Đề tài SK Telecom và sự thất bại tại thị trường viễn thông di động Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một xu thế khách quan và kinh doanh quốc tế trở thành một hoạt động tất yếu. Tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phong phú và năng động này là sự góp mặt của rất nhiều các công ty, các tổ chức đến từ các quốc gia, các nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, gay gắt hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty thành công khi khuếch trương thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, song bên cạnh đó cũng có không ít những bài học, kinh nghiệm từ sự thất bại của một số công ty trên thị trường nước ngoài. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có thể nói phương thức thâm nhập thị trường là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của các công ty khi gia nhập vào thị trường mới. Tuy nhiên, phương thức thâm nhập thị trường rất phong phú và đa dạng. Lựa chọn một phương thức phù hợp với điều kiện bên ngoài và khả năng của chính doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.

pdf19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài SK Telecom và sự thất bại tại thị trường viễn thông di động Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một xu thế khách quan và kinh doanh quốc tế trở thành một hoạt động tất yếu. Tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phong phú và năng động này là sự góp mặt của rất nhiều các công ty, các tổ chức đến từ các quốc gia, các nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, gay gắt hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty thành công khi khuếch trương thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, song bên cạnh đó cũng có không ít những bài học, kinh nghiệm từ sự thất bại của một số công ty trên thị trường nước ngoài. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có thể nói phương thức thâm nhập thị trường là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của các công ty khi gia nhập vào thị trường mới. Tuy nhiên, phương thức thâm nhập thị trường rất phong phú và đa dạng. Lựa chọn một phương thức phù hợp với điều kiện bên ngoài và khả năng của chính doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Xuất phát từ sự quan trọng đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “SK Telecom và sự thất bại tại thị trường viễn thông di động Việt Nam”. Trong tiểu luận này, chúng em sẽ tìm hiểu phương thức thâm nhập thị trường viễn thông Việt Nam của SK Telecom, mạnh dạn phân tích những nguyên nhân dẫn tới thất bại của SK Telecom tại Việt Nam đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm từ sự thất bại này. Do thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên tiểu luận này sẽ còn nhiều điểm thiếu sót, chúng em mong cô cùng các bạn cho ý kiến đánh giá để tiểu luận hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Nhóm 3 – Thứ tự thuyết trình thứ 18 – Thương Mại Quốc Tế B – K46 I – GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SK TELECOM HÀN QUỐC SK Telecom là nhà tiên phong trong lĩnh vực viễn thông tại Hàn Quốc, điều khiển bởi tập đoàn SK, một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất đất nước Hàn Quốc. Lịch sử 26 năm hình thành và phát triển của SK Telecom có thể được chia làm 3 giai đoạn chính: • Giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1993 : Công ty SK Telecom được thành lập tháng 3 năm 1984 dưới tên Công ty dịch vụ viễn thông di động Hàn Quốc, và sau đó được đổi tên thành Tổng công ty viễn thông di động Hàn Quốc (KMT) tháng 5 năm 1988. Trong giai đoạn đầu này, công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ di động cho xe ô tô. • Giai đoạn tiếp theo từ năm 1994 đến năm 1996: Tổng công ty viễn thông di động Hàn Quốc KTM đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường toàn cầu với việc trở thành công ty đầu tiên trên thế giới thương mại hóa công nghệ CDMA. Đồng thời, tháng 6 năm 1994, SK Group đã trở thành cổ đông lớn nhất của KMT. • Giai đoạn từ năm 1997 đến nay : Tổng công ty viễn thông di động Hàn Quốc KMT chính thức gia nhập tập đoàn SK trong tháng 1 năm 1997 và đổi tên thành SK Telecom tháng 3 năm đó. SK Telecom cũng trở thành công ty thứ 6 trên thế giới vượt mức 10.000.000 thuê bao. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, công ty đã tiến hành mở rộng thị trường ra toàn cầu với một mục tiêu đầy tham vọng là xây dựng “một vành đai CDMA Đông Bắc Á” mà trước tiên là ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và sau đó sẽ là toàn bộ lục địa châu Á. Lịch sử phát triển của SK Telecom gắn liền với công cuộc đổi mới và hiện đại hoá trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông tại Hàn Quốc, góp phần đưa đất nước Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền công nghệ thông tin truyền thông phát triển nhất trên thế giới. Hiện nay, SK Telecom là nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu tại Hàn Quốc, phục vụ hơn 22 triệu khách hàng với trên 50% thị phần nội địa. Có thể kể đến những đặc điểm nổi bật về SK Telecom như: • SK Telecom luôn đi đầu trong việc phát triển công nghệ mới được coi là một trong những công ty sáng tạo công nghệ hàng đầu thế giới. SK Telecom đã giới thiệu hàng loạt các dịch vụ và công nghệ mạng và không ngừng phát triển các dịch vụ mới nhất trên thế giới với mục đích đưa thế giới xích lại gần nhau và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Công ty liên tục dẫn đầu với những thành tựu đột phá như là nhà cung cấp dịch vụ CDMA thế hệ thứ 2 đầu tiên, rồi đến công nghệ CDMA 2000 1x thế hệ 2.5, cũng như lần đầu tiên trên thế giới thương mại hóa hệ thống IMT-2000 đồng bộ thể hệ thứ 3 và CDMA 2000 1x EV-DO. Năm 2006, SK Telecom khai trương dịch vụ HSDPA đầu tiên trên thế giới, cho phép thoại hình (video telephony) bằng điện thoại di động. Công ty cũng có những bước tiến mới trong kỹ thuật truyền thông vô tuyến. • SK Telecom tập trung vào việc cung cấp dịch vụ truy cập truyền thông thông minh tới khách hàng. Bằng việc phát triển một loạt các dịch vụ như Satellite DMB, MelOn music service, GXG mobile game, Mobile Cyworld, m-Finance, và Telematics, SK Telecom giúp khách hàng kết nối liên tục với các dịch vụ giải trí, tài chính, home networking và các dịch vụ khác ở bất cứ địa điểm và thời điểm nào họ muốn. Rất nhiều trong số các dịch vụ này đứng đầu trong lựa chọn của khách hàng, và không ít trong số đó đã trở thành một phần không thể thiếu của các khách hàng Hàn Quốc yêu thích công nghệ. Các dịch vụ hội tụ này được kỳ vọng sẽ không ngừng gia tăng danh mục các lĩnh vực kinh doanh của công ty. • Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực 3G: Nâng cao chất lượng cuộc sống với dịch vụ video call và truyền dữ liệu tốc độ cao Thành công ngày hôm nay của SK Telecom không chỉ được biết đến trong lĩnh vực thông tin di động mà còn vì SK Telecom đang phát triển và thực hiện rất nhiều chương trình xã hội, mà trong đó, các ưu thế của SK Telecom được tận dụng, cũng như các dự án nhân đạo khác với mong muốn chia sẻ gánh nặng và góp phần xây dựng cộng đồng hạnh phúc như : hỗ trợ tạo công ăn việc làm, nhà ở, các chương trình tình nguyện, các hoạt động tình nguyện khuyến khích sự tham gia của khách hàng, các dự án hỗ trợ thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, và các chương trình cộng đồng quốc tế. Ngoài ra để tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh SK Telecom còn đặc biệt chú trọng thực hiện các chương trình xã hội hướng đến sự phát triển của nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông. Từ một vị trí vững chắc tại thị trường nội địa, SK Telecom đang tiến những bước mạnh mẽ để trở thành một công ty lớn trên thị trường toàn cầu. Công ty đang nỗ lực mở rộng thị trường ra toàn cầu, trước hết là các thị trường mục tiêu như Việt Nam, Trung Quốc, và Mỹ. II – SK TELECOM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM 2.1. Quá tình hoạt động SK Telecom tại Việt Nam Vào thời điểm năm 2003, SK Telecom không chỉ nhìn thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng với dân số hơn 78 triệu người, trẻ, năng động và nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định, mà còn nhận thấy một tiềm năng tăng trưởng lớn, đầy hấp dẫn của thị trường viễn thông Việt Nam trong tương lai. Bởi trên thị trường viễn thông di động Việt Nam lúc bấy giờ mới chỉ có gần 2,7 triệu thuê bao trên toàn quốc chiếm gần 3,5% trong tổng số dân. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO và mở cửa thị trường viễn thông, SK Telecom sẽ có một vị trí vững chắc và thuận lợi để thâm nhập những thị trường viễn thông nước ngoài khác. Vì vậy, để nắm bắt cơ hội này SK Telecom đã triển khai những hoạt động xúc tiến việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Theo luật đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, thời điểm SK Telecom vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư vào thị trường dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh – Business Cooperation Contract (BCC). Do vậy, SK Telecom đã hợp tác với Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn – SPT, kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC trong dự án mạng di động S-Fone ra mắt ngày 1/7/2003. Thị trường viễn thông di động trong nước khi đó chỉ có hai nhà cung cấp dịch vụ là Vinaphone và Mobiphone đều thuộc VNPT cùng cung cấp dịch vụ di động công nghệ GSM. Việc SK Telecom ra mắt thị trường công nghệ mới CDMA (Code Division Multiple Access ) đồng nghĩa với việc SK Telecom trở thành nhà cung cấp dịch vụ CDMA duy nhất của Việt Nam lúc bấy giờ. Trong thời gian đầu cung cấp dịch vụ, S-Fone mới chỉ phủ sóng trong phạm vi 12 tỉnh thành so với phạm vi 61/61 tỉnh, thành mà Vinaphone và MobiFone đã phủ sóng. Trong đó, phía Nam có 6 tỉnh, thành : TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Phía Bắc có 6 tỉnh, thành : Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nhưng con số này đã nhanh chóng được tăng lên, và cho đến nay thì S-Fone đã chính thức hoàn thành phủ sóng toàn quốc với gần 600 trạm thu phát sóng. Từ khi ra đời, S-Fone luôn đi tiên phong trong việc mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng với chiến lược kinh doanh tiếp thị “Đi trước một bước”. S-Fone là mạng đi động đầu tiên tính cước theo từng giây kể từ giây thứ bảy, đặc biệt trong chiến lược bứt phá và tái chiếm lĩnh thị phần trong năm 2006, S-Fone đã tích cực triển khai và giới thiệu đến thị trường những gói dịch vụ, gói cước, phương thức tính cước hợp lý nhất trên thị trường và đã rất được người tiêu dùng quan tâm, hưởng ứng. Đó là dịch vụ S-Credit – tạm ứng 10.000đ khi tài khoản trả trước hết tiền, gói cước Forever – gọi đến hết tiền, nghe thì mãi mãi và đặc biệt là việc áp dụng phương thức tính cước theo block 6 giây. Nhờ những nỗ lực không ngừng từ những ngày đầu đi vào hoạt động đó mà chỉ trong vòng gần một năm phát triển đến giữa năm 2004, S- Fone đã có 60.000 thuê bao, trong khi đó số thuê bao của hai “đàn anh” Mobi phone có 1,5 triệu thuê bao và của Vina phone là 2 triệu thuê bao. So với tốc độ phát triển của hai “đàn anh” lúc khởi đầu thì đây là tốc độ phát triển khá nhanh. (Nguồn : vietnamnet) Bên cạnh việc đẩy mạnh kinh doanh, SK Telecom đã thực hiện rất nhiều những công tác xã hội theo một khẩu hiệu “ vì một cộng đồng hạnh phúc”. Mặc dù mới xuất hiện tại Việt Nam ( kể từ tháng 7/2003) nhưng SK Telecom đã có thời gian gần 15 năm hoạt động xã hội. Khởi đầu là dự án Phẫu Thuật Nụ Cười được thực hiện hàng năm kể từ năm 1996. Liên tục trong gần 15 năm qua, chương trình đã trả lại nụ cười và niềm hi vọng cho tổng cộng 2,800 bệnh nhân. SK Telecom đã xây dựng và thực hiện dự án “Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin” nhằm đào tạo ra một lực lượng lao động phục vụ cho chính lĩnh vực này. Bên cạnh đó, SK- Telecom đã cải tạo và nâng cấp 26 thư viện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và tặng sách vở, tài liệu, thiết bị cho các thư viện tại các trường đại học chính nhằm xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu hiệu quả, trong đó có thư viện trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội của chúng ta. Qua đây ta có thể thấy rõ được những hoạt động mà SK đã mang lại cho Việt Nam cả về kinh tế và lĩnh vực xã hội. Với những nỗ lực không ngừng trong đổi mới công nghệ, triết lý kinh doanh phục vụ lợi ích của khách hàng, và các hoạt động nhằm xây dựng xã hội phồn vinh đó của SK Telecom, vào lúc 11 giờ sáng ngày 19/6/2008 tại nhà khách Bộ Quốc Phòng tại Hà Nội, Ông Kim Shin Bae – Chủ Tịch kiêm Tổng giám đốc SK Telecom đã vinh dự nhận huân chương cao quý nhất dành cho người nước ngoài : “Huân chương Hữu Nghị Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” do Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng. Tuy nhiên hơn 6 năm hoạt động tại Việt Nam, S-Fone - nhà khai thác di động thứ ba tại Việt Nam (sau MobiFone và VinaPhone) chưa phát huy được thế mạnh của mình. Mạng hiện có 7,3 triệu khách hàng, trong số này chỉ 4 triệu đang hoạt động số thuê bao sử dụng thường xuyên hàng tháng khoảng 1,5 triệu chiếm 6,5% thị phần thuê bao dịch vụ di động, số thuê bao sử dụng dịch vụ Internet di động khoảng 150.000, trong đó dùng thiết bị USB là 20.000. Đây được coi là tốc độ “rùa” trên thị trường viễn thông vốn được coi là phát triển chưa từng có trong thời gian qua. Sau nhiều năm chật vật tại thị trường Việt Nam, cuối cùng vào cuối năm 2009 vừa qua, SK Telecom chính thức tuyên bố dừng đầu tư vào S-Fone. (Nguồn Sách trắng về công nghệ thông tin Việt Nam-2009) 2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC - Business Cooperation Contract giữa SK Telecom và SPT Căn cứ vào Luật Đầu tư 2005 và Nghị định hướng dẫn số 108/2006/NĐ-CP thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC - Business Cooperation Contract: • Là hợp đồng được ký kết giữa một hoặc nhiều đối tác Việt nam và một hoặc nhiều đối tác nước ngoài (hoặc một hay nhiều công ty có vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam và một hoặc nhiều cá nhân nước ngoài ) để hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong đó nêu rõ sự phân bố trách nhiệm và lợi nhuận giữa các bên. • Hợp đồng hợp tác đứng riêng không mang tính chất pháp nhân trước pháp luật. • Chủ thể của hợp đồng phải là cung cấp công nghệ, sản xuất theo đơn đặt hàng, hoạt động thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác như được xác định bởi các bên trong hợp đồng. • Hợp đồng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ chỉ định trong các hoạt động đặc biệt như nghiên cứu khoáng sản, xây dựng bất động sản và trong lĩnh vực viễn thông và dầu khí. S-Fone là sản phẩm của Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC giữa SK Telecom – đối tác của Hàn Quốc và SPT – Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn – đối tác Việt Nam được ký kết vào tháng 9/2001. Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày 8/12/1995 với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng. SPT kể từ khi được thành lập đã luôn nỗ lực hoạt động và đã gặt hái được nhiều thành công : Từ năm 2001 đến năm 2004, Công ty được Chính phủ và Thành phố tặng nhiều Bằng khen, Cờ Đơn vị xuất sắc và đặc biệt năm 2005 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3… Với tổng doanh thu bình quận khoảng 1000 tỉ /năm SPT ngày một khẳng định vị thế của mình trong làng viễn thông trong nước. Hợp đồng BCC giữa SK Telecom và SPT ký kết vào tháng 9/2001 có thời hạn hoạt động là 15 năm. Chỉ tiêu dự kiến ban đầu của Dự án là cung cấp dịch vụ cho 700.000 -1.000.000 thuê bao di động CDMA với tổng vốn đầu tư ban đầu là 230 triệu USD. Trong đó, SPT đóng góp các tài sản vô hình như thương quyền kinh doanh dịch vụ thông tin di động, quyền sử dụng tần số, kho số và 11 triệu USD vốn lưu động. SK Telecom góp 218 triệu USD gồm vốn đầu tư hệ thống, thiết bị mạng và vốn lưu động. Đến nay, tổng số tiền mà SK Telecom đã đầu tư vào hệ thống mạng của S-Fone là khoảng 243 triệu USD. III – PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA SK TELECOM TẠI THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM Những năm gần đây, thị trường viễn thông Việt Nam luôn đạt ngưỡng phát triển 160 - 170%/năm và được nhận định là một trong những thị trường tăng trưởng và biến động nhanh nhất trên thế giới. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là bản thân thị trường không tồn tại những khó khăn và thách thức có thể dẫn tới những thất bại mà ít người ngờ tới.Việc SK Telecom – một công ty viễn thông di động hàng đầu tại Hàn Quốc thất bại tại Việt Nam do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan đến từ mô hình hợp tác kinh doanh BCC hay hạn chế của công nghệ CDMA, và cả những nguyên nhân chủ quan trong chiến lược kinh doanh, xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. 3.1. Nguyên nhân từ hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC Việc SK Telecom quết định không đầu tư thêm vào S-Fone như một lời thừa nhận “không thể thành công” với mô hình hợp tác kinh doanh BCC của S- Fone, một mô hình không dễ dàng vận hành trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường viễn thông Việt Nam, và càng không hề dễ dàng với những người điều hành cần phải ra những quyết định kinh doanh nhanh chóng, táo bạo. Kinh nghiệm trên thế giới đã từng cho thấy, trong thị trường viễn thông di động với rất nhiều đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường, cơ hội là chia đều cho mọi người tham gia kinh doanh và thụ hưởng. Công nghệ đóng vai trò quan trọng nhưng dẫu sao vẫn chỉ là công cụ. Công nghệ sẽ không thể ứng dụng và phát triển thành công nếu thiếu đi ở đó yếu tố con người, với những khả năng, tư duy tổ chức kinh doanh sáng tạo và am hiểu thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Và ngành dịch vụ viễn thông di động ở nước ta, nơi đang được xem là một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng bậc nhất châu Á cũng không phải là một ngoại lệ. Thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn luôn diễn ra những cuộc cạnh tranh sôi động giữa các nhà cung cấp dịch vụ để tranh giành “ chiếc bánh thị phần”. Một trong những phương thức truyền thống nhưng lại phát huy tác dụng mạnh mẽ đối với khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động Việt Nam là giảm giá cước di động. Năm 2003, khi S-Fone - mạng di động được coi là tiên phong phá thế độc quyền trong dịch vụ di động ra đời, nhiều khách hàng đã kỳ vọng với sự xuất hiện của slogan độc đáo "Nghe là thấy" sẽ mang lại "luồng gió mới", thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường di động và đem lại quyền lợi cho khách hàng. Trước đó, trong nước mới chỉ có 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động là Vinaphone và Mobiphone cùng trực thuộc VNPT và đều cung cấp những dịch vụ gần như tương tự nhau. Hơn nữa giá cước di động tại Việt Nam lúc bấy giờ vẫn được coi là cao trong khu vực. Thế nhưng, sự xuất hiện của S-Fone lại không thể tạo ra bất kỳ sự đột phá nào trên thị trường di động bởi cơ chế giá cước vẫn cao, vùng phủ sóng quá hẹp. Trong khi đó, có một luật bất thành văn rằng, mạng di động càng ra đời sau, lại càng cần hút khách bằng mức cước giảm tối đa. Những năm sau đó, khi S-Fone đang phải dốc sức tập trung vào nâng cấp mạng lưới và vùng phủ sóng nhằm tăng cường chất lượng cho các thuê bao 095, thì lãnh đạo mạng CDMA : SK Telecom và SPT đã phải tăng tốc, chạy đua giảm cước với các mạng di động lớn. Mặc dù trong hơn 6 năm hoạt động vừa qua, đã có lúc mạng S-Fone đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ với cách tính cước rẻ hơn các mạng di động lớn:block 6s trong phút đầu tiên và đặc biệt là với gói cước giá rẻ bình dân, mang tính đột phá, bất ngờ Forever với đặc điểm không giới hạn thời hạn gọi và thời hạn nghe,thì hầu hết trong cuộc chạy đua phi mã giảm cước, S-Fone luôn phải lẹt đẹt theo sau các mạng lớn. Đến năm 2009, trước đợt sóng giảm cước mạnh đầu tháng 6 của 3 mạng di động lớn lại trong bối cảnh kinh doanh khủng hoảng khó khăn và S-Fone hiện vẫn phải chật vật dành chỗ đứng tại thị trường Việt Nam, Hợp tác kinh doanh giữa SK Telecom và SPT đành đứng ngoài cuộc đua giảm cước. Không thể cạnh tranh với các mạng di động bằng chiêu thức giá nhưng S-Fone cũng không thể cạnh tranh bằng chất lượng. Chất lượng nổi trội của CDMA so với GSM chính là ở các dịch vụ giá trị gia tăng như Internet di động (Mobile Internet), truyền hình trực tuyến (LiveTV), xem phim theo yêu cầu (VOD), nghe nhạc theo yêu cầu (MOD)….Thế nhưng phải gần 3 năm sau khi ra đời, các thuê bao của S-Fone mới được hưởng những dịch vụ giá trị gia tăng thật sự khác biệt so với các mạng GSM khác. Và gần 3 năm sau, SK Telecom cùng với SPT cũng chưa đưa ra được thêm dịch vụ mới nào thật sự nổi bật để phục vụ các khách hàng của mình. Sự chậm trễ liên tục và kém linh hoạt trong phương thức điều hành này không những không thể thu hút các khách hàng mới mà còn làm cho những khách hàng truyền thống thất vọng. Nguyên nhân chính ở đây không phải là do thiếu vốn đầu tư mà là do hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC- một hình thức thu hút vốn nước ngoài nhưng vẫn giữ thế độc quyền quản lý vì đối tác nước ngoài không được trực tiếp điều hành. Với tiềm lực tài chính lớn mạnh của mình, SK Telecom hoàn toàn không gặp khó khăn gì về tài chính và cụ thể ở đây là số vốn đầu tư. Nhưng dù số vốn đầu tư của công ty SK Telecom lên cao đến đâu thì mọi quyết định có tính chất pháp lý như việc sử dụng con dấu, quyết sách cuối cùng,… lại nằm trong tay Công ty C
Luận văn liên quan