Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn: vốn vay lãi
suất cao, đầu tư công giảm, thời tiết không thuận lợi đã tác động không
nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân. Song với sự chỉ đạo quyết liệt, có
trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cùng với sự nỗ
lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, của cán bộ, quân và
dân trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế
lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; do vậy kinh tế - xã hội của
tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,05%; sản xuất công nghiệp tăng
14,6% so với năm 2011; nông nghiệp phát triển ổn định; kim ngạch xuất
khẩu tăng mạnh, du lịch phát triển khá; văn hóa - xã hội có tiến bộ, an
sinh xã hội và đời sống nhân dân được đảm bảo; quốc phòng được tăng
cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, công tác đối
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến bộ.
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng công cụ Geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối từ ngô của tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh Tế và Quản Lý
BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ
KHAI THÁC THAN ĐÁ VÀ CHẾ BIẾN DẦU
Sử dụng công cụ Geospatial để đánh giá tiềm năng sinh
khối từ ngô của tỉnh Ninh Bình.
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ
Nhóm sinh viên thực hiện :
Quách Trung Nghĩa 20106203
Phạm Hồng Quân 20106208
Hoàng Thị My 20104576
Lớp : KTCN
Hà Nội, ngày / /2013
M c L c
1.1 Tình hình kinh tế-xã hội ..................................................................... 1
1.2 Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 5
1.3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng .............................................................. 9
1.3.1 Nhu cầu sử dụng điện ......................................................................... 9
1.3.2 Nhu cầu sử dụng than ........................................................................11
1.4 Các nhà máy sản xuất điện................................................................13
1.5 Mạng lưới truyền tải ..........................................................................15
Page 1
Phần 1. Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình
1.1 Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2012
Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn: vốn vay lãi
suất cao, đầu tư công giảm, thời tiết không thuận lợi đã tác động không
nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân. Song với sự chỉ đạo quyết liệt, có
trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cùng với sự nỗ
lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, của cán bộ, quân và
dân trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế
lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; do vậy kinh tế - xã hội của
tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,05%; sản xuất công nghiệp tăng
14,6% so với năm 2011; nông nghiệp phát triển ổn định; kim ngạch xuất
khẩu tăng mạnh, du lịch phát triển khá; văn hóa - xã hội có tiến bộ, an
sinh xã hội và đời sống nhân dân được đảm bảo; quốc phòng được tăng
cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, công tác đối
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến bộ.
Page 2
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012:
TT Chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện
năm
2011
Mục tiêu
năm 2012
Ước
thực
hiện
năm
2012
So sánh
với mục
tiêu
năm 2012
Các chỉ tiêu về kinh tế
1
Tốc độ tăng trưởng
GDP
% 16,1 14,5 11,05 Không đạt
2
Tốc độ tăng GTSX (giá
CĐ 1994)
+ Công nghiệp - xây
dựng
% 26,8 16,6 11,4
Tr.đó: Công
nghiệp
% 48,1 18,5 14,6
+ Nông, lâm nghiệp,
thủy sản
% 2,5 2,0 2,05
+ Dịch vụ % 15 15 13,8
3
Cơ cấu kinh tế trong
GDP (giá HH)
+ Công nghiệp - xây
dựng
% 49 48,5 46,35
+ Nông, lâm nghiệp,
thủy sản
% 15 14,5 15,31
Page 3
TT Chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện
năm
2011
Mục tiêu
năm 2012
Ước
thực
hiện
năm
2012
So sánh
với mục
tiêu
năm 2012
+ Dịch vụ % 36 37 38,34
4
GDP bình quân đầu
người
Tr.đồng 25 31 28,8 Không đạt
5 Vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 21.410 18.500 17.600 Không đạt
6
Sản lượng lương thực
có hạt
Vạn tấn 51,4 48 51,1
Vượt mục
tiêu
7 Thu ngân sách Tỷ đồng 3.392 2.850 2.593,3 Không đạt
Trong đó: Thuế, phí, lệ
phí và thu từ xổ số kiến
thiết
Tỷ đồng 1.673 1.800 1.803,3
Thu từ đất Tỷ đồng 1.119 350 500
Thu xuất, nhập khẩu Tỷ đồng 600 700 290
8 Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 263 265 450
Vượt mục
tiêu
9 Khách du lịch
Nghìn
lượt
3.252 4.000 3.750 Không đạt
Trong đó: Khách du
lịch lưu trú
Nghìn
lượt
237 250 268,5
Vượt mục
tiêu
Các chỉ tiêu về văn hóa
Page 4
TT Chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện
năm
2011
Mục tiêu
năm 2012
Ước
thực
hiện
năm
2012
So sánh
với mục
tiêu
năm 2012
- xã hội
10
Tỷ lệ trường đạt chuẩn
quốc gia
+ Mầm non % 55 58 58
Đạt mục
tiêu
+ Tiểu học (mức độ 2) % 20,5 25 25,3
Vượt mục
tiêu
+ THCS % 58 62 62
Đạt mục
tiêu
+ THPT % 14,8 22 18,5 Không đạt
11
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy DD
% 16,4 15,8 15,8
Đạt mục
tiêu
12
Tỷ lệ lao động được
đào tạo nghề
% 31 34 34
Đạt mục
tiêu
13
Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu
chí mới)
% 9,85 9,3 8,0
Vượt mục
tiêu
Chỉ tiêu về môi trường
14
Tỷ lệ dân số được dùng
nước hợp vệ sinh
Page 5
TT Chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện
năm
2011
Mục tiêu
năm 2012
Ước
thực
hiện
năm
2012
So sánh
với mục
tiêu
năm 2012
+ Khu vực nông thôn % 85 86 86
Đạt mục
tiêu
+ Khu vực thành thị
% 92 94 94
Đạt mục
tiêu
1.2 Cơ sở hạ tầng
Ninh Bình là tỉnh có mạng lưới đường giao thông thuận tiện cả về đường
bộ, đường thủy, đường sắt và trong tương lai sẽ có quy hoạch đường
hàng không.
Page 6
Hệ thống giao thông
Ninh Bình là tỉnh có mạng lưới đường giao thông thuận tiện cả về đường
bộ, đường thủy, đường sắt và trong tương lai sẽ có quy hoạch đường
hàng không. Đường bộ có Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch
của cả nước, quốc lộ 10 kết nối với Hải Phòng - Quảng Ninh, quốc lộ
12B và đường tỉnh ĐT477 kết nối với đường HồChí Minh, đường cao tốc
Cầu Giẽ - Ninh Bình kết nối với thủ đô Hà Nội rút ngắn thời gian lưu
thông xuống còn 01h. Trong thời gian tới, Ninh Bình sẽ được tiếp nhận
một số dự án giao thông quan trọng như: Đường cao tốc Ninh Bình -
Thanh Hóa, đường bộ ven biển đi qua huyện Kim Sơn. Đường sắt Bắc –
Nam chạy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu
Yên, Gềnh và Đồng Giao) cùng với Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết
mạch của cả nước, tương lai là đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Đường
thủy có sông Đáy thông ra Biển Đông qua Cửa Đáy và hệ thống sông
Vạc, sông Hoàng Long kết nối với khu vực Tây Bắc. Hệ thống cảng Ninh
Phúc, Khánh Phú trên sông Đáy có thể tiếp nhận tàu 3.000 tấn vào làm
hàng, Cảng khô ICD diện tích 37ha và 02 kho ngoại quan diện tích mỗi
kho khoảng 10ha tại KCN Khánh Phú và KCN Gián Khẩu chuyên phục
vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp đã được đưa vào khai thác.
Hệ thống điện, cấp – thoát nước
Mạng lưới điện cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng, điện được đưa
đến 100% các xã trong tỉnh với tổng chiều dài các loại đường dây là trên
770km. Toàn tỉnh đã có 01 TBA 500kv, 03 TBA 220kv, 06 TBA 110kv,
90 TBA 35kv và 22kv...Các công trình cấp nước sạch đã và đang được
Page 7
quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp với tổng công suất 85.000
m3/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Hệ thống
thoát nước đô thị và nông thôn đã và đang được xây dựng tiến tới hoàn
thiện đồng bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hệ thống dịch vụ thương mại, du lịch
Ninh Bình hiện có 87 khách sạn với hơn 3.000 buồng, trong đó có 01
khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 03 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 03 khu
nghỉ dưỡng resort cao cấp và hàng nghìn nhà hàng. Hầu hết các huyện
trong tỉnh đều có trung tâm thương mại, phục vụ nhu cầu mua sắm của
người dân. Tập trung nhiều nhất là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam
Điệp, như: Đông Thành Plaza, Hapromart, Trung tâm thương mại – siêu
thị BigC đang được xây dựng tại xã Ninh Phúc. Hệ thống ngân hàng – tín
dụng chủ yếu là các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ
cổ phần chi phối và các chi nhánh, văn phòng giao dịch của một số tổ
chức tín dụng như: CN Ngân hàng Công thương Ninh Bình (VietinBank),
CN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank), CN
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), CN Ngân hàng Phát triển
(VDB), CN Ngân hàng dầu khí Toàn cầu (GP.Bank), CN Ngân hàng
Hằng hải (Maritime Bank), CN Ngân hàng Quân đội (MB), CN Ngân
hàng Techcombank, CN Ngân hàng bưu điện Liên Việt (LPB) ...
Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc được phủ kín trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo
thông tin liên lạc thông suốt trong và ngoài nước gồm 40 bưu điện (2 bưu
điện trung tâm, 7 bưu điện huyện thị và 31 bưu điện khu vực). Có 866
Page 8
trạm thu phát sóng thông tin di động được xây dựng. Số thuê bao điện
thoại trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2011 là: 1.008.500 thuê bao, đạt mật
độ 112 máy/100 dân.
Mạng lưới các cơ sở đào tạo – dạy nghề và nguồn nhân lực
Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 trường Đại học đa ngành là trường Đại học
Hoa Lư, 04 trường Cao đẳng (gồm: Cao đẳng y tế Ninh Bình, Cao đẳng
nghề Lilama I, Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình, Cao đẳng nghề cơ điện
xây dựng Tam Điệp), 03 trường Trung cấp (gồm: Trung cấp nghề Thành
Nam, Trung cấp kinh tế kỹ thuật và tại chức Ninh Bình) và các Trung
tâm dạy nghề, đào tạo các chuyên ngành: Sư phạm, Tài chính, Du lịch,
Xây dựng, Công nghiệp,... hàng năm cho ra trường hơn 10.000 (kỹ sư, cử
nhân, cao đẳng nghề) và hàng chục nghìn lao động có tay nghề, ... đây là
nguồn cung lao động có đủ khả năng, trình độ phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Công tác quy hoạch
Toàn tỉnh đã hoàn thành công tác xây dựng quy hoạch, gồm: QH tổng thể
phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được
các Bộ, ngành thông qua để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy
hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn
2030; Quy hoạch chung thành phố Ninh Bình đến năm 2030, định hướng
đến năm 2050.
Về quy hoạch công nghiệp: Toàn tỉnh đã quy hoạch được 7 Khu CN
(gồm: Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp, Phúc Sơn, Khánh Cư, Sơn Hà
và Xích Thổ) với tổng diện tích 1.961ha, trong đó có 3 KCN (gồm: Gián
Page 9
Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp) đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy từ 70-
100%. Hoạt động trong các KCN tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản
xuất VLXD, may mặc, cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, SX phân bón, SX
thép. Hiện đang còn 4 KCN cần kêu gọi đầu tư (gồm: Phúc Sơn, Khánh
Cư, Sơn Hà và Xích Thổ). Trong giai đoạn từ nay đến 2015, tỉnh Ninh
Bình sẽ tập trung nguồn lực, kêu gọi đầu tư để xây dựng, hoàn thiện hạ
tầng KCN sạch Phúc Sơn, KCN Khánh Cư với tổng diện tích khoảng
300ha nhằm thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực: Công nghệ sinh học,
thực phẩm; Dịch vụ thương mại; Công nghệ thông tin, điện tử, điện lạnh,
sản xuất lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử; Công nghệ cơ khí tự động hoá,
năng lượng sạch.
Về quy hoạch du lịch: Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến
năm 2015 gồm 07 khu du lịch chính là: Khu Tam Cốc - Bích Động –
Sinh thái Tràng An - Cố đô Hoa Lư; Khu Trung tâm thành phố Ninh
Bình; Khu Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương;
Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình - Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Chùa Địch Lộng – Động Hoa Lư;
Khu thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Khu hồ Yên
Thắng - Yên Đồng - Động Mã Tiên; Khu Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng
biển Kim Sơn.
1.3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng
1.3.1 Nhu cầu sử dụng điện
Số liệu thống kê năm 2011, của phòng Kinh doanh (Công ty TNHH
MTV Điện lực Ninh Bình) cho biết: sản lượng điện tiêu thụ (điện thương
phẩm) trên địa bàn tỉnh là 1.287,4 triệu KWh (tăng 1.235,4 triệu KWh so
với năm 1992 - năm đầu tiên tái lập tỉnh).
Page
10
Lượng điện dùng cho Công nghiệp - xây dựng năm qua là 976,2 triệu
KWh, chiếm 75,8% tổng lượng điện tiêu thụ trong năm trên địa bàn, tăng
31,6% so với năm 2010. Điện cho tiêu dùng dân cư là 274,2 triệu KWh,
chiếm 21,3% tổng lượng điện tiêu thụ, tăng 9,2% so với năm 2010. Điện
dùng cho thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn, du lịch là 11,8 triệu KWh,
chiếm 0,92% tổng lượng điện tiêu thụ và tăng 35,89% so với cùng kỳ
năm trước. Điện dùng cho nông nghiệp 9,4 triệu KWh, chiếm 0,74% tổng
sản lượng điện tiêu thụ, giảm 21% so với năm 2010. Điện dùng cho các
hoạt động khác là 15,7 triệu KWh, chiếm 1,22% tổng lượng điện tiêu thụ
và tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2012,
lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh đã là 315,4 triệu KWh. Dự kiến, năm
2012, lượng điện cần cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh là
1.399,4 triệu KWh, tăng khoảng 8,7% so với lượng điện tiêu thụ trong
năm 2011. Như vậy, lượng điện cần cho sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân trong tỉnh là rất lớn với chiều hướng ngày càng tăng, năm sau cao
hơn năm trước. Trong mấy năm gần đây, các ngành, lĩnh vực lượng điện
dùng đều tăng cao. Điện dùng cho công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng lượng điện tiêu thụ. Lượng điện dùng cho thương nghiệp
nhà hàng khách sạn có chiều hướng tăng trưởng nhanh…
Page
11
1.3.2 Nhu cầu sử dụng than
Than cho sản xuất điện
Số liệu thống kê sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình qua các thời kỳ
(nguồn Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam VNECO)
Thời kỳ Sản lượng
TB
(triệu kWh)
Ðiện tự
dùng
(%)
Dầu kèm
(g/kWh)
Than T/C
(g/kWh)
Hiệu suất
(%)
1985-1995 250 15,05 7,38 782 69,33
1996-1999 406 11,88 0,76 619 78,87
2000-2002 537 10,24 0,55 609 80,5
2003-2008 Trên 700 < 10% < 0,2 565 ~ 82 %
976.2
274.2
11.8
9.4
15.7
Sản lượng điện tiêu thụ năm 2011 của
tỉnh
Ninh Bình (triệu kWh)
Công nghiệp - xây dựng
Tiêu dùng dân cư
Thương nghiệp, nhà
hàng, khách sạn, du lịch
Nông nghiệp
Các hoạt động khác
Page
12
Vậy có thể ước tính khối lượng than dùng cho sản xuất điện của tỉnh
bằng công thức sau:
Khối lượng than cho sản xuất điện = Than T/C (g/Kwh) x Sản
lượng TB (triệu Kwh)
Khối lượng than cho sản xuất điện của tỉnh là : 395.500 tấn
Than cho sản xuất xi măng
Hiện tại, Ninh Bình là địa phương có sản lượng xi măng lớn nhất cả
nước. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 nhà máy sản xuất xi măng lớn, có
công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng
và tính cạnh tranh ngày càng cao của doanh nghiệp, với tổng công
suất thiết kế 11,86 triệu tấn/năm, như: Nhà máy xi măng Tam Điệp
(công suất 1,4 triệu tấn/năm); Nhà máy xi măng Hệ Dưỡng (công
suất 3,6 triệu tấn/năm); Nhà máy xi măng The Vissai (công suất 2,7
triệu tấn/năm); Nhà máy xi măng Hướng Dương (công suất 1,8 triệu
tấn/năm); Nhà máy xi măng Duyên Hà (công suất 2,36 triệu tấn/năm)
(theo Sở công thương tỉnh Ninh Bình).
Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.
Trung bình để tạo ra 1 tấn clinker (là thành phần chính của xi măng)
phải cần đến 3.0 -5.5 GJ (7.2 – 13.2 x 106 KCal) tương đương với
nhiệt năng của 100 -180 kg than Anthracite. Với số liệu này ta có thể
ước tính khối lượng than dùng trong sản xuất xi măng tại các nhà
máy lớn của tỉnh bằng công thức.
Khối lượng than cho sản xuất xi măng = Công suất các nhà máy
(triệu tấn/năm) x Lượng than để tạo ra 1 tấn clinker (180kg)
Khối lượng than ước tính cho sản xuất xi măng của tỉnh là: 2.134.800 tấn
Page
13
1.4 Các nhà máy sản xuất điện
Giới thiệu tổng quát về nhà máy nhiệt điện Ninh Bình
Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình được khởi công xây dựng vào ngày
05/03/1971 theo thiết bị, hướng dẫn thi công lắp đặt của chuyên gia
Trung Quốc. Nhà máy gồm 4 tổ máy trung áp với công suất 100 MW.
Sau hơn 3 năm tổ máy đầu tiên đã hòa vào lưới điện quốc gia do
thời gian này đang diễn ra chiến tranh
Ngày 19/05/1974, tổ máy 1 hòa lưới điện quốc gia.
Ngày 21/12/1974, tổ máy 2 hòa lưới điện quốc gia.
Ngày 09/11/1975, tổ máy 3 hòa lưới điện quốc gia.
Ngày 08/03/1975, tổ máy 4 hòa lưới điện quốc gia.
Quyết định chính thức thành lập nhà máy nhiệt điện Ninh Bình vào
ngày 17/01/1974. Từ đây lưới điện miền Bắc có thêm thế mạnh về
nguồn điện góp phần tích cực vào sự nghiệp khôi phục kinh tế sau
chiến tranh. Do nhà máy được xây dựng trong chiến tranh và vừa thiết
kế vừa thi công nên nhà máy có đặc điểm rất nổi bật (duy nhất tại Việt
Nam) là nhà máy nửa nổi nửa ngầm (-7m, tối thiểu 10m trong nền
đất). Do vậy việc quản lý vận hành nhà máy gặp phải một số khó
khăn.
Tổng số CNVC nhà máy hiện nay là hơn 1300 người, gồm 2 lực
lượng chính là sản xuất điện và sản xuất khác.
Page
14
*Nhà máy gồm có các phân xưởng chính:
-Phân xưởng lò hơi.
-Phân xưởng máy (Tuabin).
-Phân xưởng điện.
-Phân xưởng nhiên liệu.
-Phân xưởng hóa.
-Phân xưởng kiểm nhiệt.
-Phân xưởng cơ khí
Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, nay là Công ty cổ phần Nhiệt điện
Ninh Bình, được xây dựng trong những năm đầu của thập kỷ 70 với
tổng công suất 100 MW. Là một trong số những nhà máy điện đầu
tiên của cả nước nên Nhiệt điện Ninh Bình có vai trò, vị trí và ý nghĩa
rất quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, đảm bảo ổn định điện áp
nhằm nâng cao chất lượng điện năng cho khu vực. Ðặc biệt, Nhà máy
cung cấp nguồn điện tại chỗ và truyền tải cho một số tỉnh phía Bắc,
kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng, phục vụ hiệu quả công
cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển kinh tế
của đất nước.
Page
15
1.5 Mạng lưới truyền tải
Các đường dây 220KV
1, Nho Quan – Ninh Bình 1&2
Tên đường dây: ĐZ 220kV Nho Quan – Ninh Bình 1&2
Tên ngăn lộ: 273T500NQ – 272E23.1 và 274T500NQ – 271E23.1
Tổng chiều dài: 30,77 km ; Số mạch: 02 mạch
Tổng số vị trí: 92 vị trí
Thời gian đưa vào vận hành: Năm 1992 (Đoạn đấu nối vào T500NQ vận
hành năm 2005)
2, Hoà Bình – Nho Quan 1&2
Tên đường dây: ĐZ 220kV Hoà Bình – Nho Quan 1&2
Tên ngăn lộ: 270A100 – 271T500NQ và 271A100 – 272T500NQ.
Tổng chiều dài: 86,9 km ; Số mạch: 02 mạch
Tổng số vị trí: 219 vị trí
Thời gian đưa vào vận hành: Tháng12/1991 (Đoạn rẽ nhánh vào T500NQ vận
hành năm2005)
3, Hà Đông – Nho Quan
Tên đường dây: ĐZ 220kV Hà Đông – Nho Quan
Tên ngăn lộ: 276E1.4 – 275T500NQ.
Page
16
Tổng chiều dài: 84,95 km ; Số mạch: 01 mạch (Đoạn 179¸190 đi chung
cột với ĐZ 220kV Nho Quan-Thanh Hoá).
Tổng số vị trí: 190 vị trí.
Thời gian đưa vào vận hành: Năm 1989 (Đoạn 179190 đấu nối vào T500NQ
vận hành năm 2005)
4, Nho Quan – Thanh Hoá
Tên đường dây: ĐZ 220kV Nho Quan – Thanh Hoá
Tên ngăn lộ: 276T500NQ – 272E9.2
Tổng chiều dài: 65,51 km ; Số mạch: 01 mạch (Đoạn
0112 đi chung cột với ĐZ 220kV Hà Đông-Nho Quan).
Tổng số vị trí: 152 vị trí.
Thời gian đưa vào vận hành: Năm 1989 (Đoạn 0112 đấu nối vào T500NQ
vận hành năm 2005).
5, Ninh Bình – Nam Định
Tên đường dây: ĐZ 220kV Ninh Bình – Nam Định
Tên ngăn lộ: 273E23.1 – 271,272E3.7
Tổng chiều dài: 31,224 km ; Số mạch: 01 mạch.
Tổng số vị trí: 248 vị trí
Thời gian đưa vào vận hành: Năm 1998.
Page
17
Đường giây 500KV