Đề tài Sự khác nhau giữa tiền giấy thời kỳ nhà hồ và tiền giấy hiện nay vì sao chế độ tiền giấy thời nhà hồ lại nhanh chóng lụi tàn

Trãi qua một thời gian học tại trường Đại Học Công Nghiệp Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt trang bị cho em những kiến thức cơ bản về lý luận tiền tệ, lịch sử ra đời của tiền tệ, những vấn đề chung về tiền tệ.Vận dụng những quy luật, những nguyên tắc, những hiểu biết về tiền tệ.với phương châm: “ học đi đôi với hành ” thử vận dụng những kiến thức đã được học trong chuyên ngành đào tạo vào việc thực hành đề tài mà mình đã chọn. Vận dụng từ lý thuyết đã học để ứng dụng vào thực tế nên đi tìm hiểu các vấn đề về tiền tệ là vấn đề thiết yếu. Tìm hiểu giúp cho sinh viên nâng cao được kiến thức để khi ra trường không bỡ ngỡ với thực tế, hoặc những sinh viên đã và đang làm việc thì họ học hỏi, rút được nhiều kinh nghiệm để nâng cao vốn hiểu biết của mình. Tìm hiểu đề tài giúp sinh viên bám sát, nắm vững từng vấn đề cụ thể, hiểu kĩ hơn một số lĩnh vực trong chuyên ngành đã học. Giúp cho sinh viên ôn lại thuần thục tài liệu phục vụ đã học chuyên ngành. Tìm hiểu đề tài mà mình đã chọn, em đã chịu khó quan sát, tìm hiểu, học hỏi trên mạng internet và tra cứu sách vở, nghiên cứu sự khác nhau giữa tiền giấy thời kỳ nhà Hồ và tiền giấy hiện nay, vì sao chế độ tiền giấy nhà Hồ lại nhanh chóng lụi tàn, phân tích các nguyên nhân.góp phần tăng thêm kiến thức hiểu biết từ học lý thuyết đến áp dụng vào thực hành và góp một phần thực tế để áp dụng trong đề tài của mình, em rất mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu nguồn gốc của tiền giấy tại Việt Nam. Vì thế em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Sự khác nhau giữa tiền giấy thời kỳ nhà Hồ và tiền giấy hiện nay là gì? Vì sao chế độ tiền giấy thời nhà Hồ lại nhanh chóng lụi tàn ”. Khi làm đề tài này mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự tận tình chỉ bảo của thầy, cô trong trường và những người có quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Nguyễn Thị Thương, các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài trong thời gian qua.

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự khác nhau giữa tiền giấy thời kỳ nhà hồ và tiền giấy hiện nay vì sao chế độ tiền giấy thời nhà hồ lại nhanh chóng lụi tàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ MARKETING ****************** ĐỀ TÀI: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TIỀN GIẤY THỜI KỲ NHÀ HỒ VÀ TIỀN GIẤY HIỆN NAY VÌ SAO CHẾ ĐỘ TIỀN GIẤY THỜI NHÀ HỒ LẠI NHANH CHÓNG LỤI TÀN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ THƯƠNG LỚP: TCMK39B SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ MARKETING ****************** ĐỀ TÀI: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TIỀN GIẤY THỜI KỲ NHÀ HỒ VÀ TIỀN GIẤY HIỆN NAY VÌ SAO CHẾ ĐỘ TIỀN GIẤY THỜI NHÀ HỒ LẠI NHANH CHÓNG LỤI TÀN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: CÔ NGUYỄN THỊ THƯƠNG LỚP: TCMK39B NHÓM 3: NGUYỄN VĂN HIẾU (NHÓM TRƯỞNG) NGUYỄN TẤN KHÁ VÕ THỊ THU THẢO NGUYỄN ĐỨC HÒA NGUYỄN THỊ HOANH NGUYỄN THỊ KIỀU KHANH PHAN THÁI HÒA HỒ NGỌC HÂN LÊ ĐÌNH ĐẠT HOÀNG THỊ THANH TÚ LỜI MỞ ĐẦU Trãi qua một thời gian học tại trường Đại Học Công Nghiệp Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt trang bị cho em những kiến thức cơ bản về lý luận tiền tệ, lịch sử ra đời của tiền tệ, những vấn đề chung về tiền tệ...Vận dụng những quy luật, những nguyên tắc, những hiểu biết về tiền tệ...với phương châm: “ học đi đôi với hành ” thử vận dụng những kiến thức đã được học trong chuyên ngành đào tạo vào việc thực hành đề tài mà mình đã chọn. Vận dụng từ lý thuyết đã học để ứng dụng vào thực tế nên đi tìm hiểu các vấn đề về tiền tệ là vấn đề thiết yếu. Tìm hiểu giúp cho sinh viên nâng cao được kiến thức để khi ra trường không bỡ ngỡ với thực tế, hoặc những sinh viên đã và đang làm việc thì họ học hỏi, rút được nhiều kinh nghiệm để nâng cao vốn hiểu biết của mình. Tìm hiểu đề tài giúp sinh viên bám sát, nắm vững từng vấn đề cụ thể, hiểu kĩ hơn một số lĩnh vực trong chuyên ngành đã học. Giúp cho sinh viên ôn lại thuần thục tài liệu phục vụ đã học chuyên ngành. Tìm hiểu đề tài mà mình đã chọn, em đã chịu khó quan sát, tìm hiểu, học hỏi trên mạng internet và tra cứu sách vở, nghiên cứu sự khác nhau giữa tiền giấy thời kỳ nhà Hồ và tiền giấy hiện nay, vì sao chế độ tiền giấy nhà Hồ lại nhanh chóng lụi tàn, phân tích các nguyên nhân...góp phần tăng thêm kiến thức hiểu biết từ học lý thuyết đến áp dụng vào thực hành và góp một phần thực tế để áp dụng trong đề tài của mình, em rất mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu nguồn gốc của tiền giấy tại Việt Nam. Vì thế em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Sự khác nhau giữa tiền giấy thời kỳ nhà Hồ và tiền giấy hiện nay là gì? Vì sao chế độ tiền giấy thời nhà Hồ lại nhanh chóng lụi tàn ”. Khi làm đề tài này mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự tận tình chỉ bảo của thầy, cô trong trường và những người có quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Nguyễn Thị Thương, các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài trong thời gian qua. Về kết cấu đề tài chia làm ba phần KẾT CẤU ĐỀ TÀI PHẦN I:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN TỆ PHẦN II: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TIỀN GIẤY THỜI KỲ NHÀ HỒ VÀ TIỀN GIẤY HIỆN NAY PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN TỆ 1.1/ Bản chất của tiền tệ: Quốc gia nào cũng có đồng tiền riêng của mình, lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ đã được ghi nhận từ những hoạt động sớm nhất của con người. Ở cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, chế độ tư hữu xuất hiện, sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền tệ đã xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa có thể tiến hành trực tiếp hàng đổi hàng hoặc có thể mua bán thông qua tiền tệ. Nhưng bản chất của tiền là gì? Tiền có biểu hiện ở rất nhiều thứ khác nhau. Đối với hầu hết các dân tộc tiền là những đồng xu bằng kim loại, những tờ giấy bạc, những tấm thẻ hoặc là những khoản tiết kiệm ngân hàng. Nhưng đối với một số dân tộc trong quá khứ không xa lắm, tiền là những chuỗi hạt, vỏ óc được xâu lại vì đó là những vật họ cho là có giá trị. Các dân tộc đã từng coi những vật như vậy là “tiền” bỡi vậy chúng đều là những phương tiện được thừa nhận và thỏa thuận trong thanh toán. Lịch sử phát triển tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ. 1.2/ Chức năng của tiền tệ: Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền. + ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen. Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế. Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia. Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên. Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội. Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.3/ Sự phát triển của tiền giấy: Sau một thời gian dài, hình thức tiền bằng hàng hóa – tiền tệ và hình thức tiền bằng kim loại nhường chỗ cho thời đại tiền giấy. Vì trong thiên nhiên kim loại và nhất là vàng chỉ có hạn, trong khi đó sản xuất và nhu cầu trao đổi ngày càng phát triển mạnh mẽ, nên tiền giấy xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của lưu thông trao đổi hàng hóa. Lúc đầu những tờ giấy bạc ngân hàng là những dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có trong lưu thông. Những giấy bạc ngân hàng đó được tự do chuyển đổi ra vàng theo Nhà nước quy định. Về sau do ngân hàng phát hành ra nhiều giấy bạc hơn so với số vàng dự trữ, làm nó không còn được tự do chuyển đổi ra vàng. Việc sử dụng tiền giấy đã trở thành phổ biến, do tính thuận tiện của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Đó là: Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ. Thuận tiện khi thực hiện chức năng phương tiện dự trữ của cải dưới hình thức giá trị. Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị lớn hay nhỏ được biểu hiện. Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó. Bên cạnh những thuận lợi mà tiền giấy tạo ra nó cũng có những hạn chế: Tiền giấy cũng có những nhược điểm như: không bền (dễ rách); chi phí lưu thông vẫn còn lớn; khi trao đổi hàng hoá diễn ra trên phạm vi rộng (chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa nhau), đòi hỏi tốc độ thanh toán nhanh, an toàn thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh, không an toàn khi vận chuyển; có thể bị làm giả; dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng). 1.4/ Các tính chất của tiền tệ Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong lưu thông) phải có các tính chất cơ bản sau đây: Tính được chấp nhận rộng rãi: đây là tính chất quan trong nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi. Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác. Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém. Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc. Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4. Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay ngân hàng trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu. Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi. PHẦN II: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TIỀN GIẤY THỜI KỲ NHÀ HỒ VÀ TIỀN GIẤY HIỆN NAY 2.1/ Một số mẫu tiền giấy xưa và nay Tiền Thông Bảo Hội Sao Tiền giấy ngày nay Tiền giấy cotton: Tiền giấy polyme: Tiền xu: 2.2/ Sự khác biệt giữa tiền giấy thời nhà Hồ và tiền giấy hiện nay: Về chất liệu: Tiền giấy Thông Bảo Hội Sao ngày xưa người ta dùng chất liệu là bột gỗ, còn tiền giấy ngày nay con người dùng chất liệu đồng, cotton, polyme, vì có khả năng bám mực rất tốt, độ bền cao, lưu trữ lâu... Về độ bền: tiền giấy ngày nay có độ bền cao hơn tiền giấy Thông Bảo Hội Sao ngày xưa rất nhiều, có thể lưu trữ lâu hơn, khó bị biến dạng bởi nhiệt độ,không bị bong mực trong nước..., với tờ tiền mới polyme hiện nay ko thể xé rách bằng tay nên đồng tiền ngày nay có độ bền rất cao, Việc phát hành những loại tiền polymer mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng và khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đồng tiền, ra cùng với tiền polyme là tiền xu, đồng tiền xu có rất nhiều ưu điểm về lợi ích kinh tế xã hội như tiết kiệm chi phí ngân sách, tuổi thọ cao, trao tay tiện lợi, thời gian bảo quản dài lâu, môi trường sạch sẽ, không bị thấm hút như tiền giấy.  Về màu sắc, khả năng chống giả: Tiền giấy Thông Bảo Hội Sao: như chúng ta đã biết tiền giấy Thông bảo hội sao ra đời trong thời kỳ phong kiến chính xác là thời kỳ nhà Hồ, khi đó trình độ kỹ thuật của nước ta còn lạc hậu nên khả năng in ấn màu sắc chưa được đẹp và sắc nét, cùng với đất nước trong thời kỳ bị sa lầy vào cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên do trước đó có các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông ở phía Bắc và chống ChămPa ở phía Nam đã vắt kiệt nhân tài, vật lực của chúng ta, khi những cuộc chiến tranh đang rình rập xảy ra. Tuy nhiên, cũng từ những thông tin trên ta có thể phán đoán đồng tiền Thông bảo hội sao được thiết kế, in ấn chưa đạt độ tinh xảo cao, dễ bị kẻ gian làm giả, thậm chí bằng thủ công, nên phải ban hành một đạo luật rất nghiêm khắc để bảo hiểm cho nó. Tiền giấy hiện nay: ngày nay đất nước ta đã phát triển và ổn định, cơ sở vật chất hiện đại nên khả năng in ấn khá tốt, màu sắc khá đẹp, độ tinh xảo khá cao, có khả năng chống giả cao, cùng với chất liệu của tiền là cotton có khả năng bám mực rất tốt không bị bong mực khi ngâm trong nước nên tờ tiền in ra đẹp hơn rất nhiều và độ bền khá cao, hiện nay nước ta sản xuất tờ tiền polyme có độ bền rất cao không thấm nước, ko xé rách được, có khả năng chống giả cao hơn cả cotton, Loại giấy polymer cũng không có cấu tạo sợi nên bề mặt không xốp. Tiền polymer được phủ lớp véc-ni nên tiền polymer không hút ẩm, giữ ẩm hay các chất bẩn khác. Do vậy, so với tiền giấy tiền polymer sạch hơn, ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và môi trường, nhất là trong điều kiện khí hậu Việt Nam và tập quán sử dụng tiền mặt hiện nay, Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giấy nền polymer cho phép ứng dụng nhiều kỹ thuật chống giả trong đồng tiền. Bên cạnh những yếu tố bảo an được ứng dụng tương tự như trong giấy in tiền cotton (hình bóng chìm, hình định vị, in Intaglio, chữ siêu nhỏ, dây bảo hiểm, yếu tố phát quang...), giấy nền polymer còn có những yếu tố bảo an đặc trưng, có hiệu quả cao trong việc chống làm giả, như yếu tố cửa sổ trong suốt có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Đây là yếu tố chỉ có thể ứng dụng trên giấy nền polymer, có khả năng chống việc làm giả bằng các thiết bị như máy photocopy, thiết bị scan hay máy in lase. Ngoài khả năng chống giả cao, yếu tố cửa sổ trong suốt còn có ưu điểm rất dễ nhận biết. Việc in tiền trên chất liệu polymer cũng tính tới khả năng phân biệt tiền giả cho người khiếm thị. Về cách phát hành: Tiền giấy Thông Bảo Hội Sao: khi vừa mới ban hành tiền giấy, nhà nước đã ban hành một chính sách độc đoán hơn cả tính chất độc đoán sẵn có của tiền giấy, cấm hẳn tiêu đúc tiền. Dùng các biện pháp cưỡng chế làm cho đồng tiền đó được lưu hành rộng rãi trong nhân dân, áp dụng các chính sách khuyến khích sử dụng tiền giấy như nộp thuế bằng tiền giấy sẽ giảm đi, nộp bằng thóc thì nặng hơn nhưng tiền giấy vẫn không được lưu thông dù rất ít. Tập quán của người dân ngày xưa dùng tiền đồng đã quen, nay chuyển sang dùng tiền giấy họ chưa chấp nhận được, họ suy nghĩ tiền giấy chẳng qua chỉ là một mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng năm, ba tiền mà đem đổi lấy vật đáng giá năm, sáu trăm đồng của người ta, cố nhiên cũng không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra vô cùng. Tiền giấy hiện nay: Sự ra đời của tiền giấy không dễ dàng, vì không phải cứ ban hành một điều luật bắt buộc, cưỡng chế là người dân làm theo mà có thể thành công, Sự ra đời của tiền giấy phải có những tiền đề kinh tế của nó, phải trải qua những giai đoạn thai nghén trung gian để từ từ có được lòng tin của dân chúng, có cơ chế điều hành của hệ thống tài chính ngân hàng. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc cách mạng về tiền giấy với nhiều lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 6/5/1951, lần thứ hai vào tháng 2/1959, lần thứ ba vào ngày 2/5/1978, lần thứ tư vào ngày 14/9/1985. Cùng với sự phát triển bền vững của đất nước và hệ thống ngân hàng cất giữ tiền an toàn nên người dân có sự tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam. Như vậy tiền giấy ra đời đã có những tiền đề kinh tế của nó, đã trải qua những giai đoạn trung gian thai nghén, phù hợp với quy luật và đã được người dân chấp nhận sử dụng rộng rãi. Về giá trị sử dụng: Thời nhà Hồ giá trị sử dụng của tiền do nhà nước quy định, còn ngày nay giá trị của tiền tệ được xác định bằng sức mua của nó và được đo bằng số nghịch đảo của mức giá cả chung, sức mua là số lượng hàng hóa/dịch vụ có thể mua được bằng một đơn vị tiền tệ. Như vậy, mức giá cả chung càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp và ngược lại. Ví dụ: với 20.000 VND vào tháng 2/2011 chỉ mua được hơn 1 lít xăng trong khi ta có thể mua được hơn 3 lít cách đây 10 năm, hay sức mua của tiền Việt Nam năm 2001 lớn hơn năm 2011. 2.3/ Những nguyên nhân làm cho chế độ tiền giấy thời nhà Hồ nhanh chóng lụi tàn: Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy ở thời điểm đó là quá sớm trong khi người dân còn lạc hậu chưa chấp nhận được, chính sách này của Hồ Quý Ly không hợp lý đó là sự vi phạm quy luật phù hợp giữa hình thức và nội dung. Sự ra đời của tiền giấy không dễ dàng vì không phải cứ ban hành một điều luật bắt buộc cưỡng chế mà người dân làm theo mà có thể thành công. Sự ra đời của tiền giấy phải có
Luận văn liên quan