Đề tài Sống thử

Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ tư tưởng cũng thay đổi và con người cũng bị cuốn theo cái hiện đại đó. Hiện đại về phong cách sống, về quan niệm sống, về công việc và cả về tình cảm con người.Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp thiêng liêng của lứa đôi. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách sống và việc du nhập văn hóa phương tây mà mỹ từ “tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam những đôi trai gái chỉ được sống chung với nhau như vợ chồng sau lễ cưới .Nhưng có một thực trạng hiện nay tồn tại trong xã hội đó là việc có những cặp “nam thanh nữ tú” sống chung với nhau trước hôn nhân mà dư luận và báo chí trong nước gọi là “sống thử”.Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử đó có lợi ích gì?Tác hại ra sao?câu trả lời không còn là vấn đề của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng của toàn xã hội. Và câu trả lời cho vấn đề này đang nằm trong chính các bạn. chính vì thế nhóm chúng tôi xin chọn chủ đề: sống thử tốt xấu tùy bạn để làm chủ đề nghiên cứu trong môn kỉ năng tư duy phê phán này

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 21775 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sống thử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: Mở đầu Lý do chọn đề tài: Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ tư tưởng cũng thay đổi và con người cũng bị cuốn theo cái hiện đại đó. Hiện đại về phong cách sống, về quan niệm sống, về công việc và cả về tình cảm con người.Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp thiêng liêng của lứa đôi. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách sống và việc du nhập văn hóa phương tây mà mỹ từ “tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam những đôi trai gái chỉ được sống chung với nhau như vợ chồng sau lễ cưới .Nhưng có một thực trạng hiện nay tồn tại trong xã hội đó là việc có những cặp “nam thanh nữ tú” sống chung với nhau trước hôn nhân mà dư luận và báo chí trong nước gọi là “sống thử”.Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử đó có lợi ích gì?Tác hại ra sao?câu trả lời không còn là vấn đề của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng của toàn xã hội. Và câu trả lời cho vấn đề này đang nằm trong chính các bạn. chính vì thế nhóm chúng tôi xin chọn chủ đề: sống thử tốt xấu tùy bạn để làm chủ đề nghiên cứu trong môn kỉ năng tư duy phê phán này Vì thời gian có hạn và sự chủ quan của các cá nhân tham gia cùng với sự hạn chế của việc tìm kiếm thông tin nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn để bài viết có thể hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin gửi về địa chỉ Nguyễn Đức Huy, Lớp 53M1, email: Huynd11@wru.vn Nhóm thực hiện chủ đề PHẦN II. Nội Dung Khái niệm sống thử Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Các nguồn hàn lâm hơn (như nghiên cứu khoa học, luật pháp...) thì sử dụng cụm từ có khái niệm tương tự là Chung sống như vợ chồng phi hôn nhân. Nếu so với những cặp vợ chồng thực thụ, Chung sống phi hôn nhân không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận, do đó các cặp đôi tham gia không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân[1][2] Thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu cho rằng không nên dùng từ sống thử, mà phải là "Chung sống phi hôn nhân" thì mới thật chính xác. Các cặp đôi gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay và sống với người khác. "Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật".[3]. Có điều sự chung sống này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm tức thời, "chán thì chia tay" chứ không đi liền với các nghĩa vụ và trách nhiệm Sống thử đã và đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trong thời đại hiện nay. Đặc biệt, nó như một thứ "mốt" với các sinh viên xóm trọ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời... Ở một góc độ nào đấy có thể coi " sống thử" là một chiêu bài để thử nghiệm. Nếu coi " sống thử" như " sống thật" thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích luỹ cho việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này. Sống thử không có trong truyền thống người Việt Nam. Nó là một xu hướng đã xảy ra ở châu Âu vào thời kỳ giải phóng tình dục. Sau thời gian thoái trào, người châu Âu đã quay lại với cuộc sống hôn nhân bền vững. Rất nhiều cô cậu mới chập chững bước vào đời sinh viên đã vội bước vào sống thử vì rất nhiều lí do khác nhau: nào là do không tìm được nhà trọ, nào là cho tiết kiệm chi phí… Thế nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là quan điểm lệch lạc về lối sống. Do xa nhà, không trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian…thế nên nhiều sinh viên đã không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm chăm sóc. Vì vậy nên đã vội yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều bộ phận các sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình, khẳng định chủ quyền của mình. Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử Sống thử để tiết kiệm Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra. Xét về khía cạnh kinh tế, lý do này tỏ ra rất hợp lý với cuộc sống của sinh viên. Trong khi giá cả của nền kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gắng nặng kinh tế cùng là một việc hết sức hợp lý. Nhưng nhìn về thực tế, đó có phải là nguyên nhân căn bản để các cặp đôi dọn đến ở chung với nhau? Hẳn là không đúng hoàn toàn. Vì thay bằng lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó. Những đôi uyên ương trẻ khi mới yêu thường cần rất nhiều thời gian ở bên nhau. Họ ở bên nhau cả ngày mà vẫn cảm thấy chưa đủ. Bởi vậy mà cái nguyên nhân sống thử để tiết kiệm được hầu hết các cặp đôi đưa ra, nhưng thực chất đó lại không phải là mấu chốt để họ dọn đến ở với nhau. Vậy tại sao hầu hết các đôi lại đều đưa ra lý do này là chính? Một phần họ vẫn còn e ngại sự xăm soi của người đời, nói lí do đó có vẻ như sẽ được những người nhìn vào và thông cảm cho họ. Thế nhưng người dân đã quá quen với cái cảnh này của các sinh viên, và có lẽ không mấy ai còn thấy lí do này là chính đáng nữa. Nói như vậy nhưng sống thử cho tiết kiệm cũng được nói là đúng cho một số cặp đôi có ý trí và có sự định hướng cho tương lai một cách rõ rệt. Họ có sự nhận thứ đúng đắn về việc sống thử. Đi học về, cả hai người cùng đói và mệt mỏi, nhưng mỗi người một chân một tay cùng nấu bữa cơm sẽ trở nên nhanh hơn và vui vẻ hơn để không cảm thấy mệt nhọc. Khi công việc đã xong xuôi là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nấng cho tình cảm của họ, nhưng vẫn giữ được một khoảng cách để tạo ra sự vui vẻ cho cả hai người. Thường thường những cặp đôi xác định được như vậy thì sau khi sống thử sẽ tiến tới hôn nhân và có một cuộc sống hạnh phúc. Như vậy, nếu biết tận dụng đúng mặt tích cực của lý do ‘‘ sống thử để tiết kiệm” thì đây sẽ là một cơ hội để cho tất cả những sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho chính họ và cho cả gia đình cũng như xã hội. sống thử theo “mốt” và “trào lưu” Do ảnh hưởng từ cách mạng tình dục thập niên 1970 tại phương Tây tràn vào, cùng sự thiếu kiến thức xã hội và định hướng cho tương lai, nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ (trong đó có Việt Nam) đang tăng cao. Theo một phúc trình của Bộ Y Tế Việt Nam ngày 27 Tháng Ba năm 2013, khoảng 44% thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân[4],[5]. Nhiều bạn trẻ dễ dãi, cho rằng việc đó là bình thường, họ suy nghĩ đơn giản rằng chỉ là "thử" thì sẽ không gây hậu quả gì. Một số khác thì sống thử chỉ vì a dua theo bạn bè, vì tò mò “sống thử để biết vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay, không còn xem trọng việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đình. Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau Trong muôn vàn những lí do mà các đôi tình nhân sống thử với nhau đưa ra thì có lẽ đây là lí do quan trọng nhất và thực tế nhất. Khi mới yêu nhau, hầu hết mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên người mình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi chưa đủ, vì vậy mà đã dọn về ở với nhau để được gần nhau cả về ban đêm mặc những ngăn cản của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng. Một trường hợp của sinh viên nữ Nguyễn Thị Bé Trường cao đẳng kinh tế TP HCM. “Khi em nhập học, bạn trai em đã là sinh viên năm thứ hai. Anh ấy thuyết phục em " sống thử". Em đã nhận lời sau khi anh ấy bảo, " sống thử" sẽ có nhiều cái lợi. Ví dụ như tiết kiệm tiền thuê trọ, anh ấy sẽ chăm sóc cho em, sẽ dạy em học... Và quan trọng nhất là chúng em được gần nhau. Thế nhưng, em đã vỡ mộng sống thử chỉ sau 3 tháng. ”[6] Hầu hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau họ sẽ càng hiểu nhau và yêu nhau hơn. Cũng chính vì lí do này mà các đôi yêu nhau đã không ngại dọn về ở với nhau. Chỉ sau khi vỡ mộng thì họ mới nhận ra rằng tình yêu chỉ đẹp khi người ta giữ một khoảng cách nào đó. Những sinh hoạt đời thường đã bóp chết sự lãng mạn của tình yêu. Những chi ly trong bài toán ăn tiêu cũng làm tình yêu hết thi vị. Lợi ích của việc sống thử Có nhiều thời gian bên nhau hơn Với sự tấp nập của cuộc sống, sự chạy đua về thời gian cho công việc và với lịch trình kín hết cả ngày, bạn khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người thân ” đặc biệt” của đời mình. Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa, bạn sẽ có nhiều thời gian để ở bên cạnh nhau hơn. Dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ bạn vào cuối mỗi ngày. Cùng nhau chia sẽ những niềm vui cũng như khó khăn trong cuộc sống hiện tại cảu bạn thân và của đối phương. hiểu nhau rõ hơn Những lần hẹn hò có thể giúp bạn hiểu phần nào về anh ấy. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ hơn nhiều. Bạn có thể hiểu rõ hơn về sở thích, lối sống, và nhiều điều khác của anh ấy, và ngược lại. Việc này sẽ có ích rất nhiều đối với cả hai cùng gia đình nếu sau này các bạn có quyết định tiến tới hôn nhâu lâu dài Chia sẻ tài chính Sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và người đó phải chi trả hóa đơn riêng lẻ của mỗi người. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Đây là một ưu điểm của lối sống này. Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và người đó sẽ đỡ nặng nề hơn. Đặc biệt đói với nhưng ai đang là sinh viên thì việc tiết kiệm được một phần nào chi phí cho cuộc sống hằng ngày cũng giúp ích cho bạn cùng gia đình rất nhiều. Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy nhiên, bạn làm sao biết được liệu đói phương có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể tìm ra nhờ sống thử. Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không. Tự do “yêu đương” Một lợi ích khác nữa mà sống thử có thể mang lại cho bạn - đó chính là sự tự do “yêu đương”. Sự thân mật về mặt thể xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng và thoái mái trong cuộc sống của các cặp đôi. Nó cũng giúp bạn giải tỏa mọi ức chế khi những ham muốn tình dục của bạn được thỏa mãn. Những hậu quả của việc sống thử Không thể trưởng thành Đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi sống thử. Khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá đảm đang ( Nhưng đa phần rơi vào phái nữ ) sẽ khiến cho chính người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỉ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá. Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi. Bị mang tiếng và bị dư luận dèm pha Khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tiếng. Thế nhưng đó cũng là điều không ít bạn nam phải chịu.Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn nhân. Đến khi chia tay rồi mới thấy khó kiếm được tình yêu mới. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn nam cũng như nữ, có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ khó có thể chấp nhận người mình yêu đã từng sống với người khác. Trở thành những ông bố bà mẹ trẻ Đây là một vấn đề mà không ít cặp đôi mắc phải khi sống thử, mặc dù đã bảo nhau có kế hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn. Cũng bởi chủ quan và ít kinh nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra. Không thể phá thai, các bạn phải chấp nhận là bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn. Thế nhưng đó cũng không phải là lý do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa chuyện này. Khi sống thử, sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của riêng các bạn nữ. Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước. các trường hợp sau khi sống thử Kết thúc có hậu Là trường hợp hai bạn sống chung khi trên tay đã đeo nhẫn đính hôn và ngày cưới đã ấn định, hay ít nhất, cả hai cùng biết rằng: “Khụng lâu nữa, chúng ta sẽ kết hôn với nhau”. Chưa có bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một khoảng thời gian nhất định trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể trọn đời vui vẻ, hạnh phúc. Chưa kể một số ích lợi từ thực tế cần được công nhận: Hai người có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đủ đầy “chuyện ấy” ở cái tuổi “chẳng thể đừng được” và bạn cũng có thời gian để nhìn ngắm xem liệu anh ấy đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của hai người chưa. Tuy nhiên hiếm có cặp đôi nào sống thử trong điều kiện chín muồi để có được “kết thúc có hậu” như vậy. Đa phần các bạn dọn về với nhau khi còn đang đi học, công việc chưa ổn định, tương lai về một đám cưới rất mù mờ. Những bạn trẻ này rơi vào trường hợp thứ hai: Loại đi đến đổ vỡ Kiểu chung sống mà chưa định rõ mối quan hệ của hai người sẽ dẫn tới đâu là điều hết sức nên tránh. Bạn chuyển đến với người yêu vì hợp đồng thuê nhà của mình đã hết, vì như thế thì tiện chăm sóc nhau hơn, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn v.v. tất cả chỉ là những lý do nhất thời, có phần bồng bột. Sống thử dẫn đến chia tay cũng giống như một cuộc ly hôn nhỏ. Hậu quả là bạn đã mất thời gian cho người “không phải một nửa đích thực” của mình. Giải pháp ư? Hãy định ra giới hạn thời gian. Sau 6 tháng sống chung, hoặc chúng ta kết hôn, hoặc ai đi đường nấy. Dù sao đây cũng không phải thượng sách, nó có thể “tiết kiệm” tuổi xuân cho bạn, nhưng những tổn thương có thể có sau chia tay luôn là điều không tránh khỏi. Tiến thoái lưỡng nam Đó là tình trạng của một số người, khi bước vào sống thử họ mới nhận ra rằng, người mình yêu không giống như những gỡ mình suy nghĩ. Đáng ra đó sẽ là thời điểm nói chia tay của những người có thể gọi là trơ, chẳng để ý đến dư luận. Thế nhưng, với những người biết suy nghĩ thì khác. Họ sẽ cảm thấy bối rối khi chuyện tình cảm Kết luận: Sống thử hiện là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, và bất kì một hiện tượng đều có hai mặt của nó quan trong là việc nhận định của chính mỗi cá nhâu các bạn. Chính bạn mới là người chọn lựa việc nó tốt hay xấu bằng cách đưa ra những quyết định chính xác, khai thác tối đa những mặt lợi và hạn chết một cách tối thiểu những mặ hại của nó. Hãy làm cho người dân có một con mắt nhìn khác về giới trẻ, những gì chúng ta có thể làm đượcvà hãy xuất phát bằng những việc nhỏ nhoi nhất. Tài liệu tham khảo: [1] ^  [2] ^ a b  [3]   [4]  Thanh niên Việt 'sống thử trước hôn nhân' là bình thường [5]  Gần một nửa thanh niên VN chấp nhận tình dục trước hôn nhân [6]  
Luận văn liên quan