Đề tài Rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

I. Sựcần thiết của đềtài: Thực tiễn hoạt động của các NHTMVN trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn vềtài chính của một ngân hàng thường phát sinh từnhững khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình như: việc đổvỡhàng loạt quỹtín dụng, NHTMCP của những năm 1989-1990, việc đặt một số NHTMCP vào tình trạng giám sát đặc biệt những năm 1999-2000, hay những vụ án lớn và việc tiến hành xửlý một khối lượng nợtồn đọng khá lớn của các NHTMNN từnăm 2000 trởvềtrước đã chứng minh rất rõ điều này. Thêm vào đó, nhìn vào kết cấu tài sản của các NHTMVN chúng ta nhận thấy: tài sản sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn chiếm tỷtrọng khá lớn 60%-70% tài sản có, thậm chí có một sốNHTM tỷlệnày lên đến 80%. Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độrủi ro cao, và vấn đềquản lý rủi ro tín dụng là vấn đềluôn được các NHTMVN quan tâm hàng đầu, nhất là hiện nay khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào Tổchức thương mại thế giới (WTO). Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một NHTM đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơnói riêng trong quá trình chuyển đổi của mình luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu đối với vấn đề kiểm soát tốt các loại rủi ro, trong đó đặc biệt là rủi ro tín dụng. Đó cũng là lý do Tác giảchọn đềtài “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ- Thực trạng và giải pháp”. II. Mục tiêu của đềtài: Đềtài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu: - Góp phần làm rõ hơn các lý luận vềhoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT. - Trên cơsởlý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đềtài nêu ra một sốgiải pháp nhằm hạn chếrủi ro cho hoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT nói riêng và các NHTMVN nói chung. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài: Đối tượng nghiên cứu của đềtài: tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chếrủi ro tín dụng đểcó thểgóp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT. Phạm vi nghiên cứu: tác giảnghiên cứu giữa lý luận và thực tếnguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian ba năm qua (2004-2006) tại NHNTVN-CNCT, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đểhạn chếrủi ro tín dụng. IV. Phương pháp nghiên cứu của đềtài: Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, đềtài nghiên cứu đã được thực hiện trên cơsở: - Thu thập, tổng hợp các sốliệu thực tếvềhoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT. - Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộtín dụng thông qua các mẫu điều tra vềnguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chếrủi ro tín dụng. - Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộtín dụng công tác tại NHNTVN-CNCT, và các cán bộcông tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói chung. - Trên cơsởlý luận, các sốliệu thực tếtổng hợp được, kết quảcác mẫu điều tra, và các ý kiến nhận định của các cán bộtín dụng, tác giảsửdụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh đểphân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHNTVN-CNCT, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng. V. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đềtài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đềtài nghiên cứu được tác giảtrình bày gồm bốn chương: - Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. - Chương 2: Điều tra khảo sát và các kết quả đạt được. - Chương 3: Thực trạng vềhoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT. - Chương 4: Giải pháp hạn chếrủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT.

pdf71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 I. Sự cần thiết của đề tài: ..........................................................................1 II. Mục tiêu của đề tài:..............................................................................1 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ....................................2 IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: ..................................................2 V. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài: ............................................2 VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: .......................3 CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................1 I. Rủi ro trong hoạt động của các NHTM: ...............................................1 1. Khái niệm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng: ......................1 2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng: ......................1 2.1. Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp:.....................1 2.2. Rủi ro có tính tất yếu:..................................................1 3. Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng: .............................1 II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM:................................3 1. Khái niệm về rủi ro tín dụng: ....................................................3 2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng:....................................................4 2.1. Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: ......4 2.2. Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:....................................4 2.3. Rủi ro tín dụng có thể dự báo trước hoặc không thể dự báo: ........................................................................5 3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng:....................................................5 4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:..............................................6 4.1. Nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà Nước: ........................................6 4.1.1. Xuất phát từ hệ thống thông tin: ...................6 4.1.2. Xuất phát từ hệ thống văn bản luật: .............7 4.1.3. Xuất phát từ công tác kiểm tra, thanh tra:....7 4.1.4. Xuất phát từ các cơ quan ban ngành liên quan: ............................................................8 4.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM: ...............9 2 4.2.1. Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng: ............................................................9 4.2.2. Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc:...............................10 4.2.3. Xuất phát từ công tác thẩm định:................11 4.2.4. Xuất phát từ tài sản bảo đảm:.....................13 4.2.5. Xuất phát từ thông tin tín dụng:..................15 4.2.6. Xuất phát từ hoạt động kiểm soát nội bộ:...15 4.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng đi vay:..................16 4.3.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp:.........16 4.3.1. Đối với khách hàng là cá nhân:..................17 4.4. Nguyên nhân khác:....................................................17 5. Tác động của rủi ro tín dụng: ..................................................18 5.1. Tác động đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM:......................................................................19 5.2. Đối với nền kinh tế nói chung:..................................19 III. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại:..................................................................................................20 1. Khái niệm và mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng:.21 2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng: .21 2.1. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng:......................................................21 2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng: 22 2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM:......................................................................22 3. Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng: .....................22 3.1. Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng: ..............23 3.2. Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng: ..............23 3.3. Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng:.......24 3.4. Giám sát và kiểm tra tín dụng: ..................................24 3.5 Cơ cấu tổ chức:...........................................................24 3 3.6. Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng cho vay: ....25 3.7. Hệ thống tính điểm tín dụng: ....................................25 4. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng:...................25 4.1. Nguyên tắc 1: ............................................................25 4.2. Nguyên tắc 2: ............................................................25 4.3. Nguyên tắc 3: ............................................................26 4.4. Nguyên tắc 4: ............................................................26 4.5. Nguyên tắc 5: ............................................................26 4.6. Nguyên tắc 6: ............................................................27 4.7. Nguyên tắc 7: ............................................................27 4.8. Nguyên tắc 8: ............................................................27 4.9. Nguyên tắc 9: ............................................................27 5. Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan trong việc quản trị rủi ro tín dụng: .......................................................................27 CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ................................29 I. Đề xuất bảng câu hỏi khảo sát: ...........................................................29 1. Mục tiêu đề xuất bảng câu hỏi khảo sát: .................................29 2. Một số hạn chế khi thực hiện việc khảo sát: ...........................29 II. Kết quả khảo sát thực tế:....................................................................30 1. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: ......................31 2. Khảo sát giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng: ....................32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN CẦN THƠ.........................................................................................................33 I. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng của TP.Cần Thơ trong thời gian qua: ....................................................33 II. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ:.........36 III. Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong thời gian qua: ...............37 1. Công tác nguồn vốn: ...............................................................37 2. Công tác sử dụng vốn:.............................................................38 2.1. Tình hình sử dụng vốn qua 03 năm:..........................38 2.2. Tình hình phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong 03 năm, tổng hợp và xử lý nợ xấu:....40 4 IV. Phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại NNTVN–CNCT trong thời gian qua: .............................................43 1. Nguyên nhân khách quan: .......................................................43 1.1. Môi trường tự nhiên: .................................................43 1.2. Văn bản luật: .............................................................43 1.3. Thông tin tín dụng:....................................................44 2. Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNTVN–CNCT:................45 2.1. Cán bộ tín dụng: ........................................................45 2.2. Thông tin tín dụng:....................................................46 2.3. Tài sản bảo dảm: .......................................................46 2.4. Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng:...................48 2.5. Công tác thẩm định: ..................................................48 2.6. Nguyên nhân khác:....................................................50 3. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vốn:..........50 3.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: .......................50 3.2. Đối với khách hàng là cá nhân:.................................52 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ...............................................................................................................53 I. Nhóm giải pháp đối với Chính Phủ và các cơ quan ngang bộ (Ngân hàng Nhà Nước, Bộ Tài Chính, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,...): ......................................................................................53 1. Các vấn đề liên quan đến văn bản luật:...................................53 2. Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:..........................53 3. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm: .............................55 II. Nhóm giải pháp đối với NHNTVN – CN Cần Thơ:..........................56 1. Các vấn đề liên quan đến cán bộ tín dụng:..............................56 1.1. Đối với bản thân cán bộ tín dụng: .............................56 1.2. Đối với ngân hàng: ....................................................57 2. Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:..........................58 3. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm: .............................59 4. Các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, quy trình tín dụng: ......................................................................................59 5. Các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định:........................63 1 LỜI MỞ ĐẦU ---------- I. Sự cần thiết của đề tài: Thực tiễn hoạt động của các NHTMVN trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình như: việc đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng, NHTMCP của những năm 1989-1990, việc đặt một số NHTMCP vào tình trạng giám sát đặc biệt những năm 1999-2000, hay những vụ án lớn và việc tiến hành xử lý một khối lượng nợ tồn đọng khá lớn của các NHTMNN từ năm 2000 trở về trước đã chứng minh rất rõ điều này. Thêm vào đó, nhìn vào kết cấu tài sản của các NHTMVN chúng ta nhận thấy: tài sản sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 60%-70% tài sản có, thậm chí có một số NHTM tỷ lệ này lên đến 80%. Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao, và vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các NHTMVN quan tâm hàng đầu, nhất là hiện nay khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một NHTM đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ nói riêng trong quá trình chuyển đổi của mình luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu đối với vấn đề kiểm soát tốt các loại rủi ro, trong đó đặc biệt là rủi ro tín dụng. Đó cũng là lý do Tác giả chọn đề tài “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp”. II. Mục tiêu của đề tài: Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu: - Góp phần làm rõ hơn các lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT. 2 - Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT nói riêng và các NHTMVN nói chung. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng để có thể góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT. Phạm vi nghiên cứu: tác giả nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian ba năm qua (2004-2006) tại NHNTVN-CNCT, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm để hạn chế rủi ro tín dụng. IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở: - Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT. - Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua các mẫu điều tra về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. - Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác tại NHNTVN- CNCT, và các cán bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói chung. - Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, kết quả các mẫu điều tra, và các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHNTVN-CNCT, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. V. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm bốn chương: 3 - Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. - Chương 2: Điều tra khảo sát và các kết quả đạt được. - Chương 3: Thực trạng về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNTVN- CNCT. - Chương 4: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT. VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nói chung và NHNTVN-CNCT nói riêng. Tác giả phân tích thực trạng kết hợp với các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, tác giả mong muốn những suy nghĩ, đề xuất và những gì mình học hỏi được sẽ giúp ích cho công việc thực tế, từ đó góp phần nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng nơi NHTM tác giả đang công tác, và xa hơn nữa, mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt động của các NHTMVN. 1 CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. Rủi ro trong hoạt động của các NHTM: 1. Khái niệm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Định nghĩa truyền thống: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát, thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Định nghĩa hiện đại: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể là các NHTM không thể đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất đi những cơ hội thị trường. 2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 2.1. Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, cũng như các hậu quả do rủi ro gây ra. Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào. Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý hậu quả rủi ro cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả của rủi ro để đưa ra biện pháp phù hợp. 2.2. Rủi ro có tính tất yếu: Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được mức lợi nhuận tương ứng. Trong từng nghiệp vụ ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến rủi ro. Việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với từng hoạt động ngân hàng là điều mang tính tất yếu. 3. Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Do đặc thù ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo Luật các TCTD nên tính chất hoạt động và rủi ro có những khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Có 2 thể nói, hoạt động ngân hàng liên quan đến việc chấp nhận rủi ro chứ không phải né tránh rủi ro. Các NHTM cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi, khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của mình. Hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ bao gồm nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác như bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ... Chính vì vậy nên rủi ro trong hoạt động của các NHTM cũng rất đa dạng: - Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán. Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán… - Rủi ro lãi suất: là rủi ro làm giảm lợi nhuận ròng khi lãi suất biến động theo chiều hướng bất lợi. Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. - Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các NHTM là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, hay nói cách khác là rủi ro khi các NHTM không đáp ứng được cho các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán do tài sản của ngân hàng không có khả năng thanh khoản hay không thể huy động vốn. Trường hợp này thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền. Đặc biệt, như chúng ta đã thấy trong bất cứ một cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ. - Rủi ro ngoại hối: là rủi ro phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn của các khoản ngoại hối mà các NHTM đang nắm giữ, và vì thế làm cho các NHTM có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. 3 - Rủi ro hoạt động: là rủi ro liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng, quy trình, con người trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, hay nói cách khác rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một NHTM điều hành các hoạt động của mình. - Rủi ro luật pháp: là rủi ro ngân hàng có thể bị khởi kiện vì để xảy ra những sai sót hoặc sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hại cho khách hàng và đối tác. Rủi ro luậ
Luận văn liên quan