Toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế tại nhiều vùng miền trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đang thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu và tham gia hội nhập sâu hơn về mọi mặt với khu vực và thế giới. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam. Kinh ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các loại hình xuất nhập khẩu ngày càng phong phú, đa dạng. Để đáp ứng, theo kịp dòng chảy hội nhập thì Hải quan cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa đảm bảo thực hiện thông suốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải Quan. Thủ tục xuất nhập khẩu hiệu quả đóng vai trò then chốt trong tạo thuận lợi cho thương mại và tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hải quan phải thực hiện là Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; mà tỉ trọng chủ yếu là thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Chính vì thế quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại rất quan trọng. Nó có nhanh chóng, thuận tiện, chính xác hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
Chi cục Hải quan Lao bảo - Cục Hải quan Quảng Trị là một chi cục tại cửa khẩu Quốc tế. Đây là một cửa khẩu trọng điểm nằm trên “hành lang kinh tế Đông Tây” với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu kinh doanh tương đối lớn ở khu vực Miền Trung -Tây Nguyên.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12696 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục hải quan Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH – HẢI QUAN
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thông tin có liên quan
Sinh viên thực tập
Họ và tên: Trịnh Công Anh Tuấn
Lớp: 34E1 Khóa: 2009 - 2011
Ngành: Kinh doanh quốc tế. Chuyên ngành: Khai Hải quan
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Nguyễn Quý Thắng
Đơn vị: Khoa kinh doanh quốc tế
Nội dung thực tập: Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị.
Tên đơn vị thực tập:
Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ: 59 Hùng Vương – Đông Hà – Quảng Trị
Điện thoại: 0533 856 770
2) Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo
Địa chỉ: Lao Bảo – Hướng Hóa – Quảng Trị
Điện thoại: 0533 877 224
Lời cám ơn
Qua thời gian thực tập từ ngày 04/05/2010 đến ngày 11/06/2010 tại chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Cục Hải quan Quảng Trị , em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như có cái nhìn tổng quát hơn mối quan hệ giữa lý thuyết học tại trường và thực tiễn công việc.
Để có kiến thức và kết quả thực tập thành công ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh doanh Quốc tế trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản. Và nhất là thầy Phạm Quốc Cường đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các anh chị chú bác trong đội nghiệp vụ nơi em trực tiếp thực tập và các anh chị trong chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác nghiệp vụ lẫn đời sống giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Trịnh Công Anh Tuấn
Lớp: 34E1
LỜI NÓI ĐẦU
Toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế tại nhiều vùng miền trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đang thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu và tham gia hội nhập sâu hơn về mọi mặt với khu vực và thế giới. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam. Kinh ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các loại hình xuất nhập khẩu ngày càng phong phú, đa dạng. Để đáp ứng, theo kịp dòng chảy hội nhập thì Hải quan cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa đảm bảo thực hiện thông suốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải Quan. Thủ tục xuất nhập khẩu hiệu quả đóng vai trò then chốt trong tạo thuận lợi cho thương mại và tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hải quan phải thực hiện là Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; mà tỉ trọng chủ yếu là thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Chính vì thế quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại rất quan trọng. Nó có nhanh chóng, thuận tiện, chính xác hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
Chi cục Hải quan Lao bảo - Cục Hải quan Quảng Trị là một chi cục tại cửa khẩu Quốc tế. Đây là một cửa khẩu trọng điểm nằm trên “hành lang kinh tế Đông Tây” với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu kinh doanh tương đối lớn ở khu vực Miền Trung -Tây Nguyên.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “quy trình thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại” thực tập tại đội nghiệp vụ thuộc chi cục Hải quan Lao bảo - Cục hải Quan Quảng Trị.
Một thực tế diễn ra là các chính sách pháp luật liên quan đến quy trình thường xuyên thay đổi. Khi học tập tại trường học theo một văn bản và khi thực tập đã có văn bản mới hướng dẫn và những văn bản mới đó lại có những điểm khác biệt với văn bản cũ . Ví dụ: thông tư 112/2005/ TT-BTC được thay bằng thông tư 79/2009/TT-BTC; quyết định 874/TCHQ ban hành quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thay bằng quyết định 1171/TCHQ …Vì vậy với bài cáo này tôi thực hiện trên các văn bản mới cập nhập dựa trên các kiến thức căn bản đã được học tại trường.
Qua quá trình thực tập và viết báo, mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn có những thiếu sót. Mong quý thầy cô và các anh chị cán bộ công chức Hải quan sửa chữa bổ sung để bài báo cáo hoàn được tốt hơn./
MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời nói đầu
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ NÉT VỀ CHỦ ĐỀ
1. VÀI NÉT VỀ CHỦ ĐỀ
1.1 Tầm quan trọng của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: 7
1.2 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại hiện nay 8
1.2.1 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan truyền thống 8
1.2.2 Hạn chế của quy trình thủ tục hải quan điện tử 8
1.3 Mục tiêu của bài báo cáo 9
1.4 Nguồn dữ liệu 10
1.4.1 Nguồn dữ liệu thực tế 10
1.4.2 Các tài liệu tham khảo khác 13
1.5 Bố cục bài báo cáo gồm có 04 chương 13
1.6: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.6.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. 15
1.6.2 Quy trình nghiệp vụ của công chức Hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại hiện hành. 17
1.6.2.1 Công việc của công chức bước 1 17
1.6.2.2 Công việc của công chức bước 2 18
1.6.2.3 Công việc của công chức bước 3 18
1.6.2.4 Công việc của công chức bước 4 18
1.6.2.5 Hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại: 19
Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI ĐỘI NGHIỆP VỤ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU LAO BẢO – CỤC HẢI QUAN QUẢNG TRỊ
2.1 Giới thiệu khái quát Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo 22
2.1.1 Lịch sử ra đời 22
2.1.2 Vị trí địa lý: 24
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 25
2.1.4 Sơ đồ tổ chức. 26
2.2 Kết quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị năm 2007, 2008, 2009, Quý 1 năm 2010. 28
2.2.1 Kết quả chung: 28
2.2.2 Đánh giá số liệu về tình hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại làm thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị năm 2007, 2008, 2009, Quý 1 năm 2010. 31
2.3 Quy trình thủ tục Hải quan thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. 32
2.3.1 Thực tế áp dụng quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo – Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. 32
2.3.2 Ví dụ thực tế về thực hiện quy trình đối với lô hàng nhập kinh doanh của doanh nghiệp …………. 48
2.3.3 Giới thiệu về mô hình “ Kiểm tra một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) - Densavanh (CHDCND Lào). 49
2.3.3.1 Giới thiệu Hiệp định GMS và mô hình kiểm tra “1 cửa 1 điểm dừng” 49
2.3.3.2 Nét đặc trưng của mô hình kiểm tra “1 cửa 1 điểm dừng” 50
2.3.3.3 Kết quả triển khai thực hiện: 51
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Ý kiến nhận xét về tồn tại – khó khăn và một số giải pháp 55
3.2 Kết luận chung 57
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ NÉT VỀ CHỦ ĐỀ
1.1 Tầm quan trọng của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại:
Toàn cầu hoá và sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhiều vùng trên thế giới. Trong thập kỷ vừa qua, thương mại thế giới đã tăng trưởng nhanh gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP thế giới. Cùng với nó là sự tăng lên không ngừng về số lượng của như giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau. Chính vì thế mà quy trình thủ tục Hải quan luôn đóng một vai trò then chốt ở nước ta với những nhiệm vụ nó phải thực hiện. Và nhất là đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại, đối tượng chiến trên 70% tổng khối lượng xuất nhập khẩu. Tầm quan trọng của nó đưqợc thể hiện qua một số điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thực hiện chức năng thu thuế Hải quan và các loại thuế khác đánh trên hàng nhập khẩu và trong một số trường hợp trên hàng xuất khẩu. Ở nước ta, nguồn thu Hải quan vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu ngân sách quốc gia. Hải quan với quy trình của mình là tổ chức có vị trí thích hợp để tiến hành thu thuế có kết quả đối với hàng nhập khẩu, đồng thời cũng đóng vai trò chính trong tính mức hoàn thuế cho hàng xuất khẩu.
Thứ hai, thực hiện quy trình thủ tục Hải quan cung cấp chính xác và kịp thời nguồn dữ liệu thương mại quốc gia. Dữ liệu do hãng vận tải và doanh nghiệp xuất nhập khẩu cung cấp trong tờ khai Hải quan tại thời điểm xuất nhập khẩu là nguồn dữ liệu cơ sở tạo dựng nên dữ liệu thống kê thương mại quốc gia. Qua đó hỗ tợ các cơ quan thống kê trung ương, ngân hàng trung ương, Bộ tài chính và các bộ ngành khác trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ, thương mại, vận tải, du lịch và các chính sách kinh tế quốc gia khác.
Thứ ba, đảm bảo một “sân chơi bình đẳng” cho thương mại và kinh doanh. Thực hiện tốt quy trình thủ tục Hải quan sẽ đảm bảo áp dụng nhất quán thuế nhập khẩu đối với mọi doanh nghiệp nhằm ngăn chặn bóp méo kinh tế. Đảm bảo hàng hoá nhập khẩu không bị phân loại sai, khai tăng hay giảm trị giá hoá đơn hoặc được áp dụng mức thuế ưu đãi theo xuât xứ hoặc theo các căn cứ khác. Đồng thời ngăn chặn hàng hoá nhập lậu vào trong nước. Thêm vào đó là sự đảm bảo áp dụng công bằng các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tránh tình trạng doanh nghiệp được miền giảm thuế và hưởng lợi thuế không thoả đáng trên thị trường. Ngoài ra, nó còn bảo vệ lợi ích thương mại của chủ sở hữu thương hiệu và bản quuyền thông qua việc ngăn chặn và bắt giữ tại biên giới các mặt hàng bị làm giả vi phạm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, tạo “phòng tuyến” bảo vệ xã hội tuyến đầu. Nó ngăn chặn vận chuyển các chủng loại hàng hoá nguy hại và không an toàn qua biên giới bao gồm hàng hoá nhãn hiệu/bao gói không đúng quy cách hoặc xác định bởi các cơ quan y tế, nông nhiệp, ngư nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng,...là không an toàn cho tiêu dùng.
Thứ năm, Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp . Quy trình thủ tục hải quan cần đổi mới, áp dụng hiệu quả quản lý rủi ro để có thể duy trì sự cân đối giữa một bên là tạo thuận lợi cho thương mại và một bên là thi hành pháp luật trong thu thuếvà bảo vệ xã hội.
1.2 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại hiện nay
1.2.1 Những hạn chế của quy trình thủ tục hải quan truyền thống
Khai báo thông tin tờ khai, hồ sơ: Doanh nghiệp nhận phiếu tiếp nhận, mang hồ sơ, tờ khai đến cửa khẩu, lấy số thứ tự, xếp hàng chờ đến lượt làm thủ tục. Gây mất thời gian, thời gian thông quan không được nhanh chóng.
Nộp, xuất trình hồ sơ, chứng từ: toàn bộ hồ sơ (100%) đối với những trường hợp luồng xanh thì không cần thiết, làm tăng chi phí photo và sao y chứng từ.
Địa điểm làm thủ tục tại các chi cục hải quan gây mất thời gian đi lại, chờ đợi. Với một số trường hợp vẫn có thể khai ngay tại doanh nghiệp không cần tới trực tiếp chi cục Hải quan.
Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều lô hàng ở nhiều cửa khẩu thì phải đến từng chi cục để xuất trình hồ sơ, cần nhiều người để làm thủ tục tại từng cửa khẩu. Gây tốn kém về thời gian, nguồn lực, tiền bạc.
Nộp lệ phí hải quan: Nộp từng tờ khai gây mất thời gian chờ đợi viết biên lai, nộp tiền.
Mức độ kiểm tra hàng hóa cao, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa trên 50%, không tiết kiệm được thời gian, chi phí và thông quan nhanh hàng hoá.
Vấn nạn tham nhũng, cửa quyền tại nơi làm việc của Hải quan vẫn còn mặc dù đã giảm đáng kể thông qua hiện đại hoá cách thức làm việc, áp dụng các phương pháp phòng chống tham nhũng.
1.2.2 Hạn chế của quy trình thủ tục hải quan điện tử
Theo các doanh nghiệp, cơ bản thủ tục hải quan điện tử đáp ứng được yêu cầu thông quan nhanh hàng hóa do quy trình thủ tục đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Vì vậy, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực, tạo được sự chủ động và cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Việc khai báo hải quan điện tử ít sử dụng giấy tờ mẫu biểu hơn, việc lưu trữ số liệu, hồ sơ dễ dàng, thuận tiện.Tuy nhiên, việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia khai báo điện tử nên hệ thống mạng kết nối với trung tâm dữ liệu dễ tắc nghẽn. Hạn chế về tốc độ xử lý của hệ thống còn nhiều bất cập. Hệ thống mạng hải quan điện tử hiện chưa kết nối với các tổ chức thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng... Vì vậy, nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm trễ thời gian giấy tờ do khâu chuyển tiếp bàn giao chứng từ.Doanh nghiệp thường vướng khâu phản hồi thông tin nộp thuế do thông tin khâu kết nối giữa ngân hàng, kho bạc và Hải quan..
Thứ hai, mức độ xử lý tự động của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa thực hiện được hoàn toàn các khâu trong quá trình ra quyết định thông quan, vẫn cần có sự tham gia của công chức hải quan vào việc kiểm tra chính sách mặt hàng, phân luồng, tính thuế, hoàn thuế…
Thứ ba, mặc dù hiện giờ thủ tục hải quan đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các bên tham gia nhưng mức độ điện tử hoá chưa được như dự kiến ban đầu. Hiện nay mới điện tử hoá được các chứng từ thuộc quản lý của cơ quan Hải quan, còn những chứng từ thuộc sự quản lý của các ngành khác như giấy phép của các Bộ, ngành, giấy chứng nhận xuất xứ nhập khẩu, giấy nộp tiền vào Kho bạc (chứng từ nộp thuế); giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm)… vẫn chưa điện tử hoá được. Hệ quả là hồ sơ điện tử mới điện tử hoá được một phần, kéo theo thủ tục hải quan điện tử chưa thể hiện được đúng bản chất.
Thứ tư, đối tượng tham gia thực hiện thí điểm mới chỉ là các doanh nghiệp được lựa chọn theo tiêu chí của Hải quan, do đó vẫn hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia. Điều này có mặt tích cực là giúp cho việc thí điểm đạt kết quả tốt, nhưng không tạo hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan ngôn luận trên cả nước, vì thế, không nhận được sự ủng hộ cao và đánh giá đúng về hiệu quả của thủ tục hải quan điện tử.
Thứ năm, thủ tục hải quan điện tử mới chỉ thực hiện đối với 3 loại hình thủ tục và 1 chế độ quản lý hải quan (hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, hàng hoá gia công, hàng hoá nhập sản xuất xuất khẩu và hàng hoá chuyển cửa khẩu) nên chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu thưc hiện thủ tục hải quan của đa số doanh nghiệp bởi hoạt động xuất nhập khẩu trên thực tế liên quan đến nhiều loại hình quản lý của hải quan, dẫn đến một doanh nghiệp không thể hoàn toàn thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà vẫn phải thực hiện thủ tục hải quan truyền thống đối với những loại hình chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
1.3 Mục tiêu của bài báo cáo
Bài báo cáo hoàn thành đó là sự kết hợp giữa lý thuyết đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường và thực hành tại đơn vị thực tập. Đó cũng là kết quả tổng hợp từ kiến thức đã được đào tạo với công việc thực tế. Mặc dù các kiến thức đã được đào tạo ở chuyên nghành Hải quan là rất nhiều song tôi chỉ chọn một mảng nghiệp vụ làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu và thực tập tại đội nghiệp vụ thủ tục Hải Quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu. Cụ thể ở đây là quy trình nghiệp vụ thủ tục Hải quan mà công chức Hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Bài báo cáo cần đảm bảo mục tiêu ở hai mặt là mặt lượng và mặt chất.
Mặt lượng:
- Tổng hợp được các kiến thức đã học một cách tổng thể về quy trình thủ tục hải quan, nghiệp vụ kiểm tra giám sát thủ tục Hải quan và các kiến thức liên quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
- Đảm bảo được việc kiểm tra, đối chiếu, áp dụng và liên hệ của những kiến thức đã được học về thủ tục Hải quan với công việc thực tế của công chức Hải quan. Qua đó cũng cố vững chắc kiến thức và nghề nghiệp của mình.
- Cập nhập được các quy định hiện hành, các văn bản bản đã thay đổi đang được áp dụng thực tế liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
- Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện thủ tục hải quan của các lô hàng xuất nhập khẩu thương mại tại cửa khẩu Lao bảo Quảng trị.
Mặt chất:
- Đánh giá, so sánh được sự giống và khác nhau giữa thực tiễn và lý thuyết của quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
- Đảm bảo được yêu cầu chung của báo cáo, đảm bảo tính hiện thực, chính xác, tính lý luận, tính độc lập và nhất là không xa rời đề tài của báo cáo.
- Các văn bản cập nhập cần phù hợp với thời gian và tập trung vào đề tài thực tập.
1.4 Nguồn dữ liệu
1.4.1 Nguồn dữ liệu thực tế
- Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 12/7/2001 và Luật hải quan sửa đổi số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội (viết tắt là Luật Hải quan số 29).
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội (viết tắt là Luật Quản lý thuế số 78).
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội (viết tắt là Luật thuế GTGT số 13).
- Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội (viết tắt là Luật thuế TTĐB số 27).
- Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. (viết tắt là Nghị định 26).
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (viết tắt là Nghị định 154).
- Quyết định 621/QĐ-TCHQ ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành quy trình phúc tập hồ sơ Hải quan và quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (viết tắt là Nghị định 12).
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (viết tắt là Nghị định 82).
- Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu (viết tắt là Nghị định 40).
- Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT (viết tắt là Nghị định 123).
- Quyết định 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy định chế độ quản lý, sử dụng các dấu nghiệp vụ hải quan (viết tắt là Quyết định 1200).
- Quyết định 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo (viết tắt là Quyết định 11/2005).
- Quyết định 5270/QĐ-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính ban hành bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu (Viết tắt là Quyết định 5270).
- Quyết định 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (viết tắt là Quyết định 106).
- Quyết định 48/2008/QĐ-BTC “Mật” Ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải Quan.
- Quyết định 35/QĐ-TCHQ “Mật” Ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.(2008)
- Quyết định 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu,