Đề tài Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường quan trọng

1.1. Phương pháp lập bảng kiểm tra (checklist) Là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Có các loại bảng kiểm tra (danh mục tác động) sau đây: - Bảng kiểm tra đơn giản - Bảng kiểm tra mô tả - Bảng kiểm tra đánh giá sơ bộ mức độ các tác động 1.2. Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của phương pháp bảng kiểm tra. Phương pháp ma trận là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đáng giá mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Mức độ (cường độ) tác động được đánh giá bằng cách cho điểm (1-3, 1-5, 1-10, 1-100). Tác động càng mạnh điểm số càng cao. Có hai loại bảng ma trận: - Ma trận tương tác đơn giản - Ma trận có định lượng hoặc định cấp

docx10 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ò TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN Chủ đề : SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG Nhóm: 02 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Lê Mai Huế 91102042 2 Nguyễn Thùy Dung 91102018 3 Nguyễn Thị Huyền Trang 91102235 4 Phan Thị Quỳnh Chi 91102010 5 Ma Thị Thùy Giang 91102031 6 Phạm Nguyễn Phương Ngân 91102077 Nộp bài: 23g30 ngày 01/10/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐTM Phương pháp lập bảng kiểm tra (checklist) Là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Có các loại bảng kiểm tra (danh mục tác động) sau đây: Bảng kiểm tra đơn giản Bảng kiểm tra mô tả Bảng kiểm tra đánh giá sơ bộ mức độ các tác động Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của phương pháp bảng kiểm tra. Phương pháp ma trận là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đáng giá mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Mức độ (cường độ) tác động được đánh giá bằng cách cho điểm (1-3, 1-5, 1-10, 1-100). Tác động càng mạnh điểm số càng cao. Có hai loại bảng ma trận: Ma trận tương tác đơn giản Ma trận có định lượng hoặc định cấp Phương pháp chồng bản đồ Mục tiêu: để xác định sơ bộ vị trí và các hoạt động của dự án có ảnh hưởng như thế nào đến vùng dự án. Phương pháp: chồng lặp bản đồ dự án lên từng bản đồ đơn tính. Ý nghĩa: giúp việc xem xét rõ ràng hơn các tác động môi trường của dự án đến khu vực. Yêu cầu: phương pháp đơn giản nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác. Phương pháp sơ đồ mạng lưới Được thể hiện qua sơ hồ chuỗi nối tiếp, xác định mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động ở mức sơ cấp và thứ cấp (xác định nguyên nhân, hậu quả). Các quan hệ đó nối các hoạt động và tác động lại với nhau thành một mạng lưới. Trên mạng lưới có thể phân biệt được những tác động bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 Phương pháp mô hình Là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng môi trường dươi ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động đến môi trường. Cho phép dự báo các diễn biến có thể xảy ra của các nhân tố môi trường, lựa chọn được các chiến thuật và các phương án khác nhau để đưa môi trường về trạng thái tối ưu và dự báo tình trạng môi trường tại những thời điểm, trong những điều kiện khác nhau của hoạt động. Các bước quan trọng nhất trong việc thiết lập mô hình dự báo tác động môi trường: Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí Sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá về tác động môi trường mà các phương pháp giới thiệu trên đã đem lại. Phương pháp này lây tài nguyên làm nhân tố chủ yếu trong phân tích chi phí lợi ích-chi phí. Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp đánh giá nhanh có hiệu quả cao trong công việc: Xác định tải lượng. Xác định nồng độ các chất ô nhiễm. Có thể dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm. XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ LƯỚI Khái quát các tác động: Tác động đến môi trường đất Nạo vét bùn từ dưới các hệ thống cống thu nước được đem đi chôn lấp sẽ làm thay đổi chất lượng đất. Trong bùn có chứa các chất ô nhiễm từ dòng nước thải sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Các thiết bị bơm và đường ống dẫn nước dưới lòng đất sâu khi xảy ra các sự cố hư hỏng, rò rỉ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến môi trường đất. Rác sinh hoạt không được thu gom cũng gây ảnh hường đến môi trường đất. Tác động đến môi trường nước Tích cực Xử lý sơ bộ nước thải của 7 quận, giảm bớt rác có trong nguồn nước thải. Pha loãng nước thải làm giảm nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra sông Sài Gòn. Cải thiện chất lượng nước ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tiêu cực Gây ô nhiễm nguồn nước mặt sông Sài Gòn: Vì nước thải sau khi được thu về trạm bơm mới chỉ được xử lý sơ bộ, làm giảm bớt lượng chất thải rắn có trong nước thải còn hàm lượng các chất ô nhiễm độc hại trong nước thải không được xử lý nên khi xả ra sông Sài Gòn làm ô nhiễm nguồn nước mặt sông Sài Gòn. Ngoài ra còn có nước mưa chảy tràn,hóa chất dư thừa, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân hoạt động trong trạm bơm và nước thải từ việc vệ sinh máy móc, thiết bị trong trạm bơm sẽ kèm theo các hóa chất, dầu mỡ làm cho hàm lượng chất ô nhiễm gia tăng. Vào những thời điểm có mưa lớn, lượng nước thải vượt quá khả năng thu gom của giếng thu nên nước mưa lẫn nước thải sẽ tràn qua 35 giếng xả tràn chảy trực tiếp vào kênh cộng với nước thải tù đọng (nước chết) có sẵn trong dòng kênh gây ô nhiễm nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tác động đến môi trường không khí Bụi từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị; các phương tiện vận chuyển và phương tiện giao thông xung quanh khu vực không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường không khí. Hạn chế được mùi hôi từ nước thải bằng hệ thống thu gom xử lý mùi trong trạm bơm không gây ảnh hưởng môi trường không khí đến khu vực dân cư xung quanh. Tuy nhiên, hệ thống thu gom mùi chưa triệt để, mùi hôi vẫn còn nhiều ở khu vực hệ thống lược rác và cửa thu nước. Mùi phát sinh từ nước thải và rác thải không được xử lý sẽ gây ô nhiễm không khí và ảnh hường đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong trạm bơm và khu vực xung quanh. Tiếng ồn Tiếng ồn phát ra từ các thiết bị, máy móc (hệ thống lược rác, hoạt động của bơm) gây ảnh hưởng đến cán bộ công nhân làm việc trong trạm bơm. Tác động đến hệ sinh thái Ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước của sông Sài Gòn và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Đặc biệt là khi lượng nước thải quá lớn vượt quá khả năng thu gom của giếng thu sẽ chảy trực tiếp vào kênh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của hệ sinh thái dưới nước của kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội Giảm thiểu ngập úng khi trời mưa. Loại bỏ được các chất thải rắn có trong nguồn nước thải. Bảo vệ môi trường. Giảm ô nhiễm nguồn nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏ của người dân khu vực xung quanh dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Mang lại mỹ quan đô thị cho thành phố. Tạo việc làm cho người dân. An toàn lao dộng, sức khỏe của cán bộ công nhân viên làm việc trong trạm bơm. Các vấn đề môi trường chính: Ô nhiễm môi trường nước mặt ở sông Sài Gòn. Hệ sinh thái ở sông Sài Gòn bị đe dọa. XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM BẰNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM Bơm Lượt rác Băng chuyền rác Thu rác tập trung Thu mùi Thu gom và xử lý mùi Tháp khử mùi Hóa chất khử trùng Hệ thống xả thải 1 Môi trường không khí + Mùi hôi + Hơi, khí độc + Tiếng ồn - - + + - + + - + + - - + - + + + + + - - + - - - - + 2 Môi trường đất + Thay đổi chất lượng đất - - - + - - - + + 3 Môi trường nước + Ô nhiễm nguồn nước mặt sông Sài Gòn + Ô nhiễm nguồn nước ngầm + Ảnh hưởng sinh thái sông - - - - - + - - - - - - - - - - - - - + - + + + + - + 4 Môi trường kinh tế - xã hội + Chống ngập úng + Kiểm soát triều cường + Giao thông khu vực Giao thông thủy Giao thông đường bộ + Cơ sở hạ tầng khu vực + Quy hoạch phát triển khu vực + + + + + - - + - + - - - - - + + + + + - - - - + - - - - + - - - + + - - - + + + + + + + 5 Thẩm mỹ và lợi ích con người - + - + + - + + + Từ bảng ma trận trên, ta thấy vấn đề môi trường quan trọng là ô nhiễm môi trường khí do phát sinh mùi hôi từ nước kênh và chủ yếu của rác thải từ hoạt động lượt rác của trạm bơm. Ngoài ra, phải kể đến ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động hệ thống bơm của trạm với 12 máy bơm công suất 64.000 m3/h, tiếng ồn của hệ thống lượt rác tự động và hệ thống thu mùi tại nhà lượt rác. XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG LIỆT KÊ Hoạt động của trạm bơm Mức độ tác động Thành phần môi trường bị ảnh hưởng Bơm chuyển tải ++ Môi trường không khí: tiếng ồn, mùi gây khó chịu, nhiệt thừa... Lược rác, thu gom, vận chuyển ++ Môi trường đất: nước rỉ rác, rác rơi vãi Môi trường không khí: tiếng ồn, mùi... Chỉnh pH + Môi trường nước: hóa chất dư Pha loãng + Môi trường nước: hóa chất dư Khử mùi, xả khí thải + Môi trường không khí: mùi gây khó chịu, nhiệt thừa... Xả nước sau xử lý sơ bộ + Môi trường nước: hóa chất dư Sinh hoạt của công nhân + Môi trường đất: rác sinh hoạt Hoạt động của trạm bơm ít nhiều đều ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí. Hoạt động của bơm chuyển tải:hoạt động của 12 máy bơm gây nên tiếng ồn cho các nhà dân ở xung quanh, ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Hoạt động lược rác, thu gom, vận chuyển: trong quá trình lược rác gây ra tiếng ồn của máy móc bên cạnh còn có mùi hôi từ các loại rác; ngoài ra quá trình thu gom,vận chuyển rác ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường không khí xung quanh gây ra mùi hôi, ảnh hưởng đến đời sống ngưởi dân, bên cạnh đó trong quá trình thu gom và vận chuyển rác sẽ gây rơi vãi rác, nước rỉ rác thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm cũng như hệ sinh thái dưới nước. Quá trình chỉnh pH và pha loãng sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước nếu lượng hóa chất cho vào nhiều hoặc dư so với nhu cầu, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây nên mùi hôi ảnh hưởng đến người dân. Khử mùi, xả khí thải: trong quá trình khử mùi gây ra mùi hôi ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Xả nước sau xử lý sơ bộ: nước sau xử lý được thải ra sông Sài Gòn gây xáo trộn hệ sinh thái dưới nước, quá trình xử lý không đạt hiệu quả gây mùi hôi ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Sinh hoạt của công nhân: rác thải, nước thải sinh hoạt bị rò rỉ gây ô nhiễm nguồn nước. Dựa vào những điều trên cho ta thấy hoạt động lược rác, thu gom, vận chuyển có tác động chính đến hầu hết môi trường không khí và môi trường đất cũng như môi trường nước, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân xung quanh. Nhìn chung hoạt động của trạm bơm gây ô nhiễm môi trường không khí và nước là chính từ các hoạt động như lược rác, thu gom, vận chuyển, khử mùi, xả thải ra sông...Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này. SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT THU ĐƯỢC TỪ 3 PHƯƠNG PHÁP TRÊN Phương pháp nghiên cứu ĐTM có nhiều loại và rất nhiều phiên bản, việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy tiến trình nghiên cứu một cách hệ thống. Qua ba phương pháp sơ đồ lưới, bảng liệt kê, ma trận phân tích các tác động do hoạt động của trạm bơm Nhiêu Lộc Thị Nghè cho thấy các kết quả của mỗi phương pháp đưa ra không hoàn toàn giống nhau, vì vậy có thể nói rằng không có sự thống nhất giữa các phương pháp. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng mà dựa vào đấy ta có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá dự án của mình. Phương pháp ma trận Ưu điểm Phương pháp ma trận tương đối đơn giản, được sử dụng một cách khá phổ biến Không đòi hỏi quá nhiều số liệu về môi trường, sinh thái, cho phép ma trận phân tích mộtcách tường minh tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố. Nhược điểm Chưa xét đến tương tác qua lại giữa các tác động với nhau. Chưa xét được diễn biến theo thời gian của các tác động, chưa phân biệt được tác động lâu dài với tác động tạm thời. Việc xác định tầm quan trọng của nhân tố môi trường, chỉ tiêu chất lượng môi trường còn mang tính chủ quan. Việc quy tổng các tác động của một phương án vào một con số không giúp ích thiết thực cho việc ra quyết định. Sự phân biệt khu vực tác động, khả năng tránh, giảm các tác động không thể biểu hiện trên ma trận. Phương pháp sơ đồ lưới Ưu điểm Mang tính hệ thống cao, hướng dẫn nghiên cứu tập trung vào vấn đề trọng tâm Cho thấy các tác động tiềm năng theo thời gian, sơ cấp, thứ cấp Cho phép hợp nhất tác động và hệ quả trong quan hệ tương tác Có tác dụng tốt trong truyền thông và nghiên cứu Hiệu quả trong việc xác định mối quan hệ giữa hệ thống môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội Nhược điểm Thông tin có thể dự doán hạn chế so với phương pháp ma trận Khó khăn cho việc bán định lượng tác động Khó khăn trong việc đánh giá các phương án chọn Sơ đồ lưới cho hình ảnh khá phức tạp phương pháp bảng liệt kê Ưu điểm Mang tính hệ thống, cách tiếp cận rõ rang, đơn giản tránh bỏ sót các vấn đề Có thể xây dựng cho nhiều thành phần như hoạt động của dự án, thành phần môi trường, tác động hay biện pháp giảm thiểu Thuận tiện cho thảo luận và làm báo cáo truyền thông Dễ dàng sửa đổi, thêm bớt các thành phần Có thể bán định lượng so sánh với tiêu chuẩn Hoạt động và tác động có thể nhóm lại để xem xét tác động thứ cấp và tam cấp Hiệu quả trong việc lấy ý kiến cộng đồng Nhược điểm Cần tham khảo ý kiến chuyên gia hay cộng đồng Khó kết nối các tương quan Thường thì không thuận lợi khi xem xét các tác động thứ cấp Khó dùng để đánh giá các phương án TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Đánh giá tác đông môi trường – Nguyễn Thúy Lan Chi- Đại học Tôn Đức Thắng Đánh giá tác đông môi trường – Vương Quang Việt