Đề tài Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật dân sự Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Quyền nhân thân là một trong những quyền rất quan trọng được Luật Dân sự Việt Nam – quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định, gắn liền với giá trị tinh thần, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không chuyển giao được về nguyên tắc . Tại Việt Nam, quyền nhân thân được quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 24. Quyền nhân thân: Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bộ luật Dân sự Việt Nam dành 28 điều để làm rõ những điều liên quan đến quyền nhân thân này, cụ thể đó là những quyền như: quyền được khai sinh, khai tử, được cải chính họ tên, quyền hiến bộ phận cơ thể, quyền kết hôn, ly hôn, quyền xác định giới tính, quyền tự do kinh doanh Mặc dù luật đã quy định cụ thể như vậy, nhưng trong thực tiễn thi hành, các vấn đề về quyền nhân thân luôn gặp nhiều vướng mắc. Trước các vấn đề đó, đề tài “ Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là rất cấp thiết, cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu để làm rõ những vấn đề còn vướng mắc, đem lại sự hoàn thiện của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật dân sự Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài: Quyền nhân thân là một trong những quyền rất quan trọng được Luật Dân sự Việt Nam – quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định, gắn liền với giá trị tinh thần, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không chuyển giao được về nguyên tắc . Tại Việt Nam, quyền nhân thân được quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 24. Quyền nhân thân: Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bộ luật Dân sự Việt Nam dành 28 điều để làm rõ những điều liên quan đến quyền nhân thân này, cụ thể đó là những quyền như: quyền được khai sinh, khai tử, được cải chính họ tên, quyền hiến bộ phận cơ thể, quyền kết hôn, ly hôn, quyền xác định giới tính, quyền tự do kinh doanh… Mặc dù luật đã quy định cụ thể như vậy, nhưng trong thực tiễn thi hành, các vấn đề về quyền nhân thân luôn gặp nhiều vướng mắc. Trước các vấn đề đó, đề tài “ Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là rất cấp thiết, cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu để làm rõ những vấn đề còn vướng mắc, đem lại sự hoàn thiện của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng. Phần nội dung: Khái niệm và phân loại quyền nhân thân. Khái niệm quyền nhân thân Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản là: gắn liền với cá nhân, không chuyển dịch. Nếu chỉ dừng lại ở những đặc điểm đó thì khái niệm quyền nhân thân sẽ vướng phải một số bất cập nhất định sau đây: - Với hai đặc điểm nêu trên thực sự chưa đủ để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác, bởi lẽ có một số quyền tài sản cũng mang đủ hai đặc điểm này. Ví dụ: Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định rằng quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được gắn liền với những cá nhân nhất định như: giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu, giữa vợ và chồng. Quyền yêu cầu cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng các quyền, nghĩa vụ khác và cũng “không thể chuyển giao cho người khác” (Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Quyền này là quyền tài sản chứ không phải là quyền nhân thân. - Điều 24 BLDS 2005 quy định rằng quyền nhân thân là quyền “gắn liền với mỗi cá nhân”, vậy thì các chủ thể khác (như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) có các quyền nhân thân của mình không? Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005 có đề cấp đến “danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác”, vậy đây có được coi là quyền nhân thân của pháp nhân và các chủ thể khác không? Điều 1 Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004, cũng như Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Các quy định đó đều hướng tới sự thừa nhận các quyền nhân thân đối với pháp nhân và các chủ thể khác. Các phân tích trên cho ta thấy phải chăng khái niệm quyền nhân thân nên được mở rộng không những gắn với cá nhân mà với cả các chủ thể khác, để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác. Từ đó xây dựng một khái niệm quyền nhân thân mới. Phân loại quyền nhân thân: BLDS 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51). Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền nhân thân. Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù. Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được phương thức bảo vệ thích hợp nhất. Thứ nhất, dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản (các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó) và nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình, như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, …). Phân loại này được thể hiện tại khoản 1 Điều 15 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005. . . Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2 Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này có một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác – đó là quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại Khoản 1 Điều 742 BLDS 2005). Thứ hai, dựa vào chủ thể mang quyền mà các quyền nhân thân có thể được phân thành hai nhóm là: Nhóm các quyền nhân thân của cá nhân và nhóm các quyền nhân thân của các chủ thể khác (không phải là cá nhân). Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005 và các quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định tại Điều 738 BLDS 2005. Các quyền nhân thân của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự, uy tín (được đề cập đến tại Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005). Có thể thừa nhận thêm một số quyền nhân thân của pháp nhân như quyền đối với tên gọi, quyền tự do kinh doanh đối với các chủ thể có đăng ký kinh doanh. Thứ ba, dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân được phân thành 5 nhóm sau đây: - Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể, bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền xác định lại giới tính; quyền đối với quốc tịch. - Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân, bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người. - Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. - Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân: quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi. - Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm hay trên văn bằng bảo hộ (đối với sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng), quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. Thứ tư, Dựa vào thời hạn bảo hộ mà các quyền nhân thân được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn và nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn. - Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. - Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn bao gồm: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo; quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Thứ năm, dựa vào đặc điểm của hành vi xâm phạm mà chúng ta phân loại các quyền nhân thân thành ba nhóm: - Nhóm các quyền mà hành vi xâm phạm tác động vào chính chủ thể quyền, bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền được bảo vệ nhân phẩm, các quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. - Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào các chủ thể khác (không phải là chủ thể quyền), bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền đối với họ tên; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. - Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền, bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền đối với hình ảnh; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền đối với quốc tịch; quyền bí mật đời tư; quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. Thứ sáu, dựa vào phương thức bảo vệ mà các quyền nhân thân được phân thành hai nhóm: Nhóm các quyền được bảo vệ khi có yêu cầu và nhóm được bảo vệ không phụ thuộc vào yêu cầu. - Nhóm các quyền được bảo vệ khi có yêu cầu bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền kết hôn; quyền bình đẳng vợ chồng; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo; quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. - Nhóm được bảo vệ không phụ thuộc vào yêu cầu bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình. II. Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật dân sự. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. 1. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Khoản 3 Điều 32 BLDS năm 2005 quy định “việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người,… thì phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh, thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ, vợ hoặc chồng và con đã thành niên của người đó; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên, thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế”. Qui định này đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách và cần thiết trong việc cấp cứu người bệnh. Tuy nhiên, việc trao quyền cho người đứng đầu cơ sở y tế quyết định việc chữa bệnh khi không thể chờ được ý kiến của thân nhân, như cách qui định trên, sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho nhân mạng của bệnh nhân và gây ra tâm trạng bất an cho gia đình, những người thân thích nhất của bệnh nhân. Bởi lẽ, thực tế hiện nay tại một số cơ sở chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở chỉ là người quản lý mà không nắm bắt hoặc hiểu biết hết về các lĩnh vực y khoa chuyên sâu. Do đó, để những người này ra các quyết định về việc áp dụng phương pháp chữa bệnh mới, cắt bỏ bộ phận cơ thể, cấy hoặc ghép nội tạng… thì rất mạo hiểm đối với sự an toàn cơ thể và sinh mạng của người bệnh, trong khi chúng ta chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ về việc ra các quyết định này của người đứng đầu cơ sở chữa bệnh, nhất là đối với các phòng khám cơ sở, các cơ sở chữa bệnh tư nhân… Vì thế, nên bổ sung thêm đoạn cuối khoản 3 Điều 33 BLDS 2005 với nội dung như sau “… quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế, dựa trên kết luận của hội đồng y khoa của cơ sở chữa bệnh đó gồm từ 3 bác sỹ chuyên khoa trở lên có liên quan đến căn bệnh cần phải xử lý bằng các phương pháp y khoa kể trên, sau khi đã hội chẩn về căn bệnh đó. Kết luận của Hội đồng phải được lập thành văn bản hoặc thể hiện trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân”. Qui định như vậy sẽ hạn chế tối đa những sai lầm cá nhân của người đứng đầu cơ sở y tế khi ra các quyết định hệ trọng liên quan đến sự sống và sức khỏe, sự an toàn cơ thể của bệnh nhân (trong khi pháp luật hiện hành không có một qui định nào về trách nhiệm, chế tài hay biện pháp cần thiết để hạn chế sai lầm của người này khi ra các qui định đó). Nếu cẩn thận hơn, cần xác định thêm là cơ sở y tế tuyến nào hoặc cấp nào mới có quyền ra những quyết định nói trên. Theo em, chỉ nên cho phép những sơ sở chữa bệnh từ cấp huyện trở lên có đủ các bác sỹ chuyên khoa có chuyên môn để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về phương pháp chữa bệnh thích ứng mới được quyền quyết định việc áp dụng phương pháp chữa bệnh, khi việc áp dụng các phương pháp đã kể trên (không bao gồm các phương pháp y khoa cần thiết để cấp cứu bệnh nhân) trường hợp khẩn cấp mà không thể chờ được ý kiến của thân nhân người bệnh. Đồng thời, việc áp dụng các phương pháp đó phải được thông báo cho những người thân thích nhất gồm những người được nêu trong điều luật, nếu họ có yêu cầu, trừ trường hợp việc thông báo đó xâm phạm bí mật đời tư của bệnh nhân. Nếu chỉ quan tâm đến việc áp dụng các phương pháp đặc biệt để cứu chữa bệnh nhân mà không tạo ra cơ chế bảo đảm cho việc đó được thực hiện một cách an toàn, thì đó sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng -nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc không lường trước được. 2. Quyền của cá nhân đối với họ, tên. Mỗi cá nhân sinh ra đều có tên gọi của mình do bố mẹ đặt cho để phân biệt cá nhân đó với những cá nhân khác. Có nhiều dấu hiệu để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác nhưng có lẽ tên gọi là dấu hiệu đầu tiên để cá biệt hoá cá nhân. Điều 26 BLDS 2005 quy định: 1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Như vậy, mặc dù một người có thể có nhiều tên gọi khác nhau như tên khai sinh, tên thường gọi, biệt hiệu, bí danh … nhưng khi tham gia quan hệ pháp luật, mỗi cá nhân chỉ được công nhận mang một tên riêng để phân biệt với những cá nhân khác. Đó là tên khai sinh của người đó được ghi trong giấy khai sinh. Tên của một người theo truyền thống, phong tục của Việt Nam thường bao gồm họ, tên đệm và tên gọi. Họ của một người thường theo họ cha hoặc họ mẹ của người đó. Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch thì pháp luật cũng không quy định việc khai sinh cho trẻ bắt buộc phải có họ. Do vậy, việc lựa chọn họ cho trẻ theo họ cha hoặc họ mẹ hoặc một họ khác hoặc không có họ là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định tên khai sinh của một người cũng có những khó khăn, phức tạp đặc biệt là trong trường hợp người đó không được đăng ký khai sinh. Trên thực tế đã có những trường hợp do điều kiện hoàn cảnh mà rất nhiều em bé không được khai sinh ví dụ như Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 18-1 có bài “Một phường có hơn 400 trẻ “vô danh” phản ánh phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM) có hơn 400 trẻ em chưa có giấy khai sinh. Hầu hết cha mẹ của các em là công nhân, người lao động có hộ khẩu ở tỉnh, không có tiền về quê làm thủ tục khai sinh cho con… Có em sắp thi đại học vẫn chưa có giấy khai sinh. Nhiều em không được nhận vào học tại các trường công mà phải học ở các lớp học tình thương. Quyền đối với họ tên là một quyền nhân thân của cá nhân. Cá nhân có quyền nhân thân này kể từ khi sinh ra. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền nhân thân này lại không phụ thuộc vào cá nhân, là những em bé không có năng lực hành vi dân sự mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, những người có quyền và trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ. Trong trường hợp trẻ em không được đăng ký khai sinh do lỗi của người lớn thì rõ ràng quyền và lợi ích của trẻ em đã bị xâm phạm. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm trong những trường hợp này và vấn đề trách nhiệm dân sự như bồi thường thiệt hại có được đặt ra hay không? Không những thế, trong trường hợp trẻ em đã trở thành người lớn và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà vẫn chưa được đăng ký khai sinh thì có thể tự đi đăng ký khai sinh cho mình không? Nghị định 158 chỉ quy định trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em trong đó quy định rõ người đi đăng ký khai sinh phải là người khác và thủ tục đăng ký khai sinh phải cần những giấy tờ nhất định. Như vậy, nếu pháp luật không có quy định và giải thích rõ ràng thì người không được khai sinh đó mãi vẫn là người không có họ, tên và không được tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cũng như các quan hệ pháp luật khác. Và như vậy, quyền nhân thân của cá nhân sẽ chỉ là những quyền khách quan do pháp luật quy định mà sẽ không thể trở thành những quyền năng chủ quan, cụ thể của cá nhân. Theo em, để khắc phục tình trạng này, pháp luật cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của người không thực hiện việc khai sinh cho trẻ cũng như cần bổ sung thêm trường hợp một người có thể tự đi đăng ký khai sinh cho chính mình. Ngoài ra, trên thực tế còn diễn ra nhiều trường hợp người này sử dụng họ, tên của người khác trong các quan hệ xã hội cũng như quan hệ dân sự. Việc sử dụng này không những gây tổn hại cho danh dự, uy tín mà còn gây thiệt hại về tài sản của cá nhân. Hành vi này bị coi là hành vi bất hợp pháp và sẽ phải chịu một trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. 3. Quyền xác định dân tộc. Quyền xác định dân tộc là một quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật công nhân và bảo vệ. Theo quy định của BLDS năm 2005, Điều 28 thì cá nhân sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ để theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động trên dưới 1 triệu người như Tày, Nùng, Thái , Mường, Khmer cho đến vài trăm người như dân tộc ơ Đu và Brâu. Khác với quyền đối với họ, tên, dân tộc của cá nhân được xác định theo dân tộc của cha hoặc của mẹ chứ không được hoàn toàn tự do lựa chọn và dân tộc của cá nhân cũng sẽ được ghi vào giấy khai sinh khi trẻ đựơc đăng ký khai sinh. Cũng giống như họ, tên, việc xác định dân tộc cho trẻ gặp khó khăn khi trẻ sinh ra bị bỏ rơi hoặc không xác định được cha, mẹ. Theo quy định của khoản 3 Điều 16 Nghị định 158 thì trong trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì phần cha, mẹ, dân tộc được bỏ trống. Quy định này tạo thuận lợi cho việc
Luận văn liên quan