Đề tài Rủi ro về văn hóa của cà phê Trung Nguyên ở thị trường Trung Quốc

Hiện nay, cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Hàng năm, ngành cà phê đã đưa về cho đất nước một khối lượng kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc biệt là Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong ngành cà phê Việt Nam thì cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu rất gần gũi, quên thuộc. Cây cà phê đã có mặt ở Việt Nam rất lâu nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam thì chưa có uy tín trên trường quốc tế. Cà phê Trung Nguyên có thể nói là niềm tự hào của nước ta về một thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế. Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 Quốc Gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thế dịch chuyển từ trà sang cà phê đang tăng mạnh. Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc. Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống càphê hòa tan, Trung Quốc được coi là thị trường rất tiềm năng. Nên chỉ cần tiếp cận vàxâm nhập thị trường tại một số tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với VN, doanh nghiệp cà phê trong nước đã có được một thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó do Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quảng Ninh ). Sự tiêu dùng cà phê ở Trung Quốc tăng 15% hàng năm và thị trường cà phê đã tăng khoảng 70% lượng bán ra từ năm 2003 đến năm 2008, đạt 11.073 tấn. Các chuyên gia tin rằng cà phê sẽ là một bộ phận hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của đất nước trong 1,2 thập niên tới. Hiện nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng này là trên 100triệu USD/năm nhưng đến nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường này chỉ mới được 13-14 triệu USD. Đây là nhu cầu mới của lớp thanh niên mới chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 30% so với năm 2007, đạt hơn 32 triệu USD, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam năm 2008 ra toàn thế giới. Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống cà phêhòa tan, Trung Quốc được coi làthị trường rất tiềm năng.

doc28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5416 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro về văn hóa của cà phê Trung Nguyên ở thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Hàng năm, ngành cà phê đã đưa về cho đất nước một khối lượng kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc biệt là Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong ngành cà phê Việt Nam thì cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu rất gần gũi, quên thuộc. Cây cà phê đã có mặt ở Việt Nam rất lâu nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam thì chưa có uy tín trên trường quốc tế. Cà phê Trung Nguyên có thể nói là niềm tự hào của nước ta về một thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế. Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 Quốc Gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thế dịch chuyển từ trà sang cà phê đang tăng mạnh. Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc. Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống càphê hòa tan, Trung Quốc được coi là thị trường rất tiềm năng. Nên chỉ cần tiếp cận vàxâm nhập thị trường tại một số tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với VN, doanh nghiệp cà phê trong nước đã có được một thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó do Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quảng Ninh…). Sự tiêu dùng cà phê ở Trung Quốc tăng 15% hàng năm và thị trường cà phê đã tăng khoảng 70% lượng bán ra từ năm 2003 đến năm 2008, đạt 11.073 tấn. Các chuyên gia tin rằng cà phê sẽ là một bộ phận hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của đất nước trong 1,2 thập niên tới. Hiện nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng này là trên 100triệu USD/năm nhưng đến nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường này chỉ mới được 13-14 triệu USD. Đây là nhu cầu mới của lớp thanh niên mới chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 30% so với năm 2007, đạt hơn 32 triệu USD, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam năm 2008 ra toàn thế giới. Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống cà phêhòa tan, Trung Quốc được coi làthị trường rất tiềm năng. CÁC KHÁI NIỆM: 1. Rủi ro trong kinh doanh: Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu trong kinh doanh 2. Văn hoá là gì: Văn hoá là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc. Theo định nghĩa văn hoá của UNESCO thì “ Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”. Định nghĩa này đã cho thấy văn hoá là một tổng thể bao gồm tất cả những gì con người kiến tạo nên. Định nghĩa này cũng chỉ ra rằng, văn hoá chính là những nét khác biệt giữa các dân tộc về vật chất cũng như tinh thần 3. Rủi ro về văn hoá là gì? Là những rủi ro xảy ra xuất phát từ nền tảng văn hoá của con người, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự khác nhau về văn hoá làm tăng cơ hội hiểu lầm đáng tiếc có thế dẫn công ty đến việc bị mất thị phần tại thị trường mục tiêu. Rủi ro về văn hoá thường do: Không am hiểu về phong tục tập quán địa phương quốc gia Không am hiểu về lối sống, cách sống và ngôn ngữ sử dụng có thể gây ra sự nhầm lẫn đáng tiếc Khai thác hình ảnh quảng cáo để kich thích sự quan tâm người tiêu dùng nhưng lại thể hiện quá mức gây tác dụng ngược 4. Quản trị rủi ro là gì? “ Quản trị rủi ro, đó là dự phòng – với chi phí thấp nhất - các nguồn lực tài chính, cần và đủ tuỳ theo từng tình huống cụ thể. Đó cùng chính là kiểm soát và loại trừ nếu có thể các rủi ro bằng cách giảm thiểu hay chuyển giao chúng, tối ưu hoá cách thức sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp”. Tóm lại, đó chính là dự phòng và sắp xếp ổn thoả các hậu quả của rủi ro về phương diện con người, tài chính, thương mại sao cho chúng trở nên ít gây tổn thương nhất cho doanh nghiệp 5. Quản trị rủi ro về văn hoá là gì? Là sự nghiên cứu cẩn thận về thị trường, nền văn hóa quốc gia và tạo nên sự chia sẻ văn hoá với nhân viên và với cộng đồng địa phương với nơi công ty đầu tư, xâm nhập để hạn chế những rủi ro về văn hoá nêu trên. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN: 1. Giới thiệu sơ lược về Trung Nguyên Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 Quốc Gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. 2. Lịch sử hình thành và phát triển: 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê) 1998:Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên. 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản. 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm. 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore. 3. Nguồn nhân lực Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước. Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản.., tập đoàn Trung Nguyên luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng đông, tâm huyết  và sáng tạo, sẵn sàng cùng chúng tôi xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn được tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “Cam kết – Trách nhiệm – Danh dự”. 4. Tầm nhìn và sứ mạng: Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục. Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. 5. Giá trị cốt lõi: Khơi nguồn sáng tạo Phát triển và bảo vệ thương hiệu Lấy người tiêu dùng làm tâm Gầy dựng thành công cùng đối tác Phát triển nguồn nhân lực mạnh Lấy hiệu quả làm nền tảng Góp phần xây dựng cộng đồng 6. Định hướng phát triển Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê… Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê. Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart) đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động trong năm 2007. 7. Hệ thống nhượng quyền đầu tiên của Việt Nam Cà phê Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên áp dùng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung  Nguyên đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Campuchia, với một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng. Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn đem đến cho người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kì địa điểm quán nhượng quyền Trung Nguyên nào. 8. Các thành tựu của Trung Nguyên Huân chương lao động Hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho doanh nghiệp “Đã có thành tích nhiều năm liền được bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” năm 2007 Được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đứng đầu ngành thức uống không cồn trong cuộc bình chọn HVNCLC 2007 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. 8 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (2000 - 2007) Giải thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2006 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp. Giải thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) tổ chức. Là doanh nghiệp cà phê duy nhất của Việt Nam đạt chứng chỉ EUREPGAP về Thực hành nộng nghiệp tốt và chất lượng cà phê ngon (do Institude for Marketecology cấp năm 2005) Giải thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2004 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Giải thưởng nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004 do Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Đông Nam Á trao tặng. Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 và 2005 do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng năm 2003. Tổng Giám Đốc được trao tặng giải thưởng Sao Đỏ năm 2000 của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA VÀ CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA: Văn hoá là một vấn đề phức tạp, gồm nhiều khía cạnh Muốn hiểu được bản chất văn hoá và những rủi ro cho văn hoá gây ra, thì trước hết cần tìm hiểu các yếu tố văn hoá và các khía cạnh về văn hóa 1. Các yếu tố văn hóa: 1.1. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là chìa khóa trong giao tiếp, hiểu được ngôn ngữ của một quốc gia ta có thể hiểu được văn hóa, con người, cách sống thói quen, phong tục tập quán của quốc gia đó. Đối với Trung Quốc việc hiểu biết về giá trị văn hoá, đạo đức và ngôn ngữ của người Trung Quốc đặc biệt trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa. Tiếng Trung Quốc được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau thì coi nhiều thứ tiếng. Tuy vậy, tất cả mọi người đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất là bạch thoại (Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc. Ngoài ra còn có tiếng Quảng Đông được sử dụng tại tỉnh Quảng Đông, đặc khu Hồng Kông, tiếng Ngô sử dụng tại tỉnh Triết Giang, tiếng Mân tại tỉnh Phúc Kiến v.v., đây là những phương ngôn (tiếng địa phương). Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán. Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới. Trong quá trình buôn bán với DN Trung Quốc các DN VN cũng cần lưu ý luôn luôn giữ nguyên tắc buôn bán theo thông lệ quốc tế. Các hợp đồng buôn bán cần phải sử dụng tốt hai ngoại ngữ là tiếng Trung và tiếng Anh hoặc tiếng Trung và tiếng Việt. 1.2. Tôn giáo: Tại Trung Quốc, trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác như: Lão giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, tôn giáo cổ truyền Trung Quốc. - Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo. - Phật giáo: khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất. - Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4%, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ. - Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy. - Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368). - Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác. 1.3. Giá trị và thái độ: Giá trị và thái độ được thể hiện rõ nét qua niềm tin của nhân dân Trung Hoa. Người Trung Quốc kiêng số 4, vì vậy không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan con số này. Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm. Khi tặng quà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng đừng bao giờ tặng đồng hồ, vì theo người Trung Quốc, nó có nghĩa là đi dự 1 đám tang. Bạn cũng không nên mở món quà trước mặt người tặng. Ngoài ra, người dân Trung Hoa còn rất tin tưởng vào một con vật trong truyền thuyết, đó là rồng. Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh truyền thuyết, rồng là thần vật được sung bái nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Trung Hoa. Khi nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, ta có thể bắt gặp được hình tượng con rồng ở khắp nơi: rồng trong truyện thần thoại, truyền thuyết, rồng trong các tác phẩm nghệ thuật, gốm sứ… Đối với người dân Trung Quốc, những gì vĩ đại nhất, lớn lao nhất thường được gắn với rồng, nó là biểu tượng của thần quyền, đế quyền, vương quyền. 1.4 . Phong tục tập quán và thói quen ứng xử: Thế kỷ XXI Trung Quốc không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải làm lãnh tụ của thế giới. Trung Quốc lãnh đạo thế giới theo lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác, kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực. Bên cạnh đó, khi nói văn hóa Trung Quốc không thể không nhắc đến phong tục tập quán. Phong thủy là phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Rất nhiều công ty Trung Quốc ngày nay đã áp dụng thuật phong thuỷ và tận hưởng nhiều lợi ích từ đây. Sau đây là một số Thuật phong thủy đã và đang được áp dụng rộng rãi hơn trong thế giới kinh doanh. Theo thuật phong thuỷ, hiệu quả công việc và sự giàu có trong kinh doanh có thể được nâng cao bằng việc sắp xếp lại và thiết lập trật tự trên bàn làm việc của bạn. Ngoài ra, ví trí bàn làm việc có ảnh hưởng lớn tới thành công và sự thịnh vượng trong kinh doanh.. Hoa và cây cảnh sẽ mang lại nhiều nhân tố tích cực cho môi trường làm việc. Song bạn cần tránh cây xương rồng hay các loài cây có lá sắc cạnh bởi điều đó có thể dẫn tới các điều xấu. Để đem lại những điều tốt đẹp, hoa và cây cảnh cần tươi và sum suê. Nước là biểu tượng mạnh mẽ nhất trong thuật phong thuỷ. Thuyền buồm được xem là biểu tượng của thành công trong kinh doa
Luận văn liên quan