Đề tài Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó

KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn KFC kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, đặc biệt là các sản phẩm làm từ gà. Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers, Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Năm 2001, KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó.

doc14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÔNG Đề bài: Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó Họ tên: Nguyễn Thị Huyền Trang CQ502707 Nguyễn Thị Hồng CQ501066 Nguyễn Thị Hải Yến CQ503656 Lớp: Kinh tế và quản lý công 50 Trong cơ chế thị trường, 1 cá nhân, 1 tổ chức đều tiến hành các hoạt động có tính chất tương đồng. Nếu muốn hoạt động và phát triển, các hoạt động đó được phản ánh thông qua mô hình chuỗi giá trị bên trong tổ chức. Hôm nay, nhóm em xin được trình bày mô hình chuỗi giá trị bên trong của Chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam Tên Doanh nghiệp: CHUỖI CỬA HÀNG KFC VIỆT NAM Loại hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân Mục đích hoạt động: Đem lại lợi ích cho chủ sở hữu Chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam Đào tạo ra các giá trị cốt lõi của nhân viên Tạo ra những sản phẩm dịch vụ về đồ ăn nhanh (đặc biệt là món gà rán) cho khách hàng Mục tiêu: Thị trường: tăng doanh số và lượng bán ra. Thị phần: KFC đang nắm thị phần gà rán cao nhất tại Việt Nam với hơn 60% so với 30% của Lotteria, 10% của Jollibee và một số thương hiệu Việt Nam khác. Lợi nhuận Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình chuỗi giá trị làm cơ sở nghiên cứu, đồng thời thu thập và sử lý các dữ liệu liên quan tới KFC Việt Nam. Nguồn dữ liệu:  Từ trang web www.kfcvietnam.com.vn, www.vnnhahang.com. Tạp chí Việt Nam travellive Quan sát của nhóm tại một số nhà hàng KFC Thu thập ý kiến từ khách hàng của KFC I/. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Nghiên cứu và dự báo môi trường: KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn KFC kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, đặc biệt là các sản phẩm làm từ gà. Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers, Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Năm 2001, KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý: Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… Trong đó KFC đã lựa chọn cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học: Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp: Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng. Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên. Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố. Vì số lượng các trường đại học,cao đẳng,dạy nghề.. ở đây là rất nhiều. Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC. Phân đoạn thị trường theo tâm lý: Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua. Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới, những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng, phong cách sống này được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh. Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. Phân đoạn thị trường theo hành vi: Tiến hành một cuộc điều tra về nguyên nhân phát triển quá nhanh của Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất. Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên,hệ thống các của hàng tương đối dày đặc mà còn là điều hành một loạt các của hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm KFC. Lựa chọn thị trường mục tiêu  Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu toàn cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác.. Tại Việt Nam, KFC đã dành ra bảy năm để xây dựng thị trường, và giờ là thời điểm gặt hái kết quả. Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai. Theo đánh giá của tập đoàn Yum Restaurant International, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều. KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức nămg. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hoàn toàn chính xác. Trong khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu mua về. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với cách kinh doanh này, do đó fast food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh. Do vậy tính chất phổ biến của KFC còn có những hạn chế (do thu nhập người Việt Nam còn thấp,sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống,thói quen tiêu dùng…), việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền thống (trong đó lấy mầu đỏ làm chủ đạo) thì KFC đã tạo ra một trào lưu mới trong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam. Trong khi thói quen tiết kiệm vẫn là quan điểm của những người có độ tuổi trên 30 thì với giới trẻ (độ tuổi<30) thì KFC đã nhận được những phản hồi tích cực. Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở thành trào lưu mới,xu hướng mới,một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ. KFC cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trò chuyện, bàn bạc công việc… Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết đến, đây là điều kiện để KFC phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa. * CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ Xác định đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh có thể là các sản phẩm truyền thống như phở 24, sản phẩm ăn nhanh khác (BBQ chicken, lotteria..). KFC xác định đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách dần dần, từ từ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng đặc biệt qua chất lượng của sản phẩm. Nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh: Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh chính là đánh giá sự hiểu biết về các thông tin của đối thủ cạnh tranh. Việc đánh giá này thông qua các tiêu chí mà KFC đặt ra, và để thực hiện được điều đó thì việc nghiên cứu thông tin từ thị trường là rất cần thiết, thông qua các công cụ như: Bảng câu hỏi điều tra, sử dụng các tài liệu thứ cấp… Đánh giá vị trí của các đối thủ cạnh tranh: Từ việc nghiên cứu thông tin từ thị trường sẽ đưa lại những kết quả giúp cho KFC có thể xác định được thị phần của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh, biết được nguyên nhân người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm của mình mà lại sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh… từ đây để có những đánh giá chính xác vị trí của các đối thủ cạnh tranh. Phân tích ưa chuộng của người tiêu dùng: Ra quyết định: Giám sát thực hiện chiến lược: Quá trình này để đảm bảo cho chiến lược định vị của KFC luôn đi đúng hướng, mục tiêu đề ra. Đồng thời phát hiện những sai sót, nhầm lẫn để có thể có các biện pháp khắc phục kip thời. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: KFC là thương hiệu gà rán đầu tiên ở Việt Nam và cũng là 1 thương hiệu lớn trên thế giới, không ai có thể phủ nhận danh tiếng của KFC. Đây cũng là 1 thuận lợi, 1 thế mạnh trong kinh doanh nói chung cũng như trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh nói riêng. Hệ thống phân phối Chất lượng sản phẩm Dịch vụ khách hàng Nguồn lực tài chính Các yếu tố bên ngoài: Hiện nay trong ngành thức ăn nhanh ở Việt Nam có các “đại  gia” như KFC, Lotteria, Jollibee…Họ đều có những chiến lược kinh doanh tốt, hệ thống phân phối rộng nên việc cạnh tranh lẫn nhau để chiếm lĩnh thị phần là không thể tránh khỏi. Ngoài ra trong các lĩnh vực khác thuộc ngành ăn uống thì hiện nay KFC đang cạnh tranh với Phở 24h… Công ty sẽ phải gặp vấn đề về chia sẻ thị phần với họ nên đây là 1 thách thức đối với công ty. Thuế suất là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, chủ yếu là doanh thu. Hiện nay mức thuế suất mà Nhà nước áp dụng cho ngành ăn uống tăng. Nên khi thuế suất tăng khiến cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng tới sức cầu của người tiêu dùng. Đây là yếu tố khách quan thuộc tầm kiểm soát của chính phủ. Vì vậy đây cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong việc vẫn chấp hành mức thuế suất lẫn duy trì và phát triển doanh số. KFC là thương hiệu nổi tiếng về gà rán. Và nguồn nguyên liệu chủ yếu là gà. Nhưng loại gia cầm này hiện vẫn còn đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cúm gia cầm H5N1. Thế nên sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Vì vậy đây cũng là một thách thức đối với KFC trong việc ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào với số lượng đầy đủ đáp ứng cho người tiêu dùng cũng như đảm bảo được chất lượng gà sạch không nhiễm bệnh. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, cuộc sống diễn ra quá nhanh chóng khiến cho con người không có thời gian để chuẩn bị những bữa ăn tự nấu ở nhà. Vì vậy ngành công nghiệp thức ăn nhanh với sự tiện lợi, nhanh chóng, ngon miệng, không gian đẹp…đã khiến cho nhiều người chọn ăn loại thức ăn này. Vì thế nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và đây là một cơ hội cho KFC trong việc làm tăng doanh thu, phát triển thương hiệu. Sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng người mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường đang tăng nhanh chóng. Và thức ăn nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân, nó khiến cho người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Đây là một thách thức lớn không riêng gì KFC mà cả ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang phải đối mặt. Đồng thời, với nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào thực phẩm ở các hàng quán. Đây là vấn đề mà KFC cần phải coi trọng nhằm xây dựng uy tín thêm vững mạnh. Thu nhập người dân tăng sẽ là 1 cơ hội cho KFC thu hút khách hàng nhằm phát triển sản phẩm và nâng cao doanh số. Vị trí kinh doanh: Các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người …vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn Giá cả: được nhận định là tương đối cao, chưa có nhiều phần ăn với giá cả mềm hơn phù hợp với phân khúc người tiêu dùng có thu nhập thấp (ở Việt Nam lượng người có thu nhập này lại khá đông ). Do đó đây là điểm bất lợi với KFC trong việc mở rộng phân khúc khách hàng Nguồn nhân lực: do nhiều lý do mà nguồn nhân lực không ổn định, thay đổi thường xuyên khiến cho nhân viên không có bề dày kinh nghiệm dẫn đến nhiều thiếu sót trong việc phục vụ khách hàng và chế biến thức ăn…Đồng thời, cũng tốn nhiều chi phí để tuyển dụng và đào tạo mà thời gian sử dụng nhân viên lại không lâu. 2. Thiết kế ra các sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers, Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm 2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Vì vậy khi vào Việt Nam, KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã cho phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùng Việt Nam như là cho ra các sản phẩm mới như bánh mì mềm, bắp cải trộn jumbo…KFC khẳng định chất lượng sản phẩm của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch. Không những thế các sản phẩm của KFC còn tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác bằng sự pha trộn 11 loại gia vị khác nhau chính điều đó tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của KFC…Nhờ thế mạnh này mà các sản phẩm của KFC được nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Dịch vụ khách hàng: với hàng loạt các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, cơ sở vật chất và trang thiết bị trong cửa hàng luôn vệ sinh sạch sẽ, đội ngũ nhân viên ân cần, lịch sự và chu đáo, quy cách hiện đại tạo nên 1 hệ thống dịch vụ đẳng cấp. Chính vì những điều này mà người tiêu dùng luôn cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi đến với các cửa hàng của KFC. Huy động các đầu vào Tài chính: Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Yum! toàn cầu. Với nguồn lực tài chính hùng hậu , có thể triển khai các hoạt động kinh doanh có quy mô tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là một điểm mạnh của KFC Việt Nam với sự hậu thuẫn của Yum!. Nhân lực Vật lực Thông tin Sản xuất: Tạo ra sản phẩm( món ăn nhanh) phục vụ nhu cầu của khách kể cả số lượng cũng như chất lượng Phân phối KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và đội ngũ nhân viên giao hàng  hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Đây là một cách phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra KFC còn có những cửa hàng ở các tỉnh thành khác. Đây là 1 điểm mạnh của KFC. Có thể nói ngày nay với nhịp sống đô thị hoá cao, con người ngày càng trở nên hối hả, bận rộn hơn với cuộc sông thì fastfood như là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm thời gian. Đồng thời đánh vào tâm lý chuộng phong cách Tây, chuyên nghiệp của thanh niên. KFC đã mở rộng mạng lưới của mình đến khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thành phố lớn nơi thuận tiện đi lại và có số người trẻ tuổi cao như: siêu thị, khu công nghiệp. Hệ thống phân phối của KFC chủ yếu được mở rộng thông qua nhượng quyền. Tuy nhiên thời gian đầu để được KFC nhượng quyền thường phải trả phí cao, theo thời gian phí này có xu hướng giảm xuống đã tạo cho KFC được mở rộng 6. Dịch vụ hậu mãi Khuyến mãi: Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày lễ mà còn trong ngày thường . Vào dịp Noel thì KFC có chương trình quảng cáo với nội dung: "Giáng sinh là thời gian đẹp nhất trong năm, đó là thời gian cho gia đình và bạn bè. Hãy để KFC chuyển những lời chúc tốt đẹp, những món quà ý nghĩa nhất đến người thương yêu của bạn”. KHI MUA 1 "PHẦN ĂN GIÁNG SINH"  người thân của bạn sẽ nhận được tấm thiệp và có CƠ HỘI NHẬN NHIỀU QUÀ TẶNG HẤP DẪN: + 04 máy LAPTOP + 10 điện thoại NOKIA N72 + 10 máy nghe nhạc MP4 + 200 cặp áo thời trang + 50.000 thiệp Giáng Sinh Bên cạnh đó KFC còn có các chương trình khuyến mãi trong năm: Với mỗi lần mua 01 ly Pepsi lớn, khách hàng sẽ nhận được 01 mã số để tham gia chương trình rút thăm tự động bằng cách nhắn tin đến tổng đài (8113) hoặc vào Website: www.pepsiworld.com.vn Mặc khác KFC còn liên kết với các với các nhãn hiệu khác cùng làm khuyến mãi như mực in Laser hiệu Vmax : “Khi mua bất kỳ 01 sản phẩm mực in laser hiệu Vmax, khách hàng sẽ được tặng 1 coupon trị giá 40 000đ, sử dụng tại các nhà hàng thức ăn nhanh KFC. Chương trình kéo dài từ 1/12 đến 31/12/2007 tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Với hệ thống phân phối toàn quốc, sản phẩm mực in Vmax (dùng cho máy in HP, Canon, Samsung...) có chất lượng tương đương mực in chính hãng nhưng giá thấp hơn từ 30 đến 60%. “ Đội dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, những dịch vụ khuyến mãi được đưa đến khách hàng nhanh nhất. Cuối cùng, những thành viên của Đội thực phẩm có nhiệm vụ đảm bảo những món ăn phải mang đúng hương vị gà rán Kentucky đồng thời quản lý dịch vụ vận chuyển đồ ăn đến tất cả khách hàng một cách nhanh nhất. II/. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ: Xây dựng kết cấu hạ tầng gồm; Kĩ thuật Xã hội (nguồn nhân lực) Tập đoàn YUM! sở hữu thương hiệu KFC và bán quyền kinh doanh sản phẩm cho những cá nhân hay tổ chức muốn làm đại lý của sản phẩm và có đáp ứng đầy đủ những điều kiện đã nêu trên. Thương hiệu KFC được quản lý bởi các giám đốc khu vực (Area Manager) do tập đoàn YUM! sắp xếp và dưới đó là hàng loạt các nhà quản trị cấp dưới. Mô hình tổ chức được thể hiện qua sơ đồ trang bên Trong cơ cấu tổ chức này ta có thể thấy như sau: Giám đốc khu vực chịu trách nhiệm quản lý, điều phối hoạt động của 8-10 nhà hàng KFC trong một khu vực nhất định (ví dụ, khu vực Đông Nam Á, khu vực Bắc Âu, …). Giám đốc nhà hàng (Restaurant General Managers) phải báo cáo trực tiếp đến Giám đốc khu vực. Các giám đốc này có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ và duy trì các chính sách từ công ty mẹ cũng như các thủ tục về quá trình tổ chức, dịch vụ khách hàng, marketing, quản lý, huấn luyện, v.v. Giám đốc nhà hàng được hỗ trợ bởi các Trợ lý giám đốc (Assitant Managers). Họ đảm bảo tất cả chính sách của Công ty được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, Trợ lý quản lý nhà hàng (Trainee Managers) cũng giữ vai trò quan trọng trong công việc quản lý hàng ngày của Giám đốc và Trợ lý giám đốc. Đội dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, những dịch vụ khuyến mãi được đưa đến khách hàng nhanh nhất.Cuối cùng, những thành viên của Đội thực phẩm có nhiệm vụ đảm bảo những món ăn phải mang đúng hương vị gà rán Kentucky đồng thời quản lý dịch vụ vận chuyển đồ ăn đến tất cả khách hàng một cách nhanh nhất. Giám đốc khu vực Giám đốc nhà hàng (Restaurant General Managers) Trợ lý giám đốc (Assitant Managers) Trợ lý quản lý nhà hàng (Trainee Managers) Nhân viên đội dịch vụ khách hàng (Customer Service Team Members) Nhân viên đội thực phẩm (Food Service Team Members) Dịch vụ pháp lý Hợp đồng chuyển nhượng Nhãn hiệu, logo An toàn thực phẩm Kế toán, thống kê tình hình sản xuất và kinh doanh KFC tại VN KFC bán được thịt gà nhiều hơn bất cứ nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nào trên thế giới và chiếm lĩnh hơn 50% thị trường. KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là Gà rán Kentucky – chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phụcvụ các món ăn làm từ gà, bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ôngđại tá thiện chí Harland Sanders sáng chế. Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với thương hiệu KFC (trên 10.000 nhà hàng đã được phát triển trên toàn thế giới). Tại Việt Nam, KFC Tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl, giờ đây, hệ thống nhà hàngthức ăn nhanh này đã có mặt tại hầu hết các đường phố của Việt Nam. Các c