Đề tài So sánh về các hoạt động marketing của khu du lịch Đại Nam với một số khu du lịch giải trí khác như: Đầm Sen, Suối Tiên, Madagui

Hiện nay, đời sống người dân càng được cải thiện đáng kể thì nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng cao, với chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách là Khu du lịch Đại Nam (thuộc tỉnh Bình Dương), đây là một khu du lịch phức hợp biển ,hồ, sông , núi, tường thành quy mô, tráng lệ và các sản phẩm nổi tiếng có đạt nhiều kỹ lục quốc gia. Đại Nam là khu du lịch mới hình thành và đưa vào kinh doanh nên trong quá trình hoạt động khó tránh những thiếu sót, hay chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Vì vậy chúng tôi muốn thông qua cuộc nghiên cứu này góp một phần nhỏ giúp Khu du lịch Đại Nam hoàn thiện và phát triển hơn. Đồng thời, chúng tôi muốn vận dụng những kiến thức đã được học vào chuyên ngành marketing, thương mại và dịch vụ.

doc90 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh về các hoạt động marketing của khu du lịch Đại Nam với một số khu du lịch giải trí khác như: Đầm Sen, Suối Tiên, Madagui, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam nói chung, và các khu du lịch nói riêng. Có nhiều khu du lịch ở miền Nam đất nước được nghiên cứu, khảo sát, nhằm thu hút khách du lịch, tăng doanh thu, nâng cao uy tín đối với khách du lịch…Trong đó có Suối Tiên, Đầm Sen, Madagui… Nhưng khu du lịch “ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ” ở tỉnh Bình Dương thì chưa được nghiên cứu. Có lẽ vì khu du lịch mới đưa vào hoạt động gần 1 năm nay, và cũng còn nhiều công trình của khu du lịch đang được hoàn thành để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước Việt Nam. Cũng chính vì thế và một số điều kiện khách quan khác, nhóm chỉ nghiên cứu về hoạt động chiêu thị của khu du lịch “ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ”. Khu du lịch “ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ” – là một khu du lịch có phong cảnh đẹp, diện tích rộng lớn, nhiều công trình vĩ đại, gợi nhớ lịch sử, nguồn gốc đân tộc Việt Nam… Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít các vấn đề bất cập đáng phải bàn luận, để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sự hiểu biết của du khách về khu du lịch, gia tăng số lượng khách tham quan đến với Khu du lịch… Ban quản trị Khu du lịch cần nỗ lực hơn nữa để phát huy những lợi thế của mình bên cạnh đó khắc phục những nhược điểm nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với mình nhiều hơn nữa, làm tăng thêm thu nhập cho sự phát triển của Khu du lịch, cung như góp phần tăng trưởng du lịch Việt Nam. Nghiên cứu hành vi của khách du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là khách du lịch đã đến với Khu du lịch, đang tham quan, nghĩ dưỡng tại Khu du lịch. Nắm được cái nhìn và sự phản hồi của du khách được phỏng vấn tại Khu du lịch “ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ”, cũng như các du khách được phỏng vấn tại TP. Hồ Chí Minh về các dịch vụ du lịch khi đến với Khu du lịch. Nghiên cứu để từ đó tìm ra những điểm mà du khách không hài lòng nhằm phục vụ và thõa mãn khách du lịch khi đến với Khu du lịch. Nghiên cứu các phương thức quảng cáo, cũng như các phương tiện quảng cáo mà Ban quản trị Khu du lịch đã sử dụng, nhằm tìm ra những điểm yếu, những thiếu sót, để bổ sung và thực hiện quảng cáo, PR tốt hơn, nhằm quảng bá “ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ” đến với khách thập phương. Nghiên cứu và đưa ra một số hoạt động chiêu thị cho Khu du lịch, nhằm đáp ứng tốt hơn các dịch vụ của KDL, nâng cao chất lương phục vụ đối với khách hàng. Giữ khách hàng lại với KDL, khách đến 1 lần sẽ đến lần 2, 3,… và giới thiệu cho người than cùng du lịch. Sử dụng cả hai nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp để nghiên cứu đề tài. Thông tin thứ cấp được lấy từ các nguồn thông trên mạng, sách báo,..nguồn thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn 200 mẫu bằng bảng questionnaire kết hợp với thảo luận nhóm để đưa ra hướng giải quyết. Kết quả thu thập được đưa vào các biểu đồ để phân tích và báo cáo. Tìm ra nhược điểm mà Khu du lịch còn thiếu trong cái nhìn của khách du lịch. Đưa ra một số biện pháp khắc phục những nhược điểm mà Khu du lịch chưa đáp ứng được, Phân tích SWOT và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của KDL. Phân tích 7P để biết được tổng quan về khu du lịch, con người, quy trình, sản phẩm, khuyến mãi, .. của KD, từ đó biết được những lí do mà du khách còn e ngại khi đến với KDL, những điều mà Ban quản trj KDL đã làm được và chưa làm được để phát triển KDL hơn nữa. MỤC LỤC TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI v MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH: Error! Bookmark not defined. 1. DANH MỤC BẢNG: ix 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ: ix 3. DANH MỤC HÌNH ẢNH: x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x CHƯƠNG I: 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lí do chọn đề tài: 1 1.2 Mục đích nghiên cứu: 1 1.3 Nội dung nghiên cứu: 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu: 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu: 2 1.6 Giới hạn nghiên cứu: 2 1.7 Các mặt hạn chế của đề tài: 3 CHƯƠNG II: 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN: 4 2.1.1 Mô hình lí thuyết 7P trong marketing dịch vụ: 4 2.1.2 Mô hình ma trận SWOT: 8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 CHƯƠNG III: 10 TỔNG QUAN 10 3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NƯỚC: 10 3.1.1 Về khách du lịch: 10 3.1.2 Về thu nhập du lịch: 12 3.1.3 Về quan hệ hợp tác quốc tế: 16 3.2 GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ KHU DU LỊCH ĐẠI NAM: 16 CHƯƠNG IV: 18 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1 PHÂN TÍCH 7P: 18 4.1.1 Saûn phaåm ...20 4.1.2 Địa điểm 50 4.1.3. Chiêu thị: 55 4.1.3 Con người 66 4.1.4 Quy trình: 71 4.1.5 Dấu hiệu vật thể: 75 4.2PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG CHIẾN LƯỢC: 77 4.2.1 Ma trận SWOT 77 4.2.2 Đề xuất một số chiến lược trên ma trận SWOT 79 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 5.1. Kết Luận: 82 5.2. Kiến nghị: 83 1. Quảng cáo 83 2. Tổ chức sự kiện: 84 3. Khuyến mãi: 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 86 BẢNG KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ CỦA KDL “LẠC CẢNH VĂN HIẾN ĐẠI NAM” 86 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH: DANH MỤC BẢNG: Bảng 1: 3.1 Số lượng khách du lịch hàng năm 12 Bảng 2: 3.2 Thu nhập du lịch 13 Bảng 3: 4.1 Giá vé vào cổng KDL 37 Bảng 4: 4.2 So sánh 1 số DV vô hình của KDL 38 Bảng 5: 4.3 So sánh giá trò chơi các KDL 42 Bảng 6: 4.4 Giá thuê các loại xe 44 Bảng 7: 4.5 Giá phòng ngủ tại khách sạn thành Đại Nam 45 Bảng 8: 4.6 Giá thuê phòng trọ 46 Bảng 9: 4.7 Các dịch vụ tiện ích trong khách sạn thành Đại Nam 47 DANH MỤC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1: 3.1 Cơ cấu trình độ lao động có chuyên môn du lịch của ngành du lịch 15 Biểu đồ 2: 3.2 Cơ cấu trình độ lao động gián tiếp của ngành du lịch 15 Biểu đố 3: 3.3 Cơ cấu tỉ lệ lao động trong ngành du lịch tham quan 16 Biểu đồ 4: 4.1 Sản phẩm của Đại Nam được ưa thích nhất 21 Biểu đồ 5: 4.2 Tỉ lệ hài lòng giá vé vào cổng 39 Biểu đồ 6: 4.3 Giá vé vào cổng kì vọng của du khách chưa hài lòng 40 Biểu đồ 7: 4.4 Kì vọng du khách về giá vé trò chơi 43 Biểu đồ 8: 4.5 Biểu đồ thể hiện hiệu quả các phương tiện truyền thông 53 Biểu đồ 9: 4.6 Đánh giá du khách về hiệu quả quảng bá hình ảnh 54 Biểu đồ 10: 4.7 Đánh giá các chương trình khuyến mãi 56 Biểu đồ 11: 4.8 Loại hình khuyến mãi được khách hàng quan tâm nhất 57 Biểu đồ 12: 4.9 Đánh giá du khách về các sự kiện Đại Nam tổ chức 59 Biểu đồ 13: 4.10 Loại hình sự kiện du khách thích nhất 59 Biểu đồ 14: 4.11 Đánh giá tính chuyên nghiệp của nhân viên 65 DANH MỤC HÌNH ẢNH: Hình 1: 2.1 Mô hình SWOT 9 Hình 2: 3.1 Các công trình kỷ lục của Đại Nam 18 Hình 3: 4.1 Biển Đại Nam 27 Hình 4: 4.2 Khu mua sắm 28 Hình 5: 4.3 Dãy Bảo Sơn 29 Hình 6: 4.4 Bảo Tháp 30 Hình 7: 4.5 Đền Đại Nam 31 Hình 8: 4.6 Dòng Bảo Giang 32 Hình 9: 4.7 Các loài thú quý hiếm ở Đại Nam 34 Hình 10: 4.8 Bản đồ vị trí tỉnh Bình Dương 49 Hình 11: 4.9 Trang web Đại Nam 53 Hình 12: 4.10 Sự kiện Đại Nam tổ chức 58 Hình 13: 4.11 Trao quà cho người dân vùng lũ 60 Hình 14: 4.12 Trao quà cho bà con xã Hành Thịnh- tỉnh Quảng Ngãi 61 Hình 15: 4.13 Ngày hội Trung thu giành cho trẻ em gặp khó khăn 61 Hình 16: 4.14 Bản đồ KDL Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến 68 Hình 17: 4.15 Phòng bán vé vào cổng 70 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KDL: khu du lịch. ĐNTGDL: Đại Nam thế giới du lịch VN: Việt Nam Tp. HCM: thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài: Hiện nay, đời sống người dân càng được cải thiện đáng kể thì nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng cao, với chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách là Khu du lịch Đại Nam (thuộc tỉnh Bình Dương), đây là một khu du lịch phức hợp biển ,hồ, sông , núi, tường thành quy mô, tráng lệ và các sản phẩm nổi tiếng có đạt nhiều kỹ lục quốc gia. Đại Nam là khu du lịch mới hình thành và đưa vào kinh doanh nên trong quá trình hoạt động khó tránh những thiếu sót, hay chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Vì vậy chúng tôi muốn thông qua cuộc nghiên cứu này góp một phần nhỏ giúp Khu du lịch Đại Nam hoàn thiện và phát triển hơn. Đồng thời, chúng tôi muốn vận dụng những kiến thức đã được học vào chuyên ngành marketing, thương mại và dịch vụ. Mục đích nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu này nhằm mục đích Đánh giá thực tại về hiệu quả hoạt động Marketing của Khu du lịch Đại Nam, đồng thời khảo sát mức độ nhận biết. kì vọng của khách du lịch về Khu du lịch Đại Nam và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing để cho Khu du lịch Đại Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự nhận biết và kỳ vọng của du khách về Khu du lịch Đại Nam. Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả các chiến lược Marketing hiện nay của Khu du lịch Đại Nam. So sánh về các hoạt động Marketing của Khu du lịch Đại Nam với một số khu du lịch giải trí khác như: Đầm Sen, Suối Tiên, Madagui. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu Khu du lịch Đại Nam, và 2 khu du lịch khác là Khu du lịch Đầm Sen và Suối Tiên để có cái nhìn khách quan hơn về các Khu du lịch tại miền nam nước ta. Đồng thời thiến hành khảo sát ý kiến khách đã tới khu du lịch trên nhằm thu thập số liệu và ý kiến về sự thỏa mãn đối với các sản phẩm và dịch vụ tại đây. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường, nghiên cứu tại bàn là tìm hiểu những thông tin trên báo chí, tivi, internet… và nghiên cứu tại hiện trường là sử dụng bản câu hỏi để thu thập ý kiến khách du lịch đồng thời tới các khu du lịch để quan sát và đưa ra các đánh giá, nhật xét. Giới hạn nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu này được thực hiện từ 6/12/09 – 15/6/2010, với thời lượng có hạn nên chỉ thực hiện nghiên cứu tại địa bàn TP.HCM và địa bàn tỉnh Bình Dương. Tiến hành khảo sát những người đã đi du lịch tới các Khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên và Đại Nam. Các mặt hạn chế của đề tài: Vì đây là đề tài hoàn toàn mới chưa có một cuộc nghiên cứu chính thức nào về khu du lịch Đại Nam do đó tài liệu tham khảo có rất ít, khó có thể đi sâu vào hiệu quả hoạt động. Hình thức khu du lịch phức hợp còn khá mới lạ nên không có nhiều tài liệu về maketing cho loại hình này. Vì thời lượng nghiên cứu ngắn và nguồn lực không nhiều nên quy mô cuộc nghiên cứu này không lớn, không thể bao quát hết được tất cả các khu du lịch miền Nam.. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÍ LUẬN: Mô hình lí thuyết 7P trong marketing dịch vụ: Sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm dịch vụ bao gồm những vật thể cụ thể như phương tiện, hàng hóa, chất lượng, bao bì, phụ tùng, nhãn hiệu… Và các hàng hóa vô hình như tập hợp các hoạt động bảo hành, bảo trì, chăm sóc…Từ đó tạo nên những giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách hàng, khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ chính là mua những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng do chúng mang lại. Giá cả: Bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Quá trình định giá xuất phát từ các yếu tố: chi phí dịch vụ,cạnh tranh và nhu cầu. Kênh phân phối: Thành viên tham gia trực tiếp kênh phân phối bao gồm: nhân viên cung ứng, các trung gian và người tiêu dùng. Có 2 loại kênh phân phối trong marketing dịch vụ: Kênh phân phối trực tiếp: Kênh phân phối gián tiếp:  Mô hình kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp Chiêu thị: Quảng cáo: Là một trong những hình thức chủ yếu và phổ biến để đẩy mạnh tiêu thụ. Một quảng cáo được gọi là thành công phải tạo ra được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của khách hàng, những nét chấm phá về hình ảnh, uy tín, diện mạo, nét văn hóa. Bên cạnh, quảng cáo cũng cần chú ý đến những thong tin truyền miệng “phi quảng cáo” bởi nó là đặc trưng quan trọng trong kinh doanh dịch vụ. Bán hàng cá nhân: Là quá trình chuyển giao dịch vụ giữ nhân viên cung cấp và khách hàng. Bán hàng cá nhân phải đảm bảo 3 chức năng là: bán dịch vụ, hoạt động tạo ra dịch vụ và kiểm soát dịch vụ. Chức năng của bán hàng cá nhân sẽ được hoàn thành khi duy trì và đáp ứng thõa mản khách hàng. Mức độ thỏa mãn đạt được khi và chỉ khi mức độ cảm nhân bằng hoặc lớn hơn nhu cầu kỳ vọng của họ. Kích thích tiêu thụ: Các công cụ kích thích tiêu thụ thường tập trung vào 3 đối tượng: - Khách hàng: kích thích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn bằng cách tạo ra các lợi ích phụ như cải tiến dịch vụ, thưởng, khuyến mãi, bảo hành… - Trung gian: kích thích họ tham gia đẩy mạnh phân phối, đặc biệt các dịch vụ mới bằng cách chiết khấu, phối hợp quảng cáo, hổ trợ lãi suất…. - Nhân viên cung ứng: Tăng cường huấn luyện, phần thưởng, tăng lương… Quan hệ công chúng: Là sử dụng ý kiến người khác để nói về nhãn hiệu của mình. Thay vì “trả tiền” để đến với người tiêu dung một cách trực tiếp, chúng ta đến với họ gián tiếp thông qua “nhân tố” ảnh hưởng, nhân tố mà họ tin tưởng và kính trọng. Con người: Yếu tố con người chiếm giữ một vị trí hét sức quan trọng quá trình kinh doanh dịch vụ và trong marketing dịch vụ. trong quá trình cung cấp con người bao gồm khách hàng, người trung gian và toàn bộ cán bộ công nhân viên bên trong công ty. Trong kinh doanh dịch vụ, chất lượng dịch vụ phần lớn do chính lượng cung ứng tạo ra. Do dó, chính con người tạo ra chất lượng dịch vụ và trung tâm cho hoạt động dịch vụ. Quy trình: Thiết kế quy trình dịch vụ là công việc quan trọng của hoạt động cung cấp dịch vụ. Thiết kế quy trình dịch vụ bao gồm thiết kế môi trường vật chất và thiết kế tập hợp quá trình tác động tương hỗ. - Thiết kế môi trường vật chất: là một bộ phận của thiết kế quá trình dịch vụ, nó phải thỏa mãn yêu cầu của hoạt động điều hành và hoạt động marketing. - Thết kế tập hợp quá trình tác động tương hỗ: là thiết ập, hoàn thiện và triển khai một tập hợp hệ thống sản xuất cung ứng và hệ thống cấu trúc dịch vụ. Dấu hiệu vật thể: Bởi vì dịch vụ là vô hình nên khách hàng thường dựa vào những dấu hiệu hữu hình hay chứng cứ vật thể để đánh giá dịch vụ trước khi mua và ước định sự thỏa nãm trong và sau khi tiêu thụ dịch vụ. Mô hình ma trận SWOT: Mô hình SWOT ra đời từ những năm 60 - 70 tại Viện nghiên cứu Stanford với quá trình tìm hiểu nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các công ty. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu .. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính chia thành 2 cột và 2 hàng thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: Điểm mạnh, Điểu yếu, Cơ hội và Nguy cơ. Hình 2.1:Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường, nghiên cứu tại bàn là tìm hiểu những thông tin trên báo chí, tivi, internet… và nghiên cứu tại hiện trường là sử dụng bản câu hỏi để thu thập ý kiến khách du lịch đồng thời tới các khu du lịch để quan sát và đưa ra các đánh giá, nhật xét. CHƯƠNG III: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NƯỚC: Tình hình du lịch Việt Nam (1990-2008) Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 Việt Nam đạt một triệu người, hoàn thành trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1990 đến 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với 2 con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008. Số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 2000 - 2008, trên 30.000 người/năm. Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 376,400 lượt. Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Bảng 3.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế)      Đơn vị: lượt người Năm  Khách quốc tế  Khách nội địa   1990  250.000  1.000.000   1991  300.000  1.500.000   1992  400.000  2.000.000   1993  670.000  5.100.000   1994  1.020.000  6.200.000   1995  1.351.300  6.900.000   1996  1.607.200  7.300.000   1997  1.715.600  8.500.000   1998  1.520.100  9.600.000   1999  1.781.800  10.000.000   2000  2.140.100  11.200.000   2001  2.330.050  11.700.000   2002  2.627.988  13.000.000   2003  2.428.735  13.500.000   2004  2.927.873  14.500.000   2005  3.477.500  16.100.000   2006  3.583.486  17.500.000   2007  4.229.349  19.200.000   2008  4.253.740  20.500.000   2009  3.772.359    3.1.2 Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần. Bảng 3.2: Thu nhập du lịch Đơn vị: ngàn tỷ đồng Năm  Thu nhập   1990  1,34   1991  1,68   1992  2,83   1993  5,25   1994  8,00   1995  8,73   1996  9,50   1997  10,06   1998  14,00   1999  15,60   2000  17,4   2001  20,50   2002  23,00   2003  22,00   2004  26,00   2005  30,00   2006  51,00   2007  56,00   2008  64,00   2009  76,95   Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 3.3.  Nguồn nhân lực du lịch  Việt Nam                                                                                                ĐVT: người    1990  1995  2000  2002  2005  2006  2007   Tổng số  70.000  184.000  450.000  710.000  834.096  915.000  1.035.000   Lao động trực tiếp  20.000  64.000  150.000  210.000  234.096  255.000  285.000   Lao động gián tiếp  50.000  120.000  300.000  500.000  600.000  660.000  750.000    Biểu đồ 3.1: Cơ cấu trình độ lao động có chuyên môn du lịch của ngành du lịch Biểu đồ 3.2: Cơ cấu trình độ lao động gián tiếp của ngành du lịch Biểu 3.3: Cơ cấu tỷ lệ lao
Luận văn liên quan