Đề tài Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự động hoá thương mại diễn ra hết sức mạnh mẽ chính những đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển gặp không ít những khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa_ hiện đại hóa đất nước nhất là về vốn, công nghệ và kĩ thuật. Và Việt Nam cũng nằm trong số các nước phát triển đó, mặt khác. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cũng tạo ra thuận lợi rất nhiều cho các nước đang phát triển về xuất khẩu. Do đó để thực hiện được mục tiêu của mình trong phát triển kinh tế trong các năm tiếp theo, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định“ Chiến lược phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu thay thế dần nhập khẩu” Xuất khẩu thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng ra tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao động cân bằng cán cân xuất khẩu. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản vào Mỹ nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng của đất nước và của ngành thủy sản. Mỹ và Việt Nam là hai nước quan hệ ngoại giao kinh tế văn hóa thương mại giữa hai nước đã hình thành. Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức cấp cao hai nước đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước. Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển. Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký ngày 13/7/2000 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001 – năm trước khi BTA có hiệu lực. Năm 2003 kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã đạt gần 5,8 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong thời gian qua có nhiều bất cập và khó khăn. Nguy cơ suy giảm ở nhiều thị trường lớn tại Mỹ, sức mua của người dân, doanh nghiệp giảm rõ rệt khiến hàng Việt Nam nhập vào Mỹ thực tế đã giảm mạnh ngay từ đầu năm 2008. Thông kê của bộ công thương cho thấy, tháng tám đầu năm 2008, xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2007 (đạt 7,65 tỉ USD) trong khi tám tháng đầu năm 2007 tăng 25,7%). Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu thủy sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước em đã nghiên cứu đề tài này. Để góp phần giúp thủy sản ngày càng phát triển và vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ những khó khăn này. Đề tài mang tên “Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ” Đề tài gồm 3 phần: Chương I : Lý luận chung về rào cản cạnh tranh Chương II: Rào cản cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thủy sản vào Mỹ

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN CẠNH TRANH 6 1. Khái niệm cạnh tranh. 6 1.1 Khái niệm về cạnh tranh 6 1.2 Vai trò trong cạnh trạnh 6 2. Khái niệm rào cản trong cạnh tranh. 7 2.1 Khái niệm 7 2.2 Phân loại rào cản trong cạnh tranh 7 CHƯƠNG 2 : RÀO CẢN TRONG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ. 8 1. Khái quát về ngành thủy sản nước ta 8 1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước 11 1.2 Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang các nước khác 11 1.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam sang thị trường Hoa Kì 13 2. Các rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam tại Mỹ 18 2.1 Sự cản trở  của những chính sách bảo hộ của Mỹ 18 2.2 Doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu nhiều phong tục tập quán, tác phong khi đàm phán, pháp luật đều mới lạ. 19 2.3 Các loại thủy sản nước ta xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn ở dạng sơ chế, có giá trị chưa cao. 19 2.4 Hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ phải trải qua hải quan chặt chẽ. 20 2.4.1 Hệ thống thuế quan của Mỹ 20 2.4.1.1 Luật Thuế: 20 2.4.1.2 Các mức thuế 23 2.5.1 Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm 25 2.5.1.1 Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ: 27 2.5.1.2 Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ  sản 29 2.5.1.3 Quy định của Hoa Kỳ về kiểm dịch 32 2.5.2 Quy định của Hoa Kỳ về nhãn mác 34 2.5.3 Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 36 2.5.4 Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi 41 2.5.5 Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại 42 2.7 Rào cản về đối thủ cạnh 49 2.8 Chính sách trong nước và thủ tục trong nước còn rườm rà, gây không ít những khó khăn 50 CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 50 1. Giải pháp mang tính vĩ mô 50 2. Giải pháp mang tính doanh nghiệp 53 3. Một số lưu ý đối với nhà xuất khẩu 54 3.1. Cảnh báo nhập khẩu và tự động giữ hàng 54 3.2.  Kiểm nghiệm và cho phép trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường 55 3.3. Lưu thông hàng hoá giữa các bang 56 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự động hoá thương mại diễn ra hết sức mạnh mẽ chính những đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển gặp không ít những khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa_ hiện đại hóa đất nước nhất là về vốn, công nghệ và kĩ thuật. Và Việt Nam cũng nằm trong số các nước phát triển đó, mặt khác. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cũng tạo ra thuận lợi rất nhiều cho các nước đang phát triển về xuất khẩu. Do đó để thực hiện được mục tiêu của mình trong phát triển kinh tế trong các năm tiếp theo, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định“ Chiến lược phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu thay thế dần nhập khẩu” Xuất khẩu thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng ra tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao động cân bằng cán cân xuất khẩu. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản vào Mỹ nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng của đất nước và của ngành thủy sản. Mỹ và Việt Nam là hai nước quan hệ ngoại giao kinh tế văn hóa thương mại giữa hai nước đã hình thành. Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức cấp cao hai nước đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước. Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng  phát triển. Việc thông qua Hiệp định Thương mại song  phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký ngày 13/7/2000 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001 – năm trước khi BTA có hiệu lực. Năm 2003 kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã đạt gần 5,8 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong thời gian qua có nhiều bất cập và khó khăn. Nguy cơ suy giảm ở nhiều thị trường lớn tại Mỹ, sức mua của người dân, doanh nghiệp giảm rõ rệt khiến hàng Việt Nam nhập vào Mỹ thực tế đã giảm mạnh ngay từ đầu năm 2008. Thông kê của bộ công thương cho thấy, tháng tám đầu năm 2008, xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2007 (đạt 7,65 tỉ USD) trong khi tám tháng đầu năm 2007 tăng 25,7%). Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu thủy sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước em đã nghiên cứu đề tài này. Để góp phần giúp thủy sản ngày càng phát triển và vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ những khó khăn này. Đề tài mang tên “Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ” Đề tài gồm 3 phần: Chương I : Lý luận chung về rào cản cạnh tranh Chương II: Rào cản cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thủy sản vào Mỹ Mục đích nghiên cứu đề tài này: Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng qua mạng Internet và qua sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thu Hường đã giúp em hoàn thành bài viết này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế nên đề tài này có nhiều sai sót, vì vậy em mong được sự chỉ dẫn của thầy cô. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN CẠNH TRANH 1. Khái niệm cạnh tranh. 1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh với tính chất là một hiện tượng xã hội, chỉ xuất hiện dưới tiền đề kinh tế và xã hội cụ thể. Cạnh tranh có tính chất là động lực phát triển nội tại.của mỗi nền kinh tế, chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi pháp luật thừa nhận nó và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sử hữu, khi tự do thương mại và theo đó là tự do kinh doanh, tự do khế ước tự chủ các quyền cá nhân được hình thành và đảm bảo.Cạnh tranh chỉ diễn ra khi không có bất kì một quy định nào hay một hành vi nào ngăn cản sự ra nhập các doanh nghiệp tiềm năng những doanh nghiệp gia nhập thị trường Cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua hay ganh đua của các thành viên của một thị trường hàng hóa, sản phẩm công cụ nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường. Cạnh tranh là áp lực cưỡng bức bên ngoài buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi giải pháp để nâng cao, nâng cấp lao động trong doanh nghiệp, đưa ra thị trường sản phẩm giá cả hợp lý… 1.2 Vai trò trong cạnh trạnh Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất công nghiệp và dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm chất lượng, ngày càng cao và giá thành hạ. Cạnh tranh cũng là cơ hội bắt các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật. Cạnh tranh có khả năng tạo sức ép để chống trì trệ, khắc phục suy thoái và buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả Cạnh tranh tạo sự đổi mới liên tục và phát triển liên tục.Các doanh nghiệp luôn luôn phải vận động đổi mới củng loại kiểu dáng phương thức kinh doanh 2. Khái niệm rào cản trong cạnh tranh. 2.1 Khái niệm Rào cản trong cạnh tranh là gì cản trở ngăn chặn các thành viên của một thị trường hàng hóa, sản phẩm công cụ nhằm làm giảm khách hàng, thị trường và thị phần trên thị trường. Rào cản chính là nhưng khó khăn thách thức, như một bức tường ngăn cản sự phát triển của thành viên trong ngành. Hạn chế cạnh tranh có nghĩa là đi đến thủ tiêu cạnh tranh_động lực phát triển của kinh tế thị trường_ là phá vỡ cạnh tranh và cuối cùng là phá vỡ cơ cấu của thị trường. Đây là hiện tượng đi ngược lại lợi ích chung của công đồng, của nền kinh tế và cuối cùng là đi ngược nguyên lý phát triển kinh tế thị trường. 2.2 Phân loại rào cản trong cạnh tranh Có rất nhiều các rào trong cạnh tranh cản gây trở ngại cho sự cho các doanh như: Rào cản về thuế quan (về xuất khẩu và nhập khẩu) Rào cản về thủ tục hành chính của Việt Nam. Các công cụ điều tiết cạnh tranh của nhà nước (Chính sách thuế, kiểm soát giá cả, Điều chỉnh độc quyền, quốc hữu hóa, ban hành pháp luật cạnh tranh) Rào cản về giá (giá bán của doanh nghiệp chưa có tình cạnh trsnh cao so với thị trường) Rào cản đối thủ mạnh trong ngành, và các việc nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng Rào cản gia nhập ngành Rào cản rút lui khỏi ngành Rào cản về công nghệ sản xuất lạc hậu Rào cản do cạnh trạnh không lành mạnh: là những hành vi cụ thể của một chủ thể kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành mạnh ( chứ không chỉ là trái pháp luật) và vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hay bạn hàng cụ thể. Các hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh ( ngăn cản được áp dụng đối với đối thủ tiềm năng, những doanh nghiệp đang tìm cách ra nhập thị trường, việc ngăn cản các đối thủ cạnh tranh được thể hiện chủ yếu thông qua thủ thuật bán phá giá; rèm pha và bôi nhọ đối thủ; bội tín: bóc lột : ở đây được hiểu là sự hưởng trái phép hay lạm dụng thành quả của một doanh nghiệp này đối với một doanh nghiệp khác. CHƯƠNG 2 : RÀO CẢN TRONG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ. 1. Khái quát về ngành thủy sản nước ta Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia đang được nhà nước đầu tư phát triển. Thủy sản là một trong nhưng ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế _xã hội loài người. Thủy sản đóng vai trò cho việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại. Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức: CHỈ TIÊU  Đơn vị  Kế hoạch  Thực hiện   Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: - Sản lượng khai thác hải sản - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản  tấn - -  1.600.000 1.000.000 600.000  2.174.784 1.454.784 720.000   Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản  triệu USD  900 - 1.000  1.478,6   Thu hút lao động thuỷ sản  nghìn người  3.000  3.400   Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)   Năm  Toàn quốc  Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ  Nông - Lâm - Thuỷ sản      Tổng số  Riêng Thuỷ sản   1996  7.255,9  4.214,1  3.041,8  670,0   1997  9.185,0  5.952,0  3.233,0  776,5   1998  9.360,3  6.036,0  3.324,3  858,6   1999  11.540,0  8.627,8  2.912,2  976,1   2000  14.308,0  10.186,8  4.121,2  1.478,5   2001  15.100,0  10.090,4  5.009,6  1.816,4   Tốc độ tăng trưởng bình quân  13,0  14,9  9,5  14,6   Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản 1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước Sản lượng thủy sản của Việt Nam không ngưng tăng lên theo các năm. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã và đang phát triển về số lượng nhà máy, chế biến cũng như chế xuất thủy sản. Đầu tư cho đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản tăng, số lượng thuyền tăng. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. 1.2 Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang các nước khác Thị trường  Số lượng(tấn)  Giá trị(USD)   EU  162139.2  527872801   Hoa Kỳ  56240.6  413589217   Nhật Bản  64351.2  396233096   Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN)  111860.5  340631907   Châu Âu (không kể EU)  46181.3  118471273   ASEAN  39487.8  108108489   Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ)  20809.2  86043658   Châu Đại dương  13416.8  68820191   Thị trường khác  8030.9  30898126   Châu Phi  4993.2  13735902   Total  527510.7  2104404660   Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2007 XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHÍNH NGẠCH TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 8/2007 Mặt hàng  Số lượng (Tấn)  Giá trị (Đô la Mỹ)   Tôm  73347.4  720985405   Cá tra, basa  213578.6  564762570   Nhuyễn thể chân đầu  48837.1  165636695   Cá  50198  160984666   Mặt hàng khác  27862.3  95858919   Cá Ngừ  32158.3  90851266   Tôm chế biến  8410.4  69133048   Cá khô  18798.2  68326099   Giáp xác khác  7896.6  59633086   Cá chế biến  28842.2  41460524   Mực khô  6149.2  39918630   Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ  8404  21757985   Tôm khô  2745.3  3706114   Tôm hùm  27.9  741571   Nhuyễn thể khác  243.7  460685   Tôm hùm, tôm mũ ni  12.2  187397   Total  527511.4  2104404660   Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản 1.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam sang thị trường Hoa Kì Hàng thuỷ sản cũng sẽ tiếp tục khai thác thị trường Mỹ - nơi mà kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản hàng năm lên đến 12 tỷ USD; trong khi đó, hàng thuỷ sản Việt Nam năm 2007 mới chỉ chiếm 6,2% số này. Bởi vậy, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt 850 triệu USD giá trị xuất khẩu sang Mỹ năm 2008, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ. + Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đôi năm 1997 (40 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD, đạt 130 triệu USD, tăng 62,5% so với năm 1998.  Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004 Đơn vị : Nghìn USD Mặt hàng  2000  2001  2002  2003  2004   Tôm nước lợ  185,12  308,70  368,62  468,93  277,45   Cá sống  175  216  201  271  357   Cá sấy khô, ướp muối, hun khói …  374  596  722  1,005  3,549   Hải sản thân mềm, nhuyễn thể  8,17  6,16  5,82  7,44  6,18   Cá đông lạnh (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)  6,80  10,22  9,23  10,70  14,71   Cá tươi (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)  9,59  16,64  24,67  23,66  25,38   Cá filê và cá thịt khác tươi, hoặc đông lạnh  32,61  41,72  69,17  56,45  78,36   Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, tôm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (về khối lượng đứng hàng thứ 7). Cá tra, ba sa philê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng 70.930 tấn thuỷ sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD. Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm 32,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông lạnh đạt kim ngạch 469 triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản. Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế chống bán phá giá. Năm 2004, Vi