- Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đáu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống cho học sinh – sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc của toàn ngành thì gần đây chúng ta thường thấy thực trạng trẻ vị thành niên có su hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc cac tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình, .Đông thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm Hơn thế nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phảo lắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi lập trình, giỏi tiếng Anh
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua phương pháp giảng dạy và qua giờ học bộ môn
7 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện kỹ năng sống qua phương pháp dạy học và qua giờ học bộ môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Rèn luyện kỹ năng sống qua phương pháp dạy học và qua giờ học bộ môn”
I. Đặt vấn đề:
- Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đáu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống cho học sinh – sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc của toàn ngành thì gần đây chúng ta thường thấy thực trạng trẻ vị thành niên có su hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc cac tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình,….Đông thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm…Hơn thế nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phảo lắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi lập trình, giỏi tiếng Anh…
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua phương pháp giảng dạy và qua giờ học bộ môn”.
II. Nội dung.
1. Thực trạng tình hình nghiên cứu
1.1 Thực trạng chung
Cụm từ kỹ năng sống (KNS) được định nghĩa thế nào? đưa vào rèn luyện cho HS phải tiến hành ra sao? đây là một vấn đề cấn thiết nhưng tươngđối khó cho nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
Thực chất cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về KNS (mặc dù đã có các địnhnghĩa của WTO; UNESCO…) Nhưng nếu hiểu đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).
Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã dúc kết “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn vể chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhậnh thấy việc GD (rèn luyện) KNS cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với HS THPT vì:
Ở lứa tuổi này:
+ Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu.
+ Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong quan hệ khác giới.
+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe ,tinh thần.
+ Các em cần lựa chọn nghề nghiẹp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa ra quyết định đúng đắn.
+ Thích bộc lộ cái tôi….
Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa KNS vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình tức khác nhau. Với HS THPT là thì cần rèn luyện kĩ năng gì?
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có 10 KNS cần thiết ở THPT là:
Kỹ năng xác lập mục tiêu cho cuộc đời
Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
Kỹ năng đối diện ứng phó khó khăn trong cuộc sống
Kỹ năng đánh giá người khác
Việc RLKNS nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
1.2 Thực trạng tại trường THPT An Lão
a. Thuận lợi
- Bộ GD - ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy (qua việc mua sách giáo khoa)theo hướng dẫn để áp dụng, dễ triển khai các phương pháp dạy học tích cực, tăng thực hành…
- Sở GD - ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
- Với trường:
+ An lão là trường nằm ở vị trí trung tâm; HS vào trường thuộc nhiều xã khác nhau; đầu điểm vào trường tương đối cao, ý thức học tập của các em cũng khác nhiều trường xung quanh do đó không cần Ban quản sinh (tuy nhiên còn có các hiện tượng….)
+ HS của trường đều thuộc các xã có điều kiện kinh tế vững, có tố chất, nắm bắt nhanh những thay đổi của xã hội (theo hướng tốt xấu ngang nhau).
+Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó ngay từ đầu năm học chúng tôi đã được BGH triển khai nhiệm vụ rèn luyện KNS qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như:
Hoạt động chuyên môn - Đổi mới phương pháp, CLB bộ môn…
- Ngoài giờ lên lớp
Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề…
Hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dưụng trường học thân thiện học sinh tích cực…
Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Chúng tôi các giáo viên của trường đều rất trăn trở, làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho PHHS về mọi mặt. Vì vậy, nhóm tổ chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề này.
b. Khó khăn
- Về phí học sinh: các em được gia đaình nuôn chiều quá trở thành các thói quen xấu, khó thay đổi (cậu ấm, cô chiêu). Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các em thiên lệch về kiến thức (biến các em trở thành Robot chỉ ăn và học).
- Về phía giáo viên:
+Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.
+ Một số còn lúng túng khi vận dụng chưa thực sự khởi động, chưa gương mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội
+ Chưa thực sựu nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.
Tóm lại rèn luyện KNS ở trường THPT là việc làm nhằm giúp cho HS có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan , trò giỏi, trở thnàh người có ích cho gia đình cho xã hội.
3. Giải pháp
Qua chỉ đạo và qua thực tiễn chúng tôi thấy để rèn luyện KNS cho HS sẽ có nhiều giải pháp khác nhau như:
Phòng tư vấn
Hoạt động NGLL
Qua GVCN
Qua GV bộ môn…
Chúng tôi đã lựa chon giải pháp lồng ghép qua phương pháp dạy học và qua đặc thù bộ môn
3.1 Rèn KNS qua phương pháp dạy học (phương pháp tích cực)
- Phương pháp dạyhọc tích cực là phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần tự giác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập trong thực tiễn. Từ đó tạo niềm vui và hứng thú trong học tập.
- Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tạo điều kiện cho HS được thực hành được trải nghiệm một số kĩ năng sống làm cho giờ học nhẹ nhành, thiết thực, bổ ích:
a, Phương pháp nhóm
- Là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng thái độ theo yêu cầu của chương trình.
- Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm cần chú ý:
+ Kỹ năng làm việc nhóm
+ Xây dựng, phát triển tình thần nhóm
+ Lãnh đạo nhóm
+ Các xung đột nhóm
Hoạt động nhóm là một hoạt động giúp cho từng thành viên bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết, thái độ cảu mình qua đó được tập thể uốn nắn phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức kỉ luật, tình thần tương trợ, hợp tác….Thông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình hợp tác trong xã hội để học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác lao động xã hội
Với hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập hoặc trả lời các câu hỏi của giáo viên …. đều góp phần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng.
b, Phương pháp trực quan vấn đáp, tìm tòi (hay dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn)
- Người học phát hiện lại những tri thức và loài người đã khám phá bằng nghiên cứu khoa học – rèn kuyện kĩ năng tự học .
- Người học được sự hướng dẫn của người dạy.
- HS hiểu sâu, nhớ lâu phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày tạo hứng thú cho học tập.
3.2 Rèn luyện kĩ năng sống qua giờ học bộ môn
- Việc lồng ghép qua tiết dạy bộ môn có thể được tiến hành ở nhiêu bộ môn như sinh học, anh văn, tin học….nhưng không thể áp dụng được ở tất cả các chi tiết, các bài được. Do đó giáo viên thực hiện phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình; phải luôn liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống và đặc biệt phải tận dụng sự đổi mới phương pháp.
- Rèn kĩ năng sống qua giờ học bộ môn là nội dung khó nhất và phụ thuộc nhiều vào giáo viên bộ môn và nội dung bài học.
- Môn sinhhọc là môn khoa học thực nghiệm các kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát thí nghiệm nên các kĩ năng học tập của bộ môn, kiên sthức bộ môn sẽ góp phần vào việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
4. Kết quả
Qua đổi mới phương pháp giảng dạy và qua từng giờ học bộ môn chúng tôI đã bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện các kỹ năng sang cơ bản.
+ Thường xuyên họt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng sử, nắng nghe, đánh giá…có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.
Bằng phương poháp khác: giúp các em làm việc với SGK, thưc hành, sưu tầm thu thậo kiến thức, rèn kỹ năng tự học, tìm kiếm sử lý thông tin tốt hơn.
Biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môI trường, bảo vệ sức khỏe, giảI thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn…