Trong các vấn đề của xẫ hội loài người ,quyền con người nói chung và quyên công dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về cả phương diện cũng như thực tiễn. đó luôn mối quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ . pháp luật dân sự là công cụ để thực hiện quyền dân sụ của công dân. Đây là nhưng quyền đáp ứng như cầu, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các giao dịch dân sự làm cho các cá nhân được sống và hành động một cách tự do, dân chủ và bình đẳng với người khác theo quy định của pháp luật dân sự. mỗi cá nhân đều luôn có nhu cầu về bảo đảm sự tồn tại và phát triển của cơ thể mình và các nhu cầu về tư tưởng tinh thần nó gắn liền với hai dạng quyền là quyền tài sản và các quyền thuộc về nhân thân của các nhân đó. Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy, trong thời gian qua quyền nhân thân của các nhân chiếm một vị trí không đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự hầu như bị vấn đề tài sản làm lưu mờ. điều này phụ thuộc vào vị trí của con người. sự quan tân của xã hội đối với con người trong từng xã hội nhất định
Ở Việt Nam hiên nay các quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và không ngừng gia tăng. Việc làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của và tôn trọng những giá trị thân nhân của người khác là việc không đơn giản.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, Em cảm thấy rằng việc nghiên cứu vấn đề quyền nhân thân của cá nhân nói chung, quyền nhân thân liên quan đến lợi ích liên quan đến thân thể của cá nhân nói riêng là vấn đề mang tính cấp bách.có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn. do vậy Em đã chọn bài bập lớn là: Quyền nhân thân theo quy định trong bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn .
23 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6558 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền nhân thân theo quy định trong bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Trong các vấn đề của xẫ hội loài người ,quyền con người nói chung và quyên công dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về cả phương diện cũng như thực tiễn. đó luôn mối quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ . pháp luật dân sự là công cụ để thực hiện quyền dân sụ của công dân. Đây là nhưng quyền đáp ứng như cầu, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các giao dịch dân sự làm cho các cá nhân được sống và hành động một cách tự do, dân chủ và bình đẳng với người khác theo quy định của pháp luật dân sự. mỗi cá nhân đều luôn có nhu cầu về bảo đảm sự tồn tại và phát triển của cơ thể mình và các nhu cầu về tư tưởng tinh thần nó gắn liền với hai dạng quyền là quyền tài sản và các quyền thuộc về nhân thân của các nhân đó. Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy, trong thời gian qua quyền nhân thân của các nhân chiếm một vị trí không đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự hầu như bị vấn đề tài sản làm lưu mờ. điều này phụ thuộc vào vị trí của con người. sự quan tân của xã hội đối với con người trong từng xã hội nhất định
Ở Việt Nam hiên nay các quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và không ngừng gia tăng. Việc làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của và tôn trọng những giá trị thân nhân của người khác là việc không đơn giản.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, Em cảm thấy rằng việc nghiên cứu vấn đề quyền nhân thân của cá nhân nói chung, quyền nhân thân liên quan đến lợi ích liên quan đến thân thể của cá nhân nói riêng là vấn đề mang tính cấp bách.có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn. do vậy Em đã chọn bài bập lớn là: Quyền nhân thân theo quy định trong bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn .
I. Những vấn đề lý luận cơ bản về quyên nhân thân cá nhân
1. Cơ sở hình thành và phát triển quyên nhần thân của cá nhân
1.1 Cơ sở lý luận
Trong giới quan hệ trong giới tự nhiên, xã hội và con người thì tự nhiên là cái có trước con người,nhưng con người không chỉ thích ứng với tự nhiên, mà còn cải tạo tự nhiên.quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người phát triển và tự hoàn thiện mình. Khác với tự nhiên xã hội không thể suất hiện trước con người, mà ra đời cùng với con người, vì không thể có con người sống ngoài xã hội. con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội. nói cách khác con người là một thực thể sinh học – xã hội, vừa là một cơ thể sống, vừa mang bản chất xã hội. điều này đã làm cho con người khác với những thực thể sinh học ở chỗ, con người chỉ được hưởng những đặc lợi do địa vị làm người mang lại, đó chính là quyền con người “quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong nhưng điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định”. Xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển gắn với quá trình tiến hoá của lịch sử xã hội loài người, quyền con người được coi là một hiện tượng lịch sử xã hội, có quá trình phát triển lâu dài, đi từ đơn lẻ đến đa dạng, phong phú về nội dung. Tư tưởng quyền con người manh nha từ thời cổ đại và trung đại, thể hiện trong quan niệm về sự bình đẳng và tự do giữa nhưng con người trong xã hội của nhà triệt học Protagora “Thượng đế tạo ra một người, đều là người tự do, tự nhiên không ai biến thành nô lệ cả”
Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, quyền con người là một khái niệm rộng lớn, phức tạp, thậm trí là mô thuẫn. Mặc dù vậy, khi nói đến bản chất của quyền con người, bao giờ nó cũng thể hiện tính tự nhiên và tính xã hội. Hai thuộc tính này tồn tại tất yếu và có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Tính tự nhiên cho thấy quyền con người là đặc quyền vốn có của con người (quyền tự nhiên), nhưng những quyền này lại bị chi phối bở sự pháp triển của xã hội, làm cho nội dung của quyền con người chứa đựng tính đặc thù, gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, có những quyền mà ở quốc gia nào thì nó vẫn luôn luôn được đảm bảo, sự hiện diện của những quyền này là ranh giới khẳng định việc có hay không có quyền con người, đó chính là những quyền cơ bản.quyền con người cơ bản được đề cập tới lần đầu tiên trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa kỳ năm 1776 khi cho rằng “mọi người sinh ra đều bình đẳng và Đấng tạo hóa cho họ một số quyền không thể bị tước đoạt, trong các quyên đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Tuyên ngôn đã nhẫn mạnh bốn quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.đây là những quyền quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người. Đồng thời cũng là những quyền con người mong muốn được thừa nhận đầu tiên trong những đặc quyền của mình.
Một trong những đặc trưng rất quan trọng của quyền con người đó là được đảm bảo bởi Nhà nước và Pháp luật. nhà nước và pháp luật là công cụ, là phương tiện để đảm bảo thực hiện quyền con người. thông thường nhà nước ghi nhận quyền con người dưới dạng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi quyền con người trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, được xác nhận trong hệ thống quyền và nghĩa vụ của công dân thì quyền con người mới được thể hiện thành hiện thực. quyền con người và quyền công dân là hai khai niệm phân biệt nhưng lại có mối quan hệ gắn bó chặt trẽ với nhau, không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền công dân, không thể có quyền công dân bên ngoài quyền con người và ngược lại, không có quyền con người nào thoát ly khỏi quyền công dân, không coi quyền công dân như là một bộ phận, một nội dung cơ bản của nó. Một mặt, khái niệm quyền con người không loại trừ khái niệm quyền công dân và cũng không thể thay thế được nó, mặt khác, khái niệm quyền công dân cũng không bao trùm hết được nhưng nội dung của quyền con người
Quyền công dân tạo nên địa vị pháp lý của công dân trong xã hội, thể hiện mối liên hệ về mặt pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia. Mối liên hệ này sẽ rằng buộc hành vi của công dân vào hệ thống pháp luật quốc gia, đầu tiên là Hiến pháp, sau đó là các văn bản luật khác. Hiến pháp là văn bản chứa đựng quyền công dân ở khía cạnh cơ bản nhất, chung nhất mang tính nguyên tắc, cụ thể hóa nó là nhiệm vụ của các ngành luật, trong đó có luật dân sự
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Cơ sở pháp lý quốc tế
Việc trở thành thành viên hoặc gia nhập những điều ước quốc tế về quyền con người là biểu hiện của sự quan tâm đến vấn đề quyền con người nói chung, quyền nhân thân của cá nhân nói riêng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên của Liên hợp quốc đề cập đến quyền nhân thân là Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năn 1948. trên cơ sở thừa nhận “thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và bât di bất dịc của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công bằng và hòa bình của thế giới” Tuyên ngôn đã quy định mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân (Điều 3): không ai bị bắt làm nô lệ (Điều 4): …. Trên cơ sở nội dung trong tuyên ngôn nhân quyền, Liên hợp quốc đã thông qua hai bản chuyên biệt đánh dấu sự pháp triển về quyền nhân thân của cá nhân. Đó là các công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa – xã hội năm 1966
Trong công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị quyền nhân thân được quy định đầu tiên là quyền được sống “Mỗi người đều có quyền được sống. quyền này được pháp luật bảo vệ, không ai có thể tước đoạt mạng sống một cách vô cớ” Điều 6. đây là sự khẳng định một lần nữa quyền cơ bản nhất của con người. ngoài ra, còn có một số quyền nhân thân khác như quyền được hưởng tự do và an ninh cá nhân (điều 9), quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (điều 18) …. Thể hiện quyên nhân thân của cá nhân ở khía cạnh khác, trong công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa quyên nhân thân của cá nhân được thừa nhận như là một đảm bảo cho con người sống không bị sợ hãi và thiếu thốn, công ước đã các quyền như bình đẳng giữa nam và nữ (điều 3), quyền có việc làm (điều 6) …Những quy định trong văn bản quốc tế là điều kiện rằng buộc các quốc gia trong việc nội hóa luật pháp quốc tế. đây là một đòi hỏi mang tính nguyên tắc, đồng thời cũng là biểu hiện của cơ sở pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người , quyền nhân thân của cá nhân.
1.2.2 Cơ sở pháp lý quốc gia
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu trang cách mạng cua nhân dân ta, mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đánh mốc dấu quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam
*. Các bản Hiến pháp
Ngay trong tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thừa nhân quyền con người cơ bản, qua đó thể hiện tư tưởng vì nhân quyền và dân quyền của nhà nước ta. Tư tưởng ấy xuyên suốt trong lịch sử lập hiến và lập pháp
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 việc bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân đã trở thành một trong ba nguyên tắc cơ bản. với Hiến pháp mới lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, những người nô lệ trước đây thực sự trở thành người chủ của đất nước, được bảo đảm quyền tự do, dân chủ
Trong 26 quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp năm 1946 quy định, các quyền dân sự chiếm 12 quyền, chiến đa số. điều đó nói lên rằng nước ta rất quan tâm đến đời sống dân sự của người dân. Nhưng quyền nhân thân của cá nhân lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp bap gồm: quyền tự do ngôn luận, quyền tự do xuất bản, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do cư chú trong nước, quyền tự do đi lại trong nước, quyền tự do ra nước ngoài, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, quyền bất khả xâm phạm về thư tín.
Hiến pháp năm 1959 là bước phát triển mới trong việc ghi nhận quyền con người, trong đó có các quyền nhân thân của cá nhân và được bảo đảm pháp lý cho chúng. Hiến pháp năm 1959 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã có nhiều tay đổi lớn trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa – xã hội theo xu hướng ngày càng mở rộng các quyền con người. bên cạnh thừa kế các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã xác định quyền nhân thân mới là quyền tự do biểu tình (điều 17) đồng thời quy định rõ ràng hơn quyền tự do cư chú, quyền tự do đi lại không phân biệt trong nước hay ngoài nước như Hiến pháp năm 1946.
Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện nước nhà thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, các quyền dân sự của cá nhân được bổ xung và pháp triển, đặc biệt riêng với quyền nhân thân của cá nhân đã có những quyền lần đấu tiên xuất hiện đó là: quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng (điều 70), quyền được pháp luật bảo hộ về dạnh dự (điều 70); quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm; quyền được bảo đảm bí mất về điện tín; quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (điều 72)
Đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về quyền nhân thân của cá nhân là sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1992. bên cạch việc kế thừa quyền nhân thân của Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung những quyền nhân thân của cá nhân hoàn toàn mới đó là; quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe (điều 13) quyền đi ra nước ngoài theo quy định của pháp luật (điều 25), quyền từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (điều 29), được nhà nước bảo hộ quyền tác giả (điều 36), quyền được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (điều 38).
Năm 2001 khi chúng ta tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, chế định quyền và nghĩa vụ của công dân đã được giữ nguyên bên cạnh việc bổ sung thêm quyền học tập
* Bộ luật dân sự.
Có thể nói rằng bộ luật dân sự là văn bản pháp lý chuyên biệt và có giá trị pháp lý cao nhất quy định một cách có hệ thống về quyền nhân thân của cá nhân. Lần đầu tiên vấn đề quyền nhân thân của cá nhân được đề cập một cách rõ ràng, chi tiết và có hệ thống trong bộ luật dân sự năm 2005.
Bộ luật dân sự năm 1995 đã dành 22 điều luật quy định về quyền nhân thân của cá nhân, và xác định rằng “quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Không ai có thể lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” (điều 26). Bên cạnh đó, lần đầu tiên cá nhân có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền nhân thân của mình không bị người khác vi phạm (điều 27). Lần đầu tiên quyền nhân thân của cá nhân đươch quy định thành một hệ thống các quyền, có 20 quyền được quy định chi tiết trong 20 điều luật.
Tính đến thời điểm này, sau hơn 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự 1995 đã có nhiều thành tựu đạt được, Bộ luật dân sự năm 1995 đã góp phần làm ổn định các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ nhân thân nói riêng, các chủ thể có được công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội, các quan hệ dân sự ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi những giá trị thuộc về tinh thần đang dần tìm được chỗ đứng quan trọng trong đời sống cá nhân. Với những quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự 1995 so với thực tiễn đã có những sự thiếu hụt rất lớn, việc sủa đổi Bộ luật dân sự năm 1995 là tất yếu sảy ra.
Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 đánh đấu một bước phát triển mới trong lịch sử pháp luật dân sự. riêng đối với chế định quyền nhân thân, bên cạch việc kế thừa hoàn toàn 20 quyền nhân thân được quy định trong bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 đã bổ xung thêm 6 quyền nhân thân mới đó là; quyền được khai sinh (điều 29), quyền được khai tử (điều 30), quyền hiến bộ phận cơ thể (điều 33), quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.(điều 34), quyền nhận bộ phận của cơ thể người (điều 35), quyền xác định lại giới tính (điều 36).
* Các văn bản pháp lý khác.
Mặc dù đến khi Bộ Luật dân sự năm 1995 được thông qua, khái niệm quyền nhân thân của cá nhân mới được hình thành nhưng trước đó, những quyền nhân thân cụ thể đã được thừa nhận trong một số văn bản pháp lý khác, cụ thể là trong Luật Bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 24/1/1957.
Ngay tại điều 1 Luật này đã quy định; “Quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm, không ai được xâm phạm các quyền ấy”
Quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. thông qua việc quy định về quyền bình đẳng giữa vợ chồng (điều 19), việc tôn trọng danh dự, nhân phẩn uy tín của vợ chồng, cấm vợ cấm chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau (điều 21).
2. Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân
2.1. Định nghĩa quyền nhân thân của cá nhân
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa đến nay, nói đến chuyện quyền nhân thân người ta thưởng liên tưởng đến những quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái danh của mỗi con người bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh vị, danh tiếng, danh hiệu,…một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu nền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người ngày càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với những biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả.
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ.
Trong lịch sử lập pháp của nước ta nói chung, và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được ra đời khá muộn. Bộ Luật dân sự năm 1995 là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyền con người. lần đầu pháp luật Việt nam thừa nhận sự tồn tại tất yếu của các quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân. điều đó cũng chứng minh được rằng pháp luật dân sự không chỉ là công cụ bảo vệ những quan hệ tài sản, bảo vệ những giá trị vật chất mà pháp luật dân sự còn là phương tiện hữu hiệu để cá nhân bảo vệ những giá trị tinh thần của mình.
Kế thừa Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền nhân thân của cá nhân tại điều 24. “Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp có quy định khác”.
Quyền nhân thân có mối liên quan mật thiết đến với tự do cá nhân, đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân. về bản chất, quyền nhân thân mang đặc tính quyền cá nhân, chính vì thế thực hiện và bảo đảm quyền nhân thân tức là thỏa mãn quyền tự do, lợi ích của cá nhân.
Quyền nhân thân hiểu dưới góc độ pháp luật nói chung là một dạng quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự. dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền nhân thân là tiền đề để hình thành quan hệ nhân thân. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chúc. Đây cũng là đồng thời nhóm quan hệ xã hội thứ hai trong nhóm quan hệ xã hội là đối tượng của luật dân sự. nếu so sánh với quan hệ tài sản thì quan hệ nhân thân thể hiện những đặc trưng riêng vốn có như, được hình thình từ những quan hệ nhân thân nên chúng không có nội dung kinh tế, không gắn quyền lợi về tài sản của chủ thể, không áp dụng biện pháp bảo đảm khi thực hiện, thiệt hại trong quan hệ nhân thân là yếu tố không định lượng được một cách trực tiếp.
2.2 Đặc trưng cơ bản quyền nhân thân của cá nhân.
2.2.1 Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác.
Quyền nhân thân trở thành thuộc tính của chủ thể mà không bị phụ thuộc, chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội…. pháp luật quy định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân.
Quyền nhân thân không thể chuyển nhượng cho người khác, nghĩa là quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao đổi, tặng cho… tuy nhiên, tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân chỉ là đối tượng, bởi vì trong một số trường hợp, quyền nhân thân có thể chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật, chẳng hạn quyền nhân thân gắn liền với tài sản được phép chuyển giao.
Việc chuyển giao quyền nhân thân còn được thể hiện ở một kía cạnh khác đó là trên thực tế, có những người nổi tiếng ký những hợp đồng sử dụng hình ảnh với các cơ quan thông tin, xuất bản. làm thế nào để dung hòa đặc điểm không thể định đoạt của quyền nhân thân với tình trạng giao dịch hợp pháp về hình ảnh ngày càng phát triển, trong nghiên cứu mới đây về quyền nhân thân, có quan điểm phân loại quyền nhân thân thành quyền nhân thân cơ sở tức là quyền nhân thân gốc với quyền nhân thân pháp sinh. Quyền nhân thân cơ sở tức là quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó không thể chuyển nhượng như quyền đối với hình ảnh hoặc quyền đối với đời tư. Quyền nhân thân phát sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá nhân với mục đích thương mại
2.2.2 . Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền.
Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và cũng không thể trao đổi ngang giá, chính vì vậy quyền nhân thân không thể bị kê biên. Chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. có một hệ quả thực tiễn là chủ nợ của một cá nhân không thể đòi nợ bằng cách đặt mình vào vị trí của con nợ.
2.2.3. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó.
Nghĩa là thiệt hại không phải là căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm pháp lý đối với người thực hiện hành vi xâm phạm. trên thực tế, ngay cả trường hợp bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm trí c