Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ0CP giải thích về quyền liên quan là: “Quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
Bởi bên cạnh việc xác định và bảo vệ các quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với mọt tác phẩm, pháp luật nước ta còn quy định việc bảo vệ các quyền của những chủ thể khác có liên quan đến tác phẩm. Bởi một tác phẩm đến được với công chúng có thể chính tác giả chủ sở hữu quyền tác giả là người trực tiếp thực hiện công việc chuyển tài tác phẩm của mình đến với công chúng. Tuy nhiên, để đến được tới đông đảo công chúng thì vai trò của người biểu diễn, các tổ chức sản xuất băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các tổ chức thực hiện chương trình phát sóng là thực sự cần thiết. Các tổ chức, cá nhân này là phương thức chuyển tải tác phẩm đến công chúng, do đó quyền của họ được pháp luật bảo hộ.
Chủ thể của quyền liên quan gồm người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Nội dung của quyền liên quan là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản mà pháp luật đã xác định mà chủ thể quyền liên quan được hưởng đối với kết quả lao động sáng tạo của họ. Trong đó:
Người biểu diễn là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật, bao gồm diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật. Trong đó, nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tài chính và cơ sở kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì họ là người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó. Nếu do người khác đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân đầu tư. Tùy thuộc vào tư cách chủ thể của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn mà người biểu diễn được hưởng quyền nhân thân hay cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Nếu được xác định là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn có cả quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của mình. Nếu chỉ là người biểu diễn mà không đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Trong đó:
* Quyền nhân thân bao gồm:
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
- Bảo vệ sự tòan vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
* Quyền tài sản bao gồm:
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thôgn qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là người định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc của các tác phẩm khác vì vậy học được hưởng các quyền đối với kết quả lao động do họ tạo ra. Các quyền mà họ được hưởng được Luật SHTT quy định tại Điều 30.
II. TÌNH HUỐNG
Ca sĩ X ký hợp đồng thu thanh với Công ty Bến Thành Audio- Video, theo đó, Công ty có quyền sản xuất băng đĩa chọn lọc giọng hát của cô và ca sĩ X được nhận thù lao theo thỏa thuận. Công ty Bến Thành sau đó cho phép Công ty F- là chủ sở hữu website nghe nhạc trực tuyến nhacso.net được sử dụng các bản ghi âm của họ (trong đó có đĩa ca nhạc chọn lọc giọng hát của cô X); đồng thời ký hợp đồng cho phép một số nhà mạng viễn thông được sử dụng bản ghi âm này để làm nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại. Ca sĩ X yêu cầu Công ty F và các công ty viễn thông phải trả thù lao cho cô do việc sử dụng bản ghi có giọng hát của cô vào hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng các công ty này cho rằng họ đã trả tiền cho Công ty Bến Thành- là chủ sở hữu băng đĩa, vì vậy, không phải trả tiền cho người biểu diễn nữa. Anh (chị) hãy phân tích vụ việc trên và nêu quan điểm cá nhân về hướng giải quyết.
9 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sở hữu trí tuệ bài tập tình huống kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LIÊN QUAN
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ0CP giải thích về quyền liên quan là: “Quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
Bởi bên cạnh việc xác định và bảo vệ các quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với mọt tác phẩm, pháp luật nước ta còn quy định việc bảo vệ các quyền của những chủ thể khác có liên quan đến tác phẩm. Bởi một tác phẩm đến được với công chúng có thể chính tác giả chủ sở hữu quyền tác giả là người trực tiếp thực hiện công việc chuyển tài tác phẩm của mình đến với công chúng. Tuy nhiên, để đến được tới đông đảo công chúng thì vai trò của người biểu diễn, các tổ chức sản xuất băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các tổ chức thực hiện chương trình phát sóng là thực sự cần thiết. Các tổ chức, cá nhân này là phương thức chuyển tải tác phẩm đến công chúng, do đó quyền của họ được pháp luật bảo hộ.
Chủ thể của quyền liên quan gồm người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Nội dung của quyền liên quan là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản mà pháp luật đã xác định mà chủ thể quyền liên quan được hưởng đối với kết quả lao động sáng tạo của họ. Trong đó:
Người biểu diễn là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật, bao gồm diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật. Trong đó, nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tài chính và cơ sở kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì họ là người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó. Nếu do người khác đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân đầu tư. Tùy thuộc vào tư cách chủ thể của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn mà người biểu diễn được hưởng quyền nhân thân hay cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Nếu được xác định là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn có cả quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của mình. Nếu chỉ là người biểu diễn mà không đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Trong đó:
* Quyền nhân thân bao gồm:
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
- Bảo vệ sự tòan vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
* Quyền tài sản bao gồm:
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thôgn qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là người định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc của các tác phẩm khác vì vậy học được hưởng các quyền đối với kết quả lao động do họ tạo ra. Các quyền mà họ được hưởng được Luật SHTT quy định tại Điều 30.
II. TÌNH HUỐNG
Ca sĩ X ký hợp đồng thu thanh với Công ty Bến Thành Audio- Video, theo đó, Công ty có quyền sản xuất băng đĩa chọn lọc giọng hát của cô và ca sĩ X được nhận thù lao theo thỏa thuận. Công ty Bến Thành sau đó cho phép Công ty F- là chủ sở hữu website nghe nhạc trực tuyến nhacso.net được sử dụng các bản ghi âm của họ (trong đó có đĩa ca nhạc chọn lọc giọng hát của cô X); đồng thời ký hợp đồng cho phép một số nhà mạng viễn thông được sử dụng bản ghi âm này để làm nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại. Ca sĩ X yêu cầu Công ty F và các công ty viễn thông phải trả thù lao cho cô do việc sử dụng bản ghi có giọng hát của cô vào hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng các công ty này cho rằng họ đã trả tiền cho Công ty Bến Thành- là chủ sở hữu băng đĩa, vì vậy, không phải trả tiền cho người biểu diễn nữa. Anh (chị) hãy phân tích vụ việc trên và nêu quan điểm cá nhân về hướng giải quyết.
Phân tích vụ việc
Trong tình huống trên ta thấy, ca sĩ X là chỉ là người biểu diễn, còn chủ đầu tư việc thu thanh, sản xuất băng đĩa chọn lọc giọng hát của ca sĩ X là Công ty Bến Thành Audio vì thế Công ty Bến Thành Audio là chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình này, đồng thời cũng chính là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (sản xuất những băng đĩa chọn lọc giọng hát của ca sĩ X). Theo khoản 1 Điều 29 Luật SHTT thì ca sĩ X có có các quyền nhân thân, tức là được giới thiệu tên khi phát hành bản ghi; bảo vệ sự tòan vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. Còn Công ty Bến Thành Audio có các quyền tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật SHTT và các quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình được quy định tại Điều 30 Luật SHTT, tức là có quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình; phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn nhằm mục đích phát sóng; phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Về phía công ty F- chủ sở hữu website nghe nhạc trực tuyến nhacso.net và các công ty viễn thông, đây là những tổ chức đã sử dụng quyền liên quan vào mục đích kinh doanh, thương mại nên những chủ thể này không phải xin phép sử dụng mà chỉ phải trả tiền thù lao. Vậy chủ thể nào có được nhận tiền thù lao??? Theo quy định tại Điều 33 Luật SHTT năm 2005 thì những tổ chức này khi sử dụng quyền liên quan thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận cho“tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng”. Với quy định của điều luật này thì công ty F và các công ty viễn thông phải trả tiền thù lao cho Công ty Bến Thành Audio- nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và ca sĩ X- người biểu diễn.
Tuy nhiên, nếu theo Điều 29 Luật SHTT, thì công ty F và các công ty viễn thông không phải trả tiền thù lao cho ca sĩ X. Vì theo quy định của Điều 29 Luật SHTT thì trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thực hiện cuộc biểu diễn đó thì họ chỉ có quyền nhân thân đối với cuộc biểu diễn, chủ đầu tư sẽ có các quyền tài sản, trong đó có quyền định hình, sao chép, phát sóng bản ghi cuộc biểu diễn. Do đó, ca sĩ X chỉ là người biểu diễn, cô ký hợp đồng với công ty Bến Thành Audio để đến ghi âm, ghi hình và đã được phía công ty trả tiền thù lao, vì vậy, bản ghi âm, ghi hình này thuộc sở hữu của nhà sản xuất- Công ty Bến Thành Audio. Vì vậy, họ có quyền tài sản đối với những bản ghi đó, ca sĩ X chỉ có quyền nhân thân, nên họ là chủ thể duy nhất được tự do kinh doanh và thu tiền từ những các nhân, tổ chức sử dụng bản ghi của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể trong tình huống trên, phía công ty Bến Thành Audio có quyền ký hợp đồng với công ty F và các công ty viễn thông cho phép sử dụng bản ghi những bài hát của ca sĩ X vào mục đích kinh doanh cá nhân đề thu lợi nhuận cũng như thu lại nguồn đầu tư ban đầu.
Như vậy, trong cùng một văn bản luật đã có sự quy định chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Do đó, việc công ty F và các công ty viễn thông không đồng ý trả tiền thù lao cho ca sĩ X mà chỉ trả tiền cho công Công ty Bến Thành Audio- Video là không sai. Và yêu cầu của ca sĩ X cũng không trái với quy định của pháp luật. Vì như đã nói ở trên, với tư cách là người biểu diễn, do đó ca sĩ X có quyền yêu cầu công ty F- chủ sở hữu website nghe nhạc trực tuyến nhacso.net và các công ty viễn thông phải trả thù lao cho cô do việc sử dụng bản ghi có giọng hát của cô vào hoạt động kinh doanh, thương mại. Bởi theo quy định khoản 1 Điều 33 Luật SHTT năm 2005: tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong trường hợp: 1) nhằm mục đích thương mại để phát sóng; 2) trong hoạt động kinh doanh thương mại thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho “tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng”. Theo đó, công ty F và các công ty viễn thông đã sử dụng quyền liên quan vào mục đích kinh doanh, thương mại, thu lợi nhuận, vì vậy, việc ca sĩ X yêu cầu các tổ chức trên phải thanh toán tiền thù lao cho cô là phù hợp với quy định của pháp luật.
Quan điểm cá nhân và hướng giải quyết
Như vậy, mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung Luật SHTT vào năm 2009, cụ thể là việc sửa đổi Điều 33 Luật SHTT để tương thích với quy định của các điều ước quốc tế: Điều 11 bis Công ước Berne, Công ước Geneva. Tuy nhiên, quy định của Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung vẫn còn gây nhiều tranh cãi mà đã được đề cập ở trên.
Trong tình huống trên, ca sĩ X ký hợp đồng thu thanh với Công ty Bến thành Audio- Video, theo đó, Công ty có quyền sản xuất băng đĩa chọn lọc giọng hát của cô và ca sĩ X được nhận thù lao theo thỏa thuận. Theo quan điểm cá nhân, em đồng ý với hướng giải quyết của công ty F và các công ty viễn thông. Tức là công ty F và các công ty viễn thông không chấp nhận yêu cầu của ca sĩ X vì cho rằng họ đã trả tiền cho Công ty Bến Thành Audio- Video. Bởi, trong trường hợp trên, ca sĩ X không phải là chủ đầu tư của cuộc biểu diễn (chủ đầu tư sản xuất những băng đĩa chọn lọc có giọng hát của cô), do đó, ca sĩ X giống như “những người làm thuê”, cô đã được Công ty Bến Thành Audio- Video (chủ đầu tư) trả thù lao xứng đáng. Vì vậy, ca sĩ X chỉ còn các quyền nhân thân; quyền khai thác tác phẩm, cuộc biểu diễn thuộc về Công ty Bến Thành Audio- Video (chủ sở hữu quyền liên quan). Nên khi khi công ty F và các công ty viễn thông sử dụng các bản ghi có giọng hát của ca sĩ X vào mục đích kinh doanh thương mại của mình sau khi được Công ty Bến Thành Audio- Video cho phép (sử dụng theo hình thức “thứ cấp”) thì ca sĩ X không được hưởng tiền thù lao nữa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: trong bản hợp đồng thu thanh giữa ca sĩ X và Công ty Bến Thành Audio- Video giao kết có điều khoản quy định: Trong trường hợp công ty Bến Thành Audio- Video cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng bản ghi có giọng hát của cô thu thành thì phía cá nhân, tổ chức đó phải trả thêm tiền thù lao cho cô hoặc trong bản hợp đồng Công ty Bến Thành Audio- Video giao kết với công ty F cũng như trong bản hợp đồng giữa công ty Bến Thành Audio- Video giao kết với các công ty viễn thông có điều khoản quy định khi các công ty này sử dụng bản ghi có giọng hát của ca sĩ X thì phải trả tiền thù lao cho ca sĩ X.
Ngoài ra, với cách giải quyết như trên sẽ đảm bảo sự cân bằng lợi ích của ca sĩ X (người biểu diễn), Công ty Bến Thành Audio- Video (nhà sản xuất bản ghi) cũng như công ty F và các công ty viễn thông (người sử dụng). Bởi nếu bắt công ty F và các công ty viễn thông phải thực hiện nghĩa vụ đối với tất cả các chủ thể được quy định tại Điều 33 Luật SHTT thì sẽ gây bất lợi cho phía công ty F và các công ty viễn thông.
Tóm lại, theo quan điểm cá nhân, yêu cầu của ca sĩ X không được chấp nhận. Công ty F và các công ty viễn thông không phải trả tiền thù lao cho ca sĩ X mà chỉ phải trả tiền cho Công ty Bến Thành Audio- Video vì đã sử dụng quyền liên quan., trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nhận xét các quy định của Luật SHTT hiện hành liên quan đến vấn đề trên.
Như đã phân tích ở trên thì giữa quy định của Điều 29 Luật SHTT và Điều 33 Luật SHTT có sự chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều này đã dẫn đến những vụ tranh chấp trên thực tế. Do đó, pháp luật nên có những hướng sửa đổi những quy định về vấn đề này như nên quy định rõ tiền thù lao sẽ được trả cho chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình được sử dụng. Nếu có sự thỏa thuận về đồng sở chủ sở hữu thì người biểu diễn, nhà sản xuất hoặc tổ chức phát sóng đồng được hưởng thù lao theo thỏa thuận…để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp như hiện nay.
Vấn đề thứ hai cần đề cập đến đó là với quy định của Điều 33 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung thì cách thức trả tiền thù lao sẽ được giải quyết như thế nào? Nguyên tắc chung, Điều 33 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung quy định tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng, sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại phải trả tiền theo cách thức và thứ tự ưu tiên như sau:
Theo thỏa thuận.
Trường hợp không có thỏa thuận thì theo quy định của Chính phủ
Khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, đó là những cá nhân, tổ chức sử dụng quyền liên quan theo quy định của điều luật này thì không phải xin phép người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, vì vậy hầu như giữa họ không có thỏa thuận; hoặc nếu có thỏa thuận nhưng không thống nhất được ý chí về mức tiền phải trả thì sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo phán quyết của Tòa án. Trong khi đó, Chính phù chưa có quy định về biểu giá tiền tù lao phải trả trong những trường hợp này; nếu có khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án cũng không có biểu giá để làm căn cứ để giải quyết.
Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu, em đồng tình với quan điểm của tác giả Vũ Thị Hải Yến trong bài viết “Bàn về quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan” về việc đề ra hướng bổ sung điều luật. Theo đó, việc xây dựng biểu giá tiền thù lao nên giao cho bộ chuyên trách là Bộ văn hóa, thể thao và du lịch thay vì Chính phủ như quy định hiện nay. Để xây dựng biểu giá này, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch có thể thành lập một hội đồng tư vấn gồm các bộ liên quan (như Bộ tư pháp, Bộ tài chính…); đại diện các tổ chức, quản lý tập thể quyền liên quan; đại diện người sử dụng… Mức phí được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, tần xuất sử dụng… đối tượng của quyền liên quan. Biểu giá được phê duyệt sẽ làm căn cứ tính mức thù lao đối vơi snhững chủ thể sử dụng đối tượng quyền liên quan. Bên sử dụng và chủ thể quyền liên quan có thể thỏa thuận về mức thù lao theo biểu giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có tranh chấp về mức thù lao thì biểu giá này sẽ là căn cứ để Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.