Để đề ra đường lối đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đưa nước ta vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về tăng cường quản lý nhà nước đối với xã hội, vai trò của công tác xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan nhà nước ngày càng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Văn bản vừa là công cụ, vừa là phương tiện để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
Những năm qua, nhà nước đã quan tâm và từng bước hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Thể hiện bằng việc: năm 1996 Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản QPPL và luật này được sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL. Các văn bản pháp lý nêu trên đã hình thành một quy trình tương đối đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo các văn bản QPPL. Tuy nhiên đối với các văn bản hành chính thì tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng cơ quan mà có quy trình ban hành tương ứng, chưa được pháp luật quy định.
Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương đã mang lại nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy vậy, trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trên nhiều phương diện.
Nguyên nhân của những tồn tại này chính là do việc xây dựng và ban hành văn bản không tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản, dẫn đến các văn bản được ban hành kém chất lượng, làm giảm hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, trong thời gian vừa qua có nhiều nhà nghiên cứu về văn bản đã đưa ra nhiều ý kiến, công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản QLNN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan cụ thể còn ít và chưa đồng bộ. Có thể nói việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Vì vậy em đã chọn đề tài “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
96 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đề ra đường lối đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đưa nước ta vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về tăng cường quản lý nhà nước đối với xã hội, vai trò của công tác xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan nhà nước ngày càng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Văn bản vừa là công cụ, vừa là phương tiện để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
Những năm qua, nhà nước đã quan tâm và từng bước hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Thể hiện bằng việc: năm 1996 Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản QPPL và luật này được sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL. Các văn bản pháp lý nêu trên đã hình thành một quy trình tương đối đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo các văn bản QPPL. Tuy nhiên đối với các văn bản hành chính thì tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng cơ quan mà có quy trình ban hành tương ứng, chưa được pháp luật quy định.
Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương đã mang lại nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy vậy, trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trên nhiều phương diện.
Nguyên nhân của những tồn tại này chính là do việc xây dựng và ban hành văn bản không tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản, dẫn đến các văn bản được ban hành kém chất lượng, làm giảm hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, trong thời gian vừa qua có nhiều nhà nghiên cứu về văn bản đã đưa ra nhiều ý kiến, công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản QLNN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan cụ thể còn ít và chưa đồng bộ. Có thể nói việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Vì vậy em đã chọn đề tài “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Năm 1996, khi Luật ban hành văn bản QPPL được ban hành, chủ đề nghiên cứu về khung pháp luật của các văn bản QPPL đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau: Luật học, Hành chính học, Văn bản học ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Về văn bản QPPL nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Giáo trình “Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật” của Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình “Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật” của Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản” của Học viện Hành chính Quốc gia, Sách “Soạn thảo và xử lý văn bản QLNN” của Học viện Hành chính Quốc gia,…Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Hành chính công như: “Hoàn thiện thủ tục xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Công Long; “Nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL ở cấp Bộ nước ta hiện nay” của Nguyễn Quốc Việt; “Ban hành văn bản QLNN của cấp xã” của Nguyễn Văn Bình; “Hoàn thiện quy trình xử lý văn bản của UBND quận, huyện” của Nguyễn Lương Bằng…Một số Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Hành chính như: “Tình hình ban hành văn bản QLNN và công tác thẩm định văn bản QPPL của Sở Tư pháp Hà Tây” của Phạm Thị Diễm, “Hoàn thiện công tác ban hành văn bản trong hoạt động của Vụ Thanh tra – Pháp chế ( Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ)” của Doãn Quốc Trung, “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL tại bộ Thuỷ sản” của Phạm thị Kim Liên.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Có đề tài đề cập trực tiếp đến quy trình xây dựng và ban hành văn bản như đề tài “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL tại bộ Thuỷ sản” của Phạm Thị Kim Liên. Một số đề tài khác chỉ đề cập đến một phần nhỏ về quy trình xây dựng và ban hành văn bản.
Tuy nhiên việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương vẫn còn ít và chưa hệ thống. Các đề tài nghiên cứu chủ yếu đề cập đến quy trình xây dựng và ban hành các văn bản QPPL, trong khi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính lại ít được đề cập đến. Vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quy trình xây dựng và ban hành các văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng những công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu quan trọng được tham khảo trong quá trình làm khoá luận của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở lý luận chung, nhiệm vụ của khoá luận là:
- Mô tả quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá thực trạng quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ.
- Tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ.
Như vậy, đề tài hướng tới mục đích là: nghiên cứu quy trình xây dựng và ban hành văn bản qua đó làm rõ thực trạng việc thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy những ưu điểm, tiến tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được tiếp cận theo phương pháp tư duy khoa học, lôgic, dựa vào nội dung của các văn bản pháp luật của nhà nước về quy trình xây dựng và ban hành văn bản làm nền tảng. Sau đó qua quan sát, gắn kết lý luận với thực tiễn hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo rút ra nhận xét, đánh giá.Trong quá trình thực hiện, tôi đã sử dụng các những phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tổng hợp từ các báo cáo, tài liệu tham khảo, các tài liệu thu thập được liên quan đến quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về văn bản và công tác xây dựng, ban hành văn bản
Chương II: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN
I. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, văn bản có vai trò quan trọng, văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Văn bản là phương tiện để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý, là hình thức để cụ thể hoá pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. Văn bản là công cụ điều hành không thể thiếu và là sản phẩm tất yếu của hoạt động quản lý nhà nước.
1. Khái niệm
Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện được giao tiếp ở những khoảng không gian cách biệt nhau vô tận qua các thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn được thực hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản. Là sản phẩm của ngôn ngữ của hoạt đông giao tiếp, ngôn bản tồn tại ở dạng âm thành (là lời nói ) hoặc được ghi lại duới dạng chữ viết. Ngôn bản được ghi lại dưới dạng chữ viết chính là văn bản.
Như vậy: Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt lại thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Với cách hiểu như vậy, văn bản còn có thể gọi là vật mang tin được bằng ký hiệu ngôn ngữ.
Trong hoạt động QLNN, giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân, với các yếu tố nước ngoài…văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố quan trọng, nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền hành chính nhà nước. Có thể thấy văn bản chính là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước.
Như vậy: Văn bản QLNN là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Văn bản QLNN có các đặc điểm nhận biết sau:
- Về chủ thể ban hành: Văn bản QLNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND, HĐND các cấp.
- Về nội dung: Văn bản QLNN dùng để truyền đạt các quyết định quản lý nhà nước và các thông tin quản lý thông thường của các chủ thể quản lý.
- Về cách thức ban hành: Văn bản QLNN được ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục nhất định ( được Luật định hoặc các nguyên tắc khác). Khi ban hành phải được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp khác nhau kể cả biện pháp cưỡng chế.
- Về mục đích ban hành: Văn bản QLNN được ban hành dùng để điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
2. Chức năng của văn bản QLNN
Văn bản có nhiều chức năng khác nhau. Mỗi loại văn bản có chức năng nhất định. Tuỳ theo góc độ tác động và nội dung thực hiện của văn bản mà các chức năng ấy phát huy tác dụng khác nhau. Nhìn chung, văn bản có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thông tin:
Thông tin là chức năng cơ bản nhất của mọi loại văn bản. các thông tin chứa đựng trong văn bản là một trong những nguồn của cải quý giá của đất nước; là yếu tố quyết định để đưa ra những chủ trương, chính sách, những quyết định hành chính cá biệt nhằm giải quyết những công việc nội bộ nhà nước, cũng như những công việc liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chính phủ.
Dưới dạng văn bản, về thời điểm, nội dung thông báo thông tin thường bao gồm 3 loại với những nét đặc thù riêng của mình:
+ Thông tin quá khứ: là những thông tin liên quan đến những sự việc đã được giải quyết trong quá trình hoạt động của các cơ quan quản lý.
+ Thông tin hiện hành; là những thông tin liên quan đến những sự việc đang xảy ra hàng ngày trong các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy quản lý nhà nước.
+ Thông tin dự báo: được phản ánh trong văn bản là những thông tin mang tính kế hoạch tương lai, các dự báo chiến lược, hoạt động bộ máy nhà nước cần dựa vào đó để hoạch định phương hướng hoạt động cho mình.
Cả ba thông tin trên đây có tầm quan trọng , có mối quan hệ mật thiết với nhau, giúp cho toàn xã hội có thể hiểu được quá khứ, đánh giá, phân tích được hiện tại và đinh hướng mục đích cho tương lai.
- Chức năng quản lý:
Là công cụ tổ chức các hoạt động QLNN , văn bản giúp cho các cơ quan và lãnh đạo điều hành các hoạt động của bộ máy nhà nước trong nhiều phạm vi không gian và thời gian.
Với chức năng thông tin và thực hiện chức năng quản lý, văn bản trở thành một trong những cơ sở đảm bảo cung cấp cho hoạt động quản lý những thông tin cần thiết giúp cho các nhà lãnh đạo nghiên cứu, ban hành các quyết định quản lý chính xác, thuận lợi. Là phương tiện thiết yếu để các cơ quan quản lý có thể truyền đạt chính xác các quyết định quản lý đến hệ thống bị quản lý của mình, đồng thời cũng là đầu mối để kiểm tra, theo dõi các hoạt động của các cơ quan cấp dưới.
- Chức năng pháp lý:
Văn bản được sử dụng để ghi lại những quy định pháp luật và các quan hệ xã hội được gọi là văn bản luật hay văn bản dưới luật, được hình thành để quy định những điều được phép hay không được phép của tất cả mọi người trong xã hội, nhằm mục đích điều chỉnh, duy trì sự phát triển của xã hội theo đúng chiều hướng đã định trước của Nhà nước.
Văn bản là sản phẩm của hoạt động áp dụng pháp luật, do đó là cơ sở pháp lý vững chắc để nhà nước giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý hết sức phức tạp của mình. Việc nắm vững chức năng pháp lý của văn bản QLNN có ý nghĩa rất thiết thực. Nên việc xây dựng và ban hành chúng đòi hỏi phải cẩn thận và chuẩn mực, đảm bảo các nguyên tắc pháp chế, tính phù hợp với thực tiến khách quan, tiết kiệm, dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Chức năng văn hoá - xã hội:
Văn bản là sản phẩm sáng tạo của con người hình thành trong quá trình nhận thức, quá trình lao động để tổ chức xã hội, cải tạo tự nhiên. Văn bản ghi lại, truyền bá lại cho thế hệ sau những truyền thống quý báu được tích luỹ từ nhiều thế hệ. Qua văn bản quản lý ta tìm thấy những định chế cơ bản về cách sống trong các thời kỳ lịch sử, đời sống văn hoá phong phú giao tiếp hành chính. Văn bản đúng yêu cầu, chính xác về nội dung thể hiện trình độ văn hoá và trở thành biểu mẫu văn hoá.
- Ngoài các chức năng cơ bản trên văn bản còn có các chức năng khác như: chức năng thông kê, chức năng sử liệu, chức năng kinh tế…
Như vậy, văn bản có nhiều chức năng khác nhau và mọi chức năng của văn bản được thực hiện trong một chỉnh thể thống nhất của việc quản lý nhà nước nói riêng và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nói chung.
3. Vai trò của văn bản QLNN
Văn bản có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Vài trò đó được thể hiện như sau:
- Văn bản là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý: Thực tiễn cho thấy rằng chất lượng hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức và sử dụng một cách khoa học hệ thống thông tin, trong đó có thông tin văn bản. Đối với người lãnh đạo ở bất kỳ cấp nào trong cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nào, muốn làm tốt công việc cũng cần phải có những thông tin cần thiết thông qua hệ thống văn bản.
- Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý: Sau khi thu thập đầy đủ và phân tích những thông tin cần thiết , người lãnh đạo phải đưa ra những quyết định quản lý đối với đơn vị mình phụ trách thông qua văn bản. Thông thường các quyết định hành chính được truyền đạt sau khi được thể chế hoá thành các văn bản mang tính quản lý nhà nước. Các quyết định quản lý cần phải được truyền đạt nhanh chóng và đúng đối tượng được đối tượng bị quản lý thông suốt, hiểu được nhiệm vụ và nắm bắt được ý đồ của lãnh đạo để nhiệt tình, yên tâm và phấn khởi thực hiện. Sử dụng văn bản với nhiệm vụ truyền đạt quyết định quản lý là một mặt của tổ chức khoa học lao động quản lý.
- Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý. Kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước. Kiểm tra là điều kiện tiên quyết và tất yếu nhằm đảm bảo cho bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả, hạn chế được bệnh quan liêu, giáy tờ, giúp cấp trên đánh giá đúng năng lực, tinh thần trách nhiêm của cán bộ cấp dưới, để phát hiện và khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai lầm. Không có kiểm tra, theo dõi thường xuyên, thiết thực và chặt chẽ thì mọi nghị quyết, chỉ thị, quyết định quản lý rất có thể chỉ là lý thuyết suông.
- Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật hành chính gắn liền với việc đảm bảo quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý của các cơ quan. Xây dựng hệ thống pháp luật hành chính là nhằm tạo ra cơ sở cho các cơ quan hành chính nhà nước, các công dân có thể hoạt động theo những chuẩn mực pháp lý thông nhất, phù hợp với sự phân chia quyền hành trong quản lý nhà nước.
Khi xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước cần chú ý đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan sao cho các văn bản ban hành có giá trị điều hành thực tế chứ không chỉ mang tính hình thức và về nguyên tắc chỉ khi đó các văn bản mới đảm bảo được quyền uy của cơ quan nhà nước.
Như vậy, văn bản QLNN có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng và định hình một chế độ pháp lý cần thiết cho việc xem xét các hành vi hành chính trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý của các cơ quan, dặc biệt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước.
4. Phân loại văn bản QLNN
Hệ thống văn bản QLNN gồm nhiều loại, do nhiều chủ thể khác nhau ban hành, mỗi loại có những tính chất đặc thù riêng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả tác động của chúng cũng như tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, soạn thảo, bên cạnh việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, biện chứng trong một hệ thống cần phải phân chia hệ thống phức tạp này thành những nhóm nhỏ. Có nhiều tiêu chí để phân loại, một số tiêu chí phân loại cơ bản là :
- Phân loại theo tác giả: các văn bản được phân biệt với nhau theo từng loại cơ quan đã xây dựng và ban hành chúng.
- Phân loại theo tên loại.
- Phân loại theo nội dung.
- Phân loại theo mục đích biên soạn.
- Phân loại theo địa điểm ban hành.
- Phân loại theo thời gian ban hành.
- Phân loại theo kĩ thuật chế tác, ngôn ngữ thể hiện,v.v…
- Phân loại theo hướng chu chuyển của văn bản.
- Phân loại theo hiệu lực pháp lý.
…
Với mục đích giúp cho người soạn thảo trong khi tiến hành công việc soạn thảo xác định được mục tiêu biên soạn và sử dụng văn bản phù hợp, việc phân loại ở đây dựa theo tiêu chí hiệu lực pháp lý và tên loại. Theo cách này văn bản QLNN được phân làm bốn loại chính :
4.1. Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
Văn bản QPPL là những văn bản do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự, hinhg thức luật định, trong đó có chứa các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản QPPL được quy định chi tiết tại Điều 1 Luật Ban hành văn bản QPPL ngày 12/11/1996, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1997; đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL do Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 2 thông qua 16/12/2002, có hiệu lực từ 27/12/2002. Theo đó, hệ thống văn bản QPPL bao gồm:
1. Văn bản do Quốc hội ban hành : Hiến pháp, luật, nghị quyết
Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội : Pháp lệnh. nghị quyết
2. Văn bản do các CQNN có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành đểthi hành văn bản QPPL của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội :
a. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
d. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ. Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các CQNN có thẩm quyền giữa CQNN có thẩm quyền với tổ chức chính trị xã hội;
3. Văn bản do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản QPPL của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của CQNN cấp trên; Văn bản do UBND ban hành còn để thi hành nghị quyết của HĐND cùng cấp :
a. Nghị quyết của HĐND.
b. Quyết định, chỉ thị của UBND.
* Đặc điểm của văn bản QPPL : Văn bản QPPL có các đặc điểm sau:
- Chứa đựng quy tắc xử sự chung, nghĩa là quy định các chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia vào mối quan hệ xã hội mà quy tắc đó điều chỉnh.
- Có hiệu lực đối với toàn xã hội hay một bộ phận xã hội ( trên địa bàn toàn quốc hay từng địa phương).
- Áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài.
- Được Nhà nước đảm bảo thi hành: việc đảm bảo thi hành được thực hiện thông qua các biện pháp như: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hành chính, kinh tế,.. trong những trườ