Đề tài Soạn thảo hệ thoáng hóa kiến thức phần- Các lực cơ học sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao
Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao là động lực để thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư vào con người, cho con người để từ đó phát triển kinh tế, phát triển xã hội là vấn đề chiến lược của nhiều quốc gia trong đó có đất nước ta. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc, toàn diện. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII cũng đã khẳng định “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, các bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại, bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII lần 2 nhấn mạnh một lần nữa “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình học” Trong những năm gần đây quan niệm việc dạy học đã theo hướng nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Thầy giáo, chủ thể của quá trình dạy đóng vai trò chủ đạo, thể hiện ở chỗ người thầy xác định mục tiêu, nội dung dạy học, thiết kế và tổ chức hoạt động, dự kiến tình huống có thể xảy ra, dự kiến phương hướng và cách thức giải quyết tương ứng và là trọng tài khoa học trước học sinh. Học sinh, chủ thể nhận thức, chủ thể của hoạt động học phải đưa ra được vấn đề, suy đoán các giải pháp và thực hiện giải pháp, tìm ra kết quả bằng hoạt động nhận thức của chính mình dưới sự hướng dẫn của thầy. Hoạt động nhận thức của học trò diễn ra theo một đường lối giải quyết vấn đề đúng đắn, được lặp đi lặp lại nhiều lần qua từng bài học, sẽ giúp cho học sinh có được kiến thức khoa học vững chắc và hình thành ở học sinh phương pháp giải quyết vấn đề trong những trường hợp tương tự hoặc khái quát hơn. Chính vì vậy ôn tập hệ thống hoá kiến thức là một khâu quan trọng không thể thiếu được và cần được tiến hành thường xuyên. Khi học trên lớp vì nhiều lý do khác nhau học sinh chưa có điều kiện để ôn tập, hệ thống hoá kiến thức do đó học sinh không thể nghi nhớ kiến thức một cách chặt chẽ , khái quát và việc vận dụng kiến thức sẽ thụ động và kém linh hoạt. Tình hình đó đòi hỏi cần có biện pháp kết hợp việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở cả trên lớp và ở nhà nhằm làm cho kiến thức học sinh thu được đảm bảo tính hệ thống, vững chắc và sâu sắc. Hiện nay quá trình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức còn chưa được quan tâm đúng mức về nội dung, phương pháp và thời gian thực hiện, trong đó ở chương trình Vật lí 10 nâng cao và cơ bản không có tiết ôn tập. Nội dung ôn tập, củng cố do người giáo viên quyết định phần lớn dựa vào kinh nghiệm và thường diễn ra vào ôn tập 7 phút cuối giờ, tiết tự chọn, tiết bài tập và chỉ xoay quanh việc giải bài tập. Còn về phía học sinh phần lớn chưa có được sự hướng dẫn để kết hợp các hình thức ôn tập, hệ thống hoá kiến thức để đạt được hiệu quả cao. Ở lớp 10 phần các lực cơ học có nội dung đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở để nghiên cứu nhiều nội dung kiến thức tiếp theo. Việc nắm chắc nội dung kiến thức phần này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh trong việc tiếp tục học tập và nghiên cứu các phần tiếp theo Từ những cơ sở trên, tôi lựa chon đề tài: Soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ hoc” sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao.