Là doanh nghiệp, trong đó:
• Một cá nhân làm chủ sở hữu chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty.
• Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
• Không được quyền phát hành cổ phần
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học: LUẬT THƯƠNG MẠI
Đề tài:
So sánh Doanh Nghiệp Tư
Nhân (DNTN) và công ty
TNHH một thành viên cá
nhân.
Thành viên nhóm 10
1. Thái Thị Xuân Thu
2. Nguyễn Phong Huy Vũ
3. Lương Thị Kim Thuận
4. Phạm Doãn Thi
5. Trần Thị Quyết Tiến
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
“Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ
sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”
CÔNG TY TNHH MTV CÁ
NHÂN
Là doanh nghiệp, trong đó:
• Một cá nhân làm chủ sở hữu chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty.
• Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
• Không được quyền phát hành cổ phần
So sánh các điểm giống và
khác nhau giữa
DNTN
và
CÔNG TY TNHH MTV CÁ
NHÂN
CHỦ SỞ HỮU
1. DNTN: Là một cá nhân không thuộc
diện bị cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của cá nhân (chủ sở hữu)
(trách nhiệm vô hạn)
2. Công ty TNHH MTV cá nhân: Một cá
nhân (chủ sở hữu) chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty
(trách nhiệm hữu hạn)
TƯ CÁCH PHÁP LÝ
1. DNTN: không có tư cách pháp nhân.
2. Công ty TNHH MTV cá nhân: có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN
DNTN và Công ty TNHH MTV cá nhân
đều không được quyền phát hành cổ phiếu.
THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ
1. TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ
• DNTN
Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có
quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư ban đầu
nhưng không được thấp hơn vốn pháp
định. Việc tăng hoặc giảm vốn đều phải
ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán.
• Công ty TNHH MTV Cá
Nhân
Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy
động thêm vốn góp của người khác.
(Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc
huy động thêm phần vốn góp của người
khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi
thành công ty trách nhiệm hai thành viên
trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ
ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào
công ty)
THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ
2. GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ
• DNTN
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh
nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm
vốn đầu tư ban đầu nhưng không được
thấp hơn vốn pháp định. Việc tăng hoặc
giảm vốn đều phải ghi chép đầy đủ vào sổ
sách kế toán
• Công ty TNHH MTV cá
nhân
Không được quyền giảm vốn điều lệ,
Chủ sở hữu công ty có quyền “chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ
của công ty cho tổ chức, cá nhân khác”.
Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút
vốn bằng cách chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức
hoặc cá nhân khác
TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1.DNTN
• Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với
tất cả hoạt động kinh doanh của DN, việc sử
dụng lợi nhuận
• Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người
khác quản lý, điều hành DN nhưng trong mọi
trường hợp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN
• Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN
• Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng
tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan
đến DN
• Chủ DNTN có quyền cho thuê hoặc bán DN
củamình.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ
2. Công ty TNHH MTV cá nhân
Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch
công ty
Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng
giám đốc là người đại diện theo pháp luật
của công ty theo quy định tại điều lệ công ty
Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc
thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng
giám đốc
Chủ sở hữu công ty không được rút lợi
nhuận khi công ty không thanh toán đủ các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến
hạn
NGHĨA VỤ THUẾ
1. DNTN
Theo Công văn số 11971/BTC-TCT:
Chủ DNTN không phải nộp thuế TNCN
đối với phần thu nhập còn lại sau khi DN
đã nộp thuế TNDN.
Chủ DNTN phải nộp thuế TNCN đối với
các khoản thu nhập khác không liên quan
đến hoạt động của DNTN như: thu nhập từ
trúng thưởng,thu nhập từ thừa kế, quà
tặng...
NGHĨA VỤ THUẾ
2. Công ty TNHH MTV cá nhân
Công ty phải nộp thuế TNDN như luật định
và chủ công ty phải nộp thuế TNCN đối với
phần lợi nhuận sau cùng được hưởng.
Đối tượng chịu thuế TNCN chính là cá nhân
có thu nhập chịu thuế, trong trường hợp công
ty TNHH MTV mà Giám đốc làm chủ có thu
nhập từ kinh doanh ( số tiền này chính là
khoản kinh doanh có lãi từ công ty do ông
làm chủ ) và khoản lương nhận tại công ty
này thì phải kê khai và phải chịu thuế TNCN
QUYỀN KHÁC CỦA DNTN
1. Quyền cho thuê:
• Điều 144 LDN 2005: Chủ doanh nghiệp
tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh
nghiệp của mình nhưng phải báo cáo
bằng văn bản kèm theo bản sao hợp
đồng cho thuê có công chứng đến cơ
quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế
QUYỀN KHÁC CỦA DNTN
2. Quyền bán DNTN:
Điều 145 LDN 2005: Chủ DNTN có
quyền bán DN của mình cho người khác.
Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày
chuyển giao DN cho người mua, chủ DN
phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan
đăng ký kinh doanh.