Đề tài Sự cần thiết áp dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh thì tất yếu phải có thị trường tài chính phát triển, mà thị trường chứng khoán là một bộ phận không thể tách rời. Tuy nhiên, khi kinh doanh trên thị trường chứng khoán chúng ta luôn gặp phải những rủi ro tiềm ẩn. Để thị trường chứng khóan phát triển, bên cạnh các hàng hóa cơ bản cần phải có những chứng khoán cao cấp hơn - đó là chứng khoán phái sinh. Trên thế giới, chứng khoán phái sinh đã phát triển rất mạnh mẽ và được biết đến như là một công cụ bảo hiểm, hạn chế rủi ro cũng như để đầu cơ rất phổ biến trong kinh doanh. Nhưng ở Việt Nam, nó vẫn còn là khái niệm rất xa lạ và điều này là do tác động của nhiều nguyên nhân. Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh và ổn định, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường chứng khoán luôn kèm theo những biến động đột ngột mà không nhà đầu tư nào có thể đo lường trước được. Hơn nữa, gần đây, sự biến động giá dầu và vàng - tăng nhanh chóng lên mức đỉnh điểm cao nhất từ trước đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam làm công việc kinh doanh trên thị trường trở nên đầy biến động và rủi ro.Và một nhu cầu tất yếu là nhà dầu tư phải đi tìm cho mình một công cụ hạn chế rủi ro ngoài dự đoán nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Với tình hình phát triển theo chiều hướng như vậy thì chứng khoán phái sinh sẽ phát triển mạnh trong tương lai ở Việt Nam là điều hiển nhiên. Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Sự cần thiết áp dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để tìm hiểu kỹ hơn những lợi ích mà quyền chọn mang lại từ đó đưa ra những đề xuất để áp dụng nó tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

pdf29 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết áp dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT QUYỀN CHỌN Trang 1. Khái quát quyền chọn chứng khoán: 1 1.1. Khái niệm: 1 1.2. Phân loại: 1 Theo kiểu quyền chọn: 1 + Quyền chọn kiểu Mỹ: 1 + Quyền chọn kiểu Châu Âu: 1 Theo hình thức: 1 + Quyền chọn mua: 1 + Quyền chọn bán: 1 1.3. Thị trường quyền chọn: 1 2. Lịch sử hình thành: 2 CHƯƠNG II. SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam: 5 2. Phân tích sự biến động của VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 6 2.1. Từ 2000 đến 6/2001: 6 2.2. Từ 6/2001 đến 12/2005: 6 2.3. Năm 2006: 7 2.4. Năm 2007: 8 2.5. Đầu 2008: 10 3. Phân tích và đánh giá rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 12 3.1. Rủi ro hệ thống: 12 3.1.1. Rủi ro thị trường (loại rủi ro phổ biến và thường thấy nhất): 13 3.1.2. Rủi ro lãi suất: 13 3.1.3. Rủi ro sức mua: 14 3.1.4. Rủi ro tỷ giá: 14 3.1.5. Rủi ro do chính sách chưa hoàn thiện: 14 3.2. Rủi ro phi hệ thống: 15 3.2.1. Rủi ro do tâm lý và trình độ nhà đầu tư: 15 3.2.2. Rủi ro phá sản: 16 3.2.3. Rủi ro bội ước: 16 4. Nhu cầu của nhà đầu tư đối với quyền chọn cổ phiếu hiện nay: 17 5. Ý nghĩa của việc áp dụng quyền chọn cổ phiếu trong thời gian tới: 17 5.1. Tạo ra công cụ bảo vệ lợi nhuận và kiếm lời cho nhà đầu tư trên thị trường: 17 5.2. Góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn nữa: 18 5.3. Tác động gián tíếp đến các công ty niêm yết: 18 5.4. Thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 19 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi áp dụng quyền chọn cổ phiếu: 1.1. Thuận lợi: 20 1.1.1.Thị trường chứng khoán Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn: 20 1.1.2. Sức cầu về chứng khoán cao: 20 1.1.3. Sự quyết tâm của Chính Phủ xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán: 21 1.1.4. Sự ra đời của các hiệp hội: 21 1.1.5. Được nhiều kinh nghiệm từ việc ứng dụng quyền chọn vàng và quyền chọn ngoại tệ: 21 1.1.6. Thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh trong thời gian vừa qua: 22 1.1.7. Những dự đoán khả quan về triển vọng phát triển thị trường chứng khoán trong những năm tới: 22 1.2. Khó khăn: 23 1.2.1 Vẫn chưa có hệ thống pháp luật nào điều chỉnh và qui định cụ thể hoạt động này: 23 1.2.2. Chính sách thuế chưa khuyến khích nhà đầu tư: 23 1.2.3. Sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư. 23 1.2.4. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán thật sự chưa nhiều và kém chất lượng. 23 1.2.5. Giá giao dịch cổ phiếu vẫn còn nằm trong biên độ kiểm soát: 24 2. Những đề xuất để có thể áp dụng quyền chọn trong thời gian tới: 24 2.1. Nhà nước nên sớm nghiên cứu và áp dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 24 2.2. Nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của nhà nước đối với thị trường. 24 2.3. Tăng cung ứng cho thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại: 24 2.4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường. 25 2.5. Nâng cao tính hiệu quả, chính xác và minh bạch trong việc cung cấp thông tin. 25 2.6. Hoàn thiện quy trình và nâng cao trang bị kỹ thuật giao dịch. 25 2.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến lợi ích của các công cụ phái sinh và khuyến khích hướng dẫn các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sử dụng hiệu quả. 25 2.8. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đê chuẩn bị cho giao dịch phái sinh. 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT QUYỀN CHỌN 1. Khái quát quyền chọn cổ phiếu: 1.1.Khái niệm: Quyền chọn cổ phiếu là một hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán - trong đó người mua có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua hoặc bán một cổ phiếu nào đó vào một ngày trong tương lai với giá cả được thỏa thuận vào ngày hôm nay. Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc bán cổ phiếu được gọi là giá chốt hay giá thực hiện. Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn một số tiền gọi là phí quyền chọn để đảm bảo người bán quyền chọn sẵn sàng bán, mua hoặc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu theo điều khoản hợp đồng tuỳ theo yêu cầu người mua. 1.2. Phân loại: _ Theo kiểu quyền chọn: + Quyền chọn kiểu Mỹ: hợp đồng quyền chọn được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. + Quyền chọn kiểu Châu Âu: hợp đồng chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn. _ Theo hình thức: + Quyền chọn mua: cho phép chủ sỡ hữu của nó quyền mua cổ phiếu với một mức giá thực hiện trước hay đúng vào ngày đã ấn định. + Quyền chọn bán: cho phép chủ sỡ hữu của nó quyền bán cổ phiếu với một mức giá thực hiện trước hay đúng vào ngày đã ấn định. 1.3. Thị trường quyền chọn: Quyền chọn tuy là một khái niệm kinh tế tài chính, nhưng ta vẫn thường gặp phổ biến trong đời sống xã hội thường ngày, dưới các hình thức thể hiện khác nhau. Và với các đặc tính ưu việt riêng có, quyền chọn dần trở thành công cụ được sử dụng thường xuyên bởi các nhà đầu tư kinh doanh, theo xu thế phát triển của nền kinh tế tiên tiến và sự phổ biến của các sản phẩm phái sinh, về sau này, quyền chọn chính thức được xem như một loại hàng hóa và được nâng tầm giao dịch trên thị trường có tổ chức: thị trường quyền chọn. 2. Lịch sử hình thành thị trường quyền chọn: Hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ XIX gồm quyền chọn mua và chọn bán cổ phiếu. Những năm đầu tiên của thập niên 1900, một nhóm các công ty được gọi là hiệp hội các nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập các thị trường quyền chọn với mục đích cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và bán lại với nhau. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, môt thành viên của hiệp hội sẽ tìm kiếm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không tìm được người muốn bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới - người mang người mua và người bán đến với nhau hoặc nhà kinh doanh - người thực hiện vị thế giao dịch. Tuy nhiên, thị trường quyền chọn phi tập trung này bộc lộ nhiều khiếm khuyết: Thứ nhất, do không có thị trường thứ cấp nên hợp đồng quyền chọn có rất ít, thậm chí không có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Do đó, rủi ro thanh toán, rủi ro phá sản đối với người nắm giữ quyền chọn là rất lớn. Thứ ba, phí giao dịch còn tương đối cao. Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) – sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Options Exchange (CBOE), mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/04/1973 và giao dịch các hợp đồng quyền chọn bán trong tháng 06/1977. CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khuyến khích quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Tiếp theo đó, thị trường chứng khoán Mỹ (AMEX) và thị trường chứng khoán Philadelphia (PHLX) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm 1975, thị trường chứng khoán Pacific (PSE) thực hiện giao dịch vào năm 1976. Khoản đầu thập niên 80, khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng đến mức mà số lượng cổ phiếu theo hợp đồng quyền chọn bán hằng ngày vượt quá khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York. Thập niên 80 cũng là giai đoạn phát triển đối với thị trường quyền chọn ngoại tệ, chỉ số chứng khoán và hợp đồng giao sau ở Mỹ. Thị trường chứng khoán Philadelphia là nơi giao dịch quyền chọn ngoại tệ đầu tiên. Chicago Board Options Exchange bắt đầu giao dịch quyền chọn chỉ số chứng khoán của S&P100 và S&P500. Thị trường chứng khoán Mỹ giao dịch về chỉ số chứng khoán của một số thị trường chính và thị trường chứng khoán New York giao dịch về chỉ số NYSE. Đa số các thị trường đều giao dịch quyền chọn đối với các hợp đồng giao sau. Từ đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán bắt đầu giao dịch quyền chọn. Do nhu cầu của công chúng về quyền chọn tăng nhanh chóng, ngành kinh doanh này đã tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1987 làm nhiều nhà đầu tư cá nhân từng sử dụng quyền chọn trước đây tránh xa thị trường và khối lượng giao dịch chỉ mới được hồi phục ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây. Vào đầu thập niên 1980, nhiều công ty bắt đầu sử dụng hối đoái tiền tệ và lãi suất để quản trị rủi ro. Với các chuyển biến thuận lợi của thị trường phi tập trung thời đó, các công ty bắt đầu tạo ra các hợp đồng phi tập trung khác như kỳ hạn và quyền chọn. Lúc này, các giao dịch quyền chọn trên thị trường phi tập trung được thỏa thuận qua điện thoại nhiều hơn là trên sàn giao dịch . Một bên đối tác thường là ngân hàng đầu tư sẽ duy trì hạng mục đầu tư quyền chọn và bảo hộ bằng cách sử dụng một số công cụ. Bên còn lại là khách hàng của ngân hàng đầu tư như là các nhà quản lý quỹ đầu tư hoặc là những người chịu trách nhiệm về vốn và ngoại hối của các tập đoàn lớn. Các giao dịch quyền chọn này thường phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu cho các loại khách hàng. Vì định mức tối thiểu của mỗi giao dịch khá lớn và có rủi ro tín dụng, công chúng không thể tham gia vào thị trường phi tập trung mới hồi sinh này. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường phi tập trung của các định chế đã gây áp lực nặng nề lên các sàn giao dịch quyền chọn. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao dịch đã cố gắng trở nên sáng tạo hơn để dành lại thị phần giao dịch và kích thích mối quan tâm của công chúng đối với quyền chọn. Tuy nhiên, các xu hướng này không có nghĩa là quyền chọn đang mất dần tính đại chúng. Thật ra, chúng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết đối với các định chế tài chính và doanh nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở các thị trường phi tập trung. Như vậy, thuật ngữ “quyền chọn” không hề xa lạ trong nền kinh tế thế giới. Nó là một công cụ phòng ngừa rủi ro hết sức hiệu quả, đáp ứng được hầu hết mọi khẩu vị của các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với những ngành nghề, chủng loại hàng hoá nhiều rủi ro. Riêng đối với quyền chọn cổ phiếu, thị trường sản phẩm bậc cao này đã thể hiện tính hiệu quả và năng động của mình song song với thị trường chứng khoán cơ sở. Qua quá trình phát triển, quyền chọn đã chứng tỏ khả năng và ưu điểm của mình đối với thị trường tài chính hiện đại. CHƯƠNG II. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước chủ trương thành lập thị trường chứng khoán Việt nam với phương châm thận trọng và vững chắc. Theo Nghị định 75-CP, ngày 28/11/1996, Ủy Ban chứng khóan Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính được thành lập, là cơ quan cao nhất quản lý mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức giao dịch từ ngày 28 tháng 7 năm 2000, đánh dấu 1 sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội đất nước với chỉ hai doanh nghiệp niêm yết là REE và SAM với tổng mức vốn điều lệ khoảng 270 tỷ đồng.. Tuy nhiên, với sự năng động của một trường trẻ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trên tất cả các phương diện. Tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn tính đến nay là khoảng 290 doanh nghiệp với mức vốn hóa thị trường chiếm khoảng 40% GDP. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng đáng kể, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào đây khoảng 20 tỷ USD. Theo dự tính, quy mô thị trường còn tiếp tục mở rộng do các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa sẽ tiếp tục đăng kí niêm yết giai đoạn 2008-2010. Số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, đã có trên 340.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó, trên 10.000 tài khoản là của nhà đầu tư nước ngoài. 2. Phân tích sự biến động của VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Biểu đồ diễn biến VN-Index Dựa theo biểu đồ diễn biến VN-Index, có thể phân chia sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ra thành các giai đoạn: 2.1. Từ năm 2000 đến tháng 6/2001: Nếu như thị trường chứng khoán sớm thành lập ở các nước thì đến năm 2000, thị trường chứng khoán mới hình thành ở Việt Nam sau một thời gian thử nghiệm. Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành thị trường. Do đó, tính bền vững thị trường còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sách, cơ sở vật chất, cũng như tính phổ cập đối với công chúng. Từ phiên giao dịch đầu tiên, một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư đã quan tâm thị trường này. Chính tâm lý mong chờ có điều kì diệu xảy ra như những gì họ được nghe về thị trường chứng khoán khiến số lượng nhà đầu tư tăng cao. Tuy nhiên, phiên giao dịch đầu tiên chỉ có 8 công ty niêm yết với 6 loại cổ phiếu, 3 loại trái phiếu Chính phủ và 2 loại trái phiếu của BIDV. Tổng giá trị niêm yết 33,9 triệu cổ phiếu là 338,4 tỷ đồng. Hơn nữa, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra quá chậm, không thể tạo thêm hàng hóa cho thị trường. Do đó, VN-index tăng liên tục từ 100 lên 571,04 điểm ở phiên giao dịch thứ 137 ngày 25/6/2001 với tổng khối lượng khớp lệnh là 2,681 triệu cổ phiếu, đạt giá trị 23,571 tỷ đồng, đánh dấu đỉnh điểm đợt sốt nóng lần thứ nhất trên thị trường chứng khoán. Giai đoạn này, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được tham gia thị trường. 2.2. Từ tháng 6/2001 đến tháng 12/2005: Tuy nhiên, ngay sau đó, sự phấn khích của nhà đầu tư nhanh chóng biến thành nỗi ám ảnh khi VN-Index bắt đầu tuột dốc không phanh (giai đoạn tháng 7/2001 đến tháng 10/2001), khởi đầu một giai đoạn trầm lắng dài của thị trường chứng khoán với mốc đánh dấu sự khủng hoảng là phiên giao dịch thứ 652 ngày 24/10/2003, tổng giá trị giao dịch trên thị trường chỉ còn 1,782 tỷ đồng. Nguyên nhân là một số ý kiến cho rằng giá cổ phiếu đã vượt qua giá trị thực của nó. Để bảo vệ nhà đầu tư, Ủy ban chứng khoán đã đưa ra một số biện pháp như tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán…Và chúng đã thực sự có hiệu quả. Sau đó, thị trường chứng khoán có chút khởi sắc nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn rất chậm. Năm 2004, Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên VF1 được thành lập và niêm yết trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán hiện vẫn còn quá nhỏ, giá và chỉ số luôn biến động, các công ty cổ phần niêm yết đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vẫn chưa có sức hút mạnh nhà đầu tư. 2.3. Năm 2006: Thị trường chứng khoán quả thật là một thị trường đầy biến động và thay đổi không ngừng. Những tháng đầu năm 2006, thị trường đã tăng trưởng trở lại. Ở phiên giao dịch đầu năm, ngày 3/1/2006, VN-Index đạt 305,28 điểm và đã liên tục tăng đến 623,69 điểm ở phiên giao dịch thứ 1276. Đỉnh điểm đợt sốt thứ hai còn cao hơn đợt một với nhiều chuyển biến tích cực của thị trường. Tổng số chứng khoán trong phiên này được khớp lệnh là 37,767 triệu cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch là 314,238 tỷ đồng. Tiếp tục điệp khúc thăng trầm, VN-Index sau đó cũng nhanh chóng hạ nhiệt và chỉ còn 399 điểm ngày 1/8/2006, do nhiều nhà đầu tư không chịu nổi sự suy giảm đã bán ra ồ ạt làm VN-index sụt giảm 37% so với ngày 25/4 làm chao đảo nhà đầu tư khi tăng trở lại hơn 573,79 điểm ở phiên giao dịch ngày 17/11. Như vậy, tính từ ngày 30/12/2005, VN-Index tăng 66% và từ mức vốn hóa thị trường 144 triệu USD, gồm 26 công ty niêm yết cách đây hai năm đã tăng 21,5 lần lên 3,1 tỷ USD với 49 công ty niêm yết. Đây quả là một bước tiến lớn. Giải thích nguyên nhân khởi sắc 4 tháng đầu 2006, ta có thể thấy các yếu tố vĩ mô tích cực (chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá), kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết khả quan và nhất là sự mất cân đối cung cầu trên thị trường - số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng không đủ nhanh so với sức cầu phát triển ồ ạt của nhà đầu tư khi thấy khả năng chiếm lợi nhanh trên thị trường này đã làm thị trường tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm sức cầu giảm rõ rệt do Ủy ban chứng khoán tăng cung, trong đó có 1 số mã có khối lượng giao dịch rất lớn như VSH, STB và thông tin về biến động một số ngành nghề trước thềm WTO. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng giá chứng khoán tăng nóng, vượt quá giá trị thực của doanh nghiệp. Nhưng sau đó, với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC 14 cùng những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô, sự tăng cường vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã giúp thị trường phục hồi trở lại. 2.4. Năm 2007: Thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 đã có những biến động lớn với 3 con sóng dài tạo ra 3 mức đáy của VN-Index sau khi chỉ số này đạt đỉnh 1170,67 điểm vào tháng 3/2007. Một điều đáng ghi nhận là diễn biến của VN-Index luôn gắn liền với những đợt IPO của các “đại gia”. Cụ thể: Những tháng đầu 2007, thị trường có sự tăng tốc đầy bất ngờ. Hãng tin News Network đánh giá “thị trường chứng khoán Việt Nam đã có màn trình diễn tuyệt vời và Việt Nam là ngôi sao mới nổi trên thị trường chứng khoán thế giới”. VN-Index năm 2006 tăng 145% và chưa đầy 2 tháng của năm 2007, chỉ số này tăng thêm 44%. Làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút mạnh nhiều đối tượng đầu tư, chuyên nghiệp và cả nghiệp dư. Theo tạp chí Financial Times, đây thực sự là 1 cơn sốt chứng khoán, đã có 1 tầng lớp trung lưu mới nổi của Việt Nam lao vào cơn say chứng khoán, từ các doanh nhân có kinh nghiệm thương trường đến các công chức nhà nước, sinh viên, các bà nội trợ cũng rủ nhau chơi chứng khoán với “giấc mơ thu được lợi nhuận trời cho”. Trước tình hình này, đã có 1 số cảnh báo về việc các quỹ đầu cơ nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam, làm thị trường nóng lên bất thường và có dấu hiệu bong bóng, nguy hiểm hơn, quả bóng này có thể xì hơi - ảnh hưởng rất xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ và cả nền kinh tế-xã hội Việt Nam.Chính điều đó đã dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư nhỏ, làm VN-Index rơi vào giai đọan suy giảm lần 1 của năm kéo dài trong tháng 3 và 4/2007. Không lâu sau, khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, thị trường phục hồi trở lại với sự tăng giá mạnh của các cổ phiếu Blue-chips do các nhà đầu tư nước ngoài tích cực mua vào và sự kiện IPO của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam-Bảo Việt. Tuy nhiên từ tháng 5, thị trường chứng khoán lại bước vào đợt suy thoái dài hạn, VN-Index sụt giảm mạnh xuống 884 điểm vào ngày 23/8. Nguyên nhân trước nhất là do Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị 03/2007/CT-NHNN, giới hạn tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán của các tổ chức tín dụng, các báo cáo không khả quan, dự đoán thị trường sẽ giảm xuống mức 900 điểm của các định chế tài chính lớn (HSBC, Merrill Lynch). Làm cho nhà đầu tư trong nước hoang mang và đẩy mạnh bán cổ phiếu. Thời điểm này, giá trị giao dịch cũng giảm mạnh, bình quân khoảng 450-500tỷ đồng/phiên, chỉ bằng 1/3 giá trị giao dịch bình quân thời điểm thị trường tăng nóng. Thị trường chứng khoán phục hồi trở lại giai đoạn cuối tháng 9 và 10, giá trị giao dịch bình quân hai sàn tăng mạnh, đạt 1600 tỷ đồng/phiên. Nguyên nhân có thể thấy là do sự phục hồi thị trường chứng khoán toàn cầu và sự kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài trước những đ