Đề tài Sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì đầu tư không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người nữa, nhất là đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tuy thuật ngữ này lại được hiểu rẩt khác nhau nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư là “Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản hữu hình hoặc vô hình vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội”. Người bỏ ra một số lượng tài sản được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân và cũng có thể là nhà nước. Có hai đặc trưng quan trọng để phân biệt một hoạt động được gọi là đầu tư hay không, đó là: tính sinh lãi và độ rủi ro của công cuộc đầu tư. Thực vậy, người ta không thể bỏ ra một lượng tài sản mà lại không dự tính thu được giá trị cao hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên, nếu mọi hoạt động đầu tư nào cũng sinh lãi thì trong xã hội thì ai cũng muốn trở thành nhà đầu tư. Chính hai thuộc tính này đã sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất - xã hội phát triển. Qua hai đặc trưng trên cho thấy, rõ ràng mục đích của hoạt động đầu tư là lợi nhuận. Vì thế, cần hiểu rằng bất kỳ sự chi phí nào về thời gian, sức lực và tiền bạc vào một hoạt động nào đó mà không có mục đích thu lợi nhuận thì không thuộc về khái niệm về đầu tư. Còn “Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia”. Đầu tư quốc tế cũng mang đặc điểm của đầu tư nói chung là tính sinh lãi và tính rủi ro. Ngoài ra, đầu tư quốc tế có chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài và các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư quốc tế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với một quốc gia. Có nhiều hình thức vốn khác nhau mà các chủ đầu tư có thể sử dụng để kinh doanh như: • Tiền tệ: bao gồm ngoại tệ mạnh và nội tệ của quốc gia tiếp nhận đầu tư • Các loại tài sản hữu hình: máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất, bất động sản, tài nguyên, nhà xưởng, máy móc thiết bị • Các loại tài sản vô hình: bằng phát minh – sáng chế, nhãn hiệu, uy tín, thương hiệu, biểu tượng, bí quyết công nghệ • Các dạng vốn đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, vàng bạc đá quý

docx189 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Khái niệm Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì đầu tư không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người nữa, nhất là đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tuy thuật ngữ này lại được hiểu rẩt khác nhau nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư là “Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản hữu hình hoặc vô hình vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội”. Người bỏ ra một số lượng tài sản được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân và cũng có thể là nhà nước. Có hai đặc trưng quan trọng để phân biệt một hoạt động được gọi là đầu tư hay không, đó là: tính sinh lãi và độ rủi ro của công cuộc đầu tư. Thực vậy, người ta không thể bỏ ra một lượng tài sản mà lại không dự tính thu được giá trị cao hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên, nếu mọi hoạt động đầu tư nào cũng sinh lãi thì trong xã hội thì ai cũng muốn trở thành nhà đầu tư. Chính hai thuộc tính này đã sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất - xã hội phát triển. Qua hai đặc trưng trên cho thấy, rõ ràng mục đích của hoạt động đầu tư là lợi nhuận. Vì thế, cần hiểu rằng bất kỳ sự chi phí nào về thời gian, sức lực và tiền bạc vào một hoạt động nào đó mà không có mục đích thu lợi nhuận thì không thuộc về khái niệm về đầu tư. Còn “Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia”. Đầu tư quốc tế cũng mang đặc điểm của đầu tư nói chung là tính sinh lãi và tính rủi ro. Ngoài ra, đầu tư quốc tế có chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài và các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư quốc tế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với một quốc gia. Có nhiều hình thức vốn khác nhau mà các chủ đầu tư có thể sử dụng để kinh doanh như: Tiền tệ: bao gồm ngoại tệ mạnh và nội tệ của quốc gia tiếp nhận đầu tư Các loại tài sản hữu hình: máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất, bất động sản, tài nguyên, nhà xưởng, máy móc thiết bị… Các loại tài sản vô hình: bằng phát minh – sáng chế, nhãn hiệu, uy tín, thương hiệu, biểu tượng, bí quyết công nghệ … Các dạng vốn đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, vàng bạc đá quý… Các hình thức đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế chủ yếu được thực hiện dưới ba hình thứ cơ bản là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp (FPI) và tín dụng quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) mới xuất hiện ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Cũng giống như khái niệm về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài có rất nhiều cách hiểu xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ, quan điểm khác nhau. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó nhà đầu tư thường hay đươc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF định nghĩa Đầu tư trực tiếp ngước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư trực tiếp đầu tư vào một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư với mục đích thu được lợi ích lâu dài từ hoạt động đầu tư này. Theo Hiệp hội Luật quốc tế Henxitiky (1996) thì Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay dịch vụ. Theo khoản 2, khỏan 12 và khoản 14 điều 3 Luật đầu tư 2005, có định nghĩa Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam đưa ra nước ngoài vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư. Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai điểm cơ bản của FDI đó là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư có quyền sở hữu và trực tiếp tham gia vào họat động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của Luật đầu từng nước. Chẳng hạn như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và được phân chia theo tỉ lệ góp vốn trong vốn pháp định, sau khi đã nộp thuế lợi tức cho nước chủ nhà. Các hình thức FDI Dựa trên các cách thức phân loại khác nhau, gồm phân loại theo bản chất đầu tư, tính chất dòng vốn, động cơ nhà đầu tư và loại hình tổ chức đầu tư, ta có các hình thức FDI như sau: Phân theo bản chất đầu tư: Đầu tư phương tiện họat động: Đầu tư phương tiện họat động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua và sát nhập (M&A – Merger and Acquisitions): là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang họat động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. Mục đích chủ yếu của hoạt động đầu tư theo kiểu M&A là: Khai thác lợi thế thị trường mới mà họat động thương mại quốc tế hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Họat động này tạo cho các công ty mở rộng nhanh chóng họat động ra thị trường nước ngoài. Bằng con đường M&A các TNC có thể sáp nhập các công ty của mình với nhau hình thành một công ty khổng lồ họat động trong nhiều lĩnh vực hay các công ty khác nhau cùng họat động trong một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đòan. Thông qua con đường M&A các công ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông. M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc ngành công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó hình thức này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia. Hoạt động M&A phân làm ba loại: M&A theo chiều ngang: xảy ra khi hai công ty họat động trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh muốn hình thành một công ty lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của cùng một lọai mặt hàng mà trước đó hai công ty cùng sản xuất. M&A theo chiều dọc: diễn ra khi hai công ty họat động ở hai lĩnh vực khác nhau nhưng cùng chịu sự chi phối của một công ty mẹ, lọai hình M&A này thường xảy ra ở các công ty xuyên quốc gia. M&A theo hướng đa dạng hóa hay kết hợp: thường xảy ra ở các công ty lớn tiến hành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro và tránh thiệt hại khi một công ty tự thâm nhập thị trường. Phân theo tính chất dòng vốn: Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngòai có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý công ty. Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ họat động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. Phân theo động cơ nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khia thác nguồn lao động có thể tay nghề kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn lọai này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản có thương hiệu ở nước tiếp nhận. Nó còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ ở nước tiếp nhận. Ngòai ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng hiệu quả giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nứơc tiếp nhận như nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế xuất ưu đãi… Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tậm dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để xâm nhập vào các thị trừơng khu vực và tòan cầu. Phân theo loại hình tổ chức đầu tư Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngòai trên thế giới từ trước tới nay. Đó là công cụ để xâm nhập thị trừơng nước ngòai một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua họat động hợp tác. Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hóa. Hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai họat động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là điều kiện chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, mức độ cạnh tranh… Doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai có tư cách pháp nhân là một thực thể pháp lý độc lập họat dộng theo luật pháp nước sở tại. Được thành lập dưới dạng là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nước nhà. Đầu tư theo hợp đồng BOT (Build Opera Transfer), BTO, BT: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): là văn bản ký kết giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật (như cầu đường, sân bay, bến cảng, …tại Việt Nam) trong một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức này, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng và kinh doanh công trình trong một thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi dự án kết thúc, toàn bộ công trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất cứ khoản tiền nào. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO): với hình thức này, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong thời gian nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): với hình thức này, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư. Đầu tư thông qua công ty mẹ và con (Holding company): Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm sóat hoạt động quản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lượt và giám sát hoạt động quản lý của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát họat động kinh doanh của mình một cách độc lập. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài: Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty 100% vốn nước ngoài ở chổ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập, trong khi công ty con thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm công ty con thường giới hạn trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định của một số nước thì không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh mà còn đươc mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài. Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công ty con do không thành lập một pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh không phải tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty thường chỉ thông qua việc đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền của nước nhà. Ngoài ra còn có hình thức công ty hợp danh và công ty cổ phần cũng được dùng trong quá trình đầu tư. Ưu, nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp FDI  Đối với nước xuất khẩu vốn và chủ đầu tư nước ngoài  Đối với nước tiếp nhận đầu tư   Ưu điểm  Giúp gia tăng quy mô GNP cho quốc gia xuất khẩu vốn Do đặc điểm của đầu tư trực tiếp là quyền sở hữu và quyền điều hành, quản lý vốn gắn liền với nhau nên vốn được sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao, giảm những bất đồng, tranh chấp trong điều hành quản lý vốn. Chủ đầu tư nước ngoài có thể đưa cơ sở sản xuất tới gần vùng nguyên nhiên liệu, lao động, khu vực tiêu thụ sản phẩm để khai thác những lợi thế về giá cả yếu tố sản xuất nên có thể giảm được chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận của vốn so với trong nước, dễ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại vì đầu tư trực tiếp tạo ra các đối tượng đầu tư ngay “trong lòng” các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các nhà đầu tư có thể mở công ty con ở các nước khác nhau để thực hiện “chuyển giá” nhằm bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất. Do đầu tư ở nhiều quốc gia có nền kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên giúp chủ đầu tư phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư. Tận dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tăng quy mô GDP và cải thiện cán cân thanh toán. Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế. Góp phần thay đổi và mở rộng cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới Làm tăng lượng cung vốn và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý của nước ngoài. Huy động được nguồn vốn và khai thác chúng ở mức độ tối đa. Bởi vì đầu tư trực tiếp chỉ quy định mức vốn đóng góp tối thiểu. Tạo điều kiện cho quốc gia tiếp nhận đầu tư khai thác tốt nhất những tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động mà mình sở hữu. Thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, giải quyết một phần nạn thất nghiệp cho người lao động nước sở tại. Giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước mà trước đây do thiếu vốn đã không giải quyết được. Tạo điều kiện cho nước sở tại sử dụng hiệu quả phần vốn đóng góp của mình, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế nói chung. Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại thông qua việc kích thích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, góp phần giúp các doanh nghiệp hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh mới.   Nhược điểm  Rủi ro đầu tư cao nếu môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia tiếp nhận đầu tư không ổn định. Khi đó chủ đầu tư có thể dễ bị mất vốn Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.  Xuất phát từ mục đích của đầu tư là lãi suất vốn cao và thời gian thu hồi vốn nhanh nên chủ đuầ tư chỉ tập trung vào các ngành và vùng có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng đạt được mục đích trên. Điều này thường dẫn đến hậu quả là cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ bị mất cân đối, phát triển không đồng đều, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung. Nếu không có kế hoạch thu hút đầu tư FDI phù hợp và khoa học, các dự án có thể bị đầu tư tràn lan, ồ ạt và kém hiệu quả. Nguồn tài nguyên khi ấy bị bóc lột quá mức dẫn đến kiệt quệ, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống người dân một cách nghiêm trọng, làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, dịch bệnh… Nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư không kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiếp nhận công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao dẫn đến khả năng cạnh tranh bị giảm ngay trên sân nhà. Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Khi tiến hành đàm phán hợp tác đầu tư, phía tiếp nhận đầu tư thường là yếu về thế và lực, kinh nghiệm chưa nhiều, nếu hiểu biết không sâu và sơ hở sẽ dễ bị đối tác khai thác, thôn tính hoặc chi phối trong suốt quá trình đầu tư.   Đầu tư gián tiếp (FPI) Khái niệm đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp (Foreign Portfolio Investment – FPI) là hình thức đầu tư mà chủ tư bản thông qua thị trường tài chính mua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ty ở nước ngoài nhằm thu lợi nhuận thông qua cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán. Theo khoản 3, điều 3 Luật đầu tư 2005 quy định Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.Trong hình thức đầu tư này, khác với hình thức đầu tư trực tiếp FDI, chủ sở hữu vốn không tham gia quản lý và điều hành đối tượng đầu tư của họ và cũng không chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đối tượng đó. Hay nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của chủ đầu tư là tách rời nhau. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp Nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh dưới hình thức tiền tệ thông qua thị trường tài chính. Chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối tượng mà họ đầu tư và thu lợi nhuận thô
Luận văn liên quan