1. Khái niệm:
Bộ ba bất khả thi có thể phát biểu như một định đề: một quốc gia không thể
đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Một quốc
gia có thể lựa chọn cùng một lúc đồng thời hai trong ba mục tiêu là độc lập tiền tệ,
ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính
2. Lựa chọn cặp mục tiêu:
Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bằng một chế độ tỷ giá tương
ứng nhưng phải từ bỏ mục tiêu chính sách còn lại:
Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế
độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ.
Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được k ết hợp bằng cách lựa chọn
chế độ tỷ giá thả nổi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá.
Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị
trường vốn đóng.
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái thả nổi kiểm soát vốn và chuẩn tiền tệ tại các quốc gia châu Á: Một góc nhìn từ "Bộ ba bất khả thi", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-------------------------------
Đề tài:
SỰ LỰA CHỌN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI,
KIỂM SOÁT VỐN VÀ CHUẨN TIỀN TỆ TẠI CÁC
QUỐC GIA CHÂU Á : MỘT GÓC NHÌN TỪ “BỘ BA
BẤT KHẢ THI”
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Lớp : Ngân hàng Đêm 1 – K21
Thực hiện : Nhóm 5
MỤC LỤC
Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 1
I. Bộ ba bất khả thi: ......................................................................................................... 1
1. Khái niệm:............................................................................................................... 1
2. Lựa chọn cặp mục t iêu: ......................................................................................... 1
3. Thước đo bộ ba bất khả thi: .................................................................................. 1
II. Chế độ tỷ giá hối đoái: ................................................................................................ 2
1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: ............................................................................ 2
2. Chế độ tỷ giá hối đoái t hả nổi: ............................................................................. 2
3. Chế độ tỷ giá hối đoái hỗn hợp: ........................................................................... 2
Phần 2: TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU......................................................................... 3
I. Giới thiệu nghiên cứu: ................................................................................................ 3
1. Tên bài nghiên cứu: ............................................................................................... 3
2. Đặt vấn đề nghiên cứu:.......................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 4
5. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 5
II. Một số nghiên cứu trước đây: .................................................................................... 5
1. Graciela L. Kaminsky và Carmen M. Reinhart (1999):.................................... 5
2. Hamada K. (2000): ................................................................................................ 8
3. Frankel J.A. (1999): ............................................................................................... 9
4. Frankel J.A. (1999): ............................................................................................. 10
5. Edward S. (1999): ................................................................................................ 10
6. Kouri, P.J .K. (1976): ........................................................................................... 12
III. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 13
1. Mức độ biến động đột n gột của tỷ giá hối đoái: .............................................. 15
2. Rủi ro quốc gia: .................................................................................................... 19
3. Mức độ thắt chặt củ a chính sách t iền tệ: ........................................................... 26
4. Sự mất mát sản lượng và tiến trình phục hồi:................................................... 30
IV. Kết luận:...................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 35
DANH SÁCH BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1: Cơ chế tỷ giá hối đoái trong thời kỳ khủng hoảng tiền t ệ................................4
Bảng 2: Bảng liệt kê t ác động ban đầu và tác động lan truyền ....................................14
Hình 3: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở Mỹ Latinh, 1994 – 1996 ..................................17
Hình 4: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở Đông Á, 1997 – 1999.......................................17
Hình 5: Tỷ giá hối đoái thực tế ở Mỹ Latinh, 1994-1996 ............................................19
Hình 7. Sự điều chỉnh giảm của phần bù rủi ro, Mỹ Latinh, 1994 - 1996..................24
Hình 9: Chênh lệch lãi suất, M ỹ Latinh, 1994 – 1996 ..................................................26
Hình 10: Chênh lệch lãi suất, Đông Á, 1997 – 1999 ....................................................26
Hình 11: Tốc độ tăng cung tiền, Mỹ Latinh, 1994 – 1996 ...........................................28
Hình 13: Sản lượng thực tế, M ỹ Latinh, 1994 – 1996 ..................................................31
Trang 1
Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Bộ ba bất khả thi:
1. Khái niệm:
Bộ ba bất khả thi có thể phát biểu như một định đề: một quốc gia không thể
đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Một quốc
gia có thể lựa chọn cùng một lúc đồng thời hai trong ba mục tiêu là độc lập tiền tệ,
ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính
2. Lựa chọn cặp mục tiêu:
Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bằng một chế độ tỷ giá tương
ứng nhưng phải từ bỏ mục tiêu chính sách còn lại:
Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế
độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ.
Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn
chế độ tỷ giá thả nổi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá.
Ổn định tỷ giá và độc lập tiền t ệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị
trường vốn đóng.
3. Thước đo bộ ba bất khả thi:
Độc lập tiền tệ (MI): mức độ độc lập tiền t ệ được đo bằng hàm đảo nghịch
của mức tương quan hàng năm của lãi suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc
gia cơ sở.
Ổn định tỷ giá (ERS): độ ổn định tỷ giá là độ lệch chuẩn của tỷ giá, được
tính theo năm dựa trên dữ liệu tỷ giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ
sở. Độ ổn định tỷ giá nằm giữa giá trị 1 và 0, càng t iến về 1 tỷ giá càng ổn định.
Hội nhập tài chính (KAOPEN): chỉ số hội nhập tài chính là chỉ số khó đo
lường nhất trong bộ ba bất khả thi. Muốn đánh giá mức độ của hội nhập tài chính,
chúng ta phải đo lường mức độ mà một quốc gia tiến hành kiểm soát vốn.
Trang 2
II. Chế độ tỷ giá hối đoái:
1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định:
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là chế độ tỷ giá trong đó tỷ giá hoặc được giữ
không đổi hoặc chỉ được cho phéo dao động trong một phạm vi rất hẹp.
2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi:
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là chế độ tỷ giá trong đó tỷ giá sẽ b iến động
theo quan hệ cung cầu mà không hoặc ít có sự can thiệp của chính phủ
3. Chế độ tỷ giá hối đoái hỗn hợp:
3.1. Chế độ neo tỷ giá (con rắn tiền tệ):
Đây là chế độ tỷ giá trong đó đồng t iền của một quốc gia sẽ được neo vào
một ngoại tệ mạnh nào đó, thường là USD. Trong chế độ này, một quốc gia sẽ ấn
định một mức ngang giá cho đồng tiền của mình và chỉ cho phép một thay đổi nhỏ
xoay quanh ngang giá.
3.2. Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản l ý:
Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý hay còn gọi là chế độ tỷ giá thả nổi không
hoàn toàn. Chế độ tỷ giá này được gọi là thả nổi vì tỷ giá được phép dao động hàng
ngày và không có các biên độ chính thức. Nhưng chế độ tỷ giá này lại giống hệ
thống cố định do NHTW có thể can thiệp để tránh đồng nội tệ không vượt quá một
ngưỡng nào đó.
3.3. Tỷ giá chuẩn tiền tệ:
Đây là một hệ thống bao gồm các quy định pháp lý dưới dạng luật nghiêm
cấm không cho phép chính phủ phát hành các khoản nợ – tiền có quyền lực cao nếu
như việc phát hành này không được đảm bảo hỗ trợ 100% bằng một lượng dự trữ
ngoại hối quốc gia tương đương. Trong chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ, chính phủ hoặc
NHTW ấn định tỷ giá cố định giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, thường là một đồng tiền
mạnh và sẵn sàng chuyển đổi từ đồng nội t ệ sang ngoại tệ vào bất cứ lúc nào khi
công chúng yêu cầu.
Trang 3
Phần 2: TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU
I. Giới thiệu nghiên cứu:
1. Tên bài nghiên cứu:
Sự lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái linh hoạt, kiểm soát vốn và chuẩn tiền tệ tại
các quốc gia Châu Á: Một góc nhìn từ "Bộ ba bất khả thi"
2. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Đã có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau được sử dụng trong nỗ lực giải thích
nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Đông Á 1997. Tuy nhiên, trong khi nguyên
nhân còn chưa được xác địn h rõ ràng, thì phần lớn các nước đã bắt đầu tiến trình
phục hồi sau khủng hoảng. Trong bài viết này, thay vì tập trung vào tìm hiểu về
nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiến trình phục hồi và
mối quan hệ giữa tiến trì nh phục hồ i và chế độ TGHĐ được sử dụng ở các nước
ngay khi xảy ra khủng hoảng. Bài viết tập t rung vào trường hợp của các n ền kinh tế
Châu Á, nơi vừa trải qua cuộc khủng hoảng tiền t ệ 1997, một số nước M ỹ Latinh
cũng sẽ được nhắc tới để so sánh.
Tình hình kinh tế của các nước Châu Á trong giai đoạn đó: Nhiều nền kinh tế
Á Ch âu (ngoại trừ Hong Kong) đã sử dụng chế độ TGHĐ cố định hoặc chế độ tỷ
giá co n rắn tiền tệ, trong đó nhấn mạnh vai trò của đồng Đôl a (USD). Sau khủng
hoảng, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan áp d ụng chế độ TGHĐ thả nổi - có lẽ là
theo lời k huyên từ IMF. Thái Lan đã thả nổi đồng Baht vào thán g 07/1997, dù trước
đó nó đã được neo vào đ ồng Đô la Mỹ. Một tháng sau khi chế độ TGHĐ thả nổi
được Thái Lan áp dụng, Indonesia đã làm theo bằng việc thả nổi đồng nội tệ của
mình là đ ồng Rupiah. (IMF thì chống lại quan điểm sử dụng hệ thống chu ẩn t iền t ệ,
một quan điểm rất p hổ biến trong giới ch ính trị Indonesia). Hong Kong thì từ lâu đã
sử dụng chế độ chuẩn tiền tệ. Tháng 09/1998, M alaysia tiến hành việc kiểm soát
dòng vốn ra, cấm nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn đầu tư ngoại t ệ với kỳ đáo hạn
dưới một năm về nư ớc của họ. Khi đối chiếu, t a sẽ thấy điều này trái ngược với việc
kiểm soát dòng vốn vào được thực hiện ở Chile cho tới t hời gian gần đây, dòng vốn
Trang 4
vào bị ngăn cản bởi một khoản ký quỹ bắt buộc không hưởng lãi khi đầu tư. Mục
đích của chính sách trên là để ngăn ngừa việc bất ngờ xảy ra rút vốn ngoại tệ. Chile
đã bắt đầu áp đặt việc kiểm soát dòng v ốn vào từ năm 1991, hệ thống TGHĐ của
Chile có thể được gọi là “dãi băng tỷ giá”. Do những t ác động bất lợi của chính sách
kiểm soát dòng vốn vào mà hiện nay những rào cản, hạn chế kiểu như trên đã được
bãi bỏ, ít nhất là cho tới thời điểm hiện nay.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Chi phí đ iều chỉnh được đán h giá qua các tiêu chí: mức độ gia tăng quá
mức của tỷ giá hối đoái, những thay đổi trong rủi ro quốc gia, và mức độ nghiêm
trọng cũng như thời gian của các quá trình phục hồi bị ảnh hưởng như thế nào bởi
cơ chế tỷ giá hối đoái?
Cơ chế tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh hưởng như thế nào trong quá trình
phục hồi kinh tế?
Kiểm soát vốn ảnh hưởng đến rủi ro quốc gia ảnh hưởng như thế nào?
Chính sách ti ền tệ quốc gia ảnh hưởng đến như t hế nào trong quá trình
phục hồi kinh tế?
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi bài viết nghiên cứu năm nền kinh tế là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Hàn Quốc và Hồng Kông, được tham chiếu với bốn nước Mỹ Latin là:
Mexico, Chile, Argentina và Brazil. Chúng được phân loại thô trong Bảng 1, tại
tháng bắt đầu gần đúng của cuộc khủng hoảng t iền t ệ. Các nền kinh t ế châu Á đã
gánh chịu cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây, bên cạnh đó những kinh nghiệm từ các
nước Châu Mỹ Latin cũng được sử dụng vào các mục đích so sánh.
Bảng 1: Cơ chế tỷ giá hối đoái trong thời kỳ khủng hoảng tiền tệ
Cơ chế tỷ giá
hối đoái
Đông Á Châu Mỹ Latin
Tỷ giá hối đoái Indonesia ( đồng rupiali, 8/1997) Brazil (đồng real, 12/1994)
Trang 5
linh hoạt Hàn quốc ( đồng won, 11/ 1997)
Thái Lan (đồng baht, 7/ 1997)
Mexico (đồng peso, 12/1994)
Chuẩn tiền tệ Hồng Kông (đồng đô-la, 10/
1997)
Argent ina (đồng peso,
12/1994)
Kiểm soát vốn M alaysia (đồng ringgit, 8/ 1997) Chile (đồng peso)
5. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài viết nghiên cứu các quá trình phục hồi và sự nhạy cảm của việc phục hồi
đến cơ chế tỷ giá hối đoái đã được áp dụng ở những quốc gia trong giai đoạn đầu
của cuộc khủng hoảng. Từ đó, so sánh, xếp hạng sự hoạt động của ba chế độ khác
nhau.
Xác định phương thức ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến quá trình phục hồi
của các nước và định lượng chi phí điều chỉnh trong quá trình phục hồi đó sau
khủng hoảng tiền tệ năm 1997
II. Một số nghiên cứu trước đây:
1. Graciela L. Kaminsky và Carmen M. Reinhart (1999):
Graciela L. Kaminsky và Carmen M. Reinhart (1999): Các cuộc khủng
hoảng Kép: những nguyên nhân của vấn đề về hệ thống ngân hàng và Cán cân
Thanh toán.
Bài viết này nhằm phân tích mối liên hệ giữa ngân hàng và khủng hoảng tiền
tệ. Bài viết đưa ra kết luận: các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng t hường dẫn đến
một cuộc khủng hoảng tiền tệ - khủng hoảng tiền tệ khiến cuộc khủng hoảng ngân
hàng căng thẳng hơn, và kích hoạt một vòng xoáy luẩn quẩn; đồng thời tự do hóa tài
chính thường đi trước khủng hoảng ngân hàng. Cuộc khủng hoảng thường xảy ra
khi nền kinh tế đi vào một cuộc suy thoái, sau một cuộc bùng nổ kinh tế kéo dài các
hoạt động đã được thúc đẩy bởi dòng vốn tín dụng, và đi kèm với việc đồng tiền bị
định giá quá cao.
Trang 6
Trong những Cuộc khủng hoảng tiền tệ phổ biến, đặc biệt là ở Mỹ Latinh
trong cuối những năm 1970 và đầu năm Năm 1980, đã tạo động lực cho các tài liệu
nghiên cứu sự phát triển của khủng hoảng cán cân thanh toán. Như nhấn mạnh của
Paul Krugman (1979), trong cuộc khủng hoảng xảy ra bởi vì một quốc gia bị thâm
hụt ngân sách bằng cách in tiền đến mức tăng trưởng t ín dụng quá mức dẫn đến kết
quả cuối cùng là sự sụp đổ của chế độ tỷ giá cố định. Ngoài ra có các tài liệu nhấn
mạnh sự không thống nhất giữa chính sách tài khóa tiền tệ và cam kết tỷ giá hối
đoái, mới nhấn mạnh tự thỏa mãn kỳ vọng và hành vi bầy đàn trong thị trường vốn
quốc tế.
Dù nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ là do đâu, cả tài liệu cũ và mô hình
mới về cuộc khủng hoảng đã rất quan tâm đến sự tương t ác giữa ngân hàng và vấn
đề tiền tệ, m ặc dù thực t ế rằng nhiều quốc gia đã có khủng hoảng tiền t ệ cũng có
cuộc khủng hoảng ngân hàng trong nước cùng một khoảng t hời gian. Bài viết này
nhằm mục đích kiểm tra tiền t ệ và cuộc khủng hoảng tập ngân hàng tại một số nước
công nghiệp và đang phát triển.
Để nghiên cứu bản chất của các cuộc khủng hoảng, bài viết xây dựng một
danh sách các sự kiện bên trong và bên ngoài lĩnh vực ngân hàng theo trình tự thời
gian. Từ thời gian biểu này, bài viết rút ra kết luận về mô hình có thể giải thích mối
quan hệ nhân quả giữa các ngân hàng với vấn đề cán cân thanh toán và tự do hóa
tài chính. Bài viết đã xem xét các qui luật thực nghiệm và các nguồn và phạm vi của
các vấn đề trong sự khởi đầu của 76 cuộc khủng hoảng tiền tệ và 26 cuộc khủng
hoảng ngân hàng. Bài viết nhận ra rằng khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ gắn kết
chặt chẽ trong những hậu quả của tự do hóa tài chính, khủng hoảng ngân hàng, nói
chung, bắt đầu trước khi sự sụp đổ tiền tệ. Bài viết cũng tìm t hấy bằng chứng của
chu kỳ luẩn quẩn, trong đó sụp đổ tiền tệ tiếp tục làm suy yếu một khu vực ngân
hàng đã ốm y ếu. Khi khủng hoảng tiền t ệ và ngân hàng đồng thời, nó còn t ệ hại hơn
khi chúng xảy ra trong sự cô lập. Trong cả hai loại khủng hoảng, một cú sốc tài
chính, tự do hóa tài chính hoặc tăng luồng vốn vào thị trường vốn quốc tế, đã kích
hoạt một chu kỳ bùng nổ phá sản. Cuối cùng, trong cả hai cuộc khủng hoảng, bài
viết tìm thấy vô số các yếu và nguyên tắc suy giảm kinh tế cơ bản cho thấy rằng nó
Trang 7
sẽ được khó khăn để mô tả chúng như là tự thỏa mãn cuộc khủng hoảng. Trong khi
bài viết này đã tập trung vào những điểm tương đồng và mô hình phổ biến trên các
cuộc khủng hoảng, cũng sẽ hữu ích để kiểm tra xem có bằng chứng của các m ẫu
riêng biệt trong khu vực.
Kết quả chính của bài viế t có thể được tóm tắt như sau:
Trước tiên, kết quả nghiên cứu cho thấy không có liên kết rõ ràng giữa cán
cân thanh toán và khủng hoảng ngân hàng trong những năm 1970, khi thị trường tài
chính khá phổ biến. Trong những năm 1980, sau khi tự do hóa nhiều bộ phận của
thị trường tài thế giới, cuộc khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ có quan hệ chặt chẽ.
Thông thường, một cuộc khủng hoảng ngân hàng được tiến hành giúp dự đoán một
cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tương lai. Đồng thời, sự sụp đổ của thị trường tiền tệ
khiến khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng hơn, kích hoạt một vòng xoáy luẩn
quẩn.
Thứ hai, trong khi cuộc khủng hoảng ngân hàng thường tiên đoán trước
khủng hoảng cán cân thanh toán, khủng hoảng ngân hàng không phải nhất thiết phải
là nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tiền tệ. Kết quả cho thấy khủng hoảng
ngân hàng chỉ là hoàn cảnh, còn các điều kiện khác của khủng hỏang là tăng trưởng
kinh tế dưới mức bình thường, các điều khoản của thương mại trở nên xấu đi, tỷ giá
hối đoái quá cao, và tăng chi phí xuất khẩu.
Thứ ba, kết quả bài viết cho thấy rằng khủng hoảng (bên ngoài hoặc trong
nước) thường được tiên đoán trước bởi một vô số các dấu hiệu kinh t ế yếu và xấu
đi. Trong khi các cuộc t ấn công đầu cơ có thể khiến t âm lý thị trường thay đổi, hành
vi bầy đàn đi qua (cuộc khủng hoảng có xu hướng chụm lại với nhau), tỷ lệ mắc các
cuộc khủng hoảng nơi mà các nguyên tắc cơ bản kinh tế nghe có vẻ rất hiếm.
Thứ tư, đối với cuộc khủng hoảng kép, nền tảng kinh tế có xu hướng tồi tệ
hơn, các nền kinh tế yếu đi một cách đáng kể, và các cuộc khủng hoảng (cả ngân
hàng và tiền tệ) là nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Trang 8
2. Hamada K. (2000):
Hamada K. (2000): The outbreak of asian currency crises and their
recovery process
Có nhiều nghiên cứu về những nguyên nhân gây ra sụp đổ tài chính, trong
bài luận văn này, tôi sẽ thảo luận chủ yếu là quá trình điều chỉnh sau hồi phục của
thị trường tiền tệ.
Bài luận này mô tả quá trình diễn biến của các sự kiện kinh tế ở các nước
đang gặp khó khăn ở Châu Á và Châu M ỹ La-tinh trong một cơ cấu đơn giản nhưng
phù hợp thống nhất.
Theo nghiên cứu khảo sát của IMF, các nước Châu Á nhìn chung có t iết
kiệm cao hơn, ngân sách chính phủ cân bằng hơn, và các nhà chức trách điều hành
tiền t ệ có kỷ luật hơn những nhà đồng nhiệm tại Châu Mỹ La-tinh. Châu Á có tỷ lệ
tăng trưởng GDP thực cao hơn, và đặc biệt, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt hơn
Châu Mỹ La-tinh. Tuy nhiên, các nền kinh tế t iết kiệm cao/ đầu tư cao có sức ảnh
hưởng lớn đến nỗi những cạm bẫy sâu hơn đã bị ẩn đi. Được cộng hưởng them với
những kỳ vọng lạc quan mà gần như đạt đến trạng thái phấn khích, các quốc gia
Châu Á có thể sẽ bị tổn hại khi thay đổi các kỳ vọng. Sự vỡ mộng đã gây nên cuộc
khủng hoảng trong các nền kinh tế tự mãn ở Châu Á. Trong bài luận này, chúng tôi
trình bày một khuôn mẫu phân tích đơn giản nhẳm mục đ ích đưa ra các nguy ên
nhân đích đáng dẫn tới các sự kiện trên. Chúng tôi cũng sẽ so sánh các nước có kinh
nghiệm tương tự nhau dọc Thái Bình Dương.
Chúng tôi xin tóm t ắt các quan sát và các hệ quả chính sách có thể như sau:
(1) Ở các nước Châu Mỹ La-tinh, đây là trường hợp của sự thất bại của khu
vực công ( hoặc ngân hàng trung ương). Như vậy, mô hình khủng hoảng tiền t ệ thế
hệ đầu tập trung vào các nền tảng kinh tế sẽ đủ để giải thích căn nguyên khủng
hoảng. Mặt khác, các nước Châu Á hầu hết đều theo chính sách tài chính và tiền tệ
hợp lý và giá ổn định. Họ là trường hợp của thất bại ở khu vực tư hay là thị trường.
Ở đây, lý thuyết nền tảng nên được bổ sung vào bởi chiến lược phức tạp hơn hoặc
Trang 9
kỳ v