng máy 22 Hình 3.10 : 2 Tủ BTS In-Cell có High Power Duplexer 23 Hình 3.11 : 2 Tủ BTS Horizon I & 1 tủ BTS Horizon II 23 Hình 3.12 : Cách bố trí Tủ điện AC, chống sét AC & bộ BTS Arena 24 Hình 3.13:Cách bố trí tủ điện AC, chống sét, cảnh báo ngoài hộp alram và giá DDF 24 Hình 3.14: Cách bố trí Acqui, Tủ nguồn Loarain & 2 Tủ BTS Horizon 25 Hình 3.15 : Cách bố trí thang cáp và thiết bị trong phòng máy 2525 Hình 3.16 : Cách bố trí thang cáp và thiết bị trong phòng máy 25 Hình 3.17: Cách bố trí thang cáp và thiết bị trong phòng máy 26 Hình 3.17. Cách bố trí thang cáp và thiết bị trong phòng máy 26 Hình 3.18 : Tủ nguồn VPRS 600 và dàn Acqui 24 bình 26 Hình 3.19 : Cách bố trí thang cáp và thiết bị trong phòng máy 27 Hình 3.20: Cách bố trí lắp tủ BTS Horizon dành chổ cho BTS dự phòng 27 Hình 3.21 : Cách bố trí thang cáp và sắp xếp dây trên thang cáp 30 Hình 3.22 : Nối dây đất 2 thang cáp với nhau 30 Hình 3.23 : Phụ kiện móc J có chân đế và Phụ kiện nối 2 thang cáp 31 Hình 3.24 : Cách lắp thang cáp sau lưng tủ Nguồn ASCOM 31 Hình 3.25 : Cách giữ đầu feeder bằng móc chữ J và thanh đồng 32 Hình 3.25 : Cách bố trí thang cáp sau lưng tủ BTS M-Cell6 32 Hình 3.26 : Tủ BTS và cách đi dây trên thang cáp 33 Hình 3.27 : Cách đi dây trên thang cáp 33 Hình 3.28 : Cách sắp xếp dây trên thang cáp 33 Hình 3.29: Hộp alarm và giá DDF 34 Hình 3.30 : Cách bố trí thang cáp và thiết bị trong phòng máy 34 Hình 3.31 : Cách bố trí lắp tủ BTS Horizon dành chổ cho BTS dự phòng gồm tủ chính, tủ phụ và tủ mở rộng 34 Hình 3.32 : Chân đế tủ nguồn Lorain 35 Hình 3.33 : Tủ BTS Horizon II 35 Hình 3.34 : Cách bố trí tủ điện AC, chống sét AC, Hộp alarm & giá DDF 36 Hình 3.35 : Cách xếp và rút dây chuẩn – Thang cáp & hộp alarm, giá DDF 36 Hình 3.36 : Cách đấu đất Rack 19”(thanh đồng) và giá DDF đôi 36 Hình 3.37 : Bình Acqui GNB lắp đặt đứng 37 Hình 3.38 : Dàn Acqui GNB đặt nằn ngang 37 Hình 3.39 : Cách đấu đất feeder theo kiểu bảng đồng nằm rời 37 Hình 3.40 : Cách đi dây trong tủ điện AC 38 Hình 3.41 : Bên trong tủ nguồn ASCOM 39 Hình 3.42 : CB điều khiển bộ khung Rectifier của tủ nguồn ASCOM 39 Hình 3.43 : Cách đấu nối dây DC đỏ Dây Acqui bên trong tủ nguồn ASCOM 39 Hình 3.44 : Cách đấu nối dây đất & dây AC 3 pha trong tủ nguồn ASCOM 40 Hình 3.45 : Cách đấu dây DC đen trong tủ nguồn ASCOM 40 Hình 3.46 : Vị trí đấu dây cảnh báo và màu dây cảnh báo của tủ nguồn ASCOM 40 Hình 3.47 : Cách đấu nối bình Acqui GNB 41 Hình 3.48 : Cách đấu dây AC 3 pha 4 sợi trong tủ nguồn Lorain. 41 Hình 3.49 : Mặt trong phía trên của tủ nguồn Lorain 41 Hình 3.50 : Rectifier 1,2,3 (từ trái qua phải) của Tủ nguồn Lorain 42 Hình 3.51 : Bên trong hộp alarm 42 Hình 3.52 : Bên trong tủ BTS Horizon II 42 Hình 3.53 : Mặt trên của tủ BTS Horizon I 43 Hình 3.54 : Nối 2 tủ BTS Horizon I bằng sợi quang 43 Hình 3.55 : Bên trong Tủ M-Cell 6 44 Hình 3.56 : Cách đấu nối BTS Arena 44 Hình 3.57 : Cẩn thận khi làm đầu connector 46 Hình 3.58 :Bán kính cong và đường kính feeder 47 Hình 3.59 : Vị trí cột ănten và phòng máy 48 Hình 3.60 : Hình chiếu đứng phòng máy 49 PHẦN B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : Giới Thiệu Về CÔNG TY TNHH TM&DV VIỄN THÔNG THIÊN TÚ Sự thành lập Tên đối ngoại : thientu co.,ltd Loại hình DN : Công ty TNHH Địa chỉ : số 8 đường Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM Điện thoại : +84-83-9975966     Fax : +84-83-8479909 WebSite : thientu.com.vn Mã số doanh nghiệp: 0302171851 Ngày cấp GPKD : 01/12/2000 Lĩnh vực kinh doanh Công Ty TNHH TM&DV Viễn Thông Thiên Tú là công ty chuyên thi công lắp đặt các công trình viễn thông, sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng các trụ cột ănten, các sản phẩm cơ khí viễn thông. Cung cấp dịch vụ chăm sóc và các giải đáp các thắc mắc cho khách hàng qua tổng đài các mạng điện thoại di động như : Vinaphone, Mobiphone... Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế. Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ thông tin... Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và các thiết bị vô tuyến điện Mua bán vật tư, thiết bị ngành viễn thông : dây, cáp đồng, cáp quang, thiết bị đầu cuối, máy điện thoại, linh kiện điện thoại, máy fax, tổng đài điện thoại đến 36 số. Xây dựng dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng, thi công, lắp đặt các công trình ngành điện lực, tin học. Ðại lý dịch vụ bưu chính, Ðại lý dịch vụ viễn thông, cho thuê hạ tầng viễn thông: Nhà trạm, cột anten….. Hoạt động dịch vụ liên quan đến cuộc gọi. Dịch vụ cung cấp thông tin lên mạng. Các hoạt động khác Tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo đi đôi với sản xuất kinh doanh là một trong những triết lí kinh doanh căn bản của công ty. Bởi vậy trong suốt chặng đường phát triển của mình, công ty luôn có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ cho những người gặp khó khăn. Công ty Thiên Tú tâm niệm rằng việc giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trước xã hội mà còn là sự kế thừa và phát huy truyền thống tương thân tuơng ái tốt đẹp của dân tộc ta. Hướng phát triển Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu, công ty luôn coi sự sáng tạo và sự tiên phong là những mục tiêu hàng đầu. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn phấn đấu để : Đi tiên phong, đột phá trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra giả pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao với giá cước phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lựa chọn cho khách hàng. Luôn quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động nhân đạo và các hoạt động xã hội khác. Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Kết hợp kinh tế với lợi ích quốc gia về an ninh quốc phòng. Đầu tư và phát triển nhanh hạ tầng viễn thông của nước ta. Phát triển kinh doanh theo định hướng của thị trường và luôn hướng tới lợi ích chính đáng của khách hàng. Lấy yếu tố con người làm chủ đạo và luôn có chính sách đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài. CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MẠNG 3G  3G là gì? 3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...) với tốc độ cao. Hiện tại các nhà mạng đang cung cấp dịch vụ 3G với hai mức tốc độ lần lượt là 3,6Mbps và 7,2Mbps. Để sử dụng dịch vụ 3G người dùng cần trang bị Điện thoại di động hoặc Smart Phone hổ trợ phần cứng kết nối tín hiệu 3G, ngoài ra người dùng còn có thể dùng các thiết bị kết nối 3G cho máy tính (Máy để bàn hoặc máy xách tay …) như USB 3G, Thẻ PCMCIA 3G … Hoặc thiết bị 3G Router để chia sẻ kết nối 3G cho nhiều thiết bị khác nhau cùng sử dụng. Sử dụng dải tần quy định quốc tế như sau: -Đường lên: 1885-2025 MHz. -Đường xuống: 2110-2200 MHz. Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thông tin vô tuyến: -Tích hợp các mạng thông tin vô tuyến và hữu tuyến. -Tương tác với mọi loại dịch vụ viển thông. Sử dụng các môi trường khai thác khác nhau: -Trong công sở. -Ngoài đường. -Trên xe. -Vệ tinh. Có thể hỗ trợ dịch vụ như: -Môi trường ảo. -Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện. -Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện. Môi trường hoạt động của IMT-2000 được chia thành bốn vùng: -Vùng 1: Trong nhà, ô pico, R 2Mbps -Vùng 2: Thành phố, ô micro R384kbps -Vùng 3: Ngoại ô, ô macro R144kbps -Vùng 4: Toàn cầu R= 9.6=kbps Thế hệ 3G gồm có các kỹ thuật : W-CDMA (Wide band CDMA) kiểu FDD và TD-CDMA (Time Division CDMA) kiểu TDD. Mục tiêu của IMT- 2000 là giúp cho các thuê bao liên lạc với nhau và sử dụng các dịch vụ đa truyền thông trên phạm vi thế giới, với lưu lượng bit đi từ 144Kbit/s trong vùng rộng và lên đến 2Mbps trong vùng địa phương. Dịch vụ bắt đầu vào năm 2001- 2002. Hình 2.1. Các thế hệ của hệ thống thông tin di động 1. Hướng phát triển lên mạng 3G dựa trên mạng sẵn có Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA WCDMA là một tiêu chuẩn thông tin di động 3G của IMT-2000 được phát triển chủ yếu ở Châu Âu với mục đích cho phép các mạng cung cấp khả năng chuyển vùng toàn cầu và để hỗ trợ nhiều dịch vụ thoại, dịch vụ đa phương tiện. Các mạng WCDMA được xây dựng dựa trên cơ sở mạng GSM, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của các nhà khai thác mạng GSM. Quá trình phát triển từ GSM lên WCDMA qua các giai đoạn trung gian, có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau đây:  Hình 2.2 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh sử dụng công nghệ WCDMA - GPRS: GPRS cung cấp các kết nối số liệu chuyển mạch gói với tốc độ truyền lên tới 171,2Kbps (tốc độ số liệu đỉnh) và hỗ trợ giao thức Internet TCP/IP và X25, nhờ vậy tăng cường đáng kể các dịch vụ số liệu của GSM. Công việc tích hợp GPRS vào mạng GSM hiện tại là một quá trình đơn giản. Một phần các khe trên giao diện vô tuyến dành cho GPRS, cho phép ghép kênh số liệu gói được lập lịch trình trước đối với một số trạm di động. Còn mạng lõi GSM được tạo thành từ các kết nối chuyển mạch kênh được mở rộng bằng cách thêm vào các nút chuyển mạch số liệu Gateway mới, được gọi là GGSN và SGSN. GPRS là một giải pháp đã được chuẩn hoá hoàn toàn với các giao diện mở rộng và có thể chuyển thẳng lên 3G về cấu trúc mạng lõi. - EDGE: Hệ thống 2,5G tiếp theo đối với GSM là EDGE. EDGE áp dụng phương pháp điều chế 8PSK, điều này làm tăng tốc độ của GSM lên 3 lần. EDGE là lý tưởng đối với phát triển GSM, nó chỉ cần nâng cấp phần mềm ở trạm gốc. Nếu EDGE được kết hợp cùng với GPRS thì khi đó được gọi là EGPRS. Tốc độ tối đa đối với EGPRS khi sử dụng cả 8 khe thời gian là 384kbps. - WCDMA: WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) là một công nghệ truy nhập vô tuyến được phát triển mạnh ở Châu Âu. Hệ thống này hoạt động ở chế độ FDD & TDD và dựa trên kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS- Direct Sequence Spectrum) sử dụng tốc độ chip 3,84Mcps bên trong băng tần 5MHz. WCDMA hỗ trợ trọn vẹn cả dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói tốc độ cao và đảm bảo sự hoạt động đồng thời các dịch vụ hỗn hợp với chế độ gói hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất. Hơn nữa WCDMA có thể hỗ trợ các tốc độ số liệu khác nhau, dựa trên thủ tục điều chỉnh tốc độ. Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ CDMA 2000. Hệ thống CDMA 2000 gồm một số nhánh hoặc giai đoạn phát triển khác nhau để hỗ trợ các dịch vụ phụ được tăng cường. Nói chung CDMA 2000 là một cách tiếp cận đa sóng mang cho các sóng có độ rộng n lần 1,25MHz hoạt động ở chế độ FDD. Nhưng công việc chuẩn hoá tập trung vào giải pháp một sóng mang đơn 1,25MHz (1x) với tốc độ chip gần giống IS-95. CDMA 2000 được phát triển từ các mạng IS-95 của hệ thống thông tin di động 2G, có thể mô tả quá trình phát triển trong hình vẽ sau:  Hình 2.3 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh CDMA 2000. - IS-95B: IS-95B hay CDMA One được coi là công nghệ thông tin di động 2,5G thuộc nhánh phát triển CDMA 2000, là một tiêu chuẩn khá linh hoạt cho phép cung cấp dịch vụ số liệu tốc độ lên đến 115Kbps - CDMA 2000 1xRTT: Giai đoạn đầu của CDMA2000 được gọi là 1xRTT hay chỉ là 1xEV-DO, được thiết kế nhằm cải thiện dung lượng thoại của IS-95B và để hỗ trợ khả năng truyền số liệu ở tốc độ đỉnh lên tới 307,2Kbps. Tuy nhiên, các thiết bị đầu cuối thương mại của 1x mới chỉ cho phép tốc độ số liệu đỉnh lên tới 153,6kbps. -CDMA 2000 1xEV-DO: 1xEV-DO được hình thành từ công nghệ HDR (High Data Rate) của Qualcomm và được chấp nhận với tên này như là một tiêu chuẩn thông tin di động 3G vào tháng 8 năm 2001 và báo hiệu cho sự phát triển của giải pháp đơn sóng mang đối với truyền số liệu gói riêng biệt. Nguyên lý cơ bản của hệ thống này là chia các dịch vụ thoại và dịch vụ số liệu tốc độ cao vào các sóng mang khác nhau. 1xEV-DO có thể được xem như một mạng số liệu “xếp chồng”, yêu cầu một sóng mang riêng. Để tiến hành các cuộc gọi vừa có thoại, vừa có số liệu trên cấu trúc “xếp chồng” này cần có các thiết bị hoạt động ở 2 chế độ 1x và 1xEV-DO. - CDMA 2000 1xEV-DV: Trong công nghệ 1xEV-DO có sự dư thừa về tài nguyên do sự phân biệt cố định tài nguyên dành cho thoại và tài nguyên dành cho số liệu. Do đó CDG (nhóm phát triển CDMA) khởi đầu pha thứ ba của CDMA 2000 bằng các đưa các dịch vụ thoại và số liệu quay về chỉ dùng một sóng mang 1,25MHz và tiếp tục duy trì sự tương thích ngược với 1xRTT. Tốc độ số liệu cực đại của người sử dụng lên tới 3,1Mbps tương ứng với kích thước gói dữ liệu 3.940 bit trong khoảng thời gian 1,25ms. - CDMA 2000 3x(MC- CDMA ): CDMA 2000 3x hay 3xRTT đề cập đến sự lựa chọn đa sóng mang ban đầu trong cấu hình vô tuyến CDMA 2000 và được gọi là MC-CDMA (Multi carrier) thuộc IMT-MC trong IMT-2000. Công nghệ này liên quan đến việc sử dụng 3 sóng mang 1x để tăng tốc độ số liệu và được thiết kế cho dải tần 5MHz (gồm 3 kênh 1,25Mhz). Sự lựa chọn đa sóng mang này chỉ áp dụng được trong truyền dẫn đường xuống. Đường lên trải phổ trực tiếp, giống như WCDMA với tốc độ chip hơi thấp hơn một ít 3,6864Mcps (3 lần 1,2288Mcps). Tổng quan mạng WCDMA Hệ thống WCDMA được xây dựng trên cơ sở mạng GPRS. Về mặt chức năng có thể chia cấu trúc mạng WCDMA ra làm hai phần : mạng lõi (CN) và mạng truy cập vô tuyến (UTRAN), trong đó mạng lõi sử dụng toàn bộ cấu trúc phần cứng của mạng GPRS, còn mạng truy cập vô tuyến là phần nâng cấp của WCDMA. Ngoài ra để hoàn thiện hệ thống, trong WCDMA còn có thiết bị người sử dụng (UE) thực hiện giao diện người sử dụng với hệ thống. Từ quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN đều bao gồm những giao thức mới được thiết kế dựa trên công nghệ vô tuyến WCDMA, trái lại mạng lõi được định nghĩa hoàn toàn dựa trên GSM. Điều này cho phép hệ thống WCDMA phát triển mang tính toàn cầu trên cơ sở công nghệ GSM  Hình 2.4 Mô hình cấu trúc hệ thống UMTS. WCDMA là một giao diện vô tuyến phức tạp và tiên tiến trong lĩnh vực thông tin di động, nó sẽ là công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc mạng tế bào của hầu hết mạng 3G trên thế giới, hình thành kết nối giữa thiết bị di động của người sử dụng cùng với mạng lõi. Sơ đồ khối mạng WCDMA  Hình 2-5 Cấu trúc tổng thể hệ thống UMTS/GSM Chức năng từng khối UE (User Equipment). Thiết bị người sử dụng thực hiện chức năng giao tiếp người sử dụng với hệ thống. UE gồm hai phần: - Thiết bị di động (ME: Mobile Equipment): Là đầu cuối vô tuyến được sử dụng cho thông tin vô tuyến trên giao diện Uu. - Thiết bị nhận dạng thuê bao UMTS (USIM): Là một thẻ thông minh chứa thông tin nhận dạng của thuê bao, nó thực hiện các thuật toán nhận thực, lưu giữ các khóa nhận thực và một số thông tin thuê bao cần thiết cho đầu cuối. UTRAN (UMTS Terestrial Radio Access Network). Mạng truy cập vô tuyến có nhiệm vụ thực hiện các chức năng liên quan đến truy cập vô tuyến. UTRAN gồm hai phần tử : - Node B: Thực hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao thien tu.doc
  • docbia thien tu.DOC
  • docHUONG DAN TRINH BAY bao cao TTTN.doc