Trong một quốc gia nhất định, luôn tồn tại những tổ chức thuộc mọi lĩnh vực khác nhau: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tôn giáo, tổ chức của những nghiệp đoàn. Sự xuất hiện các tổ chức trong một xã hội nhất định như một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng những nhu cầu, và thậm chí sự hình thành các tổ chức còn là đòi hỏi của xã hội để giải quyết vấn đề xã hội, vấn đề lịch sử.
Ở Việt Nam, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hình thành và phát triển như một thực thể của các quan hệ xã hội. Với tư cách là một thực thể trong các quan hệ xã hội, do vậy các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam có tư cách chủ thể trong các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và do nhiều ngành luật điều chỉnh. Bộ luật dân sự năm 1995 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qui định sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại các Điều từ 214 đến Điều 216, Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, qui định sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ Điều 227 đến Điều 229. Theo những qui định trên, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là chủ thể trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản, có các quyền và nghĩa vụ của một chủ sở hữu tài sản. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là một hình thức sở hữu tồn tại bình đẳng với các hình thức sở hữu khác là sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Là chủ thể của bất kỳ quan hệ xã hội thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thì tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hôi đó phải được xác định về tên gọi, mục đích được thành lập, phạm vi hoạt động, tôn chỉ và mục đích hoạt động (thoả mãn các điều kiện của chủ thể trong quan hệ xã hội và pháp luật).
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.
TS. Phùng Trung Lập
(Trường Đại học Luật Hà Nội).
I. KHÁI NIỆM TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Trong một quốc gia nhất định, luôn tồn tại những tổ chức thuộc mọi lĩnh vực khác nhau: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tôn giáo, tổ chức của những nghiệp đoàn... Sự xuất hiện các tổ chức trong một xã hội nhất định như một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng những nhu cầu, và thậm chí sự hình thành các tổ chức còn là đòi hỏi của xã hội để giải quyết vấn đề xã hội, vấn đề lịch sử...
Ở Việt Nam, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hình thành và phát triển như một thực thể của các quan hệ xã hội. Với tư cách là một thực thể trong các quan hệ xã hội, do vậy các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam có tư cách chủ thể trong các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và do nhiều ngành luật điều chỉnh. Bộ luật dân sự năm 1995 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qui định sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại các Điều từ 214 đến Điều 216, Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, qui định sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ Điều 227 đến Điều 229. Theo những qui định trên, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là chủ thể trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản, có các quyền và nghĩa vụ của một chủ sở hữu tài sản. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là một hình thức sở hữu tồn tại bình đẳng với các hình thức sở hữu khác là sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Là chủ thể của bất kỳ quan hệ xã hội thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thì tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hôi đó phải được xác định về tên gọi, mục đích được thành lập, phạm vi hoạt động, tôn chỉ và mục đích hoạt động (thoả mãn các điều kiện của chủ thể trong quan hệ xã hội và pháp luật).
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tư cách chủ thể của các tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội gồm Công đoàn Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Bài viết này tập trung phân tích làm sáng tỏ bản chất của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tư cách chủ thể của các tổ chức này trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản, tư cách của tổ chức là chủ sở hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu, được Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều chỉnh.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị.
Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức của đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, Đảng gắn bó mật thiệt với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Theo qui định tại các Chương IX, Chương X Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội, lãnh đạo Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức chính trị - xã hội như Công đoàn Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam... Tại Điều 4 Hiến pháp của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã qui định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, theo Điều lệ Công đoàn thì "Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và những người lao động trong các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động".
Theo các qui định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thì các tổ chức chính trị, tỏ chức chính trị - xã hội này là thực thể của quan hệ xã hội về mọi lĩnh vực, do vậy cũng tương tự như các tổ chức khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là một thể thống nhất về tổ chức và tồn tại độc lập về mặt chủ thể. Cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội luôn chặt chẽ ở cơ chế điều hành, cơ chế kết nạp thành viên và cương lĩnh, mục tiêu hoạt động luôn luôn bảo đảm tính thống nhất và phục tùng của cơ quan lãnh đạo cao nhất. Tính thống nhất về cơ cấu, tổ chức, về mục đích hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có những nét đặc thù, khác biệt so với các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị, do vậy sự thống nhất ý chí và mục đích hoạt động trong Đảng luôn luôn được coi trọng. Sự thống nhất đó được khẳng định trên thực tiễn như:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết;
- Kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.
Về cơ cấu tổ chức, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện tính thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
2. Tổ chức chính trị - xã hội là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
a. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội
Theo qui định tại khoản 1, Điều 1 Luật Công đoàn Việt Nam, "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động". Công đoàn Việt Nam có hai tính chất là tính giai cấp và tính quần chúng, do vậy Công đoàn hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân Việt Nam. Mối quan hệ giữa công đoàn Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những hoạt động của Công đoàn không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, bằng chủ trương. Công đoàn với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức mình.
Công đoàn còn có mối quan hệ với Nhà nước, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho Công đoàn hoạt động có hiệu quả nhất về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp luật để tạo ra hành lang pháp lý cho Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập. Với những tính chất nêu trên, vị trí của Công đoàn Việt Nam là chủ thể trong quan hệ xã hội, là mối quan hệ của tổ chức công đoàn với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, xã hội. Công đoàn là tổ chức của giai cấp công nhân, là thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện đội ngũ công nhân viên chức và lao động.
Theo qui định tại Điều 37 Điều lệ Công đoàn, "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ sở hữu mọi tài sản của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Công đoàn các cấp được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản và chịu trách nhiệm trước Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và trước pháp luật về việc sử dụng và quản lý các tài sản đó". Như vậy, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội có tư cách chủ thể trong các quan hệ pháp luật và xã hội.
+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
- Cấp cơ sở (Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở);
- Cấp huyện và tương đương;
- Cấp tỉnh và tương đương;
- Cấp trung ương.
Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định (Điều 6, Điều Lệ Đoàn).
Nguyên tắc cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đoàn, do Điều lệ Đoàn qui định theo nguyên tắc cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập trung lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc (Điều 5, Điều lệ Đoàn). Tổ chức cơ sở của Đoàn theo qui định tại Điều 15 Điều lệ Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức cơ sở Đoàn được thành lập trong doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức Đoàn có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tuỳ thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (Theo qui định tại các Điều từ 18 đến Điều 22, Điều lệ Đoàn).
II. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.
Các căn cứ xác lập quyền sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Theo qui định tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là một trong những hình thức sở hữu được pháp luật qui định thực hiện. Bên cạnh những hình thức sở hữu trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật thừa nhận sự tồn tại bình đẳng trong các quan hệ tài sản và xã hội như đối các hình thức sở hữu khác: sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Tại Điều 227 Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 214, Bộ luật dân sự năm 1995) qui định: "Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung qui định trong điều lệ". "Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với qui định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội". Những "tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó" (khoản 1, Điều 228 Bộ luật dân sự năm 2005). Như vậy, căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm:
1) Theo qui định tại Điều 46 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, "Tài chính của Đảng gồm đảng phí do đảng viên đóng góp, từ ngân sách nhà nước và các khoản thu khác".
Như vậy, căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trên ba căn cứ cơ bản:
- Từ ngân sách nhà nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị, Đảng thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Để duy trì và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ của Đảng, nguồn kinh phí hoạt động của Đảng phải do ngân sách nhà nước cấp. Đây là một căn cứ cơ bản và có vai trò quyết định đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của Đảng. Tài sản của Đảng do ngân sách nhà nước cấp tùy thuộc vào qui mô hoạt động của Đảng trên các lĩnh vực lãnh đạo:
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Xây dựng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng tăng cường vai trò lãnh đạo các cơ quan nhà nước kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đổi mới thể chế kinh tế, củng cố nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà nước, xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác, các tổ chức sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đối với việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, các qui định của Nhà nước, về quản lý kinh tế, bảo quản vốn và tài sản của Nhà nước.
Nguồn ngân sách Nhà nước cấp theo từng năm hoặc từng quí hoặc theo những cương trình hoạt động chỉ đạo của Đảng trên từng lĩnh vực cụ thể. Thời điểm có quyết định cấp vốn cho sự hoạt động chỉ đạo của Đảng là thời điểm xác lập quyền sở hữu của Đảng đối với số vốn do ngân sách nhà nước cấp. Ngoài những tài sản có ngân sách nhà nước cấp cho Đảng hoạt động. Nhà nước còn chuyển giao quyền sở hữu những tài sản của Nhà nước cho Đảng, những trụ sở làm việc, những cơ sở vật chất khác để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của Đảng trên nhiều lĩnh vực như tuyên truyền, đào tạo cán bộ, đối ngoại... Ngoài những tài sản do nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức Đảng, thì tổ chức Đảng còn tự mình tổ chức xây dựng, mua sắm những tài sản để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của mình và đây cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức Đảng. Theo chức năng, mục đích thành lập và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Đảng không phải là tổ chức kinh tế, mà là tổ chức chính trị, do vậy việc tổ chức Đảng tạo ra của cải vật chất không phải là căn cứ bắt buộc nhằm xác lập quyền sở hữu của Đảng.
+ Căn cứ xác lập quyền sở hữu của Đảng từ đảng phí do đảng viên đóng
Theo qui định tại khoản 4 Điều 2, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên có nghĩa vụ đóng đảng phí đúng qui định.
Về đảng phí, theo Quyết định số 09/QĐ - TW ngày 24 - 9 - 2001 của Bộ chính trị ban chấp hành qui định về chế độ đảng phí và qui định về chế độ đảng phí (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ - TW), và theo Hướng dẫn số 724/HD - TCQT ngày 12-10-2001 của Ban tài chính quản trị trung ương (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/QĐ-TW của Bộ Chính trị về chế độ đảng phí), thì đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo qui định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Mục đích sử dụng đảng phí cũng đã được xác định: "Được sử dụng cho hoạt động công tác đảng ở cơ sở và cấp trên cơ sở, không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị dự toán ngân sách đảng" (Nghị định về chế độ đảng phí).
Theo những quy định tại các văn bản trên, đối tượng và mức đóng đảng phí hàng tháng của đảng viên là căn cứ xác lập quyền sở hữu của tổ chức chính trị.
Đối với Đảng viên hưởng tiền lương, sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước (kể cả trong và ngoài nước); đảng viên hưởng tiền lương, tiền công theo cấp bậc, sản phẩm, hoặc theo hợp đồng, có nghĩa vụ đóng đảng phí bằng 1% tiền lương, tiền công, sinh hoạt phí và các khoản phu cấp tiền lương, tiền công, sinh hoạt phía chưa trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản phải nộp (nếu có).
Đối với những đảng viên khó xác định được mức thu nhập từ tiền lương, tiền công, thì mức đóng đảng phí tuỳ thuộc vào các loại đối tượng là đảng viên đang ở trong nước hay đảng viên đang học tập, công tác ở nước ngoài, theo đó mức đảng phí đảng viên có nghĩa vụ đóng được xác định.
Đảng viên ở trong nước: Đảng viên lao động, sản xuất thuộc các ngành, nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, là học sinh, sinh viên không có sinh hoạt phí, đảng viên tự tìm việc làm hưởng tiền công theo thoả thuận và các đảng viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thuộc các vùng, miền khác nhau đóng đảng phí theo các mức 1000 đồng, 1.500 đồng hoặc 3000 đồng/tháng.
Đảng viên đang công tác, lao động, học tập ở nước ngoài đóng đảng phí theo những phương thức sau:
Đảng viên đi đi học tự túc, theo gia đình, đảng viên làm công ăn lương và các đảng viên khác khó xác định được mức tiền lương, tiền công đóng đảng phí mức tương đương 0,5USD hoặc 1 USD/tháng.
Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, dịch vụ, cửa hàng... đóng đảng phí mức tối thiểu tương đương 3 USD/tháng. Số tiền đảng phí thu được ở trong nước theo những mức đã đề cập ở trên, được trích nộp theo các mức sau:
- Đối với các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở được trích lại từ 30% đến 50%, nộp 50% đến 70% theo qui định lên cấp uỷ cấp trên. Đối với tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn được trích lại 90%, nộp 10% lên cấp uỷ cấp trên. Các tổ chức cơ sở khác của Đảng được trích lại 70%, nộp 30% lên cấp uỷ cấp trên. Các cấp trên cơ sở, mỗi cấp được trích lại 50%, nộp 50% lên cấp uỷ cấp trên.
- Đối với đảng phí mà đảng viên đang ở nước ngoài đóng được xác định tỷ lệ trích để lại 30%, nộp 70% lên cấp uỷ cấp trên. Đảng uỷ nước sở tại được trích để lại 50%, nộp 50% về Ban cán sự đảng ngoài nước.
Đảng uỷ khối trực thuộc các tỉnh uỷ, thành uỷ nộp 100% số đảng phí thu được về cơ quan tài chính của các tỉnh uỷ, thành uỷ. Các đảng uỷ thuộc khối trực thuộc Trung ương, Đảng uỷ trực thuộc trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương được trích để lại 50%, nộp 50% về Ban tài chính quản trị trung ương. Ban Cán sự đảng ngoài nước nộp 100% số đảng phí thu được về Ban Tài chính - Quản trị trung ương.
Tỷ lệ từ tổng số tiền đảng phí thu được của từng đảng viên trong tổ chức đảng cơ sở và các cấp trên cơ sở mà các tổ chức đảng đó được trích để lại là căn cứ vào qui định về chế độ đảng phí ban hành theo Quyết định số 09/QĐ - TW, phần còn lại nộp lên cấp uỷ cấp trên, về Ban cán sự đảng ngoài nước, về Ban Tài chính - Quản trị Trung ương.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức chính trị đối với đảng phí của đảng viên có nghĩa vụ thực hiện hàng tháng, đã góp phần không nhỏ vào khối tài sản của tổ chức chính trị. Đây là một căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản đặc biệt, nó là yếu tố cá biệt hoá tổ chức chính trị với tổ chức kinh tế khác. Đóng đảng phí không những là nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi của mỗi đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng phí là tài sản nhằm để góp phần duy trì sự hoạt động chỉ đạo của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, văn hoá, y tế... Ngoài ra, đảng phí được trích để lại còn là điều kiện kinh tế để các tổ chức đảng cơ sở thực hiện những nhiệm vụ chính trị và chức năng chỉ đạo, chức năng xã hội của mình.
+ Căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức chính trị - xã hội.
Trong phần thứ nhất của bài viết này, chúng tôi đã xác định trên cơ sở Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của các tổ chức này theo qui định của pháp luật và Điều lệ, được xác định như sau:
Theo qui định tại Điều 35 Điều lệ Công đoàn, tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu từ:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng 1% tiền lương hoặc tiền công.
- Các khoản thu từ hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ do công đoàn tổ chức, các khoản tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài.
- Tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoan là tài sản thuộc sở hữu công đoàn (Điều 37 Điều lệ Công đoàn).
Tài sản của công đoàn là điều kiện vật chất của tổ chức công đoàn nhằm để xây dựng tổ chức công đoàn và phục vụ cho các hoạt động của tổ chức côn