Đề tài SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATICAL TOOLKIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỪ CÂY NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

Là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về năng lượng sử dụng cho các ngành công nghiệp và cho sinh hoạt ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống (thủy điện, than đá, dầu mỏ.) đang ngày càng khan hiếm. Theo dự báo, trữ lượng dầu thô của thế giới sẽ cạn kiệt vào khoảng năm 2050 – 2060. Sự phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng hoá thạch gây ra những vấn đề: an toàn nguồn năng lượng, hiệu ứng nhà kính do khí thải và sự bất ổn về chính trị và chủ nghĩa khủng bố thế giới. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ của nhân loại đang đặt ra cho các nước trên thế giới phải quan tâm đến việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) và quan tâm đến bảo vệ môi trường. Một trong số các nguồn NLTT đó là năng lượng sinh khối. Năng lượng sinh khối (NLSK) là nguồn năng lượng cổ xưa nhất đã được con người sử dụng khi bắt đầu biết nấu chín thức ăn và sưởi ấm. Ngành nông nghiệp của Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng với tỷ trọng chiế m 20,3% trong toàn bộ nền kinh tế, 70% dân số làm nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam luôn nằ m trong tốp các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong quá trình canh tác nông nghiệp, bên cạnh các sản phẩ m chính luôn tạo ra một lượng lớn phụ phẩm. Nếu không được quản lý tốt nguồn phụ phẩm này chúng sẽ biến thành lượng rác thải rất lớn và gây ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng đưa nguồn NLSK vào sử dụng không chỉ thay thế nguồn năng lượng hoá thạch mà còn góp phần xử lý chất thải rắn trong môi trường hiện nay.

pdf40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATICAL TOOLKIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỪ CÂY NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ BÁO CÁO Học phần: Công nghệ khai thác và chế biến dầu, than đá Đề tài: SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATICAL TOOLKIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỪ CÂY NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG Phần 2: Tiềm năng sinh khối của tỉnh Hải Dương ( Corn crop residues) Họ và tên: Trần Văn Thắng MSSV: 20104774 LỜI MỞ ĐẦU Là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về năng lượng sử dụng cho các ngành công nghiệp và cho sinh hoạt ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống (thủy điện, than đá, dầu mỏ...) đang ngày càng khan hiếm. Theo dự báo, trữ lượng dầu thô của thế giới sẽ cạn kiệt vào khoảng năm 2050 – 2060. Sự phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng hoá thạch gây ra những vấn đề: an toàn nguồn năng lượng, hiệu ứng nhà kính do khí thải và sự bất ổn về chính trị và chủ nghĩa khủng bố thế giới. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ của nhân loại đang đặt ra cho các nước trên thế giới phải quan tâm đến việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) và quan tâm đến bảo vệ môi trường. Một trong số các nguồn NLTT đó là năng lượng sinh khối. Năng lượng sinh khối (NLSK) là nguồn năng lượng cổ xưa nhất đã được con người sử dụng khi bắt đầu biết nấu chín thức ăn và sưởi ấm. Ngành nông nghiệp của Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng với tỷ trọng chiếm 20,3% trong toàn bộ nền kinh tế, 70% dân số làm nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam luôn nằm trong tốp các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong quá trình canh tác nông nghiệp, bên cạnh các sản phẩm chính luôn tạo ra một lượng lớn phụ phẩm. Nếu không được quản lý tốt nguồn phụ phẩm này chúng sẽ biến thành lượng rác thải rất lớn và gây ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng đưa nguồn NLSK vào sử dụng không chỉ thay thế nguồn năng lượng hoá thạch mà còn góp phần xử lý chất thải rắn trong môi trường hiện nay. Mặc dù ngành điện lực đã có rất nhiều cố gắng để cải thiện nhu cầu năng lượng phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nhưng tình trạng thiếu điện trên toàn quốc, ở Việt Nam vẫn còn rất lớn. Hải Dương là tỉnh có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp do đó lượng phụ phẩm nông nghiệp cũng rất lớn. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào thống kê cụ thể về số lượng, thành phần, và đặc biệt là nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng nguồn sinh khối này một cách hiệu quả. Nội dung chính bao gồm: 1. Tìm hiểu hiện trạng sản xuất một số cây nông nghiệp (lúa, ngô, lạc) trên địa bàn tỉnh Hải Dương; 2. Hiện trạng thu gom và sử dụng các phụ phẩm sau thu hoạch từ các cây nông nghiệp này; 3. Đánh giá tiềm năng NLSK các phụ phẩm này trên địa bàn tỉnh; 4. Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa sản lượng sinh khối Biomass với sản lượng điện có thể sản xuất ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 5. Đề xuất phương án sử dụng hiệu quả nguồn sinh khối này. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Khái quát sinh khối và năng lượng sinh khối Sinh khối (SK) là các vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật có khả năng tái tạo như cây cối, phân gia súc, … khi được đốt cháy năng lượng sinh học này được giải phóng dưới dạng nhiệt. SK được xem là một phần của chu trình cacbon. Cacbon từ khí quyển được biến đổi thành vật chất sinh học qua quá trình quang hợp của thực vật. Khi phân giải hoặc đốt cháy, cacbon quay trở lại khí quyển hoặc đất. Vì vậy cacbon khí quyển được giữ ở mức tương đối ổn định. Năng lượng sinh khối (NLSK) là năng lượng được sản sinh từ nguồn SK. Bản chất của NLSK là năng lượng Mặt trời được lưu giữ trong SK thông qua quá trình quang hợp của cây cối để biến đổi CO2 thành hiđratcacbon (đường, tinh bột, xenlulô) là những hợp chất cấu tạo nên SK. Khi sử dụng các SK này xảy ra quá trình giải phóng năng lượng tích trữ trong các hiđratcacbon và phát thải CO2 vào khí quyển. SK bao gồm nhiều dạng như thức ăn động vật, rơm rạ, vỏ trấu, gỗ vụn, chất thải từ thực phẩm ... và được phân thành 3 loại như trong Bảng 1.1 Bảng 1.1. Phân loại và các dạng sinh khối Phân loại Dạng Nguồn từ mùa màng Thức ăn nuôi đông vật và cây tinh bột Sinh khối chưa sử dụng Rơm, vỏ trấu, gỗ vụn và chất thải từ gỗ Chất thải sinh khối Chất thải từ giấy, phân động vật, chất thải từ thực phẩm, chất thải từ xây dựng, chất thải lỏng và bùn cống 4 Trong cách dùng phổ biến hiện nay, hiểu theo nghĩa nhiên liệu thì sinh khối (biomas) là nhiên liệu rắn trên cơ sở SK, còn nhiên liệu sinh học (biofuel) là những nhiên liệu lỏng được lấy từ SK và khí sinh học (biogas) là sản phẩm của quá trình phân giải yếm khí của các chất hữu cơ. 1.1.2. Những con đường biến đổi sinh khối  Các nhiên liệu SK được sử dụng theo 2 con đường (Hình 1.1) đó là: o Đốt cháy trực tiếp để sinh nhiệt và điện; o Biến đổi thành những loại nhiên liệu khác tiện dụng hơn.  Nguồn SK rất đa dạng và phong phú vì vậy công nghệ NLSK cũng rất đa dạng. Các công nghệ NLSK có thể được chia làm 2 loại: - Công nghệ biến đổi trực tiếp SK thành năng lượng hữu ích như việc đốt trực tiếp SK để phục vụ sinh hoạt và phục vụ sản xuất; SINH KHI Bin đi NHIÊN LIU Đng c nhit CÔNG C HC Pin nhiªn liÖu NHIT §èt ch¸y trùc tiÕp Đt cháy ĐIN Đng đin, máy phát đin Hình 1.1. S đ bin đi nhiên liu sinh khi [3] 5 Viên,bó, bánh Đốt Sử dụng năng lượng cuối cùng Khí tổng hợp Khí, dầu, cốc Khí hoá Nhiệt phân Gỗ vụn, mùn cưa trấu,… Dầu thực vật Etanol Khí sinh học Phân giải kỵ khí Lên men rượu C ác q uá trì nh Si nh h ọc Sinh khối C ác q uá tr ìn h V ật lý C ác q uá tr ìn h N hi ệt h oá Nén chặt, sấy Giảm kích cỡ Ép - Công nghệ trong đó SK được biến đổi thành các nhiên liệu thứ cấp khác như: đóng bánh SK, sản xuất than gỗ, khí hoá...  Các công nghệ được thực hiện thông qua 3 quá trình là vật lý, nhiệt hoá và sinh học (Hình 1.2). Hình 1.2. Các con đường biến đổi sinh khối thành nhiên liệu [2]  Quá trình vật lý: Thường sử dụng chất thải SK ở dạng gốc (vỏ dừa, chất hữu cơ phơi khô: mùn cưa, vỏ trấu…) đóng bánh với đường kính viên ép là 55 ÷ 65 mm, trọng lượng mỗi bánh từ 5 ÷ 50 kg. Chất lượng cháy, hiệu suất thu hồi nhiệt cao hơn khi đốt củi hoặc đốt than hầm. Về phương diện kinh tế giá thành vẫn còn cao so với đốt vật liệu trước khi ép. Tuy nhiên, quá trình này tạo thuận lợi cho việc vận chuyển vì thể tích chất phế thải được thu nhỏ. 6  Quá trình nhiệt hoá - Đốt cháy: Đốt là quá trình xử lý biến đổi SK hoặc chất thải thành nhiệt và hơi nước. Năng lượng được sản xuất ra thường chỉ là một sản phẩm thứ cấp bên cạnh quá trình này. Mặt khác nhiệt và hơi nước sản xuất ra có thể biến đổi sang điện hoặc được trực tiếp sử dụng như nguồn năng lượng. Các hệ thống đốt SK chủ yếu được thiết kế cho gỗ và phụ phẩm nông nghiệp. Trong nhiều nước công nghiệp phát triển, chất thải rắn cũng được đốt để giảm lượng chất thải và sử dụng năng lượng được tạo ra. Đây là công nghệ hiện đại vì vậy chi phí đầu tư cao; - Khí hoá: Nhiệt độ trong quá trình khí hoá tương đối cao. Lượng không khí cung cấp vào quá trình này hạn chế (oxy hoá một phần) sẽ biến SK thành nhiên liệu khí (50% là N, 20% là CO và 15% H2). Khí tạo ra với nhiệt trị thấp, được sử dụng trong làm khô, kéo tuốcbin khí hoặc làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong; - Nhiệt phân: Là quá trình biến đổi SK thành 3 phần: nhiên liệu lỏng, hỗn hợp khí gọi là “khí phát sinh” và các chất thải rắn. Quá trình nhiệt phân SK với nhiệt độ cao, mức độ oxy hoá thấp, không được cháy hoàn toàn do nhiệt phân nhanh và phát sáng.  Quá trình sinh học - Lên men rượu: Đường, cặn và các chất hữu cơ xenlulô được biến đổi nhờ vi khuẩn và chuyển sang các sản phẩm có gốc rượu cồn. Sản phẩm êtanol tương đối tinh khiết sau khi được chưng cất. Công nghệ này phát triển rộng vì rượu được dùng phổ biến . Do đòi hỏi vốn đầu tư lớn và cần nhiều nguyên liệu đầu vào nên công nghệ lên men chưa có hiệu quả cao; - Phân giải yếm khí: Ủ chất thải trong hầm là một quá trình vi sinh tự nhiên làm phân huỷ chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy). Điều này xảy ra ở các hệ thống không được kiểm soát như trong các đống phế thải, các bãi rác hoặc 7 trong điều kiện có kiểm soát (như các lò khí sinh học, các bãi rác có kiểm soát v.v…) 1.1.3. Năng suất nhiệt của sinh khối Năng suất nhiệt của SK bằng khoảng một nửa năng suất nhiệt của nhiên liệu hoá thạch tuy nhiên hàm lượng lưu huỳnh trong SK và tro gỗ rất thấp (Hình 1.5). Do vậy, sử dụng nguyên liệu SK có lợi cho môi trường hơn. Hình1.5. So sánh một số thành phần trong nhiên liệu hoá thạch và SK [16] Trong Bảng 1.3 đưa ra giá trị sinh nhiệt của nhiên liệu SK 8 Bảng 1.3. Giá trị sinh nhiệt của nhiên liệu SK TT Nguồn nhiên liệu Độ ẩm % Giá trị sinh nhiệt MJ/Kg Kcal/Kg Nhiên liệu sinh khối 1 Gỗ (ướt, cắt cành) 40 10,9 2.604 2 Gỗ (khô, để nơi ẩm thấp) 20 15,5 3.703 3 Gỗ khô 15 16,6 3.965 4 Gỗ thật khô 0 20,0 4.778 5 Bã mía (với độ ẩm cao) 50 8,2 1.960 6 Bã mía (khô) 13 16,2 3.870 7 Than củi 5 29,0 6.928 8 Vỏ cà phê (khô) 12 16,0 3.823 9 Vỏ trấu (khô) 9 14,4 3.440 10 Vỏ lúa mì 12 15,2 3.631 11 Thân cây ngô 12 14,7 3.512 12 Lõi, bẹ ngô 11 15,4 3.679 13 Thân, vỏ lạc (khô) 12 14,3 3.415 14 Vỏ dừa 40 9,8 2.341 9 15 Sọ dừa 13 17,9 4.276 16 Phân gia súc đóng thành bánh 12 12,0 2.867 17 Rơm rạ 12  20 14,6  15,0 3.488  3.583 18 Mùn cưa (gỗ) 12  20 18,5 19,0 4.420  4.778 19 Vỏ hạt điều 11 12 24,0  25,0 5.056 Dưới đây là hình dạng và kích cỡ một số vật liệu sinh khối (Hình 1.6) Hình 1.6. Hình dạng và kích cỡ một vài vật liệu sinh khối 1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng sinh khối trong nước Việc sử dụng SK ở Việt Nam đang ngày càng được quan tâm và phát triển trong một số lĩnh vực như: 10 o Sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: hầu hết dùng các lò tự thiết kế theo kinh nghiệm, đốt bằng củi hoặc trấu, chủ yếu ở phía Nam; o Sản xuất đường: tận dụng bã mía để đồng phát nhiệt và điện ở tất cả 43 nhà máy đường trong cả nước với trang thiết bị nhập từ nước ngoài. Mới đây Viện Cơ điện nông nghiệp đã nghiên cứu thành công dây chuyền sử dụng phụ phẩm SK đồng phát điện và nhiệt để sấy. Viện đã lắp đặt được 7 hệ thống và hiện đang triển khai ứng dụng ở các tỉnh; o Sấy lúa và các nông sản: hiện ở Đồng bằng sông Cửu long có hàng vạn máy sấy đang hoạt động. Những máy sấy này do nhiều cơ sở trong nước sản xuất và có thể dùng trấu làm nhiên liệu. Riêng dự án Sau thu hoạch do Đan Mạch tài trợ triển khai từ 2001 đã có mục tiêu lắp đặt 7000 máy sấy; o Công nghệ cacbon hoá SK sản xuất than củi được ứng dụng ở một số địa phương phía Nam nhưng theo công nghệ truyền thống, hiệu suất thấp; o Một số công nghệ khác như đóng bánh SK, khí hoá trấu hiện ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm; Hiện cả nước có trên 250.000 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, kinh phí cho đầu tư phát triển năng lượng dùng trong khâu làm khô, chế biến nông – lâm - thuỷ sản còn rất khan hiếm. Hàng năm ngành lâm nghiệp nước ta khai thác, chế biến 1,4 triệu m3 gỗ, 250.000 tấn tre, trúc, song, mây với khối lượng mùn cưa, vỏ dăm bào... khoảng 150.000 tấn. Khối lượng phụ phẩm trong ngành chế biến giấy cũng lên đến hàng triệu tấn. Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp nhiều nhất nhưng được sử dụng lãng phí nhất là 3,5 triệu tấn trấu thu gom từ các cơ sở xay xát lúa trong cả nước cùng 1,7 triệu tấn rơm rạ... Ngoài ra, các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác như cây cao su, vỏ điều, xơ dừa, chất thải sinh khối từ cây mía... cũng có khả năng cung cấp khoảng 3,5 triệu tấn. Tổng hợp các nguồn phế thải SK, mỗi năm có thể thu được từ 8  11 triệu tấn, nếu dùng để sản xuất điện bằng công nghệ 11 nhiệt điện, sẽ tạo ra 3  4 triệu kWh điện với chi phí chỉ bằng 10  30% so với nhiên liệu hoá thạch. 1.3. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển nguồn NLSK ở Việt Nam 1.3.1. Cơ hội Tiềm năng lớn chưa được khai thác • Việt Nam là một nước nhiệt đới nhiều nắng và mưa nên SK phát triển nhanh; • Ba phần tư lãnh thổ là đất rừng nên tiềm năng phát triển gỗ lớn; • Là một nước nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú. Nguồn này ngày càng tăng trưởng cùng với việc phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Nhu cầu ngày càng phát triển • Cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu ứng dụng các công nghệ NLSK ngày càng phát triển; • Việc phát triển trồng lúa làm nảy sinh nhu cầu xử lý trấu ở các nhà máy xay xát, nhu cầu sấy thóc sau thu hoạch, làm kích thích việc phát triển các máy sấy và công nghệ đồng phát sử dụng SK. Môi trường quốc tế thuận lợi • Kế hoạch hành động năng lượng giai đoạn 2005 – 2010 của các nước ASEAN đề ra mục tiêu đạt ít nhất 10% điện tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện; • Nhiều tổ chức quốc tế quan tâm phát triển công nghệ NLSK ở Việt Nam: nhiều hội thảo, dự án phát triển NLSK ở nước ta; • Nhiều công nghệ đã được hoàn thiện, ứng dụng thương mại nên Việt Nam có thể nhập và ứng dụng, tránh được rủi ro về công nghệ. 12 1.3.2. Thách thức Sự cạnh tranh về nhu cầu nguyên liệu SK Một trong những điều không biết chắc được khi phát triển NLSK là sự cạnh tranh về nguyên liệu. Thí dụ: • Rơm rạ còn làm thức ăn cho trâu bò; • Giấy phế liệu có thể tái chế; • Gỗ phế liệu và mùn cưa có thể làm gỗ ép; • Ngô khoai, sắn để sản xuất etanol, đậu tương, lạc, vừng, dừa... để sản xuất biođiezen còn dùng làm lương thực, thực phẩm cho người và gia súc. Sự cạnh tranh về chi phí của các công nghệ • Hiện nay nhiều công nghệ SK còn đắt hơn công nghệ truyền thống sử dụng nhiên liệu hoá thạch cả về trang thiết bị lẫn nguyên liệu; • Việt Nam còn là một nước nghèo nên thiếu kinh phí đầu tư phát triển công nghệ mới. Thí dụ bếp đun cổ truyền hiệu suất thấp nhưng đầu tư không đáng kể, đôi khi bằng không, trong khi đầu tư để có một bếp cải tiến phải tốn vài chục nghìn đồng. Trở ngại về môi trường NLSK có một số tác động môi trường: - Khi đốt, các nguốn SK phát thải vào không khí bụi và khí sunfurơ (SO2). Mức độ phát thải tuỳ thuộc vào nguyên liệu SK, công nghệ và biện pháp kiểm soát ô nhiễm; - Việc phát triển quy mô lớn các cây năng lượng để sản xuất nhiên liệu sinh học (biofue) có thể dẫn tới gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, gây tác hại đối với động vật hoang dã và môi trường sống; - Sản xuất năng lượng từ gỗ có thể gây thêm áp lực cho rừng… 13 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 1.4.1. Vị trí địa lý Hải Dương nằm ở Trung Tâm đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh là Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên; Vị trí địa lý trong khoảng từ 20043’ đến 21014’ độ vĩ Bắc, 106003’ đến 106038’ độ kinh Đông. Hình 1.7. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương 1.4.2. Điều kiện tự nhiên Hải Dương là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc với tổng diện tích tự nhiên 165.185 ha, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi chiếm 11% diện tích, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; đây là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% 14 diện tích (trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1%); đất đai ở đây màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng và độ ẩm tương đối trung bình hàng năm tương ứng là: 230C; 1.500 ÷ 1.700 mm; 1.524 giờ và 85 ÷ 87%. Khí hậu thời tiết của Hải Dương thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng tương đối lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp như: đá vôi ở huyện Kinh Môn (trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 đạt 90 ÷ 97%); cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh (trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3 từ 0,8 ÷ 1,7%, Al2O3 từ 17 ÷ 19%); sét chịu lửa ở huyện Chí Linh (trữ lượng 8 triệu tấn, tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 ÷ 28%, Fe2O3 từ 1,2 ÷ 1,9%); bô xít ở huyện Kinh Môn (trữ lượng 200.000 tấn, hàm lượng Al2O3 từ 46,9 ÷ 52,4%, Fe2O3 từ 21 ÷ 26,6%) , SiO2 từ 6,4 ÷ 8,9%). 1.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương  Lĩnh vực kinh tế 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2011, ước đạt 39.028 tỷ đồng (theo giá thực tế) và 14.689 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 9,3% so với năm trước (năm 2010 tăng so với 2009 là 10,1%). Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; khu vực dịch vụ tăng 10,5%. Trong 9,3% tăng trưởng GDP chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,7 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 5,4 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 3,2 điểm phần trăm. 15 Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, nếu như loại trừ yếu tố quả vải thiều thì khu vực này gần như không tăng trưởng; khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng thấp do sản phẩm chủ lực là xi măng tăng không đáng kể, điện sản xuất sụt giảm gần 30%, cắt giảm đầu tư công, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng cao, do vậy ngành xây dựng khu vực công, tư đều chịu tác động; khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng từ việc lạm phát tăng cao đã làm giảm, hạn chế nhu cầu tiêu dùng ở khu vực này, vì vậy ảnh hưởng đến mức tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011 (Theo giá so sánh 1994) Tốc độ 2010 tăng so với năm 2009 (%) Tổng sản phẩm 2011 trong tỉnh (tỷ đồng) Tốc độ 2011 tăng so với năm 2010 (%) Đóng góp vào tốc độ tăng chung (%) GDP 14.689 9,3 9,3 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2.278 4,2 0,7 Công nghiệp, xây dựng 7.934 10,2 5,4 Dịch vụ 4.477 10,5 3,2 16 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Theo giá cố định 1994, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011, ước đạt 4.373 tỷ đồng tăng 5,6% so với năm 2010; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 3.929 tỷ đồng, tăng 6,1%; giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 13,2 tỷ đồng, tăng 0,8%; giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 431 tỷ đồng, tăng 1,7%; theo giá thực tế ước đạt 16.449 tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2010; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15.076 tỷ đồng, tăng 31,2%. 3. Sản xuất công nghiệp, xây dựng Sản xuất công nghiệp năm 2011 có mức tăng trưởng không cao, nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất công nghiệp như điện, xăng dầu, than... tăng cao đã làm cho giá thành của sản phẩm tăng. Bên cạnh đó thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát cùng một số biện pháp thắt chặt quản lý tiền tệ của Nhà nước đã tác động lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2011 giá thực tế đạt 6.837 tỷ đồng tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh nghiệp nhà nước giảm 3,3%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 20,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 43,9%. Theo giá so sánh 1994 đạt 2.681 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2010. 4. Bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Tổng mức bàn lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2011 đạt 16.799 tỷ đồng; trong đó cơ cấu theo ngành kinh tế (thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; du lịch và dịch vụ) tương ứng là (81,5%; 8,6%; 9,9%), đồng thời tăng trưởng tương ứng giữa các ngành là (25,4%; 39,0%; 35,5%). 17 Doanh thu vận tải năm 2011 ước đạt 3.495 tỷ đồng, tăng 24,2% so với 2010; trong đó, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 2.664 tỷ đồng, tăng 26,2% doanh thu vận tải hành khách đạt 612 tỷ đồng, tăng 33,6%. Năm 2011, số thuê bao điện thoại ước đạt 396.293 thuê bao, tăng 4,6% so với năm 2010, trong đó thuê bao cố định đạt 299.605 thuê bao, giảm 1,5%; thuê bao di động trả sau đạt 96.688
Luận văn liên quan