Với diện tích đất nông nghiệp 433.45 ha (tính năm 2010), trong đó diện tích
trồng hoa 10 ha, Phú Mậu được xem là một trong những xã điển hình về trồng hoa của
huyện phú Vang. Hoa là loại cây trồng tạo thu nhập cao cho nhiều người dân ở Phú
Mậu, tuy nhiên hoa được trồng ở đây chủ yếu là những loại hoa truyền thống phục vụ
nhu cầu cúng quảy trong dân, hiệu quả kinh tế rất thấp nên em đã mạnh dạn nghiên
cứu: “ Sản xuất và tiêu thụ hoa ở xã Phú Mậu – huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế”
làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu của khóa luận này nhằm:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ hoa.
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa tại xã Phú Mậu – Phú Vang.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ hoa trên địa bàn xã trong thời gian đến.
Qua quá trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất hoa tại xã Phú Mậu - huyện Phú
Vang - Thừa Thiên Huế, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Hầu hết các hộ tham gia nông nghiệp có xu hướng trồng hoa tự phát. Xét năm
2010, diện tích hoa tăng 0,5 ha so với năm 2009, nhưng nhìn chung việc trồng hoa của
xã chưa thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp, trình độ sản xuất còn nhỏ lẻ.
Giống hoa được các hộ sử dụng nhiều nhất là giống hoa cúc vàng (cúc 9999) do
giống này cho sản lượng cao, chất lượng đạt mức khá, khả năng chống chịu sâu bệnh
tốt, đặc biệt là phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt nắng nóng, mưa
nhiều ở Huế nói chung, ở Phú Mậu nói riêng. Tuy vậy, chính quyền địa phương nên
khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ trồng thêm các giống mới như hoa Ly, vì các
loại hoa này có khả năng cạnh tranh hơn hoa cú
76 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3673 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất và tiêu thụ hoa ở xã Phú Mậu – Huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iLỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em
còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong nhà trường cùng các cô,
các chú, các bác trong ban lãnh đạo xã Phú Mậu.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
thầy giáo TS. Phan Văn Hòa, người đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND, HTX, bà con nông dân và các
nhà thu gom tại địa bàn xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh T.T.Huế đã nhiệt tình giúp
đỡ, cung cấp số liệu cho em để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức cùng năng lực của em có hạn
nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện khóa luận này. Vì vậy
kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè nhằm giúp
em bổ sung thêm được kiến thức.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 04/2011
Sinh viên thực hiện:
TRẦN DUY NAMĐại
học
Kin
h tế
u
ế
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................i
MỤC LỤC...........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU.................................................................v
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI............................................................................................................vi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................5
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................5
1.1.1. Lý thuyết về sản xuất hàng hóa .............................................................................5
1.1.1.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá ........................5
1.1.1.2. Hàng hoá ................................................................................................................7
1.1.2. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .............................................13
1.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.................................................13
1.1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .....................................14
1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa ..........15
1.1.3.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh .....................................................15
1.1.3.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................18
1.1.3.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật ............................................................19
1.1.4. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế (HQKT) ......................................................21
1.1.4.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ..........................................................................21
1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................22
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...............................................................................................23
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới................................................23
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
iii
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam .................................................26
CHƯƠNG 2 - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA Ở XÃ PHÚ
MẬU ..................................................................................................................................29
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..................................................................29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................29
2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội ....................................................................................32
2.1.2.1. Tình hình sử dụng diện tích đất đai ở xã Phú Mậu........................................32
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động ............................................................................33
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng......................................................................................35
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA Ở XÃ PHÚ MẬU ...............36
2.2.1. Tình hình sử dụng diện tích trồng hoa................................................................36
2.2.2. Tổng giá trị thu nhập từ trồng hoa......................................................................37
2.2.3. Thời vụ sản xuất hoa .............................................................................................38
2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.........................................41
2.3.1. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra ..................................................................41
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra...................................41
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ...............................................42
2.3.2. Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra ....................................................44
2.3.3. Tình hình sử dụng giống hoa của các hộ điều tra..............................................45
2.3.4. Chi phí đầu tư của các hộ điều tra.......................................................................47
2.3.4.1. Chi phí mua giống của các hộ điều tra............................................................47
2.3.4.2. Chi phí đầu tư của các hộ điều tra...................................................................49
2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA Ở XÃ PHÚ MẬU......................52
2.5. PHÂN TÍCH “CHUỖI GIÁ TRỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HOA” Ở XÃ PHÚ
MẬU ..................................................................................................................................54
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA Ở XÃ PHÚ MẬU62
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................65
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................65
2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................68
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSHT : Cơ sở hạ tầng
HTX : Hợp tác Xã
BQ : Bình quân
TLSX : Tư liệu sản xuất
ĐVT : Đơn vị tính
BVTV : Bảo vệ thực vật
NN : Nông nghiệp
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
VA : Tổng giá trị gia tăng
Trđ : Triệu đồng
Ngđ : Nghìn đồng
UBND : Ủy ban nhân dân
KHKT : Khoa học kỹ thuật
Đại
học
Ki
tế H
uế
vDANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1 - Thị trường xuất khẩu hoa cây cảnh của Việt Nam năm 2007...................28
Bảng 2 - Tình hình sử dụng đất đai xã Phú Mậu qua 3 năm 2008-2010 ..................33
Bảng 3 - Tình hình dân số và lao động xã Phú Mậu qua 3 năm 2008-2010 .............34
Bảng 4 - Diện tích trồng hoa ở xã Phú Mậu qua 3 năm 2008-2010...........................36
Bảng 5 – Tổng giá trị thu nhập trồng hoa BQ/ha của xã qua 3 năm 2008-2010......37
Bảng 6 - Thời vụ sản xuất một số loại hoa chính trên địa bàn xã năm 2010............39
Bảng 7 - Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ................................41
Bảng 8 - Tình hình sử dụng đất đai tính BQ/hộ của các hộ điều tra.........................43
Bảng 9 - Tình hình trang bị TLSX tính BQ/hộ của các hộ điều tra .........................45
Bảng 10 – Tình hình sử dụng giống hoa tính BQ/hộ của các hộ điều tra .................46
Bảng 11 – Chi phí giống tính BQ/sào/vụ của các hộ điều tra .....................................48
Bảng 12 – Tổng chi phí đầu tư sản xuất hoa tính BQ/sào/vụ của các hộ điều tra ...51
Bảng 13 – Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất hoa BQC/sào/vụ của các hộ điều
tra .......................................................................................................................................53
Bảng 14 – Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ 1 ...........56
Bảng 15 – Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ 2 ...........57
Bảng 16 – Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ 3 ...........59
Bảng 17 – Mức thu nhập BQ/cây của Hộ trồng hoa qua các kênh tiêu thụ .............60
Biểu đồ- Tình hình sản xuất hoa trên thế giới..............................................................24
Sơ đồ - Chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm Hoa ở xã Phú Mậu .....................................55Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2
1 ha = 10.000 m2 = 20 sào
1 vạn = 10.000
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Với diện tích đất nông nghiệp 433.45 ha (tính năm 2010), trong đó diện tích
trồng hoa 10 ha, Phú Mậu được xem là một trong những xã điển hình về trồng hoa của
huyện phú Vang. Hoa là loại cây trồng tạo thu nhập cao cho nhiều người dân ở Phú
Mậu, tuy nhiên hoa được trồng ở đây chủ yếu là những loại hoa truyền thống phục vụ
nhu cầu cúng quảy trong dân, hiệu quả kinh tế rất thấp nên em đã mạnh dạn nghiên
cứu: “ Sản xuất và tiêu thụ hoa ở xã Phú Mậu – huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế”
làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu của khóa luận này nhằm:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ hoa.
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa tại xã Phú Mậu – Phú Vang.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ hoa trên địa bàn xã trong thời gian đến.
Qua quá trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất hoa tại xã Phú Mậu - huyện Phú
Vang - Thừa Thiên Huế, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Hầu hết các hộ tham gia nông nghiệp có xu hướng trồng hoa tự phát. Xét năm
2010, diện tích hoa tăng 0,5 ha so với năm 2009, nhưng nhìn chung việc trồng hoa của
xã chưa thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp, trình độ sản xuất còn nhỏ lẻ.
Giống hoa được các hộ sử dụng nhiều nhất là giống hoa cúc vàng (cúc 9999) do
giống này cho sản lượng cao, chất lượng đạt mức khá, khả năng chống chịu sâu bệnh
tốt, đặc biệt là phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt nắng nóng, mưa
nhiều ở Huế nói chung, ở Phú Mậu nói riêng. Tuy vậy, chính quyền địa phương nên
khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ trồng thêm các giống mới như hoa Ly, vì các
loại hoa này có khả năng cạnh tranh hơn hoa cúc.
Qua thực tế điều tra cho thấy, trong tổng chi phí trực tiếp đầu tư sản xuất hoa
thì chi phí mua giống là cao nhất, chiếm tỷ trọng là 36.58%, tiếp đến là phân bón
22.42%.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
viii
Thời gian qua việc trồng các giống mới cũng và đang mang lại nhiều khởi sắc
cho nghề trồng hoa và bộ mặt nông thôn ở xã. Điều quan trọng bây giờ là xã phải có
những kế hoạch phát triển bền vững, tránh những thiệt hại cho bà con nông dân.
Quá trình sản xuất hoa ở Phú mậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn:
Lũ lụt, ngập úng thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất vụ tiếp theo.
Hoạt động sản xuất diễn ra ở quy mô hộ gia đình nên việc đầu tư cho trồng
hoa còn hạn chế, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Lao động nông thôn chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, sản xuất dựa vào
kinh nghiệm, trình độ áp dụng khoa học – kỹ thuật còn thấp nên năng suất chưa cao.
Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của người dân còn kém, người dân
nắm được các thông tin chủ yếu qua những người trồng hoa khác và những nhà buôn
nên dễ xảy ra tình trạng ép giá của lái buôn.
Để giải quyết các khó khăn trên, tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Chính quyền địa phương cần xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp và thoát
nước nhằm phục vụ cho việc trồng hoa của người dân.
Cần có chính sách hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để khuyến khích người dân đầu
tư phát triển sản xuất.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn và vận động người dân tích cực tham
gia để nâng cao trình độ kiến thức về trồng hoa cho người dân.
Chính quyền địa phương cần thiết lập bộ phận thông tin thị trường để cung
cấp thông tin cho người dân.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
1PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của nước ta đã có
những thay đổi quan trọng và chuyển dần sang sản xuất hàng hoá. Trong đó cơ cấu cây
trồng được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng có giá trị kinh tế
cao, mà hoa là một trong những loại cây như vậy.
Hoa là loại sản phẩm vừa có giá trị cao về kinh tế,vừa có giá trị cao về mặt tinh
thần và thẩm mỹ. Hiện nay, công nghệ trồng hoa ở một số nước như Pháp, Hà Lan,
Đài Loan, Trung Quốc... đều đạt đến trình độ rất cao, trong đó giống và biện pháp kỹ
thuật là hai yếu tố quan trọng luôn được quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, các
nhà khoa học rất thành công trong việc chọn, tạo ra các giống hoa mới đạt năng suất
cao, phẩm chất tốt, mẫu mã, màu sắc đa dạng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
con người.
Nghề trồng hoa ở Việt Nam đã có từ lâu đời, sản xuất hoa tập trung chủ yếu tại
các vùng hoa truyền thống như Đà Lạt (Lâm Đồng), SaPa (Lào Cai), Tây Tựu (Hà
Nội), Mê Linh (Vĩnh phúc).... Năm 2010, diện tích hoa tươi của Việt Nam khoảng
8.000ha với 4,5 tỷ cành, trong đó 1 tỷ cành đã được xuất khẩu (85% là hoa hồng, cúc
và lan). Doanh thu từ xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD. Hiện nay, thị trường xuất khẩu
hoa tươi của Việt Nam hiện chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia và
Arập Xêút. Doanh thu từ xuất khẩu hoa tươi tăng từ 5,3 triệu USD năm 2004 lên 13
triệu USD năm 2007 và 8,7 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2008 (Bộ NN & PTNT,
2009).
Kể từ khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại WTO, sản xuất và tiêu
thụ hoa có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thử thách.
Trình độ khoa học kĩ thuật được ứng dụng trong sản suất và tiêu thụ rất hạn chế, chất
lượng hoa chưa cao, tỷ lệ hoa loại I (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) thấp, nên khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới rất hạn chế.
Phú Mậu- vùng quê nằm về hạ lưu sông Hương, cách Thành phố Huế chừng 5
km về phía Đông là vùng đất của môn vật làng Sình nổi tiếng, cũng là vùng quê của
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
2hoa giấy Thanh Tiên Hoa là loại cây trồng tạo thu nhập cao cho nhiều người dân ở
Phú Mậu, tuy nhiên hoa được trồng ở đây chủ yếu là những loại hoa truyền thống phục
vụ nhu cầu cúng quảy trong dân, hiệu quả kinh tế rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu vẫn
là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tự phát và manh mún, không có quy hoạch cũng như
định hướng phát triển vùng hoa nguyên liệu, chất lượng hoa không được cải thiện so
với các năm trước đây. Mặt khác, trình độ hiểu biết của nông dân về tiến bộ kỹ thuật
trong ngành trồng hoa chưa thật sự cao, thiếu các kiến thức căn bản về thổ nhưỡng,
cây trồng, sâu bệnh, thiếu thông tin về thị trường, kỹ thuật, giống hoa mới... Phần lớn
việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là do nông dân tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn
nhau.
Để phát triển nghề trồng hoa có hiệu quả, việc đánh giá tình hình sản xuất và
tiêu thụ hoa là rất cần thiết. Vì vậy, em đã mạnh dạn nghiên cứu: “Sản xuất và tiêu
thụ hoa ở xã Phú Mậu - huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ hoa.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa tại xã Phú Mậu – Phú Vang.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
hoa trên địa bàn xã trong thời gian đến.
b. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hoa ở xã Phú Mậu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Chọn địa điểm điều tra: Qua việc tìm hiểu về tình hình thực tế ở Phú Mậu, em
đã chọn điều tra tất cả 5 thôn trong toàn xã bao gồm: Thanh Tiên, Tiên Nộn, Thế Vinh,
Vọng Trì Đông, Vọng Trì Tây.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
3- Chọn hộ điều tra: Các hộ trồng hoa được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên,
không lặp. Ở mỗi thôn số hộ điều tra được tính theo tỷ lệ số hộ trồng hoa và được tính
toán dưới bảng sau:
Thôn
Tổng số hộ trồng hoa (quy
mô > 200 m2)
(hộ)
Số hộ điều tra
(hộ)
Tổng số 325 60
1. Thanh Tiên 60 11
2. Thế Vinh 31 6
3. Vọng Trì Đông 70 13
4. Vọng Trì Tây 77 14
5. Tiên Nộn 87 16
- Thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Em thu thập trên các nguồn một số tài liệu liên quan đến đề
tài nghiên cứu được lấy từ hợp tác xã nông nghiệp Phú Mậu, ngoài ra còn tham khảo
thêm sách báo, tạp chí, internet ...
+ Số liệu sơ cấp: Em thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp từng người được
hỏi một cách ngẫu nhiên, người phỏng vấn hỏi và ghi câu trả lời vào phiếu điều tra đã
được chuẩn bị sẵn.
3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Phương pháp này nhằm tổng hợp những số liệu mà em đã thu thập được trong
quá trình điều tra, những số liệu thu thập được sắp xếp một cách hệ thống. Từ những
số liệu đó, em đã vận dụng các phương pháp tính số tuyệt đối, tương đối, bình quân,
tính tổng giá trị sản phẩm, chi phí, tỷ suất lợi nhuận biên... để phân tích việc gia tăng
chi phí và sự thay đổi các yếu tố tác động tới năng suất làm thay đổi như thế nào tới
năng suất của hoa qua các vụ.
3.3. Phương pháp chuyên khảo, chuyên gia.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
4Thực tế phương pháp chuyên gia hoàn toàn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào
nhận thức của từng cá nhân, nhưng khi đã được xử lý theo phương pháp xác xuất
thống kê thì tính chủ quan sẽ được khách quan hóa bởi các mô hình toán học và vì vây
có thể nâng cao độ tin cậy cuả dự báo. Đây cũng là một trong những phương pháp
nhằm thu thập thông tin, trong quá trinh nghiên cứu em có làm việc, trao đổi, tham
khảo ý kiến, kinh nghiệm của cán bộ hợp tác xã và những người am hiểu về trồng hoa.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: đề tài tập trung tìm hiểu về quá trình sản xuất và tiêu thụ hoa ở
xã Phú Mậu năm 2010. Những số liệu sơ cấp được lấy từ ý kiến của 60 hộ có diện tích
trồng hoa ≥ 200m2 trên địa bàn gồm 5 thôn vào năm 2011.
- Về không gian: Tiến hành nghiên cứu 60 hộ nông dân có diện tích trồng hoa
≥ 200m2 trên địa bàn 5 thôn thuộc xã Phú Mậu, ngoài ra em còn tham khảo thêm các
phương pháp, tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở một số địa phương lân cận, chẳng
hạn: Phú Dương, Phú Thượng, Phú Thanh,... nhằm mục đích so sánh một cách khách
quan các số liệu thu thập được.
Đại
học
Kin
h ế
Hu
ế
5PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý thuyết về sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức
kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu
tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao đ