Đề tài Sự cần thiết và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nước ta là nước nông nghiệp, phần lớn sống dựa vào nông nghiệp và có tới 80% dân số làm nông nghiệp. Vì thế mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự cần thiết, trong quá trình đổi mới. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm vị trí, rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, coi đó là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị. Trong thời kỳ này nông nghiệp nông thôn nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Sau chiến tranh thì cơ sở vật chất, diện tích đất canh tác và cả con người cũng bị tàn phá nặng nề, kỹ thuật canh tác lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, tiểu công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, điều kiện văn hoá thấp kém, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. dẫn tới tổng sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, chiếm 25% trong thu nhập quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn quá thấp, so với thànhg thị, còn chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Hạ tầng cơ sở nông thôn ở nước ta còn rất thấp kém, không đáp ứng được sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, càng không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự giáo dục đào tạo và coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Để phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn cần lấy giáo dục đào tạo, đưa các thiết bị máy móc và các loại giống cây trồng được cải tạo nhằm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, đó là mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước, nhằm biến gánh nặng dân số nông thôn thành ưu thế nhân lực và đó cũng là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, lâu dài.