PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ tiêu không chỉ là loại hạt gia vị quen thuộc trong gia đình mà còn là loại
cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Hằng năm đem
lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Những năm gần đây, cây tiêu đã trở thành
một trong những loại cây trồng chủ lực của cây công nghiệp, không chỉ giúp người
dân xóa đói giảm nghèo mà còn là cây mang lại cuộc sống giàu có cho nhiều hộ
nông dân. Vì thế việc trồng, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu đã được nước ta ưu tiên
chú trọng đầu tư và phát triển.
Mặt khác yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản
phẩm, do hiện nay việc sản xuất tiêu sọ còn mang tính thủ công, có sử dụng hóa
chất như H2O2, CaO, HCl ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nước thải
sau khi sản xuất tiêu sọ có các chất màu, mùi và tính sát khuẩn mạnh nên tiêu diệt
hệ vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.
72 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng chế phẩm sinh học lên men sản xuất tiêu trắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ tiêu không chỉ là loại hạt gia vị quen thuộc trong gia đình mà còn là loại
cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Hằng năm đem
lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Những năm gần đây, cây tiêu đã trở thành
một trong những loại cây trồng chủ lực của cây công nghiệp, không chỉ giúp người
dân xóa đói giảm nghèo mà còn là cây mang lại cuộc sống giàu có cho nhiều hộ
nông dân. Vì thế việc trồng, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu đã được nước ta ưu tiên
chú trọng đầu tư và phát triển.
Mặt khác yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản
phẩm, do hiện nay việc sản xuất tiêu sọ còn mang tính thủ công, có sử dụng hóa
chất như H2O2, CaO, HCl ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nước thải
sau khi sản xuất tiêu sọ có các chất màu, mùi và tính sát khuẩn mạnh nên tiêu diệt
hệ vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.
Lâu nay, người trồng tiêu thường có thói quen, sau khi thu hoạch chỉ phơi khô,
sau đó đem vào máy chà để loại cuống và lá rồi bán cho các thương lái, hoặc sản
xuất bằng cách ngâm nước, chà rửa và sử dụng hóa chất để làm tiêu sọ. Chưa ai
thực sự quan tâm đến khâu phơi, sơ chế đúng tiêu chuẩn, nên hạt tiêu đen thường bị
nhiễm bụi, vi khuẩn, nấm mốc... gây tác hại cho người tiêu dùng, giá lại thấp, nhất
là không có giá trị xuất khẩu. Trong khi tiêu trắng (tiêu sọ) vừa đảm bảo các tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, lại có giá trị xuất khẩu khá cao (gấp 2-2,5 lần tiêu
đen)
Và hiện nay do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường nên
việc hạn chế sử dụng hóa chất và sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ các enzym
vi sinh vật được khuyến khích. Rất nhiều chủng vi sinh vật đã được sử dụng như
Aspergillus niger, Botrytis cinerea, Fusarium moniliforme, Rhizopus stolonifer,
Trichoderma viride, Neurospora crassa, Altenaria tenuis, Aspergillus fumigatus,
Aspergillus flavus, Celluvibrio gilvus, Fusarium culmorum, Trichoderma koningi
- 2 -
Hiện nay trên thế giới có đề tài nghiên cứu của Vaidyanatha Lyer
Thankamani, Raghavan Nair Giridhar Khoa Công nghệ sinh học, Trường đại học
Kariavattom của Kerala lên men sản xuất tiêu trắng sử dụng các chủng vi khuẩn
Bacillus mycoides, Bacillus licheniformis, Bacillus brevis với kết quả định lượng
piperine 4%.
Việt Nam đã góp phần nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học lên men sản
xuất tiêu trắng với những đề tài khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Lượng và cộng
sự Trường Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và cung cấp
các loại enzym hữu cơ (Aspergillus niger) cùng quy trình chế biến tiêu trắng.
Kỹ sư Bùi Thanh Hòa và kỹ sư Võ Thị Ngọc Thanh Khoa Công Nghệ Sinh
Học Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG đã áp dụng thành công chế phẩm sinh học
Biocoffee-3 (A. phoenicis) tỉ lệ bóc vỏ 93% và định lượng piperine 5%. Piperine
trích ly từ hạt tiêu lên men bằng chế phẩm Biocoffee-3 tăng 21%. Chế phẩm sinh học
Biopep-6 (T. piluliferum) kết quả hàm lượng các chất hòa tan tăng 25% và lượng
piperine cao 5.7% .
Để góp phần nghiên cứu làm đa dạng thêm nhiều chế phẩm sinh học và tăng
hàm lượng piperine chúng tôi nghiên cứu đề tài “ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH
HỌC LÊN MEN SẢN XUẤT TIÊU TRẮNG” từ enzym của vi sinh vật Aspergillus
niger, Aspergillus oryza và Bacillus polyfermenticus, Bacillus amyloliquefaciens.
Mục đích đề tài: Sử dụng chế phẩm sinh học (có chứa vi sinh vật) tổng hợp
enzym pectinase và cellulase phân giải pectin, cellulose là thành phần chính cấu
tạo nên vỏ hạt tiêu, sản xuất tiêu trắng (tiêu sọ) với hàm lượng piperine tăng cao
cung cấp cho thị trường với quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và sản
phẩm vẫn giữ được màu sắc mùi vị đạt chất lượng, an toàn cho người sử dụng.
Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi đề ra các nội dung nghiên cứu sau:
1) Khảo sát độ ẩm hạt tiêu cho quá trình lên men sản xuất tiêu trắng.
2) Khảo sát tỷ lệ chế phẩm tốt nhất cho quá trình lên men sản xuất tiêu trắng.
3) Khảo sát thời gian lên men đạt tỉ lệ bóc vỏ hạt tiêu cao nhất.
- 3 -
4) Kiểm tra định lượng piperine trong hạt tiêu
5) Kiểm tra độc tính aflatoxin, ochratoxin
6) Kiểm tra hàm lượng vi sinh trong sản phẩm
Nếu đạt được các nội dung nghiên cứu trên thì có thể ứng dụng đề tài vào
quy mô sản xuất công nghiệp ở các công ty sản xuất tiêu trắng. Ý nghĩa khoa học đề
tài là đã sử dụng chế phẩm từ vi sinh vật có nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng chất
hóa học, thời gian sản xuất ngắn, chi phí thấp, an toàn cho người sử dụng, sản phẩm
đạt chất lượng cao, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.
- 4 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về cây hồ tiêu
Hồ tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ và được sử dụng làm gia vị trong các món ăn
ít nhất là từ 2000 năm trước công nguyên [26]. Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc
họ Piperaceae, bộ Piperales, có số nhiễm sắc thể 2n = 52 [12]. Hồ tiêu có danh pháp
hóa học là Piper nigrum là một loài cây leo có hoa thuộc họ hồ tiêu trồng chủ yếu
để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. [16]
1.1.1 Yêu cầu sinh thái và phân bố địa lý của cây hồ tiêu.
Hồ tiêu là một loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. Các vùng trồng hồ
tiêu chính trên thế giới chủ yếu nằm ở vùng Châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia, Sri Lanca, Thái Lan và Việt Nam. Hồ tiêu cũng được trồng ở
các nước khác như Brazil, Madagascar. Cây hồ tiêu đòi hỏi lượng mưa cao, nhiệt độ
khá cao đồng đều và ẩm độ không khí cao, đó là kiểu khí hậu đặc trưng của vùng
nhiệt đới nóng và ẩm với sự thay đổi không đáng kể về độ dài ngày và ẩm độ không
khí trong suốt năm. [12]
Căn cứ vào các đặc tính thực vật của cây hồ tiêu như hình dạng lá, phác hoa,
chùm quả v.v... mà người ta phân biệt các giống hồ tiêu khác nhau. Trong quá trình
canh tác lâu đời tại mỗi khu vực hình thành nên những giống hồ tiêu địa phương
như tiêu Tiên Sơn ở vùng Pleiku, tiêu Vĩnh Linh ở Quảng Trị, tiêu Lộc Ninh ở Bình
Phước (gồm tiêu sẻ Lộc Ninh và tiêu trung Lộc Ninh), tiêu Phú Quốc v.v... [12]
1.1.2 Đặc điểm hình thái của cây hồ tiêu
Thân: Hồ tiêu dạng dây leo bằng rể phụ. Thân tròn nhẵn, tầy lên những mấu,
mọc uốn éo [16]. Loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có
1 lá đơn. [12]
Lá: Lá có cuống, mọc so le. Hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 11-15 cm,
rộng 5-9 cm, gốc tròn, đầu nhọn, có những chấm trong rất mờ, mặt trên lục sẫm
bóng, mặt dưới màu xám nhạt, gân lá lồi rõ, cuống lá dài 2-3 cm. [16]
- 5 -
Hoa: Cụm hoa mọc đối diện với lá thành bông ngắn hơn lá. Lá bắc thuôn
dài, cùng lớn lên với trục bông, hoa khác gốc, đôi khi tạp tính được bao bọc bởi lá
bắc, nhị 2, bao phấn hình thận, bầu thượng hình tròn [16]. Hoa hồ tiêu ra không tập
trung mà ra thành nhiều lứa. Hoa tự của hồ tiêu hình gié, treo lủng lẳng, dài 7 -
12cm tùy giống và tùy điều kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình quân 20-60 hoa xếp
thành hình xoắn ốc, hoa lưỡng tính hay đơn tính. Các giống hồ tiêu cho năng suất
cao thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính nhiều hơn. [12]
Quả: Quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, không có cuống, quả hình cầu [12].
Khi chín màu đỏ, đem phơi khô thành đen, đường kính 3-4 mm, hạt tròn. Mặt ngoài
màu nâu đen, có nhiều vết nhăn hình vân lưới nổi lên. Đỉnh đầu quả có vết của vòi
nhụy nhỏ hơi nổi lên, gốc quả có vết sẹo của cuống quả. Quả cứng. Vỏ quả ngoài có
thể bóc ra được. Vỏ quả trong màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt, mặt cắt ngang
màu trắng vàng. Quả có chất bột, trong có lỗ hổng nhỏ. Mùi thơm, vị cay. [16]
Mùa hoa quả: Tháng 5-8 [16]
Thành phần hóa học của hạt tiêu: Tinh dầu 1,2-2%, Piperin 5-9%,
Chanvixin 2,2-6%, Chất béo 8% ,Tinh bột 36% , Tro 4% [23], [25].
Hình 1.1: Cây tiêu đang ra hoa [48] Hình 1.2: Gié hoa và chùm quả cây tiêu[48]
c.pdf [49]
- 6 -
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng hạt tiêu [47]
1 tbsp tiêu đen
Năng lượng 16
Năng lượng từ chất béo 1.89
Tổng số %DV
Tổng chất béo 0.21g 0%
Chất béo bão hòa 0.063g 0%
Chất béo không bão hòa đơn 0.065g
Chất béo không bão hòa đa 0.072g
Đường 0.04g
Cholestreol 0mg 0%
Natri 3mg 0%
Kali 81mg 2%
Tổng Carbohydrate 4.15g 1%
Chất xơ 1.7g 7%
Protein 0.7g 1%
Canxi 3mg 0%
Sắt 10mg 56%
Vitamin C 2%
1.1.3 Các loại sản phẩm hồ tiêu trên thị trường thế giới
Sản phẩm hồ tiêu thông dụng trên thị trường thế giới là tiêu đen và tiêu trắng.
Ngày nay nhiều loại sản phẩm có giá trị đã được phát triển thêm từ hồ tiêu. Điều
thuận lợi là không cần dùng nguyên liệu hồ tiêu tốt để chế biến ra các loại sản phẩm
này. Ví dụ như tiêu lép, là loại tiêu có phẩm cấp rất kém được dùng để sản xuất ra
dầu tiêu. Ấn Độ là một nước có vị trí quan trọng trong việc sản xuất và xuất khẩu
các sản phẩm hồ tiêu có giá trị tăng thêm. [12]
- 7 -
1.1.3.1 Tiêu đen
Toàn trái tiêu bao gồm vỏ trái và hạt được phơi khô đến độ ẩm 13%. Tiêu
đen thành phẩm có màu đen với lớp vỏ hạt nhăn bọc bên ngoài. [12]
1.1.3.2 Dầu tiêu
Là tinh dầu bay hơi, được chiết xuất từ quả tiêu bằng phương pháp chưng cất
hơi nước. Đó là một hỗn hợp lỏng tự nhiên, trong suốt, có màu xanh vàng đến hơi
xanh lá cây. [12]
1.1.3.3 Oleoresin tiêu
Còn gọi là dầu nhựa tiêu, là một chất chiết xuất đậm đặc bởi sự chiết xuất
bằng các dung môi cổ truyền hoặc chiết xuất ở nhiệt độ cao. Oleoresine là một hỗn
hợp tinh dầu, nhựa và các hợp chất như piperine có bản chất là alkaloid tạo vị cay.
Dầu nhựa tiêu có đầy đủ các đặc trưng về hương vị thơm cay của tiêu. [12]
1.1.3.4 Tiêu bột
Hạt tiêu khô được nghiền ở các kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu của
người tiêu thụ. Gần đây công nghệ xay tiêu bột ở nhiệt độ thấp đã được giới thiệu
để tránh sự mất mát các chất thơm bay hơi khi nghiền hạt tiêu. Nghiền tiêu ở nhiệt
độ thấp cũng loại bỏ được vi khuẩn và nấm mốc. [12]
1.1.3.5 Tiêu xanh ngâm nước muối
Tiêu xanh ngâm nước muối được chế biến từ quả tiêu chưa chín. Sau khi
hái, tách cẩn thận quả tiêu khỏi gié, tránh làm vỡ, dập quả. Các quả tiêu (hạt tiêu
xanh) này được ngâm trong dung dịch giấm và muối để giữ được màu xanh tự nhiên
và thể chất dòn, xốp của hạt tiêu xanh. Tiêu thành phẩm có hương vị thơm ngon
được người tiêu dùng chấp nhận. [12]
1.1.3.6 Tiêu xanh khử nước
Đây là một loại sản phẩm được chế biến từ hạt tiêu xanh, bằng cách xử lý hạt
ở nhiệt độ cao để làm vô hiệu sự hoạt động của các enzym làm hạt tiêu hóa nâu đen.
Tiêu xanh qua xử lý nhiệt sau đó được sấy khô hay phơi khô ở nhiệt độ được kiểm
soát, nhờ vậy giữ lại được màu xanh tự nhiên như khi thu hái. Sau khi ngâm vào
nước, hạt tiêu sẽ phục hồi lại hình dạng và màu sắc gần giống như hạt tiêu xanh khi
- 8 -
thu hái. Mùa thu hoạch tiêu xanh chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn trong năm,
trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tiêu xanh suốt năm. Tiêu xanh khử nước có thể tồn
trữ được trong một năm, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng. [12]
1.1.3.7 Tiêu xanh cải tiến
Để khắc phục nhược điểm về thể chất và hương vị của tiêu xanh khử nước,
khắc phục nhược điểm về chi phí bao bì đóng gói của tiêu xanh ngâm muối, người
ta đã có những cải tiến trong chế biến tiêu xanh. Để sản xuất ra loại tiêu xanh cải
tiến này, hạt tiêu xanh được rửa sạch trong nước, bước tiếp theo là đem ngâm trong
nước muối 2-3 tháng, xả nước rồi đóng gói trong các túi PE để đưa ra thị trường.
[12]
1.1.3.8 Tiêu xanh đông khô
Đây là một sản phẩm tiêu xanh hảo hạng được chế biến bằng cách làm khô
hạt tiêu xanh đến độ ẩm khoảng 4% ở nhiệt độ âm 30- 400C trong điều kiện chân
không. Màu sắc, hương thơm và thể chất của tiêu xanh đông khô tốt hơn nhiều so
với tiêu xanh phơi khô dưới ánh sáng mặt trời hay được khử nước qua sấy. Sản
phẩm này có thể giữ ở nhiệt độ bình thường trong phòng. Khi đuợc làm ẩm trở lại,
sản phẩm này giống như sản phẩm tiêu xanh mới thu hái quá trình chế biến đòi hỏi
máy móc phức tạp nên sản phẩm tiêu xanh đông khô có giá rất đắt. [12]
1.1.3.9 Tiêu đỏ
Khi tiêu chín hoàn toàn, màu của quả tiêu chuyển từ xanh sang đỏ. Màu đỏ
rất hấp dẫn so với màu đen hay màu trắng ngà của tiêu trắng. Để chế biến tiêu đỏ,
thu hái tiêu khi nhiều quả tiêu trên chùm quả đã chín đỏ. Các quả này được tách cẩn
thận ra khỏi chùm quả. Các quả còn lại được ủ lại 2-3 ngày cho tới khi chuyển sang
màu đỏ thì được tiếp tục chế biến thành tiêu đỏ. Các quả tiêu đỏ sau khi được tách
ra khỏi chùm trái phải chế biến trong ngày. Màu đỏ của quả tiêu được giữ lại bằng
cách ngâm quả tiêu vào dung dịch nước muối hay muối và giấm cùng với chất bảo
quản thực phẩm. Sau đó tiêu có thể được khử nước như quy trình khử nước của tiêu
xanh. Ngoài ra còn có các sản phẩm khác được chế biến từ tiêu như trà tiêu, kẹo
tiêu, dầu thơm tiêu, tiêu dùng cho hương liệu mỹ phẩm. [12]
- 9 -
Hình 1.3: Tiêu khô: Tiêu xanh, tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu trắng [57]
1.1.3.10 Tiêu trắng
Tiêu trắng hay còn gọi là tiêu sọ. Quả tiêu chín già được tách lớp vỏ bên
ngoài rồi phơi khô. Tiêu trắng thành phẩm hạt tròn nhẵn có màu trắng ngà.
a. Cách chế biến tiêu trắng thủ công
Là để tiêu chín già, chùm trái có hơn 50% trái chín đỏ mới hái, đem ủ 2 - 3
ngày đêm sau đó tách hạt, bỏ vào bao đem ngâm ở dòng nước chảy, hay trong bể
ngâm có thay nước hàng ngày. Ngâm từ 7-10 ngày cho đến khi vỏ nát rời, cho vào
rổ hay máy xát kỹ sau đó đãi hết vỏ và phơi 1-2 nắng trên nong, nia đến khi hạt có
độ ẩm 12 - 13% là có thể đem bảo quản và tiêu thụ. Chế biến thủ công thường với
số lượng ít vì phải lựa từng chùm trái rất mất thời gian và nhân công khi thu hoạch.
[12]
b. Chế biến bán công nghiệp quy mô nông hộ
Tiêu trắng còn được chế biến công nghiệp từ tiêu đen loại có dung trọng
570g/lít. Để đạt được loại tiêu đen có dung trọng cao dùng làm nguyên liệu chế biến
tiêu trắng thì phải thu hoạch lúc chùm trái đã có 2-3 quả chín đỏ. Tiêu đen có chất
lượng cao như đã nói trên đem về quạt kỹ để chọn hạt nặng, đem ngâm nước trong
vòng 7-8 ngày. Hai ba ngày thay nước một lần, đến khi vỏ trái tiêu nát rời thì đem
ra xay xát để loại bỏ vỏ hạt, đãi sạch rồi phơi khô trên bạt, sản phẩm có màu vàng
- 10 -
ngà [21]. Theo yêu cầu của thị trường người ta có thể làm trắng bằng cách ngâm
trong H2O2 2% trong vòng 30 phút để oxy hóa chất hữu cơ và chất màu. Sau khi
làm trắng tiến hành phơi trên sân có lót bạt, đệm hoặc sấy hạt tiêu ở nhiệt độ 50-
600C trong nhiều giờ liên tục để hạt đạt độ ẩm 12%.-13%
Chế biến tiêu đen thành tiêu trắng giúp các nông hộ tăng thu nhập, tuy vậy
do chưa chú ý đến vấn đề môi trường, tại các vùng chế biến tiêu trắng thường xảy ra
tình trạng ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối bốc lên từ các bể ngâm tiêu, nước
rửa hạt tiêu sau khi ngâm ủ trong quá trình chế biến có chất màu, tính sát khuẩn
mạnh tiêu diệt hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường [12].
Hình 1.4:Bể ngâm tiêu đen [12] Hình 1.5:Máy xát vỏ hạt tiêu sau khi ủ [12]
c. Sản xuất tiêu trắng quy mô công nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học
Chế phẩm Biovina 9 do ĐH Bách Khoa TP.HCM nghiên cứu, sản xuất được
áp dụng sản xuất tiêu sọ tại Công ty Olam Việt Nam, Công ty Long Xương (Quận
5). Chế phẩm Biocoffee-3 (A. phoenicis) và Bipep-6 (T. piluliferum).[29], [34]
Tiêu đen được lựa chọn loại bỏ tiêu không đủ tiêu chuẩn và tạp chất, ngâm
nước để đạt độ ẩm tối ưu sau đó tiến hành phối trộn chế phẩm, thời gian lên men
khoảng 4 ngày sau đó tiến hành chà xát và rửa bằng nước sạch nhiều lần, sấy đạt độ
ẩm 12-13% [12], [29], [34].
- 11 -
1.1.4 Độ chín thu hoạch của hạt tiêu theo sản phẩm. [12]
Tùy theo sản phẩm được chế biến, tiêu được thu hoạch ở các độ chín khác
nhau.
Bảng 1.2: Độ chín thu hoạch của hạt tiêu theo sản phẩm.
Sản phẩm Độ chín khi thu hoạch
Tiêu ngâm nước muối/đóng hộp Đang xanh và còn chưa cứng hạt (vào
khoảng 4-5 tháng sau khi ra hoa
Tiêu xanh khử nước (vẫn giữ màu
xanh)
10-15 ngày trước khi chín hoàn toàn
Dầu nhựa tiêu và Oleoresin 15-20 ngày trước khi chín
Tiêu bột Chín hoàn toàn với hạt tiêu đã cứng chắc
Tiêu đen Chín hoàn toàn với hạt tiêu đã cứng chắc,
trên chùm quả có 1-2 quả bắt đầu chuyển
sang vàng
Tiêu trắng Chín hoàn toàn, trên chùm quả có ít nhất
2-3 quả bắt đầu chuyển sang chín đỏ
Tiêu đỏ Chín hoàn toàn, trên chùm quả có nhiều
quả chín đỏ
1.1.5 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.5.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Theo ước tính Hiệp Hội tiêu thế giới, tình hình sản xuất hạt tiêu năm 2009
tăng 5% so với năm trước là 305.070 tấn. Việc sản xuất tiêu đen đạt 246.600 tấn
trong khi sản lượng hạt tiêu trắng ước tính đạt 58.470 tấn chiếm 19.17% và dự kiến
tương lai sản lượng tiêu trắng sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, con số tiêu thụ dao
động xung quanh 315.000 tấn và còn lại tồn trữ trong kho là 68.700 tấn. [32].
- 12 -
Biểu đồ 1.1: Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới (đơn vị tấn) (nguồn IPC)[32]
Biểu đồ 1.1 mô tả rõ ràng xu hướng sản xuất tiêu toàn cầu từ năm 1995. Sản
xuất hạt tiêu toàn cầu chỉ khoảng 220.000 tấn vào năm 1995 và trải qua một thời
gian đã có một sự gia tăng đáng kể từ năm 1999 với sự đóng góp to lớn của các
quốc gia có sản lượng tiêu lớn như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, và Brazil. Có được
điều này là nhờ vào sự cải tiến trong cách quản lý, giống cây trồng cùng với việc
trồng lại tiêu trong bốn năm trở lại đây.
Nước sản xuất hồ tiêu lớn trên toàn thế giới là Việt Nam, Ấn Độ, Brazil,
Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Srilanka, Thái Lan và Singapore. Việt Nam đứng
đầu danh sách với thị phần 34% trong sản xuất hạt tiêu toàn cầu. Ấn Độ ở vị trí thứ
hai (19%) được theo sau bởi Brazil 13%, Indonesia 9%, Malaysia 8%, Trung Quốc
7%, Srilanka 6 %...[32]
- 13 -
Biểu đồ 1.2 : Các quốc gia sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới [32]
a. Việt Nam
Việt Nam quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Việt Nam
bắt đầu sản xuất hồ tiêu vào năm 1990 và bật lên là nước đứng đầu trong mười năm
với đóng góp 95.000 tấn vào sản lượng tiêu toàn cầu hiện nay. Đỉnh cao là năm
2004 và năm 2006 sản lượng tiêu Việt Nam đạt trên 100.000 tấn. Diện tích sản xuất
hạt tiêu tại Việt Nam dao động khoảng 50.000 ha [32].
Biểu đồ 1.3: Khuynh hướng sản xuất tiêu ở Việt Nam [32]
- 14 -
b. Barzil
Brazil là nước sản xuất hồ tiêu lớn thứ 3 trên thế giới. Việc sản xuất hồ tiêu ở
Brazil chịu thất bại trong năm 2009 do thiệt hại về dịch bệnh. Sản lượng thấp hơn
20% so với năm 2008 và chỉ đạt 30.000 tấn 2010. Số lượng xuất khẩu của Brazil
đứng ở gần 22.000-25.000 tấn.
Theo dữ liệu của hàng nhập khẩu Mỹ đến tháng 7/2009, xuất khẩu của Brazil
sang Mỹ đã được 750 tấn trong khi Ấn Độ là 366 tấn. Brazil năm 2009 đã đưa ra
một sự cạnh tranh mạnh mẽ cho Ấn Độ bằng cách cung cấp giá thấp nhất trong bốn
nước lớn xuất khẩu Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và bao gồm Brazil [32].
Biểu đồ 1.4: Khuynh hướng sản xuất tiêu ở Barzil [32]
c. Indonesia
Indonesia đóng góp được 23.000 tấn trong năm 2009 cao hơn 12 phần trăm
so với 2009. Tình hình sản xuất tiêu của Indonexia không ổn định và có xu hướng
giảm dần qua các năm. Năm 2000 sản lượng tiêu đạt hơn 80.000 tấn nhưng năm
2006 chỉ đạt gần 30.000 tấn. Nhưng Indonesia là một nước xuất khẩu hạt tiêu hoạt
động trên toàn cầu 2010 và giá luôn thấp hơn Ấn Độ. Indonesia đã dần dần nổi lên
là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ. Theo dữ liệu đến tháng 7 năm
2009 Indonesia đã xuất khẩu số lượng cao nhất 2911 tấn trong một tháng nhiều hơn
các con số Việt Nam 1.447 tấn và Ấn Độ và 366 tấn. [32]
- 15 -
Biểu đồ 1.5: Khuynh hướng sản xuất tiêu ở Indonesia [32]
1.1.5.2 Tình hình sản xuất tiêu ở Việt Nam
Tiêu Việt Nam hiện nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, tập
trung nhiều nhất Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, và Đồng Nai, chủ yếu trên nền
đất đỏ. Vùng trồng tiêu tập trung thứ hai là Tây Nguyên, phân bổ chủ yếu ở hai
tỉnh Đak Lak và Gia Lai.Trong đó, tiêu Chư sê ở Gia Lai có năng suất rất cao, trên
dưới 4 tấn/ha, Mặc dù vậy, diện tích trồng tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên cũng khá
lớn, chiếm đến 1