1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là phải tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và đồng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không. Từ đó đề ra các biện pháp và các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh trên thị trường đồ uống, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. nhưng Công ty TNHH VBL Đà Nẵng thuộc tập đoàn VBL vẫn sản xuất ổn định, tiêu thụ tăng cao. Vì lý do trên nhóm em đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty TNHH VBL Đà Nẵng ” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn trong quá trình hội nhập.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, phương pháp ước lượng đối với hàm chi phí sản xuất.
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng cũng như thành tựu và hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
- Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất, căn cứ vào kết quả phân tích thu được đưa ra những gợi ý về chính sách cho các nhà quản lý doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH VBL Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
1.4. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ước lượng hàm chi phí sản xuất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6026 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp ước lượng hàm chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty TNHH VBL Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài…………………………………….3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu……………….......................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài……………………………………….4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..4
1.4 Kết cấu đề tài……………………………………………………..4
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất………………………………………………….6
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản……………………………..6
2.2 Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất……………………..8
2.3 Những nghiên cứu có liên quan về công ty TNHH VBL Đà Nẵng………………………………………………………………………..10
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH VBL Đà Nẵng……………………………..…….11
3.1 Giới thiệu chung về thị trường bia Việt Nam và công ty TNHH VBL Đà Nẵng……………………………………………………………...11
3.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………..12
3.3 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động của công ty………………………………………………….16
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu……………….19
4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty…………………………………………………………………19
4.2 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm bia của công ty TNHH VBL Đà Nẵng……...……………………………………………………….20
4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bia của công ty nói riêng và của thị trường bia Việt Nam nói chung……………………….21
4.4 Một số hạn chế khi nghiên cứu đề tài…………………………...21
Kết luận…………………………………………………………………….22
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….23
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là phải tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và đồng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không. Từ đó đề ra các biện pháp và các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh trên thị trường đồ uống, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng... nhưng Công ty TNHH VBL Đà Nẵng thuộc tập đoàn VBL vẫn sản xuất ổn định, tiêu thụ tăng cao. Vì lý do trên nhóm em đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty TNHH VBL Đà Nẵng ” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn trong quá trình hội nhập.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, phương pháp ước lượng đối với hàm chi phí sản xuất.
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng cũng như thành tựu và hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
- Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất, căn cứ vào kết quả phân tích thu được đưa ra những gợi ý về chính sách cho các nhà quản lý doanh nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH VBL Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
1.4. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ước lượng hàm chi phí sản xuất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
Đề tài là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biệt với sinh viên như nhóm em vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thu thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ Ninh Thị Hoàng Lan đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung cũng như chỉnh lý nội dung và hình thức giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực : máy móc , thiết bị , đất đai , nguyên vật liệu….
Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa có thể sản xuất được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ và lao động hiện có.
Q = f ( X1, X2,…,Xn )
Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được.
X1, X2,…,Xn : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường :
* Hàm sản xuất tuyến tính
Q= f( K, L)= aK+ bL
* Hàm sản xuất Leontief
Q = f( K, L) = min(aK, bL)
* Hàm sản xuất Cobb- Douglas
Q= f (K, L) = AKα Lβ ( A, α ,B> 0)
* Hàm sản xuất CES
Q = f( K,L) = ( Kp + Lp)γ/p với p ≤ 1 , p ≠ 0, γ >0
Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn :
Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định. Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi.
Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi. Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào.
Chi phí sản xuất :
Tổng chi phí sản xuất ( TC ) : là toàn bộ các phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Chi phí cố định ( TFC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định và không thay đổi khi sản lượng thay đổi.
Chi phí biến đổi ( TVC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho những đầu vào biến đổi và thay đổi theo mức sản lượng.
TC = TFC + TVC
Chi phí bình quân :
Chi phí biến đổi bình quân (AVC): là mức chi phí biến đổi tính cho bình quân mỗi đơn vị sản phẩm.
Chi phí cố định bình quân (AFC): là mức chi phí cố định tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Tổng chi phí bình quân (ATC): là mức chi phí tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Chi phí cận biên : là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
2.2. Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất
* Hàm sản xuất:
Để ước lượng hàm sản xuất ta thường dùng hàm sản xuất bậc 3:
Q = aK3L3 + bK2L2
Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân tích hàm sản xuất trong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn.
Khi vốn được cố định (), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là:
( trong đó và )
Với hàm sản xuất: Q = AL3 + BL2
Đặt X=L3 và W =L2 ta có:
Q = AX+ BW ( A 0 )
=> Đây chính là dạng hàm mà ta có thể sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để tiến hành ước lượng.
* Sản phẩm bình quân của lao động:
AP = Q/L = AL2 + BL
Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại La đơn vị lao động. Điều này xảy ra khi dAP/dL = 2AL + B = 0.
Ta tìm được: La = -B/2A
* Sản phẩm cận biên của lao động:
MP= dQ/dL = 3AL2 + 2BL
Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại Lm đơn vị lao động. Xác định giá trị Lm khi QLL = 0 ta được: Lm = -B/3A
2.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất
Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một hay nhiều đầu vào cố định.
Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát.
* Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ2 + cQ3
* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là:
AVC= a + bQ+ cQ2
SMC= a + 2bQ + 3cQ2
Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương. Vì đường chi phí biến đổi bình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm. Như vậy, các tham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b 0.
Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC và SMC có dạng bậc hai.
=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần ước lượng một trong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàm khác.
2.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và đầu ra. Từ mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem xét việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa. Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhất định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất.
- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán phí phải bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra có hợp lý không ? Có thể cạnh tranh với các hãng khác không ? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xác định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó tính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
2.3. Những nghiên cứu có liên quan về công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
Hầu hết các đề tài đã từng nghiên cứu về mặt hàng bia, để phát triển sản phẩm họ đều tập chung nghiên cứu chủ yếu vào các chiến lược bên ngoài như tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu về các kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa…các chiến lược phát triển sản phẩm bên ngoài này cũng tác động rất lớn tới việc phát triển sản phẩm, thương hiệu của công ty. Có thể nêu ra một số đề tài như: Kế hoạch marketing về sản phẩm mới “light beer” công ty bia VBL, một số giải pháp về kênh phân phối nhằm tiêu thụ sản phẩm của công ty bia VBL tại thị trường Đà Nẵng và các tỉnh lân cận…Nhưng các chiến lược này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn bởi các doanh nghiệp khác cũng có thể làm theo khiến cho các chiến lược này mất tác dụng.
Vì thế cần phải đi sâu tìm hiểu về bên trong của doanh nghiệp, tình hình sản xuất ra sao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã thực sự hiệu quả chưa, như vậy mới tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững. Đề tài nghiên cứu của nhóm đã đưa ra một mô hình ước lượng dựa trên kết quả kinh doanh đã có của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tính toán về chi phí, sản lượng sản xuất để mang lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH VBL ĐÀ NẴNG
Giới thiệu chung công ty TNHH VBL Đà Nẵng
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 502- Trần Cao Vân- Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 05113.714825
Công ty TNHH VBL Đà Nẵng thuộc sở hữu của Tập đoàn VBL
Trong một phần kế hoạch mở rộng công ty, Tập đoàn VBL đã mua lại công ty Foster’s Đà Nẵng và Foster’s Tiền Giang vào tháng 4 năm 2007 và đổi tên Foster's Đà Nẵng thành công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
Tổng vốn đầu tư được phê duyệt của công ty VBL Đà Nẵng là 50 triệu USD điều đó có nghĩa công ty được phép sản xuất 85 triệu lít bia. Hiện tại VBL Đà Nẵng đang sản xuất hai loại sản phẩm là Larue và Larue Export và để đáp ứng được với nhu cầu thị trường công ty đang có kế hoạch rộng công suất sản xuất trong tương lai.
VBL Đà Nẵng hiện đang là công ty đứng đầu đối với nghĩa vụ nộp thuế tại thành phố Đà Nẵng. Công ty hiện có đội ngũ cán bộ và công nhân gồm 160 người trong tổng số 450 người mà công ty Liên doanh Bia Việt Nam đã tuyển dụng trong cả khu vực miền Trung.
Số lượng người tiêu dùng đông đảo của sản phẩm bắt nguồn từ quá trình hình thành và phát triển lâu dài của công ty, từ giá trị to lớn của thương hiệu và từ những sáng kiến mang tính xã hội cao của đội ngũ cán bộ công ty; điển hình như: hỗ trợ dự án Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, cuộc thi Pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng và giải bóng đá nổi tiếng Larue Cup. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên thành công của tập đoàn không chỉ tại miền Trung mà còn trên toàn nước Việt Nam.
Tất cả 450 thành viên của VBL miền Trung là lực lượng lao động địa phương, ngoại trừ Trưởng ban Kinh doanh và Tổng Giám đốc VBL Đà Nẵng, ông Roland Bala, là người ngoại quốc duy nhất của công ty. Đội ngũ lao động lành nghề đã mở ra cho công ty triển vọng phát triển cao hơn khi áp dụng những phương pháp đặc thù trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất phân phối sản phẩm đối với nhãn hiệu bia Larue. Qua đó góp phần tạo nên sự thành công của quá trình kinh doanh.
. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu cho đề tài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau:
Dữ liệu theo quý về lao động, sản lượng, chi phí của công ty được thu thập từ quý III năm 2007 đến quý II năm 2010 dựa vào các bảng báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn này. Lao động được tính bằng chi phí nhân công chia cho tiền lương bình quân/ người; tổng chi phí biến đổi được tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
Chi phí biến đổi bình quân được tính toán có tính đến ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát tại thời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng cục thống kê.
Thu nhập bình quân/ người/ tháng được lấy trên trang chủ của công ty và các bài viết liên quan.
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh, phương pháp kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này.
Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính và được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau:
Đặc trưng mô hình hàm sản xuất - biến sản lượng Q là biến nội sinh, có nghĩa là giá trị của nó được xác định bởi mô hình.
Biến độc lập như lao động,… là biến ngoại sinh.
Các giả thuyết đối với mô hình hồi quy tuyến tính được thỏa mãn.
3.2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất:
Q = AL3 + BL2
Ta có bảng số liệu sau khi đã phân tích:
Thời gian
Sản lượng (lít)
Lao động (Người)
( quý )
Q
L
L3
L2
III/ 2007
8610000
351
43243551
123201
IV/ 2007
7280000
288
23887872
82944
I/ 2008
8470000
348
42144192
121104
II/ 2008
9030000
357
45499293
127449
III/ 2008
9450000
375
52734375
140625
IV/ 2008
7070000
276
21024576
76176
I/ 2009
10150000
411
69426531
168921
II/ 2009
10360000
414
70957944
171396
III/ 2009
10710000
426
77308776
181476
IV/ 2009
9380000
372
51478848
138384
I/ 2010
6230000
239
13651919
57121
II/ 2010
11550000
459
96702579
210681
Mô hình hàm sản xuất được ước lượng bằng phương pháp OLS, và sau đó đưa vào một số kiểm định chuẩn đoán.
Kết quả ước lượng như sau:
Phương trình hàm hồi quy : Q = -0.192222L3 + 140.5148 L2
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến L3, L2 có dấu phù hợp với kỳ vọng ban đầu và đều có ý nghĩa thống kê.
Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh bằng 0.9387 là khá cao. Điều này có nghĩa là 93.87% sự biến thiên của sản lượng bia phụ thuộc vào số lượng lao động được thuê.
Với Prob có giá trị bằng 0.0000 cho thấy mô hình đưa ra là phù hợp.
Cũng theo số liệu thu thập được, ta thấy sản lượng bia qua các năm có sự biến động theo thời gian. Cụ thể, sản lượng tăng cao trong quý II và quý III; điều này phù hợp với thực tế vì đây là thời điểm sản xuất phục vụ cho mùa hè – mùa có số lượng tiêu thụ cao nhất trong năm.
Như vậy, công ty có thể dựa vào tính chu kỳ này để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp ( như tăng, giảm lao động…)
3.2.2.2. Ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân:
AVC = a + bQ + cQ2
Ta có bảng số liệu sau khi đã phân tích như sau:
Thời gian
( quý )
AVC ( Triệu đồng)
Q ( Triệu lít)
Q2 (Triệu lít )
III/ 2007
48.264041
8.61
74.1321
IV/2007
48.445273
7.28
52.9984
I/ 2008
48.281259
8.47
71.7409
II/ 2008
48.202451
9.03
81.5409
III/ 2008
48.146989
9.45
89.3025
IV/ 2008
48.474343
7.07
49.9849
I/ 2009
48.051476
10.15
103.0225
II/ 2009
48.022895
10.36
107.3296
III/ 2009
47.975329
10.71
114.7041
IV/ 2009
48.156549
9.38
87.9844
I/ 2010
48.590873
6.23
38.8129
II/ 2010
47.861535
11.55
133.4025
Kết quả ước lượng như sau:
Phương trình hàm hồi quy :
AVC = 49.4714 – 0.143592Q + 0.000364Q2
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến Q,Q2 có dấu phù hợp với kỳ vọng ban đầu và đều có ý nghĩa thống kê.
Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh bằng 0.999985 là khá cao. Điều này có nghĩa là 99.9985% sự biến thiên của chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng sản xuất ra.
Giả sử1% là mức ý nghĩa cho phép cao nhất của các tham số:
Ta có: Pvalue(a)= 0.00000
Vậy a có ý nghĩa thống kê là kết luận có xác suất sai là rất thấp, hay có thể tin tưởng tới gần 100% là a≠0.
Ta có: Pvalue(b)= 0.0000
Vậy b có ý nghĩa thống kê là kết luận có xác suất sai là rất thấp, hay có thể tin tưởng tới gần 100% là b≠0.
Ta có: Pvalue(c)= 0.0098= 0.98%<1%
Vậy c có ý nghĩa thống kê là kết luận có xác suất sai là 0.98%, hay có thể tin tưởng tới 99.02% là c≠0.
Như vậy qua mô hình ta thấy chi phí biến đổi bình quân chênh lệch rất ít giữa các thời kỳ, có thời điểm sản lượng tăng nhưng chi phí biến đổi bình quân vẫn thấp hơn so với các thời kỳ khác sản lượng thấp hơn. Như vậy công ty đã căn cứ vào từng thời điểm để có thể quyết định mức sản lượng hợp lý đồng thời có thể hạn chế việc ứ đọng vốn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách.
Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động của công ty
Thuận lợi:
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao ( khoảng trên 7%/ năm) đã cải thiện nhu nhập của người dân khiến nhu cầu đối với các loại thức uống đóng hộp, nước giải khát ngày một tăng.
- Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ với 85% dưới độ tuổi 40, sẽ tạo ra một thị trưởng lớn chịu ảnh hưởng của xu thế “Tây Âu hóa” lối sống củng cố xu hướng tiêu thụ mạnh loại sản phẩm này.
- Thu nhập tăng lên của người dân cộng với sự thay đổi về tập quán uống (chuyển từ uống rượu nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng nông thôn… thì đến năm 2011, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam ước sẽ đạt 28 lít bia/người/năm.
- Theo quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được Bộ Công thương đặt mục tiêu xây dựng thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Trong những năm qua, Công ty luôn luôn bám sát định hướng do Tập đoàn VBL Việt Nam đề ra và có những kế hoạch kinh doanh phù hợp với sự phát triển của ngành trong tương lai.
Quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm chính là việc phát triển thương hiệu một cách bền vững nhất của Công ty TNHH VBL Đà Nẵng đã và đang từng bước tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng bằng chất lượng, hương vị độc đáo và giá cả hợp lý.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, Công ty Công ty TNHH VBL Đà Nẵng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn chung của ngành bia như:
- Về thuế suất: Bia là sản phẩm chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước. Do đặ