Đề tài Quyền nhân thân của cá nhân và giải pháp hoàn thiện

Trong các vấn đề của xã hội loài người, quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn. Quyền công dân nói chung được chia làm năm nhóm: Nhóm các quyền chính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các quyền kinh tế, nhóm các quyền văn hóa và nhóm các quyền xã hội.Pháp luật dân sự là công cụ để thực hiện quyền dân sự của công dân. Mỗi cá nhân đều luôn có nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể và các nhu cầu về tư tưởng, tinh thần, nó gắn liền với hai loại quyền đó là quyền về tài sản và các quyền về nhân thân. Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy trong thời gian qua quyền nhân thân của cá nhân chiếm một vị trí không đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, hầu như bị các vấn đề về tài sản làm lu mờ, lấn át. Điều này phụ thuộc vào vị trí của con người, sự quan tâm của xã hội đối với con người trong từng chế độ xã hội nhất định. Quy luật cho thấy khi con ngừơi đã phần nào thỏa mãn những lợi ích về mặt vật chất, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần, coi đó là bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người và đòi hỏi những giá trị đó ngày càng mở rộng và tôn trọng hơn. Ở nước ta hiện nay, tình trạng quyền nhân thân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và đang trong tình trạng ngày càng gia tăng. Việc làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của mình và tôn trọng giá trị nhân thân của người khác là một việc làm không hề đơn giản. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu vấn đề quyền nhân thân của cá nhân là một vấn đề hết sức thiết yếu và cấp bách, từ đó đưa ra những phương án, giải pháp để bảo vệ quyền nhân thân cũng như hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân nhằm đảm bảo hơn công bằng văn minh xã hội.

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyền nhân thân của cá nhân và giải pháp hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A/ MỞ ĐẦU B/NỘI DUNG 1. Khái niệm quyền nhân thân a. Định nghĩa quyền nhân thân. b.Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân. 2. Phân loại quyền nhân thân 3. Ý nghĩa của bảo vệ quyền nhân thân 4. Các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân 5. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân và những giải pháp nhằm hoàn thiện Luật dân sự C/KẾT LUẬN A/ MỞ ĐẦU Trong các vấn đề của xã hội loài người, quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn. Quyền công dân nói chung được chia làm năm nhóm: Nhóm các quyền chính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các quyền kinh tế, nhóm các quyền văn hóa và nhóm các quyền xã hội.Pháp luật dân sự là công cụ để thực hiện quyền dân sự của công dân. Mỗi cá nhân đều luôn có nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể và các nhu cầu về tư tưởng, tinh thần, nó gắn liền với hai loại quyền đó là quyền về tài sản và các quyền về nhân thân. Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy trong thời gian qua quyền nhân thân của cá nhân chiếm một vị trí không đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, hầu như bị các vấn đề về tài sản làm lu mờ, lấn át. Điều này phụ thuộc vào vị trí của con người, sự quan tâm của xã hội đối với con người trong từng chế độ xã hội nhất định. Quy luật cho thấy khi con ngừơi đã phần nào thỏa mãn những lợi ích về mặt vật chất, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần, coi đó là bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người và đòi hỏi những giá trị đó ngày càng mở rộng và tôn trọng hơn. Ở nước ta hiện nay, tình trạng quyền nhân thân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và đang trong tình trạng ngày càng gia tăng. Việc làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của mình và tôn trọng giá trị nhân thân của người khác là một việc làm không hề đơn giản. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu vấn đề quyền nhân thân của cá nhân là một vấn đề hết sức thiết yếu và cấp bách, từ đó đưa ra những phương án, giải pháp để bảo vệ quyền nhân thân cũng như hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân nhằm đảm bảo hơn công bằng văn minh xã hội. B/NỘI DUNG 1. Khái niệm quyền nhân thân a. Định nghĩa quyền nhân thân. Quyền nhân thân( Persionality rights) là thuật ngữ pháp lí để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa đến nay, nói đến quyền nhân thân ngừơi ta thường liên tưởng ngay đến những quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là quyền để bảo vệ cái danh của mỗi người bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh vị, danh tiếng , danh hiệu,.. Một xã hội ngày càng phát triển tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu và do đó các quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn với các biện pháp bảo vệ ngày càng hiệu quả. Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ. Trong lịch sử lập pháp của nước ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được ra đời khá muộn. Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 là văn bản pháp lí lần đầu tiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyền con người. Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại tất yếu của những quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân. Điều đó cũng chứng minh được rằng, pháp luật dân sự không chỉ là công cụ để bảo vệ những quan hệ tài sản, bảo vệ những giá trị vật chất mà pháp luật dân sự còn là công cụ hữu hiệu để cá nhân bảo vệ những giá trị tinh thần của mình. Kế thừa Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền nhân thân tại Điều 26:" Quyền nhân thân Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sựu gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác" Quyền nhân thân được hiểu dưới góc độ pháp luật nói chung đó là một dạng quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự. Dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền nhân thân là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Đây cũng đồng thời là nhóm quan hệ xã hội thứ hai trong hai nhóm quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. Nếu so sánh với quan hệ tài sản thì quan hệ nhân thân thể hiện những đặc trưng riêng vốn có như được hình thành từ những giá trị nhân thân nên chúng không có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi về tài sản của chủ thể , không áp dụng biện pháp đảm bảo thực hiện, thiệt hại trong quan hệ nhân thân là yếu tố không định lượng được một cách trực tiếp. b. Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân. * Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và nguyên tắc không thể chuyển dịch cho các chủ thể khác Quyền nhân thân trở thành thuộc tính của chủ thể mà không bị phụ thuộc, chi phối bởi bất kì yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính,, tôn giáo, địa vị xã hội,... Pháp luật quy định mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Quyền nhân thân không thể chuyển nhượng cho người khác, nghĩa là quyền nhân thân không thể là đối tượng trong giao dịch dân sự( mua, bán, tặng, cho). Tuy nhiên, tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân chỉ là tương đối bởi vì trong một số trường hợp quyền nhân thân có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn quyền nhân thân gắn liền với tài sản có thể được phép chuyển giao. Việc chuyển giao quyền nhân thân còn được thể hiện ở một phía khác đó là trên thực tế có những người nổi tiếng kí những hợp đồng sử dụng hình ảnh với các cơ quan thông tin, xuất bản. Làm thế nào để dung hoà đặc điểm không thể định đoạt của quyền nhân thân với tình trạng giao dịch hợp pháp về hình ảnh ngày càng phát triển? Trong nghiên cứu mới đây về quyền nhân thân, có quan điểm phân loại quyền nhân thân thành quyền nhân thân cơ sở và quyền nhân thân phát sinh. Quyền nhân thân cơ sở tức là quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó, không thể chuyển nhượng như đối với hình ảnh hay quyền đối với đời tư; quyền nhân thân phát sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá nhân với mục đích thương mại. * Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những giá trị tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Chính vì vậy, quyền nhân thân không thể bị kê biên. Chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Có một hệ quả thực tiễn là chủ nợ của một cá nhân không thể đòi nợ gián tiếp bằng cách đặt mình vào vị trí con nợ; ví dụ như một người nào đó bị xâm phạm đời tư có thể được bồi thường thiệt hại theo pháp luật nhưng chủ nợ của con nợ này không thể đặt mình vào vị trí con nợ để đòi bồi thường. * Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó, nghĩa là thiệt hại không phải căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm pháp lí đối với người thực hiện hành vi xâm phạm. Trên thực tế, ngay cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí có khi còn có lợi cho họ nhưng về nguyên tắc nếu không có sự đồng ý của cá nhân thì đã bị coi là vi phạm. * Thệt hại khi quyền nhân thân bị xâm phạm không có tiêu chí cụ thể để định lượng Quyền nhân thân đối với gắn với những giá trị tinh thần, đối với mỗi cá nhân giá trị đó không có chuẩn mực chung, vì thế thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể cân, đo, đong, đếm bằng những đại lượng cụ thể. Đặc trưưng này không loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra, việc bồi thường thiệt hại khi cá xâm phạm quyền nhân thân mà chỉ mang tính chất " bù đắp" phần nào. 2. Phân loại quyền nhân thân BLDS 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51), bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền nhân thân như: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm; quyền đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng. Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù. Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được phương thức bảo vệ thích hợp nhất. Sau đây tôi sẽ trình bày sáu cách phân loại các quyền nhân thân và ý nghĩa của từng cách phân loại đó. Thứ nhất, dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản. Phân loại này được thể hiện tại khoản 1 Điều 15 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác. Ngược lại, các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình (như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, …). Đây là quyền nhân thân của chủ thể đối với tài sản vô hình mà người đó sáng tạo ra. Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2 Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này có một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác – đó là quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại Khoản 1 Điều 742 BLDS 2005). Việc phân loại này giúp chúng ta định hình rõ căn cứ và thời điểm xác lập các quyền nhân thân. Mỗi một chủ thể đều được công nhận một cách vô điều kiện các quyền nhân thân không gắn với tài sản. Tuy nhiên, để được thừa nhận các quyền nhân thân gắn với tài sản thì chủ thể đó phải chứng minh đươc sự tồn tại của loại tài sản vô hình do chính mình sáng tạo ra. Nếu không có tài sản đó thì không phát sinh các quyền nhân thân của chủ thể có liên quan. Thứ hai, dựa vào chủ thể mang quyền mà các quyền nhân thân có thể được phân thành hai nhóm là: Nhóm các quyền nhân thân của cá nhân và nhóm các quyền nhân thân của các chủ thể khác (không phải là cá nhân). Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005 và các quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định tại Điều 738 BLDS 2005. Các quyền nhân thân của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự, uy tín (được đề cập đến tại Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005). Theo chúng tôi, có thể thừa nhận thêm một số quyền nhân thân của pháp nhân như quyền đối với tên gọi, quyền tự do kinh doanh đối với các chủ thể có đăng ký kinh doanh. Việc phân loại này giúp chúng ta nhận diện được chính xác nội dung năng lực pháp luật của từng chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự. Mặc dù chỉ là chủ thể hư cấu, chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, nhưng pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác cũng có “đời sống tinh thần” của riêng mình, có những giá trị phi vật chất, không định giá được và không thể chuyển giao được cho chủ thể khác, và các giá trị đó cần phải được bảo vệ khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp. Thứ ba, dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân được phân thành 5 nhóm sau đây: 1) Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể, bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền xác định lại giới tính; quyền đối với quốc tịch. 2) Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân, bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người. 3) Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. 4) Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân: quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; 5) Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm hay trên văn bằng bảo hộ (đối với sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng), quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. Trong phân loại này, mỗi nhóm nêu trên có những đặc điểm pháp lý riêng biệt. Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể được thể hiện dưới hình thức các công cụ cá biệt hoá khác nhau ở mỗi chủ thể (mỗi người có tên gọi và hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau). Tập hợp các công cụ cá biệt hoá đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ta được sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác biệt với các chủ thể khác. Quyền “thể hiện mình” được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác, và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể quyền. Thân thể của mỗi cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về nhân thân của cá nhân đó. Các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân được bảo vệ một cách giống nhau ở mọi cá nhân (tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mỗi cá nhân đều được bảo vệ như nhau và đều là vô giá mà không phụ thuộc vào giới tính hay địa vị xã hội) và được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác, bất kể chủ thể quyền có yêu cầu hay không yêu cầu được bảo vệ. Nhóm quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được chia thành hai phân nhóm là: nhóm các quyền tạo lập gia đình (quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận nuôi và được nhận làm con nuôi) và nhóm quyền giữa các thành viên trong gia đình (quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình). Các quyền thuộc phân nhóm thứ nhất được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác. Còn các quyền thuộc phân nhóm thứ hai chỉ được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm của các thành viên khác trong chính gia đình đó mà thôi. Các quyền này được xác lập một cách khác nhau ở từng chủ thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình của người đó (đã lập gia đình chưa, có con cái hay không) và phụ thuộc vào địa vị của người đó trong gia đình (là con hay là cha, là chồng hay là vợ). Các quyền này có thể chấm dứt khi các chủ thể trong gia đình không còn nữa. Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mang đặc điểm của quyền nhân thân gắn với tài sản (xem ở phần trên) và được bảo hộ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cơ chế bảo vệ hiệu quả các quyền nhân thân. Đối với các quyền nhân thân thuộc nhóm thứ nhất thì chủ thể quyền chính lại người đánh giá xem các quyền nhân thân của mình có bị xâm phạm hay không, tự quyết định có yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm hay không, và Nhà nước sẽ chỉ can thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu. Ví dụ: các nhạc sĩ thường khởi kiện khi chứng kiến ca khúc của mình bị xuyên tạc lời, nhưng một số nhạc sĩ khác thì lại thấy vui vì điều đó, bởi lẽ khi đó họ cảm thấy các ca khúc của mình đã “thực sự đi vào quần chúng, được quần chúng nhắc tới”, và họ không cảm thấy sự xúc phạm trong đó. Trong cuộc sống hàng ngày diễn ra vô số các vụ chửi bới, xúc phạm danh dự của nhau, nhưng số vụ án liên quan đến xâm phạm danh dự mà Toà án phải giải quyết thì không nhiều, bởi lẽ chỉ khi nào có yêu cầu của chủ thể quyền thì Nhà nước mới can thiệp vào. Yêu cầu ở đây có thể là của chính chủ thể quyền hay của những người thân thích (khi chủ thể quyền không còn nữa hoặc không đầy đủ năng lực hành vi dân sự). Thứ tư, Dựa vào thời hạn bảo hộ mà các quyền nhân thân được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn và nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn. Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn bao gồm: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo; quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Việc phân loại này có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền nhân thân khỏi sự xâm phạm. Các quyền nhân thân thuộc nhóm vô thời hạn được pháp luật bảo hộ vĩnh viễn. Khi chủ thể không còn nữa thì những người có liên quan được quyền yêu cầu bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Ví dụ: nếu có người tung tin thất thiệt làm tổn hại đến danh dự của một người đã khuất thì những người thân thích của người đó vẫn có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm hại và bồi thường thiệt hại. Ngược lại, các quyền nhân thân thuộc nhóm có thời hạn thì chỉ được pháp luật bảo hộ khi chủ thể đó còn sống. Bởi lẽ, khi cá nhân chết đi thì các quyền nhân thân thuộc nhóm này hoặc không thể thực hiện được nữa, hoặc không thể bị xâm phạm nữa. Riêng thời hạn bảo hộ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2000. Đặc biệt, quyền được khai tử của cá nhân chỉ được thực hiện khi chính cá nhân đó chết đi. Trình tự và thời hạn khai tử được thực hiện theo quy đị
Luận văn liên quan