Xuất khẩu tôm của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh với những thành tựu to lớn đang góp phần đưa kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất khẩu tôm Việt Nam đã có một tốc độ tăng trưởng tương đương với tôc sđộ tanwg trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng: 6 tháng đầu năm 2013, XK tôm Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2012. XK sang các thị trường trọng điểm tăng khả quan như sang Nhật Bản tăng 6,6%, sang Mỹ tăng 22,4% và sang Trung Quốc tăng 33,7%.
Cùng với những cơ hội rộng mở, mặt hàng Tôm Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn đặt ra trong sân chơi chung thương mại quốc tế. Khi Tôm Việt Nam đã có chỗ đứng trên một số thị trường lớn như Mỹ, EU,
Nhật Bản.thì đi kèm theo nó là rất nhiều rủi ro. Mỹ được coi là thị trường chiến
lược của Tôm Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu rất cao so với tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam và đang chiếm một thị phần đáng
kể trên thị trường thuỷ sản Mỹ. Việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao
thị phần trên thị trường này không dơn giản trong khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn nữa thị trường Mỹ luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro bất ngờ, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược
cho phù hợp trong từng thời kì. Việc sử sụng mô hình SWOT phân tích điểm mạnh điểm yếu,cơ hội,thách thức của việc xuất khẩu Tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giúp chúng ta đánh giá tốt hơn về hiện trạng,xem xét các yếu tố nội tại cũng như các tác động khách quan từ phía thị trường các nươc phát triển để đưa ra những chiến lược thực hiện mục tiêu đề ra,nâng cao lợi nhuận,giành nhiều thị phần hơn trên đất Mỹ. Đó là lý do tôi chọn mô hình SWOT để xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ- một thị trường mở nhưng đầy thách thức.
37 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6417 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển (Nhật Bản và Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: “Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. (Nhật Bản và Hoa Kỳ”.
PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh với những thành tựu to lớn đang góp phần đưa kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất khẩu tôm Việt Nam đã có một tốc độ tăng trưởng tương đương với tôc sđộ tanwg trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng: 6 tháng đầu năm 2013, XK tôm Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2012. XK sang các thị trường trọng điểm tăng khả quan như sang Nhật Bản tăng 6,6%, sang Mỹ tăng 22,4% và sang Trung Quốc tăng 33,7%..
Cùng với những cơ hội rộng mở, mặt hàng Tôm Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn đặt ra trong sân chơi chung thương mại quốc tế. Khi Tôm Việt Nam đã có chỗ đứng trên một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản...thì đi kèm theo nó là rất nhiều rủi ro. Mỹ được coi là thị trường chiến lược của Tôm Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu rất cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam và đang chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường thuỷ sản Mỹ. Việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao thị phần trên thị trường này không dơn giản trong khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn nữa thị trường Mỹ luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro bất ngờ, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược cho phù hợp trong từng thời kì. Việc sử sụng mô hình SWOT phân tích điểm mạnh điểm yếu,cơ hội,thách thức của việc xuất khẩu Tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giúp chúng ta đánh giá tốt hơn về hiện trạng,xem xét các yếu tố nội tại cũng như các tác động khách quan từ phía thị trường các nươc phát triển để đưa ra những chiến lược thực hiện mục tiêu đề ra,nâng cao lợi nhuận,giành nhiều thị phần hơn trên đất Mỹ. Đó là lý do tôi chọn mô hình SWOT để xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ- một thị trường mở nhưng đầy thách thức.
2. Mục tiêu của đề tài.
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích đánh giá về tình hình xuất khẩu Tôm của Việt Nam vào thị trường các nước phát triên.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
Sử dụng mô hình swot để nhận định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cưa mặt hàng tôm Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển, từ đó đề ra các giải pháp.
3. Phạm vi nghiên cứu.
3.1 Không gian:
3.2 Thời gian:
4. Nội dung của nghiên cứu:
- Thực trạng xuất khẩu Tôm của Việt Nam vào thị trường các nước phát triên và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- các chiến lược đc đề xuất.
- Kết luân.
PHẦN 2.NỘI DUNG
Chương I
Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Các khái niệm cơ bản.
Mô hình swot là: Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats). Điểm Mạnh và điểm Yếu, gọi nôm na là sở trường và sở đoản là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn lực nào đó của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Cơ hội và Rủi ro là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty mà nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Cơ hội và Rủi ro nảy sinh từ môi trường kinh doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hóa.
Mô hình SWOT chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành hàng, doanh nghiệp từ đó kết hợp phát triển các loại chiến lược, đề xuất các giải pháp để phát huy những điểm mạnh, khai thác những cơ hội, tối thiểu hoá những điểm yếu và hạn chế những thách thức để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận lớn và tránh được các rủi ro. Các loại chiến lược là: chiến lược thế mạnh-cơ hội (SO); chiến lược điểm yếu-cơ hội (WO); chiến lược
thế mạnh-đe doạ (ST); chiến lược điểm yếu đe doạ (WT). Ngoài ra còn có các chiến lược mở rộng kết hợp nhiều yếu tố như: SOT, SWT, OWT, SWOT.
Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu là các yếu tố bên trong (môi trường bên trong) còn các yếu tố cơ hội, thách thức (môi trường bên ngoài). Sự kết hợp các
yếu tố bên trong và bên ngoài là vấn đề cơ bản nhất và khó khăn nhất của việc
xây dựng và sử dụnh ma trận SWOT. Điều này đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt
về mối quan hệ giữa các yếu tố.
1.2 Ứng dụng của mô hình SWOT
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...
Để thiết lập ma trận SWOT cần trải qua các bước sau:
-Xác định các thế mạnh của ngành hàng hay của doanh nghiệp.
-Xác định các điểm yếu của sản phẩm, của doanh nghiệp.
-Phân tích môi trường và xác định các cơ hội để phát triển ngành hàng, doanh
nghiệp.
-Phân tích và tìm ra những mối đe doạ từ bên ngoài. Các mối đe doạ này có
thể là đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược, thị trường biến động thất thường
chuyển hướng mậu dịch, chính phủ thay đổi chính sách theo hướng bất lợi.
-Kết hợp các yếu tố:
+Kết hợp các điểm mạnh và cơ hội, ghi kết quả chiến lược SO.
+Kết hợp các điểm mạnh và mối đe doạ, ghi kết quả chiến lược ST.
+Kết hợp điểm yếu và cơ hội, ghi kết quả chiến lược WO.
+Kết hợp điểm yếu và thách thức, ghi kết quả chiến lược ST.
Ngoài ra còn có thể xây dựng, mở rộng ma trận kết hợp nhiều yếu tố.
Chương II
Thực trạng các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của xuất khẩu Tôm Việt nam vào thị trường các nước phát triển.
2.1 Điểm mạnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí của Việt Nam là niềm mơ ước của rất nhiều các quốc gia trên thế
giới. Với 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên trải qua 13 vĩ độ từ 823’ vĩ
độ bắc đến 2129' vĩ độ bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam
rộng 226000 km và vùng biển đặc quyền kinh tế trên một triệu km rộng gấp 3
lần diện tích đất liên.
Trên vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn
như: Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc… là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, chu chuyển sản phẩm cho các đội tàu khai thác hải sản,
đồng thời là nơi cư trú của tàu thuyền trong mùa mưa bão.
Ngoài ra nước ta còn có 660 nghìn ha vùng nước lợ, đây là môi trường giàu
chất dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh.. Là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của
tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cá trai, cá bớp,
cua biển…
2.1.2 Diện tích nuôi tôm có xu hướng tăng mạnh
Theo Phạm Xuân Thuỷ (2006) năm 2005 diện tích và sản lượng tôm nước lợ trên cả nước phân theo các vùng gồm: ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và ĐBSCL được thống kê trong (Bảng 1). ĐBSCL có diện tích nuôi và sản lượng tôm nước lợ cao nhất so với các vùng nuôi còn lại, trong đó Đông Nam Bộ và ĐBSCL hai vùng nuôi thuộc Nam bộ..
Diện tích tôm nuôi nước lợ cả nước năm 2005 là 604.479 ha (Bảng 2) so với năm 1999 tăng 394.031 ha (gấp 1,87 lần), mức tăng bình quân 31,2% /năm. Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất là 535.145 ha (năm 2005) (chiếm 88,53% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước).
Theo nguồn số liệu của Tổng cục thống kê, sản lượng tôm nước lợ tại Nam Bộ các năm từ 2007 -2009 đạt trên 300.000 tấn. Trong khi các năm từ 1995 – 1999 mới chỉ dưới 50.000 tấn (hình 1).
Hình 1: Diễn biến sản lượng tôm nuôi nước lợ ven biển các tỉnh Nam Bộ
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, tính đến tháng 8-2008 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của các tỉnh ven biển ĐBSCL là 539.607ha, chiếm 89,3% tổng diện tích cả nước; trong đó, nuôi tôm sú là 538.800ha, tôm thẻ chân trắng 807ha. Diện tích nuôi tôm sú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Cà Mau (257.000ha), Bạc Liêu (121.811ha) và Kiên Giang (77.218ha)...
ĐBSCL có 46.257ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, diện tích còn lại là nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến (Cà Mau và Bạc Liêu tập trung nhiều nhất, 90%). Các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, diện tích nuôi tôm sú là 18.843ha và nuôi tôm chân trắng là 129ha.
Sản lượng thu hoạch, tính riêng khu vực ĐBSCL là 160.566 tấn, chiếm 76,3% tổng sản lượng thu của cả nước, chủ yếu là tôm sú. Các tỉnh có sản lượng tôm sú cao là Cà Mau (68.500 tấn), Bạc Liêu (36.211 tấn), Kiên Giang (13.623 tấn)... Năng suất nuôi tôm sú thâm canh trung bình 3-4 tấn/ha/vụ 4 tháng.
Năm 2010, diện tích nuôi tôm sú trong vùng đạt hơn 560 nghìn ha, sản lượng hơn 293 nghìn tấn; trong đó, tỉnh Cà Mau có gần 247 nghìn ha, Bạc Liêu 117.364 ha, Kiên Giang hơn 72 nghìn ha... Từ năm 2000 đến nay, các tỉnh đã chuyển hơn 300 nghìn ha ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS; riêng năm 2006, chuyển gần 6.500 ha.
Diện tích nuôi tôm sú năm 2010 giảm gần 16.000 ha so với năm 2009 do hệ thống tiêu thoát nước thải chưa đáp ứng nhu cầu và chưa ngăn chặn được dịch bệnh
Tháng 8/2010, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đã đạt 222.480 tấn, trên khoảng 39% diện tích. Như vậy, với 61% diện tích tôm chưa thu hoạch cùng với cùng với diện tích nuôi thêm trong 4 tháng cuối năm, sản lượng tôm nước lợ nuôi năm nay có thể đạt tới 500.000 tấn.
Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hướng đi trong tương lai của đồng bằng ven biển Nam Bộ là phát triển nuôi tôm sú theo chiều sâu. Đến năm 2015, có 546.000 ha vào nuôi tôm sú, giảm 768 ha so với năm 2010 nhưng sản lượng sẽ đạt 463.000 tấn, 80% sản lượng sẽ được xuất khẩu với giá trị hàng năm ít nhất là 1,5 tỉ USD.
Hình thức nuôi phổ biến là quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm khoảng 20% diện tích để sản lượng nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 51% tổng sản lượng tôm, sản lượng nuôi quảng canh cải tiến chiếm 35%, sản lượng tôm lúa, tôm rừng chiếm 14% tổng sản lượng.
Năng suất tôm nuôi quảng canh phấn đấu từ 0,35-0,45 tấn/ha, nuôi quảng canh cải tiến trên ruộng lúa (tôm lúa) đạt từ 0,4-0,5 tấn/ha, nuôi tôm rừng 0,15-0,20 tấn/ha, nuôi thâm canh-bán thâm canh đạt trung bình 2,0-3,5 tấn/ha. Hiện tại năng suất tôm nuôi trung bình của vùng đạt 0,7 tấn/ha/năm và phấn đấu đến năm 2015 đạt 0,85 tấn/ha.
Đến hết tháng 8 năm 2013, ước diện tích nuôi tôm cả nước đạt 600.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 570.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 25.200 ha. Sản lượng thu hoạch tôm ước đạt 133.000 tấn, trong đó tôm sú là 93.000 tấn, tôm thẻ chân trắng là 40.000 tấn.
Về mặt hàng tôm thẻ chân trắng, 7 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt 609 triệu USD) và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012
Sản phẩm đã đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu
Bộ thủy sản đã ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn ngành về điêù kiện đảm bảo an toàn vệ sinh của tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua, cơ sở sản xuất nước đá, sơ chế thủy sản, kho lạnh, cơ sở bán lẻ… Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tương đương với tiêu chuẩn cuả các nước nhập khẩu. Công tác kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm đã được chuyển đổi từ kiểm tra sản phẩm cuối cùng sang quản lí và thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm theo hệ thống xuyên suốt từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu mua và chế biến xuất khẩu.
Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lí cùng các doanh nghiệp, tháng 11/1999 Việt Nam đã chính thức được công nhận vào danh sách các nước xuất khẩu thủy sản vào EU với 18 doanh nghiệp. Đến nay đã nâng lên 153 đơn vị có code xuất khẩu đi EU chiếm 38,7% trong tổng số cơ sở chế biến hiện có, khoảng 300 đơn vị áp dụng HACCP đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ. Những doanh nghiệp này có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Những nỗ lực đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn
thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ của riêng Nhà nước mà từ các doanh nghiệp, sản phẩm tôm Việt Nam đã và đang tiến xa hơn và có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thủy sản Mỹ.
Đã có một số công nghệ cao trong chế biến và nuôi trồng
Rào cản lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ hiện nay là Mỹ đã đưa ra các quy định về tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo mà những quy định này chủ yếu đối với các sản phẩm có nguồn gốc nuôi trồng. Vì vậy để đảm bảo chất lượng cho hàng tôm xuất khẩu thì công tác nuôi trồng phải được xem là một quá trình đòi hỏi phải làm tốt ở tất cả các khâu: từ chuẩn bị khu nuôi, công tác giống, thức ăn, quá trình chăm sóc, theo dõi bệnh trong quá trình nuôi, thu hoạch và vận chuyển đến khu chế biến.
Hiện nay ngành thủy sản đã tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất giống
những đối tượng giá trị xuất khẩu như tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh… trong đó một số đối tượng đã đi vào sản xuất đại trà. Đồng thời cũng đã nhập khẩu công
nghệ sản xuất giống tôm thể chân trắng… bước đầu có kết quả khả quan.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chế biến tôm phát triển khá nhanh. Năm 2000 cả nước có 272 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 246 cơ sở
chế biến đông lạnh, 65 dây chuyền IQF, với tổng công suất cấp đông là 2000 tấn/ngày. Cuối năm 2002 tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là 235 với tổng công suất là 3147 tấn/ngày. Phân chia theo vùng như sau miền Bắc 4%, miền Trung 27,2%, miền Nam 68,8%. Như vậy các cơ sở chế biến về cơ bản đã được xây dựng theo quy hoạch. Đa số các cơ sở chế biến đều có nhà xưởng,nhà kho, trang thiết bị, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lí nước thải, trang thiết bị kiểm tra sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhiều cơ sở tiến hành sản xuất theo phương thức công nghiệp. Việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng và các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phổ biến.
Qua việc phân tích các điểm mạnh của tôm Việt Nam chúng ta thấy rõ được những ưu thế của sản phẩm. Từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, đa dạng hóa về sản phẩm… cho đến những nỗ lực đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tôm Việt Nam có thể tự tin bước vào thị trường Mỹ, Nhật Bản. Nếu phát huy được những lợi thế này để nâng cao năng lực cạnh tranh thì tôm Việt Nam sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa không chỉ trên thị trường Mỹ,Nhật Bản mà còn nhiều thị trường lớn khác nữa.
2.1.5 Các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ngày một nhiều và có sản lượng cao.
Ví dụ tình hình sản xuất tôm xuất khẩu ở công ty Thông thuận – Ninh Thuận
Với thế mạnh trong lĩnh vực tôm giống và tôm thương phẩm và nguồn nguyện liệu chủ động, chất lượng, năm 2009 công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản. Đến nay, công ty đã có 2 nhà máy đang hoạt động với sản phẩm đầu ra đạt đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế như Global GAP 3 sao, ACC 3 sao, HACCP, IFS, HALA… tạo ra nguồn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chất lượng xuất khẩu sang các thị trường lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Đông, Hàn Quốc,v.v…
Hiện tại, công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tôm số 2 tại cụm công nghiệp Thanh Hải, tp Phan Rang – Tháp Chàm dự kiến đi vào hoạt động vào quý 2 năm 2013.
Ngoài ra, công ty còn đang xúc tiến đầu tư thêm một nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thông Thuận – Kiên Giang tại khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
Thông Thuận – Ninh Thuận với 2 nhà máy chế biến:
Nhà máy chế biến số 1 tại số 104, Ngô Gia Tự, tp Phan Rang – Tháp Chàm. Hiện có hơn 1.000 công nhân làm việc ổn định với công suất trên 3.000 tấn thành phẩm/ năm, tương đương doanh số trên 20 triệu USD/ năm.
Nhà máy chế biến số 2: được xây dựng trên diện tích 33.000 m2 với tổng số vốn đầu tư 260 tỉ. Theo thiết kế, khi đi vào hoạt động, nhà máy sản xuất 8.000 tấn thành phẩm/ năm, tương đương doanh số trên 50 triệu USD/ năm. Cung cấp việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động địa phương và là nhà máy chế biến tôm lớn nhất khu vực miền Trung.
Trực thuộc công ty cổ phần thủy sản Thông Thuận – Cam Ranh. Nhà máy chế biến có vị trí tại lô A1,A11, A12, A13, A14 khu công nghiệp Suối Dầu, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Với số cán bộ công nhân viên trên 1.500 người. Có công suất 4.600 tấn thành phẩm/ năm. Doanh số 30 triệu USD/ năm.
Thông Thuận – Kiên Giang : Được thiết kế với 2 phân xưởng chế biến + Phân xưởng chế biến tôm xuất khẩu với sản lượng hàng năm lên đến 7.000 – 8.000 tấn thành phầm/ năm. Dự kiến sẽ bước vào hoạt động năm 2014 và doanh số hằng năm lên đến 50 triệu USD/ năm.
Phân xưởng chế biến cá xuất khẩu với sản lượng hàng năm lên đến 7.500 – 8.000 tấn thành phẩm/ năm. Theo kế hoạch, phân xưởng chế biến cá sẽ đi vào hoạt động năm 2015 với năng lực chế biến lên tới 20 triệu USD/ năm. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp việc làm ổn định cho 3.000 lao động địa phương, đồng thời bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm từ các farm nuôi của công ty với dự kiến sẽ lên đến 10.000 – 13.000 tấn tôm nguyên liệu/năm vào năm 2014.
2.2 Điểm yếu.
2.2.1 Thiếu vốn sản xuất tôm nguyên liệu.
Tôm đang có giá tốt nhưng do thiếu vốn nên người nuôi đành thả nuôi cầm chừng. Đã sắp hết vụ nuôi tôm đợt 1/2013 nhưng các tỉnh trọng điểm Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch diện tích.
Giá giảm, diện tích giảm
Tại ĐBSCL, tôm sú loại 30 con/kg đang bán được 190.000 - 195.000 đồng/kg, tăng 10 - 15%, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg bán được 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) Bạc Liêu cho biết, giá tốt vậy nhưng vẫn không đủ hàng bán cho nhà máy chế biến xuất khẩu. Đó là do người nuôi gặp khó khăn từ vụ thả nuôi năm trước, nay chưa hồi phục, lại thiếu vốn nên thả nuôi cầm chừng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, dẫn đến mất cân đối cung cầu.
Tỉnh Bạc liêu có diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 11.913 ha, đến nay đã thả nuôi 10.007 ha, mới đạt 84% kế hoạch. Tỉnh Sóc Trăng chưa thống kê diện tích, nhưng vùng trọng điểm nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp huyện Trần Đề diện tích "treo ao" do thiếu vốn còn nhiều. Ông Giang Đại Hòa (ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trấn Đề) có 3 ao nuôi, diện tích 1,5 ha, do không vay được vốn ngân hàng nên phải nuôi tôm sú gối đầu, hiện 1 ao sắp thu hoạch, 2 ao còn lại mới thả được 2 tháng và 1 tháng. Ông Ca Minh Chí (cùng ấp) có 8 ao, diện tích 4,5 ha, cũng chỉ dám thả nuôi 4 ao, còn lại phải chờ thu hoạch để quay vòng vốn mới tính chuyện thả tiếp.
Khó tiếp cận vốn
Theo nhiều hộ dân Sóc Trăng, không tiếp cận được vốn ngân hàng do từ đầu năm đến nay Bảo Việt Sóc Trăng không bán hồ sơ bảo hiểm tôm nào cho dân. Trong khi đó ngân hàng chỉ phát vay nuôi tôm cho những hộ được bảo hiểm; sự trông chờ lẫn nhau dẫn đến vốn dành cho phát triển NTTS (trong đó có tôm) đang ứ ở ngân hàng nhưng không cho vay được. Tại tỉnh Bạc Liêu, do không được bảo hiểm và khó tiếp cận ngân hàng nên nhóm nuôi tôm liên kết của ông Phạm Trúc Điệp (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) phải "treo ao" từ đầu năm. 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng cho vay NTTS được 172,409 tỷ đồng, tổng dư nợ NTTS đến 31/6/2013 là 1.272 tỷ đồng, so với dư nợ ngày 31/12/2012 chỉ tăng 3,83 %. Nếu trừ dư nợ nuôi cá tra 5 tỷ đồng thì dư nợ nuôi thủy sản, chủ yếu là tôm, chỉ 1.248 tỷ đồng, tăng 3,48% so cuối năm 2012.
Mức dư nợ như vậy cho thấy người nuôi tiếp tục gặp khó về vốn. Trong khi đó Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trương giảm lãi suất và tăng vốn cho nông nghiệp - nông thôn, nhất là NNTS. Ngày 5/7/2013, tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lúa gạo và thủy sản ĐBSCL, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định: "Hoạt động nuôi trồng và chế biến nếu