Đề tài So sánh sự khác nhau trong nội dung của các khái niệm lợi thế trong thương mại quốc tế. Theo các dấu hiệu lợi thế, hãy phân tích nội dung quan hệ thương mại của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Bình luận về hiệu ứng (trước mắt và l

Toàn cầu hóa nền kinh tế là quá trình phổ biến theo hướng nhất thể hóa trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động những mô hình cấu trúc trong lĩnh vực kinh tế và khoa học kĩ thuật. Chính vì th ế việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế là rất quan trọng đối với bất kì quốc gia nào. Trong đó các nước đang phát triển tham gia với động lực là mở rộng thị trường xuất khẩu tạo mối liên kết giữa các quốc gia, khu vực với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả. Và cho đến nay một số quốc gia đang phát triển đã có tiến bộ vượt bậc như: Ở Đông Nam Á có Thái Lan, Malayxia, Singapo đã chuy ển mạnh sang hướng xuất khẩu và có thành quả tốt. Tận dụng những lợi thế của mình về lao động và nguồn tài nguyên phong phú, việc tham gia thương mại quốc tế giúp cho các nước đang phát triển có nhiều cơ hội việc làm, nâng cao mức sống dân cư và còn có cơ hội hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu. Để phân tích những lợi thế này nhóm em xin đưa ra đề tài nguyên cứu: ‘‘So sánh sự khác nhau trong nội dung của các khái niệm lợi thế trong thương mại quốc tế. Theo các dấu hiệu lợi thế, hãy phân tích nội dung quan hệ thương mại của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Bình luận về hiệu ứng (trước mắt và lâu dài) của mối quan hệ thương mại này đối với các nước đang phát triển’’ nhằm có cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ này từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển thương mại quốc tế tại các nước đang phát triển.

pdf20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4392 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh sự khác nhau trong nội dung của các khái niệm lợi thế trong thương mại quốc tế. Theo các dấu hiệu lợi thế, hãy phân tích nội dung quan hệ thương mại của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Bình luận về hiệu ứng (trước mắt và l, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ PHÁT TRIỂN So sánh sự khác nhau trong nội dung của các khái niệm lợi thế trong thương mại quốc tế. Theo các dấu hiệu lợi thế, hãy phân tích nội dung quan hệ thương mại của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Bình luận về hiệu ứng (trước mắt và lâu dài) của mối quan hệ thương mại này đối với các nước đang phát triển HÀ NỘI, THÁNG 06- 2013 LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa nền kinh tế là quá trình phổ biến theo hướng nhất thể hóa trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động những mô hình cấu trúc trong lĩnh vực kinh tế và khoa học kĩ thuật. Chính vì thế việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế là rất quan trọng đối với bất kì quốc gia nào. Trong đó các nước đang phát triển tham gia với động lực là mở rộng thị trường xuất khẩu tạo mối liên kết giữa các quốc gia, khu vực với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả. Và cho đến nay một số quốc gia đang phát triển đã có tiến bộ vượt bậc như: Ở Đông Nam Á có Thái Lan, Malayxia, Singapo đã chuyển mạnh sang hướng xuất khẩu và có thành quả tốt. Tận dụng những lợi thế của mình về lao động và nguồn tài nguyên phong phú, việc tham gia thương mại quốc tế giúp cho các nước đang phát triển có nhiều cơ hội việc làm, nâng cao mức sống dân cư và còn có cơ hội hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu. Để phân tích những lợi thế này nhóm em xin đưa ra đề tài nguyên cứu: ‘‘So sánh sự khác nhau trong nội dung của các khái niệm lợi thế trong thương mại quốc tế. Theo các dấu hiệu lợi thế, hãy phân tích nội dung quan hệ thương mại của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Bình luận về hiệu ứng (trước mắt và lâu dài) của mối quan hệ thương mại này đối với các nước đang phát triển’’ nhằm có cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ này từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển thương mại quốc tế tại các nước đang phát triển. 1. So sánh sự khác nhau trong nội dung của các khái niệm lợi thế trong thương mại quốc tế 1.1 Các khái niệm lợi thế Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi. Nếu một quốc gia không thu được gì, hoặc bị lỗ, họ sẽ từ chối thương mại. Thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối. Khi một quốc gia sản xuất một hàng hóa có hiệu quả hơn so với quốc gia khác nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai, haiquốc gia có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa không có lợi thế. Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất và sản lượng của cả hai hàng hóa đều tăng. Sự tăng lên về sản lượng của haihàng hóa này do lượng thặng dư từ chuyên môn hóa trong sản xuất được phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua thương mại. Theo khía cạnh này, một quốc gia cũng tương tự như một cá nhân, không nên cố gắng sản xuất tất cả hànghóa cho mình, mà nên tập trung sản xuất hàng hóa mình có sở trường nhất, đem trao đổi một phần sản phẩm đó lấy sản phẩm khác cần dùng, theo cách này tổng sản lượng của các cá nhân cộng lại sẽ tăng, phúc lợi của mỗi các nhân cũng tăng. Lý thuyết lợi thế so sánh Lợi thế so sánh hay Ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình." Lý thuyết lợi thế nguồn lực Lý thuyết lợi thế nguồn lực cho rằng các nước có nhiều vốn sẽ có lợi thế về chi phí về giá cả trong sản xuất hàng hóa công nghiệp những hàng hóa cần nhiều vốn hơn lao động. Họ có lợi nhuận trong việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nhiều vốn để đổi lại nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động từ những nước dồi dào về lao động. Lý thuyết về lợi thế nguồn lực: - Những sản phẩm khác nhau đòi hỏi các yếu tố sản xuất khác nhau. Ví dụ, sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi nhiều lao động trên một đơn vị tư bản hơn so với sản phẩm công nghiệp, những sản phẩm đòi hỏi nhiều vốn hơn so với với 1 đơn vị lao động hơn phần lớn những sản phẩm thô. Tỷ lê các yếu tố sản xuất những hàng hóa khác nhau sẽ phụ thuộc vào tương quan giá cả của chúng - Các nước có mức độ sẵn có về các yếu tố nguồn lực khác nhau. Nhìn chung, các nước phát triển dồi dào về nguồn vốn trong khi phần lớn các nước đang phát triển tương đối dồi dào nguồn lao động 1.2 So sánh sự khác nhau trong nội dụng của các khái niệm lợi thế trong thương mại quốc tế 1.2.1. Giống nhau - Đề cao vai trò của các cá nhân và doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ. - Các quốc gia đều nhận được lợi ích từ việc tham gia thương mại quốc tế. - Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa - Không có chi phí vận chuyển về hàng hóa - Những hàng hóa trao đổi giống hệt nhau - Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo. - Không có thuế quan và rào cản thương mại - Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế. 1.2.2. Khác nhau Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Sử dụng yếu tố chi phí sản xuất trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác. Xét theo chi phí sản xuất thì trong ví dụ dưới đây, Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga. Sản phẩm Chi phí sản xuất (ngày công theo lao động) Việt Nam Nga Thép (1 đơn vị) 25 16 Quần áo (1 đơn vị) 5 4 Lý thuyết lợi thế so sánh Sử dụng yếu tố chi phí cơ hội trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Xét ví dụ ở trên ta thấy, để sản xuất 1 đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở Việt Nam lại thấp hơn ở Nga, để sản xuất ra 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần 1/ 4 đơn vị. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga. Lý thuyết lợi thế nguồn lực Trong các lý thuyết về lợi thế so sánh mới chỉ đề cập đến những nguồn lực cụ thể như: vốn, hao phí lao động, nguyên vật liệu... tức là những nguồn lực cụ thể có hình hài, cân đong đo đếm được, tính được hệ số so sánh mà ta gọi đó là nguồn lực hữu hình. Bên cạnh đó còn có nguồn lực vô hình, khó đo đếm (vị trí địa lý, tiềm năng du lịch, nguồn nhân lực trí tuệ) cần được đánh giá đúng tầm quan trọng của chúng để có biện pháp khai thác. Lý thuyết lợi thế nguồn lực phân tích sâu về nguyên nhân vì sao giữa các nước lại có chi phí so sánh khác nhau. Đó chính là do sự khác nhau về mức độ sử dụng yếu tố để sản xuất sản phẩm sẽ quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh. Trong ví dụ ở trên, Việt Nam là nước tương đối sẵn về lao động sẽ sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may là mặt hàng cần nhiều lao động. Còn Nga là nước tương đối sẵn có về vốn sẽ sản xuất và xuất khẩu thép, là mặt hàng cần nhiều vốn. 2. Phân tích nội dung thương mại quốc tế của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển theo các dấu hiệu lợi thế Từ việc phân tích mối quan hệ thương mại qua các dấu hiệu lợi thế dẫn đến nội dung hoạt động xuất nhập khẩu ở dưới 2.1 Hoạt động xuất khẩu Theo Các lý thuyết lợi thế ở trên thì bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì phải biết được thế mạnh cũng như lợi thế lớn nhất của mình để từ đó tập trung các nguồn lực vào khai thác, sử dụng và phát huy hơn nữa các lợi thế đó .Có như vậy mới có thể đem về lợi ích tối đa cho đất nước.Điều này lại càng quan trọng với những nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước có một khu vực nông nghiệp rất lớn; nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí, tay nghề thấp, tiềm lực về vốn lại không có nên chưa thể đủ khả năng để phát triển sản xuất những ngành công nghiệp nặng, những ngành có hàm lượng chất xám cao. Từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, lao động,…cho thấy lợi thế lớn nhất của các nước đang phát triển chính là trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động . Do đó: Vận dụng lý thuyết lợi thế tuyệt đối: Ngay giai đoạn đầu tiên, các nước đang phát triển (ĐPT) đã chủ yếu tập trung vào sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng nông sản, những mặt hàng thô chưa qua sơ chế và sau này là những mặt hàng công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, giầy dép,… những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh các nước ĐPT cũng xác định: khi tham gia thương mại quốc tế bên cạnh việc chú trọng xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh là nông sản và hàng tiêu dùng cũngcần chủ trọng xuất khẩu những mặt hàng khác ít bất lợi nhất như: như các mặt hàng thuộc các ngành ngược như gia công chế tạo. Tiếp đó, các nước ĐPT cần tích cực và chủ trương thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ bên ngoài để thay thế mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao để tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời giảm các mặt hàng là nguyên liệu thô chưa qua sơ chế để sử dụng một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực để phát triển kinh tế một cách bền vững ( vận dụng lý thuyết lợi thế nguồn lực). Để phát huy hiệu quả của các lợi thế, các nước ĐPT đã tích cực mở cửa thương mại, tham gia hội nhập quốc tế nhằm mở rộng hơn thị trường, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế sang các nước phát triển. Từ năm 1970 đến năm 2005. Thương mại tăng trưởng đặc biệt nhanh tại các nước đang phát triển: Ở các nước thu nhập trung bình và thấp, xuất khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm GDP gần như tăng gấp ba; Ở các nước Đông và Đông nam Á :xuất khẩu tăng từ 7 phần trăm GDP vào năm 1970 lên 38 phần trăm vào năm 2005. Xuất khẩu cũng gia tăng đáng kể ở các nước ĐPT tại châu Mỹ Latinh và Nam Á. Nhưng ở Trung Đông, Bắc Phi và phần lớn châu Phi cận Sahara ít có thay đổi hơn. Các sản phẩm xuất khẩu chính vẫn là dầu hoả , các sản phẩm dầu khác, đồng, vàng, các nguyên vật liệu thô, khoáng sản, và hàng nông sản như ca cao và cà phê; nhưng không có hàng công nghiệp chế tạo. Năm 1970, xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của các nước Trung Đông và Bắc Phi (37 phần trăm), và châu Phi cận Sahara (22 phần trăm) lớn hơn nhiều so với các khu vực chính khác, nhưng đến năm 2002, tỷ số giữa xuất khẩu trên GDP không thay đổi lắm.Nhiều nước ĐPT đã trở thành những nước dẫn đầu về xuất khẩu một số các mặt hàng nông sản như Thái Lan dẫn đầu về xuất khẩu gạo, Brazil dẫn đầu về xuất khẩu chuối, các nước Trung Đông dẫn đầu về xuất khẩu dầu mỏ,…. Cùng với thời gian, người lao động ngày càng tiếp thu được các kỹ năng mới và gia tăng năng suất, thành phần hàng xuất khẩu ở các nước ĐPT cũng thay đổi, giảm dần hàng hoá sơ khai (nông nghiệp, khoáng sản, và nguyên liệu thô) đồng thời tăng dần hàng công nghiệp chế tạo ( hàng dệt may, da giầy, quần áo, linh kiện điện tử, vi tính..). Bảng 1 trình bày sự thay đổi thành phần hàng xuất khẩu của 17 nước đang phát triển.Năm 1970, hàng sơ khai xuất khẩu của Mauritius chủ yếu là mía; hàng công nghiệp chế tạo chỉ chiếm 2 phần trăm kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đến năm 2005, ba phần tư kim ngạch xuất khẩu là từ hàng công nghiệp chế tạo, khi Mauritius trở thành nước xuất khẩu chính các mặt hàng dệt sợi và may mặc. Sri Lanka cũng trải qua diễn tiến thay đổi gần giống hệt như vậy, và có sự thay đổi lớn tại một số nước khác. Nhưng ở những nước có tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu trì trệ, như Argentina, Honduras, và Senegal, xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số. Bảng 1: Sự thay đổi trong thành phần hàng xuất khẩu của một số nước ĐPT Tỷ phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu Quốc gia 1970 2005 Mặt hàng sơ khai Mặt hàng công nghiệp chế tạo Mặt hàng sơ khai Mặt hàng công nghiệp chế tạo Algeria 93 7 48 52 Argentina 86 14 87 13 Honduras 92 8 98 2 Ấn Độ 48 52 23 77 Indonesia 99 1 19 82 Hàn Quốc 23 77 7 93 Malaysia 93 7 23 77 Mauritius 98 2 25 75 Mexico 68 32 73 27 Pakistan 43 57 10 90 Peru 99 1 48 52 Senegal 81 19 78 22 Singapore 72 28 15 85 Sri Lanka 99 1 26 74 Thái Lan 95 5 15 85 Tunisia 81 19 19 81 Venezuela 99 1 66 34 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Các chỉ báo phát triển thế giới 2005 (Washington D.C.: Ngân hàng Thế giới, 2005). Về thị trường xuất khẩu, đối với hầu hết các nước ĐPT, hoạt động xuất khẩu sang các nước phát triển vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây xu hướng này đã có những thay đổi đặc biệt là ở châu Á .Gần một nửa hàng xuất khẩu của châu Á ngày nay là xuất sang các nước châu Á khác so với chỉ khoảng một phần tư vào năm 1980. Nguyên vật liệu thô và hàng hoá trung gian sản xuất tại một nước châu Á ngày nay có thể được xuất sang một nước láng giềng để làm ra thành phẩm sau cùng rồi xuất đi nước khác. Hơn nữa, khi thu nhập ở châu Á tăng mạnh, các nước này trở thành điểm đến sau cùng cho nhiều nguyên vật liệu thô và hàng hoá tiêu dùng. Một tỷ trọng lớn xuất khẩu khí gas tự nhiên của Indonesia được xuất sang Hàn Quốc và các nước khác trong khu vực. Sự vươn lên thật ấn tượng của Trung Quốc đặc biệt đáng kể: Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng nhanh như xuất khẩu, và đất nước này hiện là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới. Tỷ trọng đáng kể hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu của Trung Quốc được lắp ráp từ các linh kiện nhập từ các nước khác trong các khu vực. Các mặt hàng lương thực thực phẩm từ Philippines hiện được bán ở Trung Quốc nhiều hơn là xuất sang Hoa Kỳ 2.2 Hoạt động nhập khẩu Tận dụng các lợi thế của các mình về vốn, nước đang phát triển nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng vốn cao. Nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng có tính chất công nghệ cao như: nhóm hàng máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử. Số lượng nhập khẩu các mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn. Và nhóm hàng này đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu thúc đẩy xuất khẩu cũng nhu nhu cầu sản xuất kinh doanh tại các nước này đang tăng lên. Tại các nước này tình trạng nhập siêu cao cho thấy khả năng cạnh tranh không cao của các hàng hóa thay thế nhập khẩu. Nhưng bên cạnh đó tình trạng nhập siêu còn có thể coi là điều kiện để cải thiện nhập siêu trong chu kì kinh doanh tiếp theo khi máy móc thiết bị nhập về để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Tại các nước này, nhập khẩu chưa bền vững do vẫn chú trọng nhập khẩu công nghệ trung gian, chưa có biện pháp dài hạn để kiềm chế nhập siêu cũng như chưa có những chính sách khuyến khích xuất khẩu đúng mực. Nhập khẩu chưa quản lý tốt tại các nước đang phát triển đã góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường , tình trạng nhập khẩu hàng hóa không được đảm bảo các quy định an toàn và môi trường còn khá là phổ biến tại các quốc gia này. Việc nhập khẩu các thiết bị lạc hậu, thực phẩm kém chất lượng, hóa chất độc hại chưa được ngăn chặn. Quản lý nhập khẩu chưa tốt làm nảy sinh hiện tượng gian lận thương mại, một số nhóm người thu lợi bất chính từ hoạt động nhập khẩu, làm trầm trọng hơn sự bất ổn định về kinh tế xã hội Hiện nay để cải thiện cán cân thanh toán của mình, các nước đang phát triển đang lỗ lực trong chiến lược hạn chế các mặt hàng nhập khẩu, khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ. Đã có những chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp thay thế. Các mặt hàng này thường là các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp bằng các nguồn cung cấp và sản xuất trong nước. Để hạn chế nhập khẩu, các nước đang phát triển thực hiện các hàng rào thuế quan hoạch hạn ngạch đối với các mặt hàng đó, sau đó cố gắng xây dựng nền công nghiệp trong nước về sản phẩm đó. 3. Bình luận về hiệu ứng của mối quan hệ thương mại của các nước đang phát triển với các nước phát triển 3.1 Hiệu ứng trước mắt Cái được Quan hệ thương mại với các nước phát triển đem lại cho các nước đang phát triển nhiều tác động tích cực như: Tăng thu nhập quốc dân, Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội… Tăng thu nhập quốc dân Một trong những biện pháp mà các chính phủ các nước đang phát triển hay sử dụng để tăng thu nhập quốc dân là tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại với các nước tìm kiếm thị trường trong xuất nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá. Quan hệ thương mại với các nước phát triển sẽ giúp các nước đang phát triển dễ dàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu gia tăng tăng thu nhập quốc dân. Các nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy các biện pháp hạn chế thương mại của các quốc gia đang phát triển cao gấp bốn lần so với của các nước có thu nhập cao. Như vậy, các nước phát triển muốn gia tăng thu nhập cần thiết phải việc tham gia các quan hệ thương mại và bỏ bớt các rào cản. Theo Ngân hàng Thế giới, các quốc gia đang phát triển sẽ được hưởng lợi khoảng một nửa trong tổng số tất cả các lợi ích kinh tế từ tự do hóa thương mại hàng hóa. Thu nhập hàng năm của các nước đang phát triển dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng thêm 142 tỷ đô-la, tương đương 49% lợi ích toàn cầu. Nếu tính cả những phát triển đầy năng động của các nền kinh tế thì mức tăng đó sẽ lên tới 259 tỷ đô-la, tương đương 56% lợi ích toàn cầu. Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, đối với các quốc gia đang phát triển đã giảm bớt rào cản thương mại, mức thu nhập bình quân đầu người thực tế đã tăng nhanh xấp xỉ ba lần (5%/năm) trong khi các quốc gia đang phát triển khác chỉ đạt 1,4%. Các nước phát triển chính là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm của các nước đang phát triển. Do dó, phát triển quan hệ thương mại với các nước phát triển sẽ đem lại thêm một nguồn thu nhập từ xuất khẩu cho các nước đang phát triển. Hơn nữa, khi tham gia vào quan hệ thương mại với các nước phát triển, các nước đang phát triển có thể thu hút thêm được vốn đầu tư và nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ các nước phát triển có công nghệ tiên tiến để từ đó phát triển công nghệ kỹ thuật của nước mình, tăng năng suất lao động, đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước. Thu nhập quốc dân phản ánh một cách khái quát nhất quy mô sản lượng hàng hoá và dịch vụ đã làm ra trong một năm của một quốc gia, do vậy, gia tăng khả năng sản xuất hàng hoá dịch vụ trong nước đồng nghĩa với việc gia tăng thu nhập quốc dân của quốc gia đó. Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Quan hệ thương mại phát
Luận văn liên quan