Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế Vì vậy, mỗi quốc gia đều lựa chọn những chính sách thích hợp để quản lý và điều tiết hoạt động ngoại hối. Với sự ra đời của pháp lệnh ngoại hối 2005, Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với lĩnh vực quan trọng này. Trong đó, Pháp lệnh đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về ngoại hối.
15 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở bài
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế… Vì vậy, mỗi quốc gia đều lựa chọn những chính sách thích hợp để quản lý và điều tiết hoạt động ngoại hối. Với sự ra đời của pháp lệnh ngoại hối 2005, Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với lĩnh vực quan trọng này. Trong đó, Pháp lệnh đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về ngoại hối.
B. Nội dung
I. Khái quát chung về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
1. Khái niệm ngoại hối.
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau. Trong Pháp lệnh ngoại hối 2005, các nhà soạn luật đã chọn giải pháp định nghĩa về ngoại hối bằng cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối. Theo cách định nghĩa này, ngoại hối bao gồm:
- Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và các đồng tiền chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực (gọi là ngoại tệ)
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Đồng tiền của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
2. Khái niệm hoạt động ngoại hối.
Hoạt động ngoại hối có thể được hiểu và tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau:
Dưới góc độ khoa học pháp lý, hoạt động ngoại hối được hiểu là tổng hợp các hành vi pháp lý do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tài sản được coi là ngoại hối.
Dưới góc độ pháp luật thực định, hoạt động ngoại hối được quan niệm là “hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối”
3. Đặc trưng của hoạt động ngoại hối.
Có thể phân biệt hoạt động ngoại hối với các loại hình hoạt động kinh tế khác ở những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động ngoại hối là người cư trú và người không cư trú, trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoai hối.
Thứ hai, Đối tượng của ngoại hối chính là các loại ngoại hối được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ về ngoại hối.
Thứ ba, Nội dung của hoạt động ngoại hối bao gồm các giao dịch lai vãng, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Sự hình thành thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch ngoại hối. Loại thị trường này được hình thành từ chính các hoạt động ngoại hối của các chủ thể là người cư trú và người không cư trú.
Ở Việt Nam, Nhà nước thực hiện việc kiểm soát hoạt động ngoại hối trên thị trường thông qua các cơ quan chức năng là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia vào hoạt động ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế với hai tư cách: Thứ nhất, là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước; Thứ hai, là người trực tiếp tham gia giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
Ngày nay, thị trường ngoại hối tồn tại một cách phổ biến trong bất kỳ nền kinh tế nào, không phân biệt về thể chế chính trị hay trình độ phát triển kinh tế, tình trạng xã hội.
Thị trường ngoại hối có những đặc điểm sau:
- Thị trường ngoại hối (điển hình là thị trường hối đoái) hoạt động liên tục suốt 24/24 giờ trên phạm vi toàn cầu với một lưu lượng khổng lồ các ngoại tệ đựoc luân chuyển qua thị trường.
- Đối tượng chủ yếu được mua bán trên thị trường ngoại hối là các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác (kim loại quý, phương tiện thanh toán quốc tế…) có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh.
- Thị trường ngoại hối ở một số quốc gia bao giờ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.
Những dấu hiệu trên đây của thị trường ngoại hối cho thấy sự lưu thông của ngoại hối trên thị trường tự thân nó đã chứa đựng những ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế - xã hội của một quốc gia như hoạt động xuất nhập khẩu, việc điều hành tỷ giá hối đoái và sức mua của đòng tiền nội địa. Vì thế, Chính phủ mỗi quốc gia đều phải tiến hành kiểm soát hay can thiệp đối với quá trình lưu thông ngoại hối, với mục tiêu bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát và duy trì sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
II. Quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối.
1. Người cư trú và người không cư trú trong hoạt động ngoại hối.
Chủ thể của hoạt động ngoại hối là người cư trú và người không cư trú, được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3, điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005:
Người cư trú là các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
- Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);
- Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;
- Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Người không cư trú là các đối tượng còn lại.
Bởi hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Do đó, khi xem xét quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan động ngoại hối ta sẽ xem xét trên các lĩnh vực trên.
Quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai.
Có thể hiểu: Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn. Các giao dịch vãng lai chủ yếu bao gồm việc thanh toán và chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú nhưng không vì mục đích chuyển vốn đầu tư, trên nguyên tắc các giao dịch này được tự do thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam miễn sao phù hợp với các qui định của pháp luật hiện hành về kiểm soát ngoại hối.
Theo các điều 6, 7, 8, 9 pháp lệnh ngoại hối 2005 và qui định tại Nghị Định 160/2006/NĐ- CP ngày 28/12/2006 qui định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối thì các giao dịch vãng lai bao gồm:
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ,
Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam,
Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài.
Mang ngoại tệ, tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất, nhập cảnh.
Cùng với quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thích ứng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới. Biểu hiện cụ thể là ngày 5/1/2006 Việt Nam đã chính thức chấp nhận các quy định tại điểm 2,3,4 tại điều 8 của điều lệ IMF. Việc chấp thuận quy định trên đã thể hiện rằng Việt Nam đã thực hiện tháo bỏ những hạn chế đối với việc thực hiện các thanh toán và chuyển tiền trong giao dịch vãng lai quốc tế.
Một trong những sự thích ứng trên là việc Việt Nam mở cửa nhanh hơn đối với hệ thống ngân hàng, tự do hóa các giao dịch vãng lai thể hiện trong Pháp lệnh ngoại hối 2005. Pháp lệnh quy định “Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện.” và “Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai”. Đây là nội dung mang tính đổi mới quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam thông qua việc khẳng định nguyên tắc tự do hóa các thanh toán chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai theo điều lệ IMF. Việc tự do hóa giao dịch vãng lai có ảnh hưởng lớn tới hoạt động doanh nghiệp và đại bộ phận dân cư. Cụ thể là việc mua ngoại tệ phục vụ nhu cầu cá nhân như: du lịch, khám chữa bệnh… hay của các doanh nghiệp khi thanh toán xuất, nhập khẩu … Đây là một quyền lợi mở mà nhà nước giành cho các chủ thể hoạt động ngoại hối. Tuy nhiên, bên cạnh quy định các quyền, các chủ thể này cũng phải chịu những nghĩa vụ nhất định.
2.1 Quyền của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai.
Trong giao dịch vãng lai, người cư trú và người không cư trú được hưởng các quyền sau:
Người cư trú và người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.
Người cư trú, người không cư trú được mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép giao dịch vãng lai.
Người cư trú và người không cư trú được phép chuyển ngoại tệ khi có đủ chứng từ hợp lệ mà không cần phải xin giấy phép.
Người cư trú và người không cư trú là cá nhân khi xuất, nhập cảnh được quyền mang theo số lượng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam bằng tiền mặt theo mức quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước. Khi nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải khai báo nếu mang ngoại tệ hay đồng Việt Nam bằng tiền mặt dưới hạn mức quy định (hiện nay hạn mức được áp dụng là 7.000 USD – Theo quyết định 921/2005/QĐ- NHNN về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh).
Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, ngươi cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam. Các thủ tục cho việc xin phê duyệt trong một số giao dịch cụ thể đã được đơn giản hóa rất nhiều. Đối với người dân và doanh nghiệp nói chung, từ nửa năm 2005 trở lại đây, nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng khá tốt nên việc đáp ứng các đơn mua ngoại tệ khá thuận lợi. Các cá nhân khi có được các giấy tờ chứng minh nhu cầu mua để du hoc, du lịch chữa bệnh đều được mua với thời gian nhanh. Nhưng đối với các nhu cầu chi tiêu thường xuyên khi đi nước ngoài, thường được ngân hàng gọi là bán kèm hộ chiếu tức là không có giấy tờ chứng minh số lượng cần mua cho mục đích cụ thể thì vẫn còn hạn chế ở mức tối đa 500 USD.
Trong hoạt động chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam thì người gửi tiền về có thể đến bất cứ ngân hàng nào lớn, có uy tín, thuận tiện ở nước ngoài và cung cấp thông tin cần thiết theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, điền vào phiếu chuyển tiền và thanh toán số tiền chuyển cùng với phí chuyển tiền. Người gửi có thể chuyển tiền bằng Đô la Mĩ, Euro, Yên… Đối với khoản ngoại tệ có được do chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam, người cư trú là cá nhân có quyền rộng rãi hơn trong việc lựa chọn các hình thức: mở tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ…
Trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài:
+ Người cư trú là tổ chức được quyền chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ, hoặc các mục đích khác theo quy định của của Ngân hàng Nhà nước;
+ Người cư trú là cá nhân Việt Nam được mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để sử dụng cho các mục đích như: học tập chữa bệnh ở nước ngoài; đi du lịch, công tác thăm viếng ở nước ngoài…
Người cư trú, người không cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được quyền chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
Tóm lại, quyền của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai đã được mở rộng hơn – là một trong những bước đi mới nhằm thích nghi với xu thế hội nhập. Hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam hay hoạt động mua, chuyển tiền… được quy định cụ thể đối với người cư trú và người không cư trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hoạt động đi lao động ở nước ngoài… Những bước đi mở trong hoạt động giao dịch vãng lai không chỉ có tác dụng cho một lĩnh vực cụ thể mà còn ảnh hưởng lớn đến các ngành và các lĩnh vực khác cùng phát triển.
Nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai.
Pháp luật Việt Nam đã quy định cho người cư trú và người không cư trú có nhiều quyền trong giao dịch vãng lai để họ có thể dễ dàng tham gia giao dịch hơn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người cư trú và người không cư trú không có nghĩa vụ gì trong giao dịch vãng lai. Theo ông Nguyễn Đồng Tiến- Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, đại diện tổ soạn thảo Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 thì: “Mục đích của chúng ta là đảm bảo vị thế đồng tiền quốc gia nhưng vẫn đảm bảo giao dịch các đồng tiền khác, theo cách làm cho những giao dịch đó rủi ro hơn, bất tiện hơn để người dân tự giác sử dụng nhiều bằng đồng Việt Nam, đồng thời nâng cao tính an toàn, tiện dụng của đồng Việt Nam”. Do đó, bên cạnh các quy định về quyền nêu trên, Pháp lệnh còn quy định về việc áp dụng các biện pháp an toàn thông qua việc đưa ra một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp như hạn chế thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai…. Cụ thể là:
Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
Nghĩa vụ này là một trong những nghĩa vụ lien quan đến tự do hóa trong giao dịch vãng lai. Việc quy định trách nhiệm cho người cư trú và người không cư trú sẽ đảm bảo cho hoạt động kiểm tra của các tổ chức tín dụng được phép với việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các giao dịch vãng lai nhằm giúp cho việc quản lý ngoại tệ ðược tốt hơn.
Trong thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc các nguồn thu vãng lai.
+ Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua tổ chức tín dụng, trừ một số trường hợp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt được Ngân hàng nhà nước xem xét và chấp nhận.
Đối với giao dịch này, người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải có nghĩa vụ chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán.
Trong hoạt động ngân hàng, tài khoản vãng lai (tài khoản thanh toán) là tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp nhận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu.
Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người mua (nhà nhập khẩu) thông qua ngân hàng chuyển tiền trả cho người bán (nhà xuất khẩu). Theo đó, người chuyển tiền sẽ yêu cầu ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định vào tài sản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam cho người được hưởng. Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền thực hiện yêu cầu của người chuyển tiền, làm thủ tục và chuyển tiền. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam sau khi đã nhận được tiền chuyển đến, thực hiện trả tiền cho người nhận.
+ Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu giữ lại một phần số ngoại tệ đó ở nước ngoài thì phải được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép và chuyển vào số ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài. Số ngoại tệ còn lại phải chuyển về nước và chuyển vào tài khoản ngoại tệ đã mở tại các tổ chức tín dụng trong nước.
Kim ngạch xuất khẩu là nhân tố chính ảnh hưởng đến các cân vãng lai. Trong trường hợp xuất khẩu bị giảm sút và nhập khẩu gia tăng thì các cân ngoại thương và cán cân thương mại sẽ bị mất cân đối. Nhập siêu và bội chi trong cán cân vãng lai là khó tránh khỏi. Cán cân này bị thiếu hụt làm cho cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ. Giá ngoại tệ sẽ gia tăng, sức ép phá giá đồng Việt Nam sẽ ngày càng cao. Chính vì thế, việc quản lý ngoại tệ trong nước là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi sự tham gia, liên kết giữa các tổ chức tín dụng.
Trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam.
Đối với các tài khoản ngoại tệ được tự do chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam, người cư trú là tổ chức phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại các tổ chức tín dụng hoặc bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.
Trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam sang nước ngoài.
Tại điều 8 nghị định của Chính phủ số 160/ 2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối có quy định: nghĩa vụ giành cho người cư trú là tổ chức được thực hiện một chiều ra nước ngoài để phục vụ viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Người cư trú là cá nhân Việt Nam chỉ được mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để sử dụng cho các mục đích như học tập, công tác chữa bệnh tại nước ngoài, công tác, du lịch, chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế đang ở nước ngoài, các mục đích chuyển tiền cho nhu cầu hợp pháp khác.
Như vậy, không phải mọi hoạt động dân sự có yếu tố nước ngoài đều được sử dụng giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài mà những người cư trú là công dân Việt Nam chỉ được thực hiện những công việc có mục đích như trên. Quy định này vừa đảm bảo cho các hoạt động của công dân diễn ra bình thường đồng thời tạo hành lang pháp lý đảm bảo cho đồng Việt Nam.
Trong hoạt động mang ngoại tệ, tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất nhập cảnh.
Người cư trú và người không cư trú có nghĩa vụ khai báo với hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập khẩu mức ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng mang theo người cũng như các giấy tờ cần xuất trình trong trường hợp xuất cảnh mang ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng trên mức.
Tóm lại, những quy định về qu