Cà phê vẫn luôn giữ vai trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy.
Tính chất giá cà phê của nước ta phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một
vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê gánh
chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản.
Trên thế giới, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản nói chung
và cà phê nói riêng, các nước thường sử dụng biện pháp xây dựng thị trường giao dịch
hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng hóa nông sản để các chủ thể (nhà sản xuất,
xuất khẩu nông sản) tham gia giao dịch, san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác
khác trên thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông
qua các trung tâm giao dịch hàng hóa tập trung lớn như tại London (LIFFE), New
York (NYBOT). Cũng như các nước trên thế giới, không lý do gì Việt Nam không áp
dụng hình thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hóa Việt
Nam là điều tất yếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập
hiện nay.
Để có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về việc ứng dụng các hợp đồng tương
lai và quyền chọn đối với mặt hàng cà phê, chúng em đã lựa chọn đề tài “Sử dụng hợp
đồng tương lai và quyền chọn để phòng vệ rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
chính của bài tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần I: Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê.
- Phần II: Giới thiệu về việc sử dụng hợp đồng phái sinh để phòng vệ rủi ro biến
động giá.
- Phần III: Sử dụng hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai để phòng vệ
rủi ro biến động giá cà phê.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng vệ rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI MÔN Q UẢN TRỊ RỦI RO :
SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ QUYỀN CHỌN
ĐỂ PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ
NGUYÊN LIỆU CÀ PHÊ
Giảng viên: TS. Mai Thu Hiền
Nhóm: 6
Học viên: Phạm Thị Mai Anh
Đỗ Mạnh Cường
Phạm Thị Thu Hoài
Lương Thị Xuân Hồng
Lương Thị Hồng Loan
Nguyễn Hồng Anh
Lớp: 19A TCNH
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3
Phần I. Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê ....................................................................... 4
1. Cung và cầu cà phê trên thế giới......................................................................................... 4
2. Phân tích biến động giá cà phê thế giới .............................................................................. 4
3. Giới thiệu ngành công nghiệp cà phê ở Việt Nam.............................................................. 6
Phần II. Giới thiệu về việc sử dụng hợp đồng phái sinh ............................................................ 7
để phòng vệ rủi ro biến động giá ................................................................................................ 7
1. Định nghĩa hợp đồng phái sinh........................................................................................... 7
2. Lợi ích khi sử dụng hợp đồng phái sinh ............................................................................. 8
Phần III. Sử dụng hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.............................................. 10
để phòng vệ rủi ro biến động giá cà phê................................................................................... 10
1. Hợp đồng quyền chọn....................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 10
1.2. Phân loại hợp đồng quyền chọn................................................................................. 11
1.3. Một số đặc điểm quyền chọn...................................................................................... 11
1.4. Ứng dụng Hợp đồng quyền chọn trong giao dịch kinh doanh cà phê (Option) ........ 13
2. Hợp đồng tương lai ........................................................................................................... 15
1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 15
1.2. Một số đặc điểm ......................................................................................................... 15
1.3. Mục đích của việc sử dụng hợp đồng tương lai ......................................................... 16
1.4. Các vị thế trong hợp đồng tương lai và chiến lược tham gia hợp đồng tương lai .... 16
1.5. Lợi ích và rủi ro khi tham gia hợp đồng tương lai..................................................... 17
1.6. Ứng dụng hợp đồng tương lai trong giao dịch kinh doanh cà phê............................ 18
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 23
2
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
LỜI MỞ ĐẦU
Cà phê vẫn luôn giữ vai trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy.
Tính chất giá cà phê của nước ta phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một
vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê gánh
chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản.
Trên thế giới, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản nói chung
và cà phê nói riêng, các nước thường sử dụng biện pháp xây dựng thị trường giao dịch
hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng hóa nông sản để các chủ thể (nhà sản xuất,
xuất khẩu nông sản) tham gia giao dịch, san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác
khác trên thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông
qua các trung tâm giao dịch hàng hóa tập trung lớn như tại London (LIFFE), New
York (NYBOT). Cũng như các nước trên thế giới, không lý do gì Việt Nam không áp
dụng hình thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hóa Việt
Nam là điều tất yếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập
hiện nay.
Để có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về việc ứng dụng các hợp đồng tương
lai và quyền chọn đối với mặt hàng cà phê, chúng em đã lựa chọn đề tài “Sử dụng hợp
đồng tương lai và quyền chọn để phòng vệ rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
chính của bài tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần I: Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê.
- Phần II: Giới thiệu về việc sử dụng hợp đồng phái sinh để phòng vệ rủi ro biến
động giá.
- Phần III: Sử dụng hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai để phòng vệ
rủi ro biến động giá cà phê.
3
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
Phần I. Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê
1. Cung và cầu cà phê trên thế giới
Theo Volcafe, đơn vị thành viên của Tập đoàn Hàng hóa và Thương nhân ED
& F Man Holdings Ltd, có trụ sở tại Winterthur, Thụy Sĩ cho biết trong một báo cáo
hôm thứ Sáu ngày 30/8 rằng sản lượng sản xuất cà phê sẽ lớn hơn sản lượng tiêu thụ
khoảng 3.8 triệu bao trong niên vụ 2013/2014.
Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, sẽ thu hoạch 57,2 triệu bao trong
niên vụ 2013/2014 so với 56,8 triệu bao trong niên vụ cà phê 2012/2013 và 48 triệu
bao trong cùng kỳ năm ngoái.
Arabica đang chuyển sang thặng dư năm thứ hai, với triển vọng sẽ có lần thứ ba
nữa. Trong khi đó, sản lượng cà phê Robusta vẫn còn cân bằng.” Niên vụ 2013/2014,
nguồn cung dư thừa cà phê Arabica sẽ lên tới 3 triệu bao và của cà phê Robusta sẽ là
800.000 bao.
Tiêu thụ cà phê Arabica, loại đồ uống đặc sản được tập đoàn Starbucks (SBUX)
ưa chuộng sử dụng sẽ tăng 4 % trong niên vụ 2013/2014 sau khi tăng 1% trong niên vụ
hiện tại và giảm 5 % trong niên vụ trước đó. Nhu cầu về hạt cà phê Robusta, được sử
dụng để sản xuất cà phê hòa tan, sẽ tăng 3 %, sau khi tăng 6 % trong năm nay và tăng
15 % trong năm ngoái.
2. Phân tích biến động giá cà phê thế giới
Trong tuần lễ đầu tiên của niên vụ mới, giá cà phê Robusta London tăng 98
USD/tấn, tương đương tăng 6,08 %, trong khi giá cà phê nhân xô nội địa chỉ tăng
1.200 đồng/kg, tương đương tăng 3,41 %, đứng ở mức 35.900 – 36.600 đồng/kg.
4
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
Biểu đồ giá cà phê Robusta London T11 tuần 40 (30/9 – 5/10/2013)
Đầu tuần, giá cà phê trên hai thị trường kỳ hạn thế giới diễn biến theo hai xu
hướng khác biệt.
Trên sàn NYSE LIFFE London, giá cà phê Robusta đột ngột tăng mạnh. Kỳ hạn
giao tháng 11 tăng 31 USD, tương đương tăng 1,89 %, lên 1.642 USD/tấn và kỳ hạn
giao tháng 1/2014 tăng 30 USD, tương đương tăng 1,82 %, lên 1.650 USD/tấn.
Trên sàn ICE New York, giá cà phê Arabica biến động cực nhẹ. Kỳ hạn giao
tháng 12 vẫn không đổi ở 113,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2014 vẫn đứng ở
116,85 cent/lb. Tuy nhiên đây cũng là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần.
Giữa tuần, thị trường cà phê thế giới tiếp tục theo hai xu hướng khác biệt. Giá
cà phê Robusta giảm xuống mức thấp nhất tuần ở phiên giao dịch hôm thứ ba, ngày
1/10. Kỳ hạn giao tháng 11 giảm 6 USD, tương đương giảm 0,37 %, xuống 1.636
USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2014 giảm 7 USD, tương đương giảm 0,43 %, còn
1.643 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica tại New York gia tăng ba phiên liên tiếp. Kỳ
hạn giao tháng 12 tăng tất cả 1,65 cent, tức tăng 1,45 %, lên 115,35 cent/lb và kỳ hạn
giao tháng 3/2014 cũng tăng tất cả 1,65 cent, tức tăng 1,41 % lên 118,5 cent/lb. Đây là
mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần.
Cuối tuần, giá cà phê Robusta tại sàn LIFFE – London chốt tuần bằng ba phiên
liên tiếp. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 73 USD, tương đương tăng 4,46 %, lên
1.709 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng tất cả 62 USD, tương đương tăng
3,77 %, lên 1.705 USD/tấn. Đây cũng là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần.
Trái lại, giá cà phê Arabica tại sàn ICE – New York chốt tuần với phiên trái
chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm 0,95 cent, tức giảm 0,82 %, xuống 114,4
cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2014 cũng giảm 0,95 cent, tức giảm 0,8 %, còn 117,55
cent/lb.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên điều chỉnh nhẹ lên ở mức 35.900 –
36.600 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, chào ở mức 1.729 USD/tấn,
(FOB-HCM) với mức cộng 20 USD theo giá kỳ hạn tháng 11 của London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London tăng 98 USD/tấn, tương đương
tăng 6,08 % trong khi giá cà phê nhân xô nội địa chỉ tăng 1.200 đồng/kg, tương đương
tăng 3,41 %, và giá cà phê Arabica New York chỉ tăng 0,7 cent/lb, tức tăng 0,62 %,
mức tăng thấp nhất.
5
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
Thị trường hàng hóa thế giới tỏ ra lo lắng trước khủng hoảng chính trị nội bộ
khiến Chính phủ Mỹ tạm thời phải đóng cửa. Nhưng lại có hy vọng giá cả hàng hóa sẽ
khởi sắc trước sự suy yếu trở lại của USD buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải cân
nhắc gói kích thích kinh tế 82 tỷ USD/tháng có thể phải kéo dài hơn dự kiến.
Hàng tồn kho cà phê Robusta do LIFFE chứng nhận và phân loại đã giảm
xuống 60.380 tấn vào ngày 30/9 từ 74.890 tấn hai tuần trước đó. Các kho dự trữ sẽ
giảm xuống còn 52.000 tấn vào cuối năm nay, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2000, theo
ước tính trung bình của 10 nhà kinh doanh trong một khảo sát của Bloomberg hồi
tháng 8.
Theo giới thương nhân, vào hôm đầu tuần, giá cà phê Robusta vụ mới được
chào với mức trừ lùi 50 USD/tấn, trong khi hàng cà phê giao ngay vụ cũ 2012/2013 do
nông dân cầm giữ làm hạn chế nguồn cung nên có mức cộng 120 USD/tấn theo giá
tham chiếu tại thị trường kỳ hạn London. Trong khi cấu trúc giá đảo xuất hiện trên sàn
London cho thấy nhu cầu hàng thực cũng khá căng thẳng.
Ảnh hưởng của mưa bão hiện nay khiến việc thu hoạch cà phê vụ mới
2013/2014 tại Tây nguyên, vùng trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam bị chậm lại.
Và do đó, hàng vụ mới ra thị trường sẽ không như thời gian đã dự kiến sẽ là yếu tố
mới hỗ trợ giá cà phê.
3. Giới thiệu ngành công nghiệp cà phê ở Việt Nam
Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam khoảng năm 1850. Vào đầu năm 1900,
cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình.
Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên sinh
sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy mô
rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới trồng
trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robusta). Tỉnh Đăklăk trở thành tỉnh có diện tích cà
phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đăklăk chiếm gần một nửa tổng sản
lượng cà phê toàn quốc.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2011 nước ta xuất khẩu 1.257 triệu tấn cà phê,
đạt kim ngạch 2.752 tỉ USD; năm 2012 với 1.732 triệu tấn, đạt 3.673 tỉ USD; năm
2013 tính đến nửa tháng 7 đã là 838.867 tấn, đạt gần 1,8 tỉ USD. Hiện nay chúng ta
cung cấp 39% lượng cà phê Robusta trên toàn thế giới. Đây là loại được ngành công
nghiệp ưa chuộng.
6
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
Phần II. Giới thiệu về việc sử dụng hợp đồng phái sinh
để phòng vệ rủi ro biến động giá
1. Định nghĩa hợp đồng phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những
công cụ tài chính đã có (trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa….) nhằm nhiều mục tiêu
như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Sự biến động khó lường
của trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa… trên thị trường là những nguyên nhân gây
ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi
ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành. Cho đến
nay, các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính
là hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng tương lai (Futures), quyền chọn mua hoặc
bán (Options) và hợp đồng hoán đổi (Swaps).
Tại Việt Nam, các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây hơn
10 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện
với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số
65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm
theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số
893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Các giao dịch quyền
chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường
hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh
lãi suất, tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn
lãi suất. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân
hàng cung cấp, điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP
Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng Citibank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam và Ngân hàng Hồng Kông chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, mức độ phát triển của các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta vẫn
còn rất hạn chế. Hiện nay, việc thực hiện các hợp đồng phái sinh của khách hàng Việt
Nam chủ yếu thực hiện qua môi giới nước ngoài và tham gia các thị trường ở nước
ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết hoặc chưa quen sử dụng các công cụ
phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, các hợp đồng phái sinh khá phức tạp nên
7
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
doanh nghiệp ngại sử dụng. Hàng lanh pháp lý cho thị trường phái sinh ở Việt Nam hầu
như chưa có. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những
rủi ro rất lớn, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh các thị trường tài chính
luôn dao động mạnh. Sẽ đến lúc nhu cầu tự thân của doanh nghiệp là phải dùng công cụ
tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và bảo hiểm hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Để làm được điều đó đòi hỏi sự phối hợp của Chính phủ, các Ngân hàng và các doanh
nghiệp đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các công cụ này tại Việt Nam.
2. Lợi ích khi sử dụng hợp đồng phái sinh
Phái sinh được các nhà đầu tư sử dụng để cung cấp đòn bẩy, nhờ vậy mà một
chuyển dịch nhỏ của tài sản cơ bản có thể gây ra một sự khác biệt lớn trong giá trị của
phái sinh; đầu cơ và tạo ra lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ bản chuyển dịch theo
cách mà nhà đầu tư mong đợi (ví dụ, chuyển dịch theo một hướng nhất định, ở lại hoặc
ra khỏi một dải giá trị xác định, đạt đến một mức nhất định); tự bảo hiểm hoặc giảm
thiểu rủi ro tài sản cơ bản, bằng cách nhập vào một hợp đồng phái sinh có giá trị
chuyển dịch theo hướng ngược lại với vị trí cơ bản của họ và hủy bỏ một phần hoặc tất
cả giá trị của nó; có được khả năng phơi bày tài sản cơ bản khi không thể mua bán (ví
dụ như các phái sinh thời tiết) bằng tài sản cơ bản; tạo ra khả năng lựa chọn khi giá trị
của phái sinh có liên quan đến một điều kiện hoặc sự kiện cụ thể (ví dụ như tài sản cơ
bản đạt được một mức giá cụ thể).
Các phái sinh cho phép rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ bản được chuyển
giao từ một bên này sang một bên khác. Ví dụ, một nông dân trồng lúa mì và một nhà
máy xay có thể ký một hợp đồng tương lai để trao đổi một số tiền mặt xác định cho
một số lượng lúa mì xác định trong tương lai. Cả hai bên đã làm giảm nguy cơ trong
tương lai: đối với người nông dân trồng lúa mì là sự không chắc chắn bán được giá,
còn đối với nhà máy xay là sự không chắc chắn có được lúa mì với mức giá chấp nhận.
Tuy nhiên, vẫn còn có nguy cơ không có được lúa mì bởi các sự kiện không xác định
theo hợp đồng, chẳng hạn như thời tiết hoặc một bên sẽ hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù một
bên thứ ba, được gọi là nhà thanh toán bù trừ, đảm bảo cho một hợp đồng tương lai,
không phải tất cả các sản phẩm phái sinh đều được bảo hiểm chống lại rủi ro bổ sung.
Từ góc độ khác, cả người nông dân và nhà máy xay đã làm giảm nguy cơ và
chấp nhận rủi ro khi họ ký hợp đồng tương lai: người nông dân bán đi nguy cơ giá lúa
mì sẽ giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng và mua lại nguy cơ giá lúa
mì tăng cao hơn giá quy định trong hợp đồng (do đó mất đi thu nhập bổ sung ông có
thể đã kiếm được). Mặt khác, nhà máy xay mua lại nguy cơ giá lúa mì giảm xuống
dưới mức giá quy định trong hợp đồng (do đó trả tiền nhiều hơn trong tương lai so với
anh ta nếu không sẽ có) và bán đi nguy cơ giá lúa mì tăng cao hơn giá quy định trong
8
Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá
hợp đồng. Trong ý nghĩa này, một bên là nhà bảo hiểm (chấp nhận rủi ro) cho một loại
rủi ro, và bên kia là nhà bảo hiểm cho một loại rủi ro khác.
Bảo hiểm rủi ro cũng diễn ra khi một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản
(chẳng hạn như một mặt hàng, trái phiếu có trả lãi, cổ phiếu trả cổ tức, vv) và bán nó
bằng cách sử dụng một hợp đồng tương lai. Các cá nhân hoặc tổ chức làm chủ tài sản
trong một thời gian nhất định, sau đó có thể bán nó trong tương lai tại một mức giá xác
định theo hợp đồng tương lai. Tất nhiên, điều này cho phép cá nhân hoặc tổ chức có
được lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm nguy cơ giá bán trong tương lai
biến động không mong muốn từ việc đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị tương
lai của tài sản.
Các phái sinh có thể phục vụ mục đích kinh doanh hợp pháp. Ví dụ, một công
ty vay mượn một khoản tiền lớn với lãi suất cụ thể. Tỷ lệ lãi suất vay được xác định lại
mỗi sáu tháng. Công ty lo rằng tỷ lệ lãi suất có thể cao hơn nhiều trong vòng 6 tháng.
Công ty này có thể mua một thỏa thuận lãi suất tương lai (FRA), thỏa thuận này là một
hợp đồng phải trả một lãi suất cố định đến 6 tháng sau khi mua một số tiền danh nghĩa.
Nếu mức lãi suất sau 6 tháng là cao hơn tỷ lệ ghi trên hợp đồng, người bán sẽ trả tiền
chênh biệt cho công ty, người mua FRA. Nếu tỷ lệ thấp hơn, công ty sẽ trả tiền chênh
lệch cho người bán. Việc mua FRA là để giảm sự không chắc chắn liên quan đến việc
tăng lãi suất và để ổn định thu nhập.
Các phái sinh có thể được sử dụng để nhận rủi ro, chứ không phải là để đảm
bảo hoặc bảo hiểm chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và các tổ chức sẽ tham gia
vào một hợp đồng phái sinh để đầu cơ vào giá trị của tài sản cơ bản, đánh cược rằng
bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ sai lầm về giá trị tương lai của tài sản cơ bản. Các nhà đầu
cơ tìm mua một tài sản trong tương lai tại một mức giá thấp theo hợp đồng phái sinh
khi cho rằng giá thị trường trong tương lai của nó là cao, hoặc bán một tài sản trong
tương lai tại một mức giá cao theo một hợp đồng phái sinh khi cho rằng giá thị trường
trong tương lai của nó là thấp .
Cá nhân, tổ chức cũng có thể tìm kiếm các cơ hội chênh lệch như khi giá mua
hiện tại của tài sản giảm xuống dưới mức giá được xác định trong một h