Tham nhũng là một hi ện tượng có tính lịch sử, đang làm đau đầu không chỉ các
nước có tỉ l ệtham nhũng cao mà còn là vấn đềcủa tất cảcác nước trên thếgiới. Theo
thống kê của Tổchức Minh bạch quốc tếnăm 2008 (Transparency International), Việt
Nam xếphạng 121 trong số180 nước được điều tra vềvấn đềtham nhũng
1
. Một con số
đáng đểcho những nhà lãnh đạo đất nước quan tâm và suy ngẫm. Ngoài việc gây thiệt
hại vềvật chất, tham nhũng còn gây ra sựbất bình trong nhân dân, t ạo nên sựbất công
trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ. Từ đó, tham nhũng ảnh
huởng rất l ớn vềmọi mặt: chính trị , kinh tế, xã hội và cảsựphát triển của đất nước đó
Một đất nước với tình trạng tham nhũng lâungày không giải quyết sẽdẫn đến
sựmất lòng tin của dân chúng vào bộmáy lãnh đạo, đây là một đi ều hết sức nguy hiểm
cho sựtồn vong của mỗi quốc gia.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các thếlực thù đị ch không ngừng lợi
dụng mọi cơ hội đểchống phá đất nước thì việc chống tham nhũng lại càng quan trọng.
Bởi vì m ột đất nước muốn đứng vững trên sân chơi quốc tế, đứng vững trước sựchống
phá từbên ngoài thì bắtbuộc đất nước ấy phải có m ột nội l ực mạnh mẽ, và nội l ực ấy
phải bắt nguồn từmột bộmáy chính trị trong sạch từtrung ương đến đị a phương. Đã
đến lúc, chúng ta phải nỗl ực hết sức, cốgắng hết mình đểphòng và chốngtham nhũng
nhằm làm hệthống chính trị thêm vững mạnh.
Việc nghiên cứu đềtài này là cần thiết không chỉ có ý nghĩa vềmặt lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tế, góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
55 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh một số vấn đề về phòng chống tham những của Việt Nam-Singapore và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------- ------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
Lần thứ XIII Năm học 2008 – 2009
TÊN CÔNG TRÌNH: SO SÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM – SINGAPORE và
KIẾN NGHỊ
THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC PHÁP LÝ
Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Mã số SV Năm thứ
1. NGUYỄN HỒ QUẢNG GIANG 3260241 2
Trưởng nhóm: ĐINH TRƯƠNG ANH PHƯƠNG 3260121 2
Lớp: QT32B Khóa: 32 Khoa: Luật Quốc tế
Người huớng dẫn: ThS NGUYỄN THANH MINH
Mã số công trình: ……………………..
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------- ------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
Lần thứ XIII Năm học 2008 – 2009
TÊN CÔNG TRÌNH: SO SÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM – SINGAPORE và
KIẾN NGHỊ
THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC PHÁP LÝ
Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Nam/Nữ Mã số SV Năm
thứ
1. NGUYỄN HỒ QUẢNG GIANG Nam 3260241 2
Trưởng nhóm: ĐINH TRƯƠNG ANH PHƯƠNG Nam 3260121 2
Lớp: 32B Khóa: 32 Khoa: Luật Quốc tế
Người huớng dẫn: ThS NGUYỄN THANH MINH
3
MỤC LỤC
Lời nói đầu. 4
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng.
1.1 Khái niệm và nguyên nhân tham nhũng. 7
1.1.1 Khái niệm tham nhũng. 7
1.1.2 Nguyên nhân tham nhũng. 12
1.2 Ảnh hưởng của tham nhũng. 19
1.2.1 Ảnh hưởng đối với kinh tế. 19
1.2.2 Ảnh hưởng đối với chính trị. 20
1.2.3 Ảnh hưởng đối với xã hội. 20
Chương 2: So sánh luật phòng chống tham nhũng 2003 của Việt Nam và luật phòng
chống tham nhũng của Singapore (Prevention of Corruption Act.) 22
2.1 Tên gọi của luật. 22
2.2 Đối tượng điều chỉnh của luật. 23
2.3 Hiệu lực hồi tố. 26
2.3.1 Hiệu lực hồi tố về thời gian. 26
2.3.2 Hiệu lực hồi tố về không gian. 28
2.4 Thẩm quyền cơ quan điều tra chống tham nhũng. 30
2.5 Hình phạt đối với tội phạm về tham nhũng. 36
2.5.1 Hình phạt tiền. 36
2.5.2 Hình phạt tù. 39
2.5.3 Hình phạt tử hình. 40
KIẾN NGHỊ. 44
KẾT LUẬN. 48
Danh mục tài liệu tham khảo.
4
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Tham nhũng là một hiện tượng có tính lịch sử, đang làm đau đầu không chỉ các
nước có tỉ lệ tham nhũng cao mà còn là vấn đề của tất cả các nước trên thế giới. Theo
thống kê của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2008 (Transparency International), Việt
Nam xếp hạng 121 trong số 180 nước được điều tra về vấn đề tham nhũng1. Một con số
đáng để cho những nhà lãnh đạo đất nước quan tâm và suy ngẫm. Ngoài việc gây thiệt
hại về vật chất, tham nhũng còn gây ra sự bất bình trong nhân dân, tạo nên sự bất công
trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ. Từ đó, tham nhũng ảnh
huởng rất lớn về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội và cả sự phát triển của đất nước đó
Một đất nước với tình trạng tham nhũng lâu ngày không giải quyết sẽ dẫn đến
sự mất lòng tin của dân chúng vào bộ máy lãnh đạo, đây là một điều hết sức nguy hiểm
cho sự tồn vong của mỗi quốc gia.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng lợi
dụng mọi cơ hội để chống phá đất nước thì việc chống tham nhũng lại càng quan trọng.
Bởi vì một đất nước muốn đứng vững trên sân chơi quốc tế, đứng vững trước sự chống
phá từ bên ngoài thì bắt buộc đất nước ấy phải có một nội lực mạnh mẽ, và nội lực ấy
phải bắt nguồn từ một bộ máy chính trị trong sạch từ trung ương đến địa phương. Đã
đến lúc, chúng ta phải nỗ lực hết sức, cố gắng hết mình để phòng và chống tham nhũng
nhằm làm hệ thống chính trị thêm vững mạnh.
Việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tế, góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu về vấn đề tham nhũng và chống
tham nhũng. Cụ thể hơn, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về tên gọi của Luật, hiệu
lực hồi tố, thẩm quyền cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng và về hình phạt
đối với các tội danh về tham nhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng của Việt
Nam (29/11/2005), đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với Luật phòng, chống
1
5
tham nhũng của Singapore về các vấn đề trên để từ đó rút ra những nhận xét, đánh
giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơ chế phòng, chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay. Cụ thể hơn, đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào việc so sánh những điểm
giống nhau và khác nhau giữa Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và
Singapore trên những khía cạnh sau:
Tên gọi của luật.
Đối tượng điều chỉnh của luật.
Hiệu lực hồi tố.
Thẩm quyền của cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng.
Hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng.
Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng
Sản và Nhà nước Việt Nam về pháp luật, các văn bản pháp luật của Việt Nam và
Singapore, một số tác phẩm, bài viết, bài báo, những bài tham luận của các tác giả về
tội phạm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng…
Công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh,
tổng hợp, diễn giải… nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung đề tài:
Đề tài bao gồm hai phần chính. Đầu tiên, nhóm tác giả sẽ trình bày những vấn
đề lý luận khái quát về tham nhũng. Đây sẽ là tiền đề để nhóm tác giả tiến hành việc
phân tích và so sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong pháp luật về phòng
chống tham nhũng của Singapore và Việt Nam, để từ đó có những kiến nghị, và giải
pháp.
6
Bố cục đề tài:
Đề tài được kết cấu bởi các nội dung cơ bản sau:
o Mục lục.
o Lời mở đầu.
o Nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng.
Chương 2: So sánh luật phòng chống tham nhũng 2005 của Việt
Nam và Luật phòng chống tham nhũng của Singapore.
o Kiến nghị.
o Kết luận.
o Danh mục tài liệu tham khảo.
o Phụ lục:
Luật phòng chống tham nhũng Singapore (bản tiếng Việt_người
dịch: Nguyễn Hồ Quảng Giang)
Luật phòng chống tham nhũng Singapore (nguyên gốc tiếng Anh)
Tên Viết tắt
Bộ luật hình sự năm 1999 BLHS
Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội UBTVQH
Hội đồng nhân dân HĐND
Ủy ban nhân dân UBND
7
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1.1 Khái niệm và nguyên nhân tham nhũng
1.1.1 Khái niệm tham nhũng.
Tham nhũng là một hiện tượng đã và đang xảy ra phổ biến trong xã hội, trở
thành quốc nạn chung của các quốc gia, làm tổn hại đến chính phủ, làm mất uy tín của
cơ quan công quyền và có ảnh hưởng rất lớn đối với người nghèo. Chủ tịch tổ chức
International Transparency, Peter Eigen, nhận xét: “Tham nhũng là nguyên nhân chính
của đói nghèo, khoá chặt người dân trong vòng nghèo khổ”2. Quan trọng hơn, tham
nhũng còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như uy tín và
vị thế của chính quốc gia ấy trên trường quốc tế. Giống như nhiều nước trên thế giới, ở
nước ta trong thời gian gần đây chính phủ đã quyết tâm rất cao trong việc phòng chống
tham nhũng và bước đầu đã có những biện pháp thật sự quyết liệt như việc ban hành
Luật phòng, chống tham nhũng 2005, đưa ra ánh sáng nhiều vụ án tham nhũng lớn…
Thế nhưng muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết cần phải có
nhận thức rõ về cơ sở lý luận của hiện tượng này. Trong đó, việc tìm hiểu nội hàm khái
niệm và nguyên nhân tham nhũng là một việc cần thiết để giúp hiểu rõ được tận gốc
của vấn đề, từ đó có những biện pháp chính xác và hiệu quả nhằm giải quyết được triệt
tiêu và toàn diện vấn nạn đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới.
Theo định nghĩa của tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency
International_TI)3 tham nhũng là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn,
hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Theo định nghĩa trên thì
tham nhũng là hành vi của người có địa vị cao trong xã hội (thường là trong các cơ
quan công quyền) mà từ vị trí đó họ có thể dễ dàng trục lợi cho bản thân thông qua
những việc làm trái pháp luật của mình. Nhưng trên thực tế, không chỉ cán bộ lãnh đạo,
cán bộ công quyền mới tham nhũng. Ví dụ như trường hợp Nguyễn Lâm Thái, không
phải là cán bộ Nhà nước nhưng y đã thông qua một vài công ty ma, móc ngoặc với
2
3
8
quan chức ngành bưu chính viễn thông để nâng giá thiết bị bưu điện lên hàng chục lần,
rút ruột hàng chục tỷ đồng của nhà nuớc4.
Theo từ điển tiếng Việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
nhân dân lấy của”5. Tuy nhiên, với khoa học pháp lý, định nghĩa này quá đơn giản và
chung chung, chưa phản ánh hết các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng. Vì tham
nhũng không chỉ xảy ra bằng việc gây khó dễ, đối tượng chịu tác động không chỉ là
nhân dân, tham nhũng có thể diễn ra dưới rất nhiều hình thức và trong nhiều họat động,
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, hành chính, giáo dục… Bên cạnh đó, đối tượng mà chủ
thể tham nhũng hướng tới không đơn giản chỉ là lợi ích của cải vật chất mà đó có thể là
một lời hứa hẹn về sự thăng tiến trong công việc, một sự bảo đảm khi hành vi tham
nhũng đó bị phát giác…
Theo World Bank6 (ngân hàng thế giới) không đưa ra khái niệm tham nhũng bởi
giữa các quốc gia thành viên có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có thể xác định được
hành vi tham nhũng dựa trên ba yếu tố:
Một là, hành vi tham nhũng liên quan tới việc chào mời, cho, nhận hoặc gạ gẫm
một thứ gì đó có giá trị nhằm tác động tới hành động của một công chức Nhà nước
trong quá trình mua sắm hoặc thực hiện hợp đồng.
Hai là, hành vi gian lận như: việc thể hiện sai các thông tin thực tiễn nhằm tác
động tới một quá trình mua sắm hoặc quá trình thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho
bên vay. Hành vi gian lận bao gồm các hành vi thông đồng giữa các nhà thầu (truớc
hoặc sau khi dự thầu) nhằm tạo ra các mức thầu giả tạo khi cạnh tranh, và tước đi
những lợi ích mà việc cạnh tranh tự do, công khai đem lại cho bên vay.
Ba là, hoạt động mua sắm sai nguyên tắc, xảy ra khi một hợp đồng do ngân
hàng tài trợ vi phạm các quy trình mà ngân hàng và các khách hàng đã thỏa thuận và
không tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng tín dụng.
Theo World Bank, tham nhũng đề cập đến hành vi chào mời, thông đồng giữa
các chủ thể tham nhũng (cả nhóm có quyền lực và không quyền lực). Tuy nhiên, vì đây
là những yếu tố do một tổ chức thiên về kinh tế đưa ra, nên định nghĩa về tham nhũng
chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ tài chính như chỉ tập trung vào những vấn đề có liên
4
5 Từ điển tiếng Việt, NXB Văn Hóa năm 2002, trang 115
6 www.worldbank.org
9
quan nhiều nhất tới các chính sách và quy trình của tổ chức tài chính này như các khoản
vay, đấu thầu, mua sắm… mà không có một cái nhìn bao quát toàn diện vấn đề trên các
khía cạnh khác như khía cạnh văn hóa chính trị tham nhũng. Do đó đã làm thu hẹp đi
ngoại diên của định nghĩa về tham nhũng. Bởi vì tham nhũng có thể xảy ra ở bất cứ lĩnh
vực nào, không phân biệt cấu trúc chính trị hay trình độ kinh tế - xã hội của một nước.
Nói chung, tham nhũng dễ xảy ra nhất ở nơi mà các khu vực công cộng và tư nhân gặp
nhau. Bên cạnh đó, tham nhũng còn xảy ra ngay cả trong việc bầu và bổ nhiệm các
quan chức thuộc tất cả các cấp, từ Trung ương đến địa phương. Tham nhũng còn thể
hiện trong việc bổ nhiệm các thành viên gia đình, những nguời trong họ hàng và bạn bè
vào những cơ quan công cộng có vị thế độc quyền, có thể thu lợi nhuận trong một lĩnh
vực họat động nào đó ở khu vực tư nhân hoặc công cộng. Ngoài ra, ở định nghĩa trên,
dấu hiệu về mặt chủ quan của việc tham nhũng cũng không được đề cập cụ thể, việc
tham nhũng là vì lợi ích của chính người đó hay cho những người khác có liên quan, có
quan hệ phụ thuộc? Việc tham nhũng là do chủ thể cố ý hay vô tình liên quan và không
nhận ra hành vi của mình là tham nhũng. Đây là một tình tiết đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình định tội, vì theo BLHS Việt Nam, vấn đề yếu tố lỗi là một trong
những điều cần xem xét đến, khi muốn xác định tội danh cho một hành vi nào đó, và do
vậy, hành vi tham nhũng cũng không ngọai lệ. Bởi vì mặt chủ quan là một trong những
yếu tố quan trọng trong việc cấu thành tội phạm, không một cá nhân nào phải gánh chịu
một tội phạm nếu người đó không có lỗi trong việc gây ra tội phạm đó.
Đối với pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật phòng, chống tham nhũng 2005,
ngay tại Điều 1 đã định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Về khái niệm “người có chức vụ,
quyền hạn” ngay trong bộ luật này tại khoản 3 Điều 1 cũng đã có sự giải thích bằng
phuơng pháp liệt kê. Theo đó, thuật ngữ trên bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo,
quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
10
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Phương pháp liệt kê thường được sử dụng đối với những định nghĩa có ngọai
diên hẹp vì sẽ giúp bao hàm được tất cả những thành tố phụ thuộc định nghĩa đó. Đối
với khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn”, theo nhóm tác giả là một khái niệm
không dễ dàng hiểu rõ và tường tận, vì thế nếu sử dụng định nghĩa liệt kê ở đây sẽ khó
bao quát được tất cả các yếu tố thuộc ngọai diên của khái niệm này. Nhất là khi khái
niệm này lại được dùng trong định nghĩa “tham nhũng”, một định nghĩa còn nhiều tranh
cãi. Nên chăng chúng ta dùng phương pháp diễn giải sẽ hợp lý và toàn diện hơn?
Bên cạnh đó, nếu người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng chứ không lợi dụng
chức vụ quyền hạn thì có cấu thành tội tham nhũng không? Bởi vì khái niệm và hành vi
của hai thuật ngữ “lạm dụng” và “lợi dụng” không hoàn toàn giống nhau. Theo định
nghĩa của Từ điển pháp luật Hình sự: “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi
vượt quá quyền hạn làm trái công vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn. Tội
lạm quyền trong khi thi hành công vụ là trường hợp đặc biệt của tội lợi dụng chức vụ và
quyền hạn. Xét về bản chất, lạm quyền cũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhưng có
điểm khác là chủ thể đã vượt quá quyền hạn của mình, hoặc nói cách khác chủ thể đã
thực hiện việc làm không thuộc thẩm quyền, và nội dung việc làm đó là sai”7. Từ đó có
thể đưa ra nhận xét: trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nội dung việc làm
của chủ thể là sai nhưng việc làm đó thuộc phạm vi và chức trách của chủ thể. Do đó,
có thể thấy rằng trường hợp lạm dụng quyền hạn sẽ có tính nguy hiểm cao hơn.
Từ những luận cứ và phân tích trên đây, nhóm tác giả đưa ra khái niệm chung
về tham nhũng như sau: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn theo
quy định của pháp luật đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi,
nhằm đạt được những lợi ích vật chất, tinh thần hay những lợi ích khác, cho bản thân
hay cho người khác”.
Bàn về tham nhũng thì một trong những vấn đề thu hút nhiều sự chú ý và quan
tâm của các nhà chuyên môn chính là nguyên nhân của tham nhũng. Vì muốn giải
quyết triệt để và tận gốc vấn nạn này cần phải hiểu rõ được cội nguồn của nó. Cũng
7 Từ điển pháp luật Hình Sự_ PGS-TS Nguyễn Ngọc Hoà, PGS-TS Lê Thị Sơn_ NXB Tư pháp 2006 (trang
144, 145)
11
giống như muốn chữa được bệnh thì trước hết phải tìm được nguyên nhân, trên cơ sở
đó sẽ có được những biện pháp tốt nhất để lọai trừ. Từ những biểu hiện muôn hình vạn
trạng của tham nhũng trong thực tế, nhóm tác giả rút ra một số nguyên nhân chính hình
thành nên hiện tượng này.
1.1.2 Nguyên nhân của tham nhũng.
Nguyên nhân của tham nhũng là những nhân tố bên trong, trực tiếp tác động đến
việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội, đến những đặc điểm nhân cách bền vững
của người phạm tội và có vai trò quyết định đối với việc thực hiện hành vi phạm tội.
Điều phổ biến nhất trong tư duy chủ quan của những người có hành vi tham nhũng
chính là sự nhìn nhận, đánh giá sai lệch về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ. Những
người có ý thức không đầy đủ về mối quan hệ biện chứng giữa quyền và nghĩa vụ xã
hội của mình trong cộng đồng đã không chịu cống hiến và cũng không chịu tự điều
chỉnh hành vi của mình trong giới hạn có thể để thỏa mãn nhu cầu. Yếu tố “tham” trong
tham nhũng chính là biểu hiện của sự thái quá về nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu
cầu đó bất chấp những đòi hỏi khách quan của cộng đồng.
Một là, nguyên nhân kinh tế:
Hiện nay trong thời buổi kinh tế thị trường, lạm phát gia tăng, gía cả các mặt
hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng gia tăng. Theo bản đính kèm theo
nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, theo đó lương đối với
một chuyên gia cao cấp trong lĩnh cực công nghệ - thông tin tối đa là 2.900.000 đồng
trong khi đó thì mức lương của nhân viên trong khu vực tư nhân thì lương của một kỹ
sư công nghệ thông tin khi mới ra trường có thể lên đến 1.000 USD hoặc 2.000 USD.
Qua những số liệu đó cho ta thấy được sự chênh lệch giữa mức lương của một nhân
viên trong khu vực Nhà nước và một nhân viên trong khu vực tư nhân. Theo Điều 44
Luật cán bộ công chức năm 2008 và theo thông tư 07/2008/TT-BNV về việc hướng dẫn
thực hiện một số quy định về thi nâng ngạch công chức thì việc nâng ngạch công chức
phải trải qua nhiều khó khăn. Do đó lương cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước
đã thấp, mà việc nâng ngạch để tăng lương thì lại trải qua rất nhiều công đoạn, dẫn đến
việc tăng lương là vô cùng nhiêu khê, phức tạp. Mặc dù Nhà nước cũng tiến hành điều
12
chỉnh mức lương tối thiểu từ tháng 4/1993 là 110.000 đồng nâng dần qua các mốc
12/1993 là 120.000 đồng, 1/1997 là 144.000 đồng, 1/1999 là 180.000 đồng, 1/2001 là
210.000 đồng, 1/2003 là 290.000 đồng, 10/2005 là 350.000 đồng, 10/2006 là 450.000
đồng và và sau đó tăng lên là 540.000 đồng, và đến ngày 01/05/2009 tăng lên 640.000
đồng, nhưng mức lương đó vẫn còn quá thấp so với việc leo thang của vật giá. Bàn về
vai trò của yếu tố kinh tế đối với sự phát triển, chủ nghĩa Mác kết luận rằng: “Kinh tế là
cơ sở, là căn nguyên của rất nhiều hiện tượng xã hội dựa vào đó để phát sinh và tồn tại,
trong đó không loại trừ nạn tham nhũng. Các vi phạm pháp luật thường do nhân tố kinh
tế tạo ra.” Vì vậy, một khi yếu tố kinh tế không được bảo đảm dễ dẫn đến tình trạng cán
bộ công chức Nhà nước muốn trang trải được cuộc sống buộc họ phải tìm cách để gia
tăng nguồn thu nhập, và một trong những biện pháp họ có khả năng thực hiện với chức
vụ và quyền hạn trong tay chính là tham nhũng. Đối với Singapore mức lương của cán
bộ công chức Nhà nước và mức lương của nhân viên trong khu vực tư nhân được điều
chỉnh để bằng nhau, trong đó có một số chức danh trong chính phủ có mức lương cao
hơn so với mức lương của khu vực tư nhân. “Đối với lương thủ tướng năm 2000 là hơn
1,1 triệu đôla Mỹ, ngay cả thủ tướng có thâm niên ít nhất cũng nhận được 550 000 đôla
Mỹ nhiều hơn lương tổng thống Mỹ”8, còn khi đất nước gặp khó khăn thì biểu lương
của cán bộ công chức cũng giảm xuống theo sự giảm xuống của lương nhân viên trong
khu vực kinh doanh. Việc đó không chỉ đảm bảo cho nhân viên, cán bộ công chức của
Singapore có được cuộc sống khá giả, được huởng mức luơng đúng theo tình hình cuộc
sống thực tế, mà còn hạn chế được hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức. Vì khi
đáp ứng đủ nhu cầu của mình với mức lương thì không cần thiết phải có hành vi tham
nhũng để trở thành tội phạm. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “chúng ta không sợ thiếu,
chỉ sợ không công bằng”9, và câu nói đó thể hiện một cách rõ nét về vấn đề này.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế cũng góp phần
hình thành tham nhũng. Đối với các doanh nghiệ