Đề tài Sinh vật sinh thái biển Đông

Những công trình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam đầu tiên đã có từ cuối thế kỷ XVIII, với những khảo sát về trai ốc biển ở vùng biển Côn Đảo, kết quả được công bố từ 1784 (Martin và Chemnitz, 1784). Tiếp sau đó là các công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả như Eydoux, Souleyet, Grandichau (1857), Michau (1861), Le Mesle (1894) ở vùng biển phía nam, rồi sau đó là các công trình nghiên cứu ở vùng biển phía bắc (vịnh Hạ Long) của Crosse và Fisher (1890), Fisher (1891). Công trình nghiên cứu về cá biển đầu tiên là của Pellegrin năm 1905, còn công trình nghiên cứu rong biển đầu tiên là của Loureiro năm 1890. Tuy nhiên, hoạt động điều tra nghiên cứu có hệ thống về sinh vật biển Việt Nam chỉ có từ khi thành lập Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang. Từ khi thành lập (1922) tới thời gian trước chiến tranh thế giới thứ II, Viện này đã sử dụng tàu nghiên cứu De Lanessan thực hiện có hệ thống và định kỳ điều tra sinh vật biển trên các trạm khảo sát trong vịnh Bắc Bộ, eo biển Quỳnh Châu, thềm lục địa Trung Bộ, Nam Bộ, Campuchia và Thái Lan. Kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố của các nhà nghiên cứu sinh học biển Pháp ở Viện Hải dương học Nha Trang như Chevey (1931-1939) về cá biển, Rose (1920, 1955), Dawydoff (1936-1952), Serène (1937) về động vật không xương sống là những tài liệu cơ bản còn được sử dụng cho tới hiện nay. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954), trong tình hình đất nước còn chưa thống nhất, hoạt động điều tra nghiên cứu biển vẫn được tổ chức thực hiện trong từng vùng biển phía bắc và nam Việt Nam. Ở miền Bắc Việt Nam với sự thành lập một số cơ quan nghiên cứu biển hợp tác với các cơ quan khoa học biển Trung Quốc, Liên Xô, đã thực hiện các Chương trình điều tra khảo sát lớn ở vịnh Bắc Bộ trong thời gian 1959-1965. Từ 1959-1962 đã tiến hành Chương trình hợp tác Việt-Trung điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ, trong đó có phần điều tra sinh vật. Cũng trong thời gian này còn có Chương trình điều tra nguồn lợi cá đáy vịnh Bắc Bộ, nhằm đánh giá nguồn lợi, xác định các bãi cá, nghiên cứu sinh học các loài quan trọng. Một Chương trình điều tra khác về nguồn lợi cá tầng đáy và thăm dò tổng hợp cá tầng trên ở vịnh Bắc Bộ, với sự hợp tác với Viện Nghề cá Thái Bình Dương Liên Xô cũng được thực hiện trong thời gian 1960-1961. Các kết quả điều tra đánh giá nguồn lợi khu hệ sinh vật, điều kiện môi trường sống ở vịnh Bắc Bộ đã được công bố trong các công trình của Gurianova (1972), Vedenski và Gurianova (1972). Bên cạnh các Chương trình điều tra lớn nói trên còn các hoạt động điều tra sinh vật khu vực biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Hà trong thời gian 1965-1975. Ở miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn này, hoạt động của Viện Hải dương học Nha Trang tập trung chủ yếu vào việc phân tích số liệu đã có từ trước, bổ sung thêm một số chuyến khảo sát nhỏ ở vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (1973), vùng triều Cam Ranh, Nha Trang (1965-1966). Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn này, có những hoạt động điều tra nghiên cứu lớn ở vùng biển Nam Việt Nam như Chương trình NAGA (1959-1961) trong đó có phần điều tra sinh vật của Viện Hải dương SCRIPPS California phối hợp với Hải học viện Nha Trang, Sở Nghề cá và Hải quân Thái Lan thực hiện, sử dụng tàu điều tra Stranger của Mỹ. Các kết quả điều tra sinh vật trong Chương trình này đã được công bố trong các công trình của Brinton (1961), Shino (1963), Imbach (1967), Alvarino (1967), Stephenson (1967). Chương trình khảo sát nghề cá viễn duyên Nam Việt Nam (1968-1971) được sự tài trợ của tổ chức FAO, Hoa Kỳ và Hà Lan, cũng là hoạt động khảo sát lớn nhằm tìm thêm ngư trường, mở rộng khai thác hải sản ra vùng khơi Biển Đông.

doc392 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sinh vật sinh thái biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan