Đề tài Quyền giám sát tối cao của Quốc hội

Trong bộ máy nhà nước Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng, Hiến pháp năm 1992 dã xác định:” Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.” Với vị trí quan trọng như vậy Điều 83 Hiến pháp năm 1992 đã quy định chức năng của Quốc hội bao gồm những phương diện lớn sau đây: - “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. - Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội, Quốc phòng, An ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, có hiệu lực và có hiệu quả.” Trong các chức năng đó thì quyền lực cao nhất của Quốc hội vẫn là ở vai trò lập hiến và lập pháp, nhưng làm sao để cho chức năng lập hiến và lập pháp đó được thi hành triệt để, có hiệu lực, hiệu quả và đồng bộ thì phải do chức năng giám sát tối cao của Quốc hội quyết định. Có thể nói quyền giám sát tối cao của Quốc hội là rất quan trọng. Giám sát thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân. Nhưng Quốc hội vẫn có quyền giám sát cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và hoạt động chất vấn tại các kì họp của Quốc hội.

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyền giám sát tối cao của Quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên